Top 3 # Vẽ Mâm Ngũ Quả Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Thầy Giáo 8X “Gây Sốt” Bằng Vẽ Thư Pháp Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Thầy giáo 8X lại “gây sốt” bằng thư pháp trên các loại quả cho mâm ngũ qủa ngày Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thầy Hùng lại khiến mọi người thán phục trước tài năng của mình khi thực hiện thư pháp trên các loại quả như: Dừa, bưởi, dưa hấu… phục vụ nhu cầu chưng Tết của người dân.

Thầy Lê Đức Hùng, giáo viên Trường THCS&THPT Thống Nhất, huyện Yên Định với những sản phẩm thư pháp trên các loại quả.

Với mong muốn mang không khí Tết cổ truyền của dân tộc lên những trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết tới các gia đình, những ngày qua, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, thầy Hùng đã vẽ thư pháp lên các trái cây quen thuộc như: Dừa, bưởi, dưa hấu…

Đây là những sản phẩm không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi người dân Việt Nam. Ngoài ra, thầy Hùng còn vẽ chữ thư pháp lên những lon bia, nước ngọt…

Để hoàn thành một sản phẩm phải qua nhiều công đoạn và tốn nhiều công sức, thời gian. Trước tiên là công đoạn lựa chọn sản phẩm quả để vẽ. Quả chọn vẽ phải tròn, to đều, phù hợp để đặt mâm ngũ quả; vỏ bóng, không bị sần sùi.

Tác phẩm của thầy Hùng được thể hiện trên các loại quả quen thuộc trong mâm ngũ quả ngày Tết.

Tiếp theo là công đoạn phun lót sơn màu, để khô rồi vẽ từng lớp; sau đó vẽ chi tiết hoàn thiện; cuối cùng là sơn bóng giúp cho sản phẩm giữ bền màu.

Loại sơn vẽ này có thể để cả năm mà không bị phai màu. Trong đó, dừa là sản phẩm có thể để lâu nhất trong các loại quả. Mỗi ngày thầy Hùng có thể vẽ từ 50 đến 70 quả thư pháp trang trí.

Gia đình vốn có truyền thống đam mê nghệ thuật nên thầy Hùng vận dụng nghệ thuật vào nét đẹp văn hóa truyền thống của mỗi gia đình Việt.

Mục đích ngoài tranh thủ kiếm thêm chút thu nhập dịp Tết thì thầy Hùng mong muốn gìn giữ, đưa nét đẹp của mỹ thuật đến với đông đảo người dân bằng những nét thư pháp gần gũi trên các sản phẩm quen thuộc.

Mong muốn của thầy Hùng là mang không khí Tết cổ truyền của dân tộc lên những trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết tới các gia đình…

Thông qua những sản phẩm của mình, thầy Hùng còn gửi gắm những lời chúc một năm mới với nhiều may mắn và bình an đến với các gia đình và mong rằng, những sản phẩm sẽ mang đến sự sung túc, phong phú, đẹp và ý nghĩa hơn cho mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi gia đình Việt.

Đông lực chính giúp thầy Hùng thực hiện thư pháp trên các loại quả là muốn lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống từ những sản phấm rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, thầy Hùng đã vẽ thư pháp lên các trái cây quen thuộc.

Đây là năm đầu tiên thầy Hùng vẽ thư pháp trên quả, nhưng các sản phẩm của thầy giáo trẻ đã được nhiều người đón nhận. Từ ngày mùng 10 tháng Chạp, thầy Hùng bắt đầu thực hiện công việc của mình.

Mỗi sản phẩm như quả dừa, bưởi thực hiện hết khoảng 15 – 20 phút. Thầy Hùng còn nhận vẽ theo mẫu đặt hàng của người dân.

Thậm chí, nhiều tiểu thương còn đặt hàng thầy Hùng vẽ. Dự kiến, Tết Nguyên đán năm nay, thầy Hùng sẽ vẽ khoảng 1.500 quả. Do vẫn phải đảm bảo công việc giảng dạy ở trường nên thầy Hùng chỉ tranh thủ giờ buổi trưa, buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần để vẽ.

Mỗi ngày thầy Hùng có thể vẽ từ 50 đến 70 quả thư pháp trang trí.

“Mâm ngũ quả không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với ông, bà, tổ tiên mà còn mong muốn một năm mới đủ đầy, nhiều may mắn. Từ đó, tôi lựa chọn những hình ảnh như hoa mai, hoa đào, phong cảnh làng quê sinh động kèm chữ thư pháp truyền thống với lời chúc năm mới may mắn, an vui, thịnh vượng…”, thầy Hùng chia sẻ.

Đối với các sản phẩm như dừa và bưởi, có giá dao động từ 120-240 nghìn đồng/cặp tùy vào họa tiết trang trí; dưa hấu có giá từ 260-400 nghìn đồng/cặp.

Ngoài ra, thầy Hùng còn vẽ chữ thư pháp lên những lon bia, nước ngọt… Thầy Hùng mong muốn gìn giữ, đưa nét đẹp của mỹ thuật đến với đông đảo người dân bằng những nét thư pháp gần gũi trên các sản phẩm quen thuộc. Từ ngày mùng 10 tháng Chạp, thầy Hùng bắt đầu thực hiện công việc của mình. Tác phẩm trên lon bia, nước ngọt thực hiện hết khoảng 5 – 10 phút. Mỗi sản phẩm như quả dừa, bưởi thực hiện hết khoảng 15 – 20 phút. Thầy Hùng còn nhận vẽ theo mẫu đặt hàng của người dân. Dự kiến, Tết Nguyên đán năm nay, thầy Hùng sẽ vẽ khoảng 1.500 quả. Những hình ảnh như hoa mai, hoa đào, phong cảnh làng quê sinh động kèm chữ thư pháp truyền thống với lời chúc năm mới may mắn, an vui, thịnh vượng… Những lon bia, lon nước ngọt được thầy Hùng “mặc áo mới”.

Duy Tuyên

Mâm Đựng Ngũ Quả Đặt Trên Ban Thờ Cúng Men Xanh Vẽ Hoa Sen Gốm Bát Tràng

Mâm đựng ngũ quả đặt trên ban thờ cúng men xanh vẽ hoa sen gốm Bát Tràng

Mâm đựng ngũ quả đặt trên ban thờ cúng men xanh vẽ hoa sen gốm Bát Tràng

Mâm đựng ngũ quả là sản phẩm như thế nào

Cũng như những sản phẩm đồ thờ cúng khác. Giống với Bát hương, chóe nước, đèn thờ, mâm bồng đựng hoa quả là một sản phẩm không thể thiếu đối với gian thờ của mỗi gia đình. Tùy vào từng kích thước ban thờ mà quý khách hàng có thể chọn lựa 1 hay 3 chiếc mâm bồng. Sản phẩm mâm bồng vẽ sen dùng để đựng hoa quả tươi, trầu cau nhằm dâng lên bàn thờ tỏ lòng biết ơn đối với những người đã khuất. 

Bộ sản phẩm mâm bồng đặt ngũ quả mang đến những ý nghĩa gì?

Nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với người đã khuất.

Ngày nay nhiều gia đình đã chọn mua 3 bộ sản phẩm mâm bồng nhằm thực hiện ba mục đích khác nhau. Chiếc mâm đặt ở giữa sẽ là chiếc to nhất, tiếp đến hai chiếc còn lại sẽ có kích thước bằng nhau và nhỏ hơn chiếc ở giữa. 

Đồng thời theo quan niệm của phong thủy, người xưa thường dựa vào hướng mặt trời ‘mặt trời mọc hướng Tây và lặn hướng Đông’ nên khi mặt trời vừa ló rạng muôn hoa đua nở còn khi mặt trời lăn muôn hoa kết trái. 

Mách bạn cách chọn hoa quả bày lên bàn thờ

Một số loại hoa quả được thường xuyên sử dụng trong các dịp lễ tết hay những ngày lễ: Chuối xanh- bưởi- hồng- quýt biểu tượng cho những mong muốn: Phú (giàu có) – Quý (cao sang) – Thọ ( sống lâu ) – Khang ( khỏe mạnh ) – Ninh ( bình yên ).

Táo: là loại quả tượng cho sự thanh bình và hòa hợp. Màu đỏ của táo mang đến những ý nghĩa tốt đẹp.

Cam: mang đến sự may mắn và thành công. 

Dưa : có dạng hình tròn với mong muốn mọi việc luôn tròn đầy, vĩnh hằng 

Đào : từ xa xưa quả Đào đã gắn liền với truyền thuyết trường sinh bất tử, chính vì thế đặt đào trên bàn thờ với ngụ ý gia chủ sống lâu.

Tại sao bạn nên mua hàng ở Bát Tràng

Với tiếng tăm sản xuất và cung cấp gốm sứ lâu đời, từ thời xa xưa làng gốm cổ truyền Bát Tràng chuyên làm các sản phẩm dâng lên vua chúa.

Các sản phẩm được kiểm tra và đóng gói cẩn thận.

Các màu sắc đa dạng, an toàn cho sức khỏe.

Battrang24h là xưởng sản xuất chuyên cung cấp các sản phẩm đến từ Làng gốm Bát Tràng chính hãng, giá rẻ.

“GỐM SỨ BÁT TRÀNG 24H – UY TÍN QUÝ HƠN VÀNG”

Hãy nhanh tay nhấc máy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những sản phẩm chất lượng nhất.

Tranh Vẽ ‘Nhân Quả Ba Đời’ Của Diệu Trí

Đạo Phật là một trong các tôn giáo sớm có mặt ở nhiều quốc gia, có số lượng tín đồ khá đông trên thế giới. Đến nay, đạo Phật đã tồn tại và phát triển trên 25 thế kỷ. Triết lý của đạo Phật, trong đó có nhân quả báo ứng đã thấm sâu vào suy nghĩ, hành động của các hàng triệu Phật tử trên hành tinh của chúng ta.

Kiếp trước: cúng dường tượng Phật, dâng tiền vàng tô hình tượng Phật

Trong quá khứ tồn tại và phát triển đạo Phật không những truyền bá bằng kinh kệ mà còn bằng những câu chuyện kể, tranh vẽ mang tính ước lệ, tựu trung là “ở hiền gặp lành, làm ác gặp ác”. Nhân quả ba đời là một trong những chuyện kể, truyện tranh mang tính ước lệ đó, hướng con người đến lối sống tốt đẹp, trọng nhân nghĩa, xã hội văn minh.

Kiếp này: có chức, có quyền, được mọi người kính nể

Phật học đời sống online, xin giới thiệu đến quý bạn đọc xem tranh vẽ nhân quả ba đời của họa sĩ Diệu Trí.

Kiếp trước: Dâng y cúng dường Tăng Ni, thí áo quần giúp người nghèo khó

Kiếp này: Áo quần đầy đủ, sang trọng

Kiếp trước: Làm cầu, đúc chuông, làm nhà vệ sinh công cộng

Kiếp này: Đi đâu cũng có xe đón, máy bay, sang trọng

Kiếp trước: Giúp đỡ người nghèo khổ, đói khát

Kiếp này: Dư ăn, dư mặc

Kiếp trước: thấy người nghèo đói không bố thí

Kiếp này: Nghèo khổ, ăn mặc thiếu thốn rách rưới

Kiếp trước: Dâng gạo thức ăn cúng dường Tam bảo

Kiếp này: Giàu sang nhà lớn lầu cao

Kiếp trước: Xây dựng chùa, cất nhà tình thương, tình nghĩa

Kiếp này: Phước lộc đầy đủ, cháu con sum vầy

Kiếp trước: Dân hoa tươi cúng Phật

Kiếp này: Nhan sắc, tướng mạo xinh đẹp

Kiếp trước: Tung kinh, niệm Phật, ngồi thiền nghiên cứu kinh điển

Kiếp này: Thông minh, hiểu biết hơn người

Kiếp trước: Kết duyên lành với mọi người

Kiếp này: Người thấy vui mừng, đi đến đâu cũng có người tiếp đón.

Thích Thiện Chơn

(Còn tiếp )

Mâm Ngũ Quả Trẻ Em

Với nhu cầu của từng độ tuổi, mâm ngũ quả mà trẻ em và người lớn mong muốn đôi khi lại… không giống nhau.

Còn người lớn thì sao ?

Cảm giác mạnh…

… và cảm giác cực mạnh từ trong bếp…

… đến trên bàn

Đôi khi chẳng cần phải nguyên vẹn cả quả nữa

Và cách thưởng thức cũng rất khác thường

Theo Bưu Điện VN

Teen “mù tịt” chuyện đi chợ bày mâm cỗ Tết

Tết đến, teen cũng phải giúp bố mẹ đi chợ, nấu cỗ, bày mâm cơm. Thế nhưng độ hiểu biết của một số teen về cách làm mâm cơm cỗ Tết thì còn đáng báo động lắm…

“Mâm ngũ quả” thì phải có… 5 quả ạ?

Đó là câu hỏi rất ngây thơ của Hồng Trang – một teen girl 16t giúp mẹ đi chợ mua hoa quả về bày. Bạn cũng không biết là phải mua những quả gì, nên… cứ quả nào thích ăn thì mua về thôi. Cuối cùng thì cả chục thứ quả Trang mua về, mẹ bạn đều lắc đầu nói không dùng được.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuối, ớt, bưởi, quất, lê (đều có 5 màu sắc khác nhau), trong đó quả chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc sum vầy. Ngoài ra có thể thay thế bằng cam, quýt, hồng xiêm, hồng đỏ.

Còn mâm ngũ quả của người miền Nam gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với ngụ ý “cầu sung vừa đủ xài.”

Mâm lễ cúng Giao thừa

Khác với Hồng Trang mù tịt về mâm ngũ quả, Thu Thủy (17t) thì có quan sát mẹ làm mâm cơm cúng giao thừa, và biết rằng việc làm lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới là nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Nhưng một lần đến chơi nhà bác, nghe bác nói “Năm nay sẽ làm cỗ chay”, Thủy mới đớ người ra: hóa ra cỗ cúng giao thừa cũng có hai loại đấy!

Đồ ăn ngày Tết – cần chuẩn bị những gì?

Ngày Tết là lúc mọi người mua rất nhiều đồ ăn, thành ngữ Việt Nam có câu “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”, Tết đến là mọi người ăn uống cho no đủ, và đồ ăn ngày Tết cũng thường có nhiều món hơn bữa ăn ngày thường. Vậy để đi chợ chuẩn bị đồ ăn, đặc biệt là cho 3 ngày Tân niên, teen phải ghi nhớ những món gì đây?

Các món ăn ngày Tết thường được làm cầu kì hơn bình thường

Đầu tiên là cỗ Tết. Trong dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ thường gồm: canh măng, bóng bì, chân giò nấm hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, các món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành muối… Nhiều quá phải không, nhưng thế mới gọi là “ăn Tết” chứ!

Các loại bánh truyền thống thì gồm có: bánh chưng, bánh dày, bánh tét. Mứt tết thì có rất nhiều loại: mứt gừng, mứt bí, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là, mứt lạc, mứt me… Kẹo bánh thì cũng rất đa dạng: kẹo bột, kẹo dồi, kẹo vừng, kẹo dừa, kẹo cau, kẹo cu-đơ, bánh chè lam… Ngoài ra, Tết còn có hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ rang… Trái cây thì rất phong phú, nhưng đặc biệt không thể thiếu dưa hấu đỏ mang lại may mắn. Teen Hà Nội có thể mua mứt tết và bánh kẹo tết tại chợ Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Buồm.

Theo PLXH