Top 7 # Vàng Mã Cúng Giỗ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Tại Sao Lại Đốt Vàng Mã Cúng Giỗ, Vàng Mã Cúng Giỗ Đầu Giá Sỉ, Giá Bán Buôn

Rate this post

Đang xem: Vàng mã cúng giỗ

Giỗ Đầu : 1. Ý nghĩa :Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

Tại Sao Lại Đốt Vàng Mã Cúng Giỗ, Vàng Mã Cúng Giỗ Đầu Giá Sỉ, Giá Bán Buôn 6

2. Chuẩn bị trước ngày cúng giỗ – Họp gia đình, bàn bạc lên thực đơn, phân công công việc- Mời khách, họ hàng, làng xóm.- Đi chợ mua thực phẩm để lên món- Mượn trước bát đũa, xong nồi (nếu không đủ)- Dựng sẵn rạp, sắp xếp bàn ghế (nếu làm phạm vi rộng).- Cuối cùng, tính toán số tiền góp giỗ trên cơ sở tùy tâm, không chia đều.

Tại Sao Lại Đốt Vàng Mã Cúng Giỗ, Vàng Mã Cúng Giỗ Đầu Giá Sỉ, Giá Bán Buôn 7

3. Sắm lễ :– Mâm lễ mặnởmiền Bắc, mâm giỗ thường có những món quen thuộc đó là xôi, giò, gà luộc, canh, cơm, nem rán…- Mâm lễ mặnởmiền Trung thì thường cầu kỳ hơn, trên mâm cúng giỗ gồm có: Thịt gà, thịt vịt, các món cá hoặc tôm nem chả, canh bún.- Mâm lễ mặnở miền Namthường các gia đình sẽ lên thực đơn đầy đủ bốn món: Hầm, Thịt luộc, Xào, Kho (món kho thịt heo, thịt ba chỉ, xào với rau cải đồ lòng….)Mỗi vùng miền đều có những phong tục riêng, nhưng điều cần lưu ý đó là những món cúng phải là những món ăn quen thuộc, dễ ăn, phù hợp với văn hóa vùng miền, bày trí sạch sẽ, gọn gàng để bảo đảm sự tôn nghiêm trong tâm linh.

-Hoa, quả, hương, phẩm oản-Đồ hàng mã tiền, vàng, mã làm bằng giấy- Vật dụng hàng mãnhư quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân.Hình nhân ở đây không có nghĩa là thế mạng cho người thật (người còn sống) mà là do nhân dân tin rằng, với phép thuật của thầy phù thủy thì hình nhân này sẽ hóa thành một người thật, xuống dưới Âm giới để hầu hạ vong linh người mất. Gia chủ sẽ đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng. Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt. Những đồ vàng mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là mã biếu, vì khi những đồ lễ này được gửi từ cõi Dương gian xuống dưới cõi Âm ty thì người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà phải đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu.Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Khách đến ăn giỗ ăn mặc trang nghiêm, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang năm trước. Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt hung táng.

Tại Sao Lại Đốt Vàng Mã Cúng Giỗ, Vàng Mã Cúng Giỗ Đầu Giá Sỉ, Giá Bán Buôn 8

4. Văn khấn:4.1. Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước khi Giỗ Đầu – Con Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật : 3 lần- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.- Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm ……………………………………………………..Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………… Ngụ tại:………………………………………………………Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của……………………………. Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.- Con Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật : 3 lần

Tại Sao Lại Đốt Vàng Mã Cúng Giỗ, Vàng Mã Cúng Giỗ Đầu Giá Sỉ, Giá Bán Buôn 9

4.2. Văn khấn ngày Giỗ Đầu– Con Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật : 3 lần- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ………………………………Tín chủ (chúng) con là:………………………… Ngụ tại:…………………………………. Hôm nay là ngày …………… tháng ………..….. năm ……………………… Chính ngày Giỗ Đầu của……………………………… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.Thành khẩn kính mời……………………………………… Mất ngày…………. Tháng………………năm……………………… Mộ phần táng tại:…………………………………………………….. Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.- Con Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật : 3 lần

Tại Sao Lại Đốt Vàng Mã Cúng Giỗ, Vàng Mã Cúng Giỗ Đầu Giá Sỉ, Giá Bán Buôn 10

Vàng Mã Cúng Tổ Nghề

Mô tả

Bài văn khấn cúng Tổ nghề

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………………………………………..

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………………………………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Giỗ tổ sân khấu năm 2020 ngày mấy?

Hằng năm vào 3 ngày 11, 12, 13 Tháng Tám Âm Lịch, các ca nghệ sĩ cử hành giỗ Tổ, trong đó ngày 11 là cúng chay, ngày 12 cúng mặn và 13 là cúng mời các vong linh của những nghệ sĩ đã khuất trở về cùng kỷ niệm ngày giỗ tổ.

Văn cúng giỗ Tổ nghề May

Thường vào ngày 12 tháng Chạp hằng năm, mọi thợ may trên khắp cả nước lại thành tâm kính tổ chức Giỗ Tổ để ngưỡng vọng công đức Tổ nghề may và các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. Giỗ tổ nghề may ngày càng trở thành thông lệ và là một cách hàng xử văn hóa của bộ phận người lao động đối với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc chúng ta.

Văn cúng giỗ tổ nghề Xây dựng

Văn khấn cúng giỗ Tổ ngành xây dựng (thợ nề, thợ xây) vào ngày 20 tháng Chạp hằng năm, cách cúng Tổ ngành xây dựng, mâm cúng và lễ vật gồm những gì? Bài cúng tổ ngành xây dựng như nào? Mời các bạn tham khảo qua đường link trên.

Với bài văn khấn tổ nghề, tổ nghiệp bên trên, các bạn có thể áp dụng để cúng tổ nghề mình muốn:

Cúng tổ nghề Rèn

Cúng tổ nghề Mộc

Cúng tổ nghề Đúc Đồng

Cúng tổ nghề Trang điểm

Cúng tổ nghề Khảm trai

Cúng tổ nghề Gốm sứ

Cúng tổ nghề làm bún

Cúng tổ nghề vàng bạc…

Vàng Mã Cúng Rằm Tháng Giêng

Sắm lễ cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất

Vàng mã cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?

Tìm hiểu về ngày rằm tháng Giêng

Khi về tới Việt Nam được rất nhiều người đón nhận nên có thể tồn tại và lưu truyền đến ngày nay. Có câu ” Cúng Phật cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Phần nào đã nói lên tầm quan trọng của ngày này đối với đời sống văn hóa tâm linh Việt Nam. Bởi vậy nên vào ngày ngày hằng năm mọi gia đình đều chuẩn bị những món đồ mã cúng rằm tháng Giêng đặc biệt cẩn thận cùng mâm cỗ cúng tươm tất.

Nhưng không đồng nghĩa “Tốt lễ dễ xin” cũng như việc cúng nhiều hoa quả đồ mã hay các sản phẩm tiền địa phủ sẽ đem lại nhiều tài lộc và may mắn. Tuy nhiên sẽ có những thứ bắt buộc phải có trong mâm cúng ngày rằm tháng Giêng

Lễ vật cúng Rằm Tháng Giêng

Mâm lễ cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng

Những thức ăn sử dụng để cúng Phật bắt buộc phải là đồ chay, đặc biệt sạch sẽ. Có thể không cần nhiều nhưng phải thật chỉn chu và thanh đạm. Mỗi món được đặt trong các bát vừa hoặc nhỏ.

Những món ăn cúng Phật có thể là: Hoa quả, xôi chè, các món ăn làm từ đậu, các món xào, bánh trôi. Đặc biệt chú ý không nên sử dụng hạt tiêu vào thức ăn.

Có khá nhiều người băn khoăn Vàng mã cúng rằm tháng Giêng có cúng Phật hay không? Câu trả lời là KHÔNG. Các sản phẩm vàng mã tiền cõi âm chỉ được sử dụng để đặt cúng trên mâm đồ cúng gia tiên

Mâm lễ cúng gia tiên chuẩn trong ngày rằm tháng Giêng thường có 10 món trong đó có 4 bát và 6 dĩa.

Mâm đồ cúng gia tiên ở mỗi gia đình sẽ có những cách bày biện khác nhau

4 bát: Bát canh bóng, canh miến, canh mọc , hoặc bát canh ninh măng. Các gia đình không nên quá cầu kỳ đặt trong bát cỡ đại. Chỉ cần để trong những bát nhỏ và vừa đặt trên mâm là được.

6 đĩa: Bánh chưng hoặc xôi, thịt gà hoặc thịt lợn luộc, giò chả dưa muối, gia vị chấm.

Đối với những gia đình không cúng bánh chưng có thể sử dụng xôi chè thay thế.

Đặc biệt cần phải có một số loại tiền âm phủ, vàng mã thông dụng đặt cùng trên mâm cúng, số lượng không cần quá nhiều. Cũng như một số đồ cúng khác như: Trầu cau, hoa, quả, thuốc lá, rượu, nến, nhang…

Việc cúng rằm tháng giêng đặc biệt quan trọng nên các gia đình cần làm lễ đúng vào chính Ngọ (12h trưa). Nhiều người tin rằng đây là thời gian Phật hiển linh nên mọi điều ước của người cúng sẽ thành hiện thực

Đốt Vàng Mã Và Những Nguyên Tắc Bắt Buộc Khi Đốt Vàng Mã

BTV

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã. Người Việt Nam từ xưa tới nay đã coi nghi thức đốt vàng mã như một việc không thể thiếu mỗi khi lễ tết, rằm, mùng 1, giỗ…

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã

Đốt nhiều vàng mã trong Lễ vu lan và Xá tội vong nhân hay các ngày lễ tết, ngày rằm đã trở thành tập tục truyền đời của người Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu Phật học, các tôn túc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì trong giáo lý Phật giáo không có quy định đốt vàng mã.

Các tôn túc cho rằng, “Âm – dương là hai thế giới hoàn toàn khác nhau không thể cảm ứng được… Người phàm trần chỉ cần ăn chay, niệm Phật để tưởng nhớ”…

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã: Đốt vàng mã có từ bao giờ

Tập tục đốt vàng mã đã có từ rất lâu đời. Chuyện xưa kể rằng, đốt vàng mã là một tục lệ dân gian, xuất phát từ thời nhà Hán (Trung Quốc). Do nhà vua muốn thực hành lời dạy của Đức Khổng Tử: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là thờ người chết như thờ người sống, thờ người mất như thờ người còn. Vậy nên khi nhà vua băng hà, chúng thần và hậu cung đã phải bỏ tiền bạc thật vào trong áo quan để vua tiêu dùng.

Sau đó quan bắt chước vua, dân bắt chước quan. Ai cũng chôn tiền thật theo người chết thành một tục lệ. Bọn trộm cướp biết vậy nên đào trộm mồ những người giầu có, như mộ vua Hán Văn Đế bị trộm khai quật lấy hết vàng bạc châu báu.

Từ đó về sau từ quan đến dân thấy việc chôn tiền bạc thật quá tốn kém nên mới nảy sinh ra dùng giấy cắt ra làm tiền giả, vàng giả để thay thế. Chuyện đốt tiền giấy (vàng mã) ra đời từ đó và trở thành tập tục. Kể từ đó tập tục này được du nhập vào Việt Nam theo những người Trung Hoa.

TS Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, cho rằng: “Việc đốt vàng mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng: Vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được. Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy.

Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”.

Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt. Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt.

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã: Ý nghĩa của việc đốt vàng mã

“Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch”.

Theo các nhà khảo cổ cho biết khi tìm lại các tư liệu thì đúng ra việc đốt vàng mã có từ trước thời Nam Bắc triều, vào thời Ngụy Tấn (220-420 SCN). Họ có tìm thấy tiền âm dương tại di chỉ các nước Phật giáo như Vương quốc Cao Xương (Qara-hoja) tại Tây Vực (Vương quốc này bị nhà Đường hủy diệt vào năm 640 SCN).

Các tài liệu ghi chép lại như trong “Thanh Dị lục” của Đào Cấu người đời Tống thì từ thời kỳ Ngũ Đại (907 – 960), tiền giấy vàng mã đã khá thịnh hành, và bắt đầu phân biệt tiền màu vàng là thay thỏi vàng, tiền màu trắng dùng chung cho cõi âm gian.

Quan niệm từ thời đó cho rằng, có thể dùng lửa để chuyển đồ cúng cho thần linh, hay chư Phật. Trong Đạo Bà la môn, lửa có tác dùng truyền tải vật cúng dường; trong Phật giáo Mật tông, lửa kết hợp với mạn đà la cũng được coi là có “thần lực” “diệu kỳ”.

Ngày nay, lễ Hỏa tịnh được dùng với mục đích cao đẹp hơn, như “tiêu trừ ác nghiệp và chướng ngại trên con đường tu tập hành trì”, hoặc “tống khứ ma lực”,… nhưng chất liệu cúng dường thì đa dạng, bao gồm nhiều loại đồ cúng ăn được, chứ không chỉ thuần túy là tiền giấy.

Tôn giáo tín ngưỡng, và các quan niệm dần dần được thay đổi, tiền giấy ban đầu không dùng để đốt, mà chủ yếu chôn cùng, treo xung quanh, hoặc rải quanh mộ, nhưng khi đốt tạo ra khói, có cảm giác huyền hoặc hơn, nên rất nhanh sau đó đốt tiền vàng mã được sử dụng phổ biến, từ nghi lễ của vua quan, đến người dân thường.

Từ thời Ngụy Tấn, do ảnh hưởng của Phật giáo và các phong tục tập quán của người Ấn Độ truyền tới, các quan niệm “Tứ Đại đều không”, không ham tài sản, sau khi chết cần hỏa thiêu để linh hồn sang thế giới cực lạc,… được phổ cập, quan niệm truyền thống của Trung Hoa là chôn tài sản theo người chết, đã nhuốm sắc màu Phật giáo, chuyển sang “hỏa thiêu” tài sản mang theo, để đưa đồ vật từ “thế giới thực” sang “cõi âm”, “niết bàn”, cũng dần dần được mọi người tiếp nhận và làm theo, bao gồm cả việc đốt tiền giấy.

Đến thời Đường – Tống, đồ tuẫn táng hay tùy táng (chôn theo) bằng gốm sứ hay kim loại ít dần, mà tang lễ người ta thay bằng ngựa giấy, bát giấy, người giấy, gia súc giấy,… vừa đáp ứng nhu cầu tuẫn táng cho người thân, vừa thông qua hỏa thiêu “thần thánh” để chuyển hóa được sang cho cõi âm sử dụng.

Tiền giấy khai quật cho đến nay sớm nhất từ khu mộ cổ tại Turfan (Tân Cương, Trung Quốc), trong mộ có túi tiền giấy màu vàng, hình tròn có lỗ vuông, một số tờ tiền còn in chữ “卍” kiểu Ấn độ, với nghĩa cát tường như ý, đây chính là loại tiền âm dương đã nói ở trên.

Việc đốt vàng mã đã thành tập tục lâu đời. Có thể thấy, đốt tiền vàng mã có khởi nguồn từ quan niệm luân hồi của Phật giáo. Mọi người tin rằng, sau khi mất đi linh hồn vẫn tồn tại, để người âm bớt tội, bớt khổ nên mọi người thành tâm đốt tiền giấy để họ có thể sống tốt hơn.

Tất nhiên đốt tiền giấy linh hồn hay người âm không thể nhận được, nhưng người dân vẫn mong thông qua phương thức này để giải tỏa tâm lý cho bản thân, cũng như để báo hiếu công dưỡng dục, cũng là để mình yên tâm hơn.

Đúng ra là từ mùng 2, theo phong tục cũ là ngày đón Tài thần, lúc này dán ảnh Thần tài trong gia đình (lưu ý không dán lên bàn thờ), rồi làm lễ, và hóa vàng để đón thần Tài. Nhiều người nghĩ là lễ tiễn gia tiên sau khi về ăn Tết cũng không đúng.

Một số trang web xuyên tạc ra mùng 10 là ngày vía thần Tài để bán vàng trang sức đầu năm cũng không đúng (không có tài liệu nào ghi chép, cũng như hoạt động tế lễ trong thực tế. Cụ thể vía thần tài vào 22 tháng 7, còn ngày đón thần tài là mùng 2 tháng giêng).

Đốt vàng mã cho người đã chết, không bằng hiếu thuận khi cha mẹ còn sống.

Không hiếu thuận với cha mẹ lúc sinh thời, đợi chết đi mới khóc thương ma quỷ. Hiếu thuận với cha mẹ lúc còn sống mới có giá trị.

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã: Tại sao đốt vàng mã phải thành tâm

Nói về câu chuyện nhà nhà mua vàng mã, người người đốt vàng mã cho người chết, các bậc cao tăng Phật giáo mà đại diện là Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: ” Trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này.

Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh “.

Còn Thượng toạ Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc (Hà Nội) cũng khẳng định với rằng, kinh Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá cố. Bản thân trụ trì cũng thường xuyên nhắc nhở Phật tử nên hạn chế đốt vàng mã. Theo ông thì nên dùng tiền mua vàng mã đốt để làm việc thiện cho đời sẽ tốt hơn rất nhiều.

Đại đức Thích Thiện Hạnh, trụ trì chùa Vinh Phúc (thôn Quang Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) cũng cho rằng, việc đốt vàng mã là mê tín dị đoan và sai hoàn toàn. Đại đức Thích Thiện Hạnh giải thích: Chúng ta vẫn có câu: Dương sao âm vậy. Nhưng vàng mã của chúng ta về dưới đó có tiêu được không? Quần áo chúng ta đốt về có vừa với kích cỡ của ông bà chúng ta nữa không? Xe cộ, đồ dùng… có được gửi đúng địa chỉ không?

Thành thực trả lời những câu hỏi đó cũng đủ thấy đốt vàng mã là mê tín dị đoan, không hề phù hợp hay có cơ sở. Nếu cha mẹ cõi âm chỉ mong chờ ngày này để được miếng cơm, manh áo, căn nhà… thì những tháng ngày còn lại, tổ tiên ông bà, cha mẹ ăn, mặc, ngủ, nghỉ ở đâu?

Chúng ta vẫn thường nói ” Dương thịnh âm siêu“. Người dương biết làm phúc, để người âm siêu thoát. Tôi nghĩ, chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi ” Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ “. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích”.

Cổ tục đốt vàng mã đã có từ lâu đời, ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam nên rất khó từ bỏ trong một sớm một chiều. Thậm chí, nhiều người coi đó là một trong những nét văn hoá của phong tục thờ cúng gia tiên. Nhưng sau khi biết rõ tích của việc đốt vàng mã, người dân liệu có nên gây ra những lãng phí như các cao tăng nói?

Đốt vàng mã và những nguyên tắc bắt buộc khi đốt vàng mã: Hóa vàng mã thế nào cho đúng cách

Ở nhiều nơi, việc đốt vàng mã đang bị người ta thực hiện một cách thái quá vì cho rằng, dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ. Thực chất, đây chỉ là sự “phô trương” với người trần, hơn thế nữa là để thỏa mãn thói thường “con gà tức nhau tiếng gáy”, dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết, điều này đáng phê phán.

Đồ mã ngày xưa đều làm nhỏ nhỏ xinh xinh, mỗi lễ gồm những loại tiền gì, bao nhiêu đều quy định rất cụ thể, chứ không phải cứ như bây giờ sính lễ hoành tráng, phải to như thật là không đúng, là tốn kém lãng phí.

Khi khách đến mua, đồ lễ đã được sắp sẵn theo đúng phong tục. Bộ đồ lễ cúng ông công ông táo gồm 3 chiếc mũ nhỏ, 3 đinh tiền, 3 thếp tiền vàng; hay lễ cúng giao thừa gồm 2 mũ áo cho quan hành khiển của năm cũ và năm mới và 2 lễ tiền; hoặc như lễ giải sao cũng chỉ vài nghìn.

Mỗi khi một người thân bốc mộ, chuyển về nhà mới thì mới hóa nhà cho họ. Nhà cũng nho nhỏ tượng trưng thôi, chứ không phải làm to như thật. Thêm vào đó, chỉ cần dâng cúng tiền vàng, tiền vàng đó có thể trao đổi và mua được các vật dụng cần thiết trong thế giới bên kia, chứ không phải hóa tủ lạnh, tivi, xe máy, ô tô như người ta vẫn làm. Hình thức hóa vàng giờ đây đã bị biến tướng so với cổ tục từ xa xưa đời đời đã truyền lại.

Chùa Tiêu (Từ Sơn, Bắc Ninh) là một ngôi cổ tự nổi tiếng với những câu chuyện li kì về pho tượng táng gần 300 tuổi và quy định “hiếm thấy” như không đặt hòm công đức, không đốt vàng mã.

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn số 31 đề nghị các phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.