Top 9 # Vàng Mã Cúng Ban Thần Tài Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Vàng Mã Cúng An Vị Thần Tài Thổ Địa

Mô tả

Vì sao phải cúng an vị bát hương Thổ Công- Thần linh- Thần Tài- Thổ Địa

Theo phong tục của người Việt Nam thì trước khi vào nhà hay chuyển nhà cần di chuyển bát hương nên để vào nhà mới cần có bài cúng an vị bát hương ở nhà mới để nhập trạch, hay nếu kinh doanh thì cúng an vị bát hương thần tài để có một năm buôn bán thuận lơi.

Lễ vật cúng an vị bát hương gồm những gì

Một con gà trống luộc, tạo dáng thờ cho đẹp

Một đĩa xôi trắng nhỏ

Một chai rượu trắng

Một đĩa hoa quả tròn ( 5 loại quả ) .

Một lọ hoa cúc vàng thường dùng để thắp hương ngày lễ tết

3 lá trầu và 3 quả cau

3 đĩa tiền vàng và 1 Đinh tiền vàng.

Một cầu vàng màu vàng ( 1000 vàng ) và một cầu vàng màu đỏ ( 1000 vàng ) .

Một con ngựa đỏ và vàng cùng kiếm , mũ , áo ,…đầy đủ.

Một mâm cơm theo gia chủ chuẩn bị tự do.

Một bát nước lã sạch

Cùng các đồ để cúng như bát , đũa , ly,…đầy đủ cho một mâm cơm cúng lịch sự và chu đáo

Trước đó cần thiết phải chuẩn bị những đồ không thể thiếu như sau:bát hương và cốt bát hương(Đặt Cốt bát hương gồm: 1 lá giấy ghi hiệu thổ công + vàng (nhẫn giả, giấy tiền vàng, tiền đài, hay thất bảo … tùy điều kiện), hương vàng đầy đủ

Cách chuẩn bị bát hương trước khi cúng an vị

Nước rượu gừng hoặc nước gừng (nước ngũ vị hương, nước vỏ bưởi . . .)

Bộ thất bảo và tờ dị hiệu.

Tro hoặc cát trắng

Bát hương mua về lau bằng nước rượu gừng hoặc nước ngũ vị, … rồi lau lại bằng khăn khô sạch, vừa lau vừa niệm: ÁN LAM XOA HA (7 lần)

Sau khi sái tịnh, đặt cốt bát hương vào và cho tro hoặc cát trắng đầy bát hương.

Những món đồ cần chuẩn bị để cúng an vị bát hương chúng ta có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa chuyên bán đồ cúng, trong sạp ở chợ. Ngoài ra thì chuẩn bị thêm một mâm lễ vật cho bài cúng an vị bát hương tuỳ vào khả năng của chúng ta, quan trọng nhất vẫn là thành tâm. Tuy nhiên cũng đừng chuẩn bị mâm lễ quá sơ sài.

Các bước bốc bát hương an vị thần tài thổ địa:

Bước 1: Người bốc bát hương cần tắm rửa sạch sẽ, dùng rượu trắng để rửa tay trước khi bốc bát hương.

Bước 2: Dùng rượu Ngũ Vị Hương ( 1 gói ngủ vị hương pha với 2 lít rượu, để lắng và lấy phần rượu trong) và khăn mặt mới để lau, hay còn gọi là bao sái bát hương.

Bước 3: Sàng tro để loại bỏ các tạp chất trong tro, trải ra một tơ giấy hoặc khay sạch, cho phần tro này +1 gói ngũ vị hương + một chút gạo vàng Thần Tài rồi trộn đều với nhau.

Bước 4: Viết tờ hiệu (nếu có) – Thông thường người Thầy hoặc Gia Chủ sẽ trực tiếp làm.

Bát hương thần linh : THÀNH HOÀNG BẢN THỔ THẦN LINH THỔ ĐỊA TÔN THẦN

Bát hương gia tiên : HỘI ĐỒNG GIA TIÊN HỌ..

Bát hương Bà Cô Ông Mãnh : HỘI ĐỒNG BÀ CÔ ÔNG MÃNH HỌ..

Gói toàn bộ cốt thất bảo vào trong tờ hiệu.

Bước 5: Trong quá trình bốc, đọc nhẩm Ngũ bộ Thần Chú :

Văn Khấn Hóa Vàng Ban Thần Tài

Bài cúng hóa vàng ngày vía thần tài

Lễ vật cúng vía thần Tài

Tại ban thờ thần tài của cửa hàng bạn (hoặc ban thờ nhà bạn) chuẩn bị các thứ sau:

Nến (màu đỏ)

Hương

Hoa (cúc vàng, hồng vàng, tuỳ hỉ)

Quả (ba loại quả trong đó có trái dừa, 1 số người không cúng chuối sợ chuối tiêu nó tiêu đi chứ không sinh ra. Thực tế không sao cả. Có trái dừa là được.)

Thực (bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, chè)

1 bộ tam sên (tượng trưng cho sự sinh sôi bao gồm 1 miếng thịt luộc. Tôm hoặc cua nhỏ luộc 5 con, Trứng vịt luộc 1 quả)

Thịt heo quay + bánh bao chay (không bắt buộc)

Rượu bia nước ngọt nước lọc.

Nếu kinh doanh cafe, giải khát thì có thêm cốc trà hay cafe càng tốt

Gạo + muối hột cho vào cốc giấy.

1 bát nước sạch ngâm cánh hoa hồng vàng

 Bài cúng hóa vàng ban thần Tài

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mùng 10 tháng Giêng năm Canh Tý

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Chuyên Gia: Nhiều Người Đang Hóa Vàng Mã Ngày Vía Thần Tài Sai Cách

Đốt (hóa) vàng mã được xem là một trong những nghi lễ rất được người Việt xem trọng, đặc biệt vào ngày vía Thần Tài.

Theo quan niệm dân gian, con người tin rằng cũng giống như việc đốt hương sẽ giúp hương khói bay lên và đưa theo những lời cầu nguyện của mình đến với thần linh, các bậc gia tiên thì đồ vàng mã cũng vậy.

Với những người kinh doanh, buôn bán, ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được xem là ngày vô cùng quan trọng.

Cỗ cúng Thần Tài chuẩn và đơn giản nhất thường bao gồm các món như thịt luộc (dân gian thường gọi là thịt mồi), 1 đĩa tôm, trứng đã luộc chín.

Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.

Bàn thờ Thần Tài (đi kèm với Ông Địa) là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ nhất định phải có tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ để thờ. Ngoài ra còn cần hũ gạo, muối, nước; lọ hoa; bát nhang; đĩa bày trái cây và khay 5 chén nước.

Tiếp đó, các gia chủ thường ngày đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7h. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa và trưng thờ nải chuối chín vàng.

Sau khi lễ, việc hóa vàng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước.

Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Cúng hóa vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân,… thỉnh tôn thần nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Theo các nhà sư, nhà văn hóa khuyến cáo rằng, người dân không nên hoặc không đốt quá nhiều vàng mã khi cúng lễ. Đồ vàng mã chỉ nên có một ít tiền, vàng thể hiện lòng thành.

Nếu quá mê tín dị đoan, đốt đủ thứ với suy nghĩ “trần sao âm vậy” là lạm dụng, phô trương, gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ gây cháy nổ làm mất đi ý nghĩa của tập tục này.

Vàng Mã Cúng Tổ Nghề

Mô tả

Bài văn khấn cúng Tổ nghề

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………………………………………..

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………………………………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Giỗ tổ sân khấu năm 2020 ngày mấy?

Hằng năm vào 3 ngày 11, 12, 13 Tháng Tám Âm Lịch, các ca nghệ sĩ cử hành giỗ Tổ, trong đó ngày 11 là cúng chay, ngày 12 cúng mặn và 13 là cúng mời các vong linh của những nghệ sĩ đã khuất trở về cùng kỷ niệm ngày giỗ tổ.

Văn cúng giỗ Tổ nghề May

Thường vào ngày 12 tháng Chạp hằng năm, mọi thợ may trên khắp cả nước lại thành tâm kính tổ chức Giỗ Tổ để ngưỡng vọng công đức Tổ nghề may và các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. Giỗ tổ nghề may ngày càng trở thành thông lệ và là một cách hàng xử văn hóa của bộ phận người lao động đối với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc chúng ta.

Văn cúng giỗ tổ nghề Xây dựng

Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành xây dựng (thợ nề, thợ xây) vào ngày 20 tháng Chạp hằng năm, cách cúng Tổ ngành xây dựng, mâm cúng và lễ vật gồm những gì? Bài cúng tổ ngành xây dựng như nào? Mời các bạn tham khảo qua đường link trên.

Với bài văn khấn tổ nghề, tổ nghiệp bên trên, các bạn có thể áp dụng để cúng tổ nghề mình muốn:

Cúng tổ nghề Rèn

Cúng tổ nghề Mộc

Cúng tổ nghề Đúc Đồng

Cúng tổ nghề Trang điểm

Cúng tổ nghề Khảm trai

Cúng tổ nghề Gốm sứ

Cúng tổ nghề làm bún

Cúng tổ nghề vàng bạc…