Top 6 # Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì?

Cách chọn vàng mã cúng rằm tháng Bảy

Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì là câu hỏi được nhiều quý Phật tử băn khoăn nhiều nhất mỗi dịp Vu Lan về. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách chọn vàng mã cúng rằm tháng Bảy để các bạn chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Bảy thành kính và trang trọng hơn.

Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì

1. Tìm hiểu về lễ Vu Lan

Hãy khoan nói về đồ cúng trong ngày đặc biệt này mà chúng ta hãy tìm hiểu một chút về nguồn gốc tích Vu Lan. Ngày lễ Vu Lan hay Vu Lan Báo Hiếu đã là một trong những sự tích nổi tiếng bậc nhất của dân tộc ta nói về sự hiếu thảo. Xuất phát từ sự tích Ngài Mục Kiền Liên xả thân mình để cứu mẹ đẻ. Chuyện kể rằng Ngài Mục Kiền Liên sau khi chứng quả A la hán vì quá nhớ mẹ nên đã dùng huệ nhãn để nhìn mẹ dưới địa phủ để nhìn mẹ. Ngài thấy mẹ mình bị đọa làm ngạ quỷ (quỷ đói) ở địa ngục A Tì. Vì thương mẹ không ăn được cũng không uống được nên ngài đã dùng phép thuật đến gặp và dâng cơm cho mẹ. Trớ trêu thay bát cơm vừa đến miệng bà đã hóa thành lửa đỏ khiến bà không tài nào ăn được.

Không biết làm cách nào giúp mẹ Mục Kiền Liên đến gặp Đức Phật thuật lại chuyện và nhờ Đức Phật chỉ cách cứu mẹ thoát khỏi bể khổ. Vì nghiệp báo của tiền kiếp mà mẹ ông mới đọa làm ngạ quỷ.

Một mình Mục Kiền Liên muốn cứu thì thực sự là không đủ cho dù lòng hiếu thảo của ông lay động đất trời. Chỉ có cách nhờ công đức của tăng chúng thập phương đồng tâm cầu xin mới cứu được. Phật lại dạy đúng vào ngày rằm tháng 7 lập trai đàn để cầu nguyện. Mục Kiền Liên làm theo và nhờ lòng hiếu thảo của mình mẹ Ngài đã thoát khỏi kiếp ngạ quỷ sanh về cảnh giới an lành.

Tích Vu Lan bởi vậy không chỉ là ngày tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, các đấng sinh thành, cúng cho các vong hồn vất vưởng, cô độc. Mà còn nhắc con người hãy biết trân trọng quan tâm những người bên cạnh mình: gia đình, bạn bè, người thân.

2. Các loại vàng mã cúng rằm tháng bảy

Lễ vật, vàng mã cúng thần linh và gia tiên rằm tháng 7

Mâm cỗ cúng thần linh bao gồm: Theo văn hóa dân ta, khi cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), lễ đầy đủ phải có thêm rượu, hoa quả và lọ hoa.

Mâm cúng gia tiên nên là một mâm cơm, các món ăn có thể là chay hoặc mặn tùy vào hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của gia chủ.

Trong mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn gồm có: Gà luộc, xôi gấc, món xào và canh, giấy tiền vàng mã, tiền âm phủ và một số vật dụng làm bằng giấy giống với thực tế để đốt cho người âm: như quần áo, nhà cửa, xe, cộ…Đặc biệt nên đốt nhiều tiền âm phủ một chút để người Âm có thể mua những món đồ mã họ thấy cần và cũng để họ có một cuộc sống đầy đủ thoải mái như người trần.

3. Lễ vật, vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7

Lễ cúng chúng sinh nên trước cửa chính ngôi nhà hoặc cúng ngoài trời.

Mâm cỗ cúng chúng sinh bao gồm:

Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ

Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)

Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)

Bỏng ngô, ngô luộc, sắn luộc, khoai lang luộc

Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)

Lưu ý: Nên cúng các đồ chay không có máu của chúng sanh, không cúng xôi, gà. Khi bày tiền vàng trên mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.

4. Cách đốt vàng mã khi cũng rằm tháng 7

Về cách đốt vàng mã rằm tháng 7, “khi đốt nên chậm rãi, từ tốn, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không được đốt nhanh một lần bằng việc gom tất cả cho vào lửa và bỏ đấy. Hành động này là hấp tấp, không thành tâm.

Vật dụng đốt cho ai nên ghi rõ họ tên, không dùng từ “chết” mà nên dùng từ “đại nạn” vào năm nào. Khi đốt, gia chủ cũng không được dùng “cây khấn” vào tiền đang đốt sẽ làm nát hết phần tro. Đặc biệt, gia chủ càng không nên dùng nước dội thẳng vào để dập lửa khi lửa chưa tàn hết”.

5. Giờ cúng và hóa vàng rằm tháng 7

Về giờ cúng và thực hiện đốt vàng mã, “các gia đình nên cúng trước 11h30 trưa 15 tháng Bảy. Tốt nhất nên chọn giờ cúng hợp với tuổi gia chủ bằng việc dụng thẻ để cúng vào các giờ Hỏa phong đỉnh. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện tại, các gia đình đều bận rộn công việc nên có tâm lý tiện giờ nào cúng giờ đó miễn là đừng để qua 11h30 tối 15 Âm lịch. Không nên cúng rằm tháng 7 qua ngày khác nghĩa là từ đêm hôm trước sang canh của ngày hôm sau”.

Cúng hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

6. Một số lưu ý khi làm lễ cúng Rằm tháng 7

– Nên cúng vào ban ngày

Vào ngày Rằm tháng 7, những gia đình có điều kiện thường chuẩn bị hai mâm cỗ cúng:

Một mâm cỗ mặn để cúng tổ tiên tại bàn thờ và một mâm cỗ chay để cúng chúng sinh – gọi là cúng cô hồn đặt ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè.

Quan niệm dân gian cho rằng, lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào xẩm tối vì lúc này mặt trời đã lặn, cửa âm phủ đã đóng.

Không nên cúng cô hồn bằng món mặn

Lễ Xá tội vong nhân (cúng cô hồn) thường là các món chay. Dân gian quan niệm không cúng cô hồn món mặn vì sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si… Đặc biệt, khi cúng phải đặt lễ cúng trước cửa nhà.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Cường (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam), mâm cúng cô hồn gồm có các lễ vật: Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc, các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu, đĩa gạo trộn lẫn với muối (đĩa này sẽ được rắc ra vỉa hè phía xa nhà), ngô, khoai lang luộc để cúng cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.

Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.

Ở một số nơi, người ta cho phép trẻ con cướp cỗ cô hồn (giật cô hồn) khi việc cúng đã xong. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng cướp cỗ có thể là bất kỳ ai.

Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì?

Vàng mã cúng cô hồn rằm tháng 7 gồm những gì? Yếu tố không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn rằm tháng 7. Tìm hiểu xem những loại vàng mã nào đặt trên mâm

Tháng cô hồn tháng của những âm hồn được cho về trần gian. Tháng này các gia chủ cần chú ý đến việc đi lại, việc làm ăn của mình. Thường thì người ta cúng cô hồn vào trước ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Các vật lễ cần chuẩn bị chu đáo, đủ, đúng theo phong tục, nghi thức.

Cúng cô hồn rằm tháng 7

1. Vàng mã cúng cô hồn rằm tháng 7 gồm những gì?

Trên mâm cúng cô hồn tháng 7 thì cần có các loại vàng mã:

-20 đến 50 bộ quần áo chúng sinh

-15 lễ tiền vàng trở lên

-Mâm ngũ quả và tiền chúng sinh

-Ngô hoặc khoai sắn luộc, bắp rang

-Bánh kẹo

-Các mệnh giá tiền mặt

-Khi bày tiền vàng trên mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.

Thường thì sau khi thắp hương đọc văn khấn xong thì cần phải đốt vàng mã. Đây là bước không thể không làm. Gia chủ cần lưu ý bước này.

2. Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho chuẩn?

Tùy theo từng lễ cúng mà việc thực hiện lễ nghi cũng sẽ khác nhau. Gia chủ cần phải lưu ý để thực hiện sao cho đúng và chính xác.

Cúng Phật

Vị trí đặt lễ: lễ cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất để tránh tội bất kính, dẫn đến những điều không may.

Khi cúng rằm tháng 7, gia chủ có thể chọn mua hoa huệ, hoa sen, hoa ngâu hoặc hoa mẫu đơn để đặt lên bàn thờ Phật. Tuyệt đối không được dùng những loại hoa dại, hoa tạp để cúng vào ngày cô hồn.

Để cúng Phật, bạn có thể chuẩn bị sẵn một mâm cơm cúng rằm tháng 7 - dùng đồ chay.

Cúng thần linh và gia tiên

Vị trí đặt lễ: Lễ cúng thần linh phải được đặt ở dưới lễ Phật và trên lễ cúng tổ tiên.

Theo phong tục của ông bà ta từ xưa đến nay, mâm cỗ cúng thần linh thường có xôi và một con gà nguyên con. Gia chủ cũng nên chuẩn bị thêm bình hoa, trái cây và rượu cho mâm lễ thêm đầy đủ, chu đáo.

Lễ cúng tổ tiên nên có một mâm cơm, có thể là mặn hay chay tùy ý của gia chủ. Với mâm mặn thì nên chuẩn bị đầy đủ các món như: xôi gấc, gà luộc, canh, những món xào,… Đồng thời, gia chủ nên đặt lên trên mâm tiền vàng mã, những vật dụng làm bằng giấy giống như đồ thật cho người cõi âm, chẳng hạn như: quần áo, giày dép, ngựa, xe, các vật trang sức,…

Cúng cô hồn, vong linh

Vị trí đặt lễ: Nghi lễ cúng cô hồn nên được thực hiện ở ngoài trời, hoặc trước cửa chính của nhà.

Mâm lễ cúng cô hồn sẽ bao gồm những vật dụng như: tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo làm từ giấy với số lượng nhiều (từ 20 đến 40 bộ), hoa, mâm ngũ quả,… Như đã nói ở trên, gia chủ tuyệt đối không được cúng đồ mặn cho những vong linh. Thay vào đó thì nên chuẩn bị khoai lang luộc, ngô luộc, bỏng ngô, sắn luộc, kẹo bánh,… Nếu cúng cháo trắng thì nên đặt thêm mâm gạo muối và 5 cái bát, 5 đôi đũa,…

Cúng rằm tháng 7

3. Hướng dẫn đốt vàng mã khi cúng rằm tháng 7

Khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, gia chủ nên lưu ý phải đốt thật từ tốn, chậm rãi, vừa đốt vừa kêu tên của người đã khuất. Tuyệt đối không được gom tất cả vào lửa để đốt nhanh một lần cho xong. Điều này được cho là hấp tấp, không thành tâm, mạo phạm đến thần linh và ông bà tổ tiên.

Trên vật dụng đốt nên được ghi rõ họ tên của người đã khuất. Lưu ý không được dùng từ “chết” mà thay vào đó là từ “đại nạn” vào năm nào. Lúc đốt, bạn cũng không nên dùng cây nhấn vào tiền đang đốt, điều này sẽ làm cho phần tro bị nát hết. Đặc biệt, gia chủ cũng tránh việc dùng nước dội thẳng vào lửa khi lửa chưa tàn hết. Những hành động này có thể mang đến những điềm không may, thần linh, ông bà tổ tiên không thể chứng giám, phù hộ.

4. Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?

Theo quan niệm tâm linh, từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch là những ngày mở cửa địa ngục, ân xá cho những vong linh. Vào những ngày này, các cô hồn sẽ được tự do trở về dương thế, vất vưởng khắp mọi nơi trên dương gian. Do đó, để những vong linh không nhà không cửa được bình an, ma quỷ không quấy phá thì gia chủ nên sắm cỗ để thực hiện nghi lễ cúng thành tâm và chu đáo nhất.

Ngày rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Do đó, nếu thực hiện lễ cúng Phật, thần linh, ông bà tổ tiên vào đúng ngày này sẽ không tốt. Những linh hồn lang thang, vất vưởng sẽ có thể đến quậy phá, khiến cho tổ tiên, ông bà tổ tiên không nhận được những lễ vật cúng tế. Vì vậy, tốt nhất, gia chủ nên tiến hành lễ cúng trước ngày rằm tháng 7 một vài ngày, từ ngày Mười Một (11) đến ngày Mười Tư (14) tháng 7 Âm lịch là tốt nhất.

5. Giờ cúng và hóa vàng rằm tháng 7

Gia chủ nên thực hiện việc đốt vàng mã trước giờ Ngọ (11 giờ 30 phút trưa). Tốt nhất nên lựa chọn giờ cúng phù hợp với tuổi của gia chủ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có thể các gia đình rất bận rộn và không thể nào thực hiện được đúng giờ linh. Vì vậy, bạn có thể cúng giờ nào cũng được, nhưng tuyệt đối không được để qua 11 giờ 30 phút đêm 15 tháng 7 âm lịch. Không được cúng rằm tháng 7 vào ngày khác nghĩa là từ đêm hôm trước sang canh của ngày hôm sau.

Việc đốt vàng mã nên được thực hiện ở một góc sân hoặc nơi nào đó thật sạch sẽ. Khi gần hết 1 tuần hương, gia chủ mới nên thực hiện hóa tiền vàng. Thủ tục đốt vàng mã cũng nên được thực hiện theo thứ tự, cụ thể là thần linh trước và ông bà tổ tiên sau. Trước khi hạ lễ đều phải khấn và vái ba vái: “Con xin hóa tiền vàng, kim ngân,… cầu mong vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh về lại nơi âm giới.

Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7

Những lý giải đầy đủ về ngày rằm tháng 7

Tín ngưỡng dân gian lâu nay truyền lại rằng, ngày xá tội vong nhân vất vưởng cũng chính là ngày rằm tháng 7.

Ngày đặc biệt ấy, cửa ngục được mở ra, mọi tù nhân ở chốn Địa ngục đều có cơ hội được nhận một đặc ân.

Đó là được ân xá, giải thoát khỏi nơi tăm tối, tù tội.

Chúng ta sẽ làm lễ cúng cô hồn vào ngày này, với mục đích cầu cho những linh hồn còn vất vưởng, không chốn nương thân.

Sẽ sớm được đầu thai, siêu thoát không còn vất vưởng chốn hồng trần.

Khi đó các linh hồn sẽ được tái sinh và trở về nơi cảnh giới an lành.

– Rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan hay còn được hiểu là lễ báo hiếu.

Đây là ngày lễ của Phật giáo bắt nguồn từ sự tích về Bồ Tát Mục Kiền Liên đã quên mình vì người mẹ mang nặng đẻ đau chính bản thân mình.

Sự tích kể rằng, sau khi người chứng quả A La Hán vì quá thương nhớ mẹ mà đã sử dụng huệ nhãn để có thể tìm mẹ dưới chốn địa ngục trần gian.

Thương xót mẹ bị đọa làm quỷ đói.

Không nuốt trôi được bất cứ món ăn nào.

Nên ngài đã sử dụng phật pháp của mình để xuất hiện và dâng cơm trước mặt mẹ.

Thật không may, chén cơm vừa đến miệng mẹ thì liền hóa thành lửa đỏ rực khiến bà ăn không được nuốt không xong.

Bản thân bất lực, ngài tìm cách nhờ đến Đức Phật nhờ người soi đường chỉ lối.

Nghiệp tiền kiếp của người mẹ đã quá nặng cho nên dù Mục Kiều Liên có hiếu thảo lay động đất trời cũng không thể xoay chuyển càn khôn.

Tuy nhiên, nếu tăng chúng thập phương đồng tâm cứu giúp thì có thể qua khỏi kiếp nạn này.

Phật chỉ bảo phải lập trai đàn đúng ngày rằm tháng 7 để cầu nguyện và cứ như thế mẹ ngài thoát được kiếp quỷ đói và về với cảnh giới an lành.

Từ đó, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày chúng sanh tứ phương tưởng nhớ các bậc tiền nhân, đấng sinh thành nuôi dưỡng, cầu bình an tới người thân gia đình.

Tục đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 vì vậy mà trở thành một tục lệ truyền thống.

– Theo ghi chép về văn hóa Trung Hoa, rằm tháng 7 chính là ngày Tết Trung Nguyên.

Ngày này còn nhiều tên gọi khác nhau như ngày Ma hoặc tháng Ma.

Cùng với lễ Thanh Minh vào mùa xuân và lễ Trùng Cửu vào mùa thu con cháu tại dương thế sẽ bày tỏ lòng thành kính của bản thân.

Đối với tổ tiên, những người thân đã khuất hoặc còn có thể cầu nguyện cho những linh hồn vẫn phải vất vưởng sớm có thể đến nơi cực lạc.

Khi đó, thiên đàng, địa ngục và trần gian là nơi giao thoa nhau.

Tất cả các tín đồ Phật giáo và Đạo giáo có nghĩa vụ thực hiện các nghi lễ siêu thoát cho những vong linh oan ức, khổ cực.

Liệt kê các loại vàng mã cúng rằm tháng 7

Vàng mã cúng rằm tháng 7 cho thần linh và gia tiên

Trước hết, mâm cỗ cúng thần linh theo văn hóa của người Việt chúng ta thường đặt gà trống nguyên con và xôi.

Ngoài ra, có thể thay xôi bằng bánh chưng những phải lột hết vỏ và phải để nguyên vẹn không bóc tách, cắt thành miếng.

Rượu, lọ hoa, và hoa quả lại càng không thể thiếu vì đây là mâm cúng truyền thống.

Mâm cúng dành cho gia tiên thì cần nên đặt một mâm cơm với đầy đủ món chay hoặc là món mặn tùy vào điều kiện của từng hộ gia đình.

Tuy nhiên, các Phật tử thường khuyến cáo sử dụng mâm chay để không thu hút ma đói, ma khát đến càn quấy.

Mâm cỗ mặn có thể sửa soạn những món ăn như sau.

Xôi gấc 1 đĩa, gà luộc nguyên con, rau xào và canh rau củ.

Giấy tiền vàng mã nên đốt có thể sử dụng tiền âm phủ, tiền dollars, vàng, bạc,…

Các vật dụng thiết kế như người còn sống trên vật dụng bằng giấy như nhà cửa, xe cộ, điện thoại, quần áo.

Nếu thí chủ có lòng hảo tâm thì nên đốt dư dả tiền âm phủ một chút để người âm có thể mua được những vật dụng mà họ cảm thấy cần thiết.

Hoặc có thể lựa chọn những món đồ mà khi còn sống họ chưa được sử dụng qua hoặc bản thân vô cùng yêu thích.

Lễ vật, vàng mã cúng rằm tháng 7 cho chúng sanh cô hồn sớm về nơi cực lạc

Với lễ cúng chúng sanh, người ta thường đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 ngoài trời hay ngay trước cửa ngôi nhà của họ.

Mâm cỗ này được chuẩn bị đầy đủ những thứ như 15 lễ tiền vàng trở lên.

20 – 50 bộ quần áo dành cho chúng sinh.

Chuẩn bị ngũ quả ngũ sắc, hoa và tiền trinh ( tiền chúng sinh ).

Ngoài ra, chuẩn bị thêm một bộ tiền thật nhiều mệnh giá khác nhau cộng với bánh kẹo.

Các loại ngô khoai, sắn và bỏng.

Nên có 5 đôi bát đũa thìa.

Những lưu ý nhỏ khi bày mâm chúng sanh đó là không cúng xôi gà vì có máu chúng sanh.

Bố trí tiền vàng theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc mỗi hướng có 3-7 cây hương và không được cúng ngay trong nhà.

Cách sử dụng vàng mã cúng rằm tháng 7 đúng cách

Nên đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 như sau.

Khi đốt cần chậm rãi, không đổ ào ạt vào một chỗ đốt theo kiểu có lệ.

Vừa đốt vừa nhẩm tên người đã khuất.

Cần thanh tâm không hấp tấp, nóng vội vừa có thể gây ra thương tích lại vừa mất thiêng.

Đặc biệt, nếu muốn gửi tới một người cụ thể, cần ghi chú thông tin cụ thể của người đó vào một tờ giấy nhỏ.

Và cho tấm giấy đó vào những vật dụng mình muốn gửi đi cho người đã khuất.

Không được để nát hết tiền tro hay để gió cuốn đi vàng mã.

Cso thể thay từ “chết” quá thô bằng một từ ngữ có ý nói giảm nói tránh hơn, tránh làm đau lòng chúng sanh.

Việc dội nước thẳng vào nơi đốt là đại kỵ nên cần để tâm thật kĩ.

Không để trẻ con nô đùa quanh đống lửa khi đang hóa vàng, làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm cần có.

Về ngày giờ đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 sao cho chuẩn phong thủy.

Gỗ Đẹp khuyên các bạn nên hóa vàng vào buổi trưa khoảng từ 11r 15 tháng 7.

Mà chu đáo hơn nữa, gia chủ có thể xem ngày giờ hợp phong thủy và hợp với bản mệnh của mình.

Tuy nhiên, với lịch làm việc dày đặc như thời buổi hiện nay, nhiều gia đình không thể thực hiện đúng giờ đó.

Vì vậy có thể làm trước 11r chứ không nên đợi đến chiều muộn hay tối khuya mới thực hiện cúng vái.

Việc đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 nên đúng ngày, chứ không nên rời lịch lung tung.

Địa điểm hóa vàng ở ngoài trời nhưng vẫn cần đảm bảo sự thoáng đãng, sạch sẽ để thể hiện sự tôn trọng nhất định.

Tiếp theo, người ta bắt đầu nghi thức hóa tiền vàng khi đã bắt đầu xong 1 tuần hương.

Hóa vàng theo thứ tự từ mệnh giá cao xuống mệnh giá thấp.

Gia chủ nên khấn:” Gia chủ xin hóa kim ngân, tiền vàng,… thỉnh vong gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành” và phải vái ba vái liên tục để thể hiện sự thành tâm.

Cần để tâm những chi tiết sau đây khi hóa vàng mã cúng rằm tháng 7

Nên cúng vào ban ngày, bởi dân gian cho rằng, không nên làm lễ này vào xẩm tối.

Vì khi mặt trời lặn, nghĩa là cửa âm phủ đã hoàn toàn khép kín.

Đối với những gia đình có điều kiện dư dả hoàn toàn có thể bày hai mâm cúng.

Cúng tổ tiên tại bàn thờ trong nhà và mâm cỗ cúng chúng sinh chay, mặn tùy ý ngoài trời trước sân hay trên vỉa hè đều được.

Hạn chế cúng quá nhiều món mặn cho cô hồn.

Nếu chẳng may khơi dậy lòng tham sân si của quỷ ác, ma đói,… Sẽ dễ bị chúng đi theo và quần quấy, đòi hỏi không ngừng.

Theo nhiều nghiên cứu, chỉ ra rằng mâm chay cho cô hồn đầy đủ nhất thì bao gồm.

Quần áo nên chuẩn bị các đồ nhiều màu sắc khác biệt.

Các loại bánh kẹo, ngô, khoai, sắn, bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, tiền, cháo, nước và rượu đầy đủ.

Cũng không được thiếu gạo và muối khi đã chuẩn bị cháo.

Lễ cô hồn kết thúc xong xuôi, có thể vãi gạo, cháo, muối ra sân sau đó hóa vàng.

Ở nhiều địa phương có thể được phép cướp cỗ là bánh kẹo cho trẻ con, tuy nhiên hiện nay ít ai làm theo cách xử lý đó vì họ sợ sẽ gặp phải điều không may.

Không nên để các đồ vừa cúng cô hồn vất vưởng vô lại nhà bạn.

Đốt vật cúng gia tiên, thần linh, cô hồn riêng biệt và theo thứ tự trên dưới.

Đốt xong vàng mã cúng rằm tháng 7 cho quan thần linh và gia tiên của gia chủ rồi mới tới cúng khấn cho chúng sanh tới nơi an lành.

Đọc đúng địa chỉ dành cho người nhận kẻo đồ được gửi xuống người âm có thể bị lạc hoặc bị cướp mất.

Vàng Mã Cúng Ông Công Ông Táo Gồm Những Gì?

Cúng 23 tháng chạp hay còn được gọi là cúng ông công, ông táo về trời. Lễ cúng truyền thống này được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu truyền đến tận ngày hôm nay. Lễ cúng táo quân dù là một trong những lễ cúng được nhiều người biết đến, tuy nhiên không phải ai cũng biết được ý nghĩa của lễ cúng này. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc về ngày lễ cúng 23 tháng chạp vô cùng quan trọng.

1. Những thông tin về lễ cúng Táo quân 23 tháng chạp

Lễ cúng ngày 23 tháng chạp, lễ cúng đưa tiễn ông táo về trời hay còn gọi là cúng ông Táo. Theo quan điểm của ông cha ta từ xưa đến nay, táo quân sau khi về trời sẽ bẩm và báo cáo lại với Ngọc Hoàng về những sự kiện diễn ra ở trong năm dưới trần gian.

Lễ cúng ông táo được tổ chức vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Sở dĩ phải cúng trước khi hết năm, theo quan niệm cúng sớm thì ông táo sẽ nhận được hết toàn bộ lễ vật của gia chủ và ông cũng có đủ thời gian để về trời và chuẩn bị bẩm báo lên hoàng thượng. Sau khi nghi lễ cúng sẽ là lễ thả cá – theo quan niệm đây chính là phương tiện để đưa ông táo về trời.

Nguồn gốc ra đời lễ cúng ngày 23 tháng chạp – cúng Táo quân (ông táo)

Táo quân là những ai? Theo như sự tích, táo quân chính là 3 vị thần thổ công, thổ địa, thổ kỳ – có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi về Việt Nam, sự tích này được biến đổi theo hướng khác

Trong sự tích này, là những người rất chung thủy luôn hướng đến gia đình. Chính vì vậy, vì ngưỡng mộ tình cảm và sự thủy chung của ông táo nên đã lập thờ cúng. Với một hy vọng sẽ luôn giữ cho bếp lửa trong nhà họ luôn cháy, giữ được sự hòa thuận, nồng ấm và hạnh phúc trong gia đình.

Cũng từ đây, Táo quân còn được biết đến là vị thần của gia đình – ông cai quản hết tất cả mọi chuyện diễn ra trong gia đình. Chính vì vậy, để tỏ lòng biết ơn và hy vọng ông sẽ giúp đỡ gia đình trong năm mới, người Việt ta mới tổ chức lễ cúng ông táo vào ngày 23 tháng chạp hàng năm.

Ông táo, vị thần cai quản mọi hoạt động của gia đình, từ những điềm may – rủi – tốt – xấu ông đều nắm rõ. Ngoài ra, ông táo còn là một trong những vị thần ngăn cản quỷ giữ xâm nhập vào đất đai nhà mình, giúp cho gia chủ luôn được bình yên.

Chính vì vậy, lễ cúng ông táo như lời cảm ơn của gia chủ đối với ông táo. Bên cạnh đó còn có ý nghĩa cầu mong bình an, đầm ấm, hạnh phúc cho gia chủ trong năm tới.

Trong ngày tiễn ông táo về trời, người dân có tục thả cá chép. Cá chép ngoài ý nghĩa là phương tiện đưa ông táo về trời mà còn thể hiện cho sự thành công, phát triển thăng hoa hơn trong sự nghiệp. Bởi cá chép được ví với rất nhiều câu “cá chép hóa rồng”; “cá vượt vũ môn”.

Thông thường, lễ cúng 23 tháng chạp – cúng ông công, ông táo được tổ chức từ ngày 22, 23 tháng chạp. Có người quan niệm rằng, nên cúng trước ngày 23, bởi 23 là ngày ông táo về trời. Nếu như cúng trong ngày hôm đó ông sẽ không kịp nhận được lễ vật của gia chủ trước khi về trời.

Tuy nhiên, theo phong tục thì vẫn nên cúng vào ngày 23. Có một điểm lưu ý, nếu như cúng ông táo trong ngày 23 thì phải hoàn thành lễ cúng trước 12h trưa. Bởi bắt đầu từ 12h trưa ông táo đã về chầu trời. Gia chủ cúng sau 12 giờ trưa ông táo sẽ không nhận được bất kỳ lễ vật nào, gia chủ sẽ bị quở trách.

Để hoàn thành lễ cúng 23 tháng chạp thật đầy đủ và chu đáo, công việc đầu tiên gia chủ phải chuẩn bị thật chu đáo – Đó chính là sắm lễ cúng 23 tháng chạp.

3 bộ quần áo ông táo (2 bộ của đàn ông và 1 bộ của đàn bà).

Phân biệt được bộ đồ của ông táo và bà táo: chiếc mũ của ông táo sẽ có 2 cánh chuồn ở chóp mũ, mũ của bà táo thì không có cánh chuồn.

Việc chọn quần áo ông công, ông táo cũng phải được lựa chọn theo mệnh của gia chủ thì mới đem lại may mắn và suôn sẻ. Mệnh Kim thì nên mua bộ màu vàng, mệnh Mộc thì nên dùng bộ màu trắng, mệnh Thủy nên cúng bộ màu xanh, mệnh Hỏa sử dụng bộ màu đỏ, mệnh Thổ thì đem cúng bộ màu đen.

1 bình hoa, nến, nhang, tiền âm phủ mỗi loại 1 thếp.

1 đĩa xôi (thông thường sẽ là xôi trắng hoặc xôi gấc).

1 đĩa thịt heo luộc.

1 đĩa hoa quả (thông thường sẽ bao gồm 5 loại quả với màu sắc khác nhau).

Có thể thêm bát chè hoặc cháo.

1 đĩa muối thêm chút gừng.

Đối với những gia chủ có trẻ nhỏ mới sinh, người ta còn cúng táo quân thêm một con gà luộc. Loại gà để chọn cúng phải là gà trống mới tập gáy. Điều này mang ý nghĩa nhờ táo quân xin giúp Ngọc Hoàng cho đứa bé sau này khi lớn lên sẽ khỏe mạnh, nghị lực can đảm như chú gà trống.

Bên cạnh mâm cỗ cúng, gia chủ cần phải chuẩn bị thêm sớ cúng. Bên trong sớ cúng sẽ bao gồm bài khấn, văn khấn cúng ông táo, bài cúng gia tiên. Để biết sâu hơn, các gia chủ nên tham khảo những bài viết, sách tại chùa về những bài cúng thổ công, cúng ông địa, bài văn khấn cúng 23 tháng chạp đúng nhất.

Đối với ngày lễ cúng táo quân tùy theo từng vùng miền sẽ chuẩn bị những mâm lễ cúng khác nhau, cùng với đó là phương tiện để tiễn ông táo về trời cũng khác nhau.

Miền Bắc: đối với người miền Bắc, bên cạnh mâm lễ cúng ông táo thì luôn phải có 1 con cá chép vàng còn sống. Theo quan niệm, cá chép càng khỏe thì sẽ đưa ông táo đi nhanh hơn và đem lại nhiều may mắn với gia chủ hơn. Với hy vọng giống với câu “cá chép hóa rồng” sẽ đưa ông táo về trời. Bên cạnh đó, hành động phóng sinh động vật về với thiên nhiên cũng là một trong những hành động đẹp.

Miền Trung: phương tiện để rước ông táo về trời là ngựa, trong lễ cúng 23 tháng chạp họ sẽ đốt một con ngựa giấy đầy đủ yên và cương để ông táo dễ dàng lên chầu trời

Miền Nam: người miền Nam không quan trọng phương tiện, bởi ông táo là một vị thần nên có thể bay về trời. Cho nên trang phục cúng chỉ bao gồm mũ, áo và giày cho ông táo.

4. Những điều không nên làm trong ngày cúng 23 tháng chạp

Trong thủ tục và nghi thức cúng ông công, ông táo, ông địa ngày 23 tháng chạp gia chủ nên tránh làm những điều sau:

Không được đặt mâm lễ cúng dưới bếp.

Không được phép khấn xin tài lộc và sung túc.

Tuyệt đối không được thực hiện cúng 23 tháng chạp sau 12h trưa ngày 23.

Lễ cúng ông táo chỉ nên làm tại nhà, không nên mang đến chốn đền chùa để cúng.