Top 7 # Ve Nha Moi Cung Trai Cay Gi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Lễ Vật Và Bài Văn Khấn Vào Nhà Mới Le Vat Va Bai Van Khan Cung Nhap Trach Don Ve Nha Moi Doc

Khi cúng động , quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại ), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

– CÁC NGÀI BẢN XỨ THẦN LINH THỔ ĐỊA, BẢN GIA TÁO QUÂN cùng CÁC THẦN LINH CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

(A): LÀ TÊN CÁC VỊ THẦN LINH ứng với từng năm, năm nào thì điền tên vị Thần ấy vào chỗ ấy.

– Năm Tý : Chu Vương hành Khiển.Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

– Năm Sửu : Triệu Vương Hành Khiển.Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

– Năm Dần : Ngụy Vương Hành Khiển. tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

– Năm Mẹo : Trịnh Vương Hành Khiển. Thạch tinh chi thần, Liễu tào phán quan.

– Năm Thìn : Sở Vương Hành Khiển. tinh chi thần, Biểu Tào phán quan.

– Năm Tị : Ngô Vương Hành Khiển. Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.

– Năm Ngọ : Tần Vương Hành Khiển. Thiên hao chi thần, Nhân tào phán quan.

– Năm Mùi : Tống Vương hành Khiển. Ngũ Đạo chi thần, Lâm tào phán quan.

– Năm Thân : Tề Vương Hành Khiển. Ngũ miếu chi thần, Tống Tào phán quan.

– Năm Dậu : Lỗ Vương hành Khiển. Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan.

– Năm Tuất : Việt Vương Hành Khiển. Thiên Bá chi thần, Thành tào phán quan.

– Năm Hợi : Lưu Vương Hành Khiển. Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn tào phán quan.

(B): là TÊN CÁC VỊ ĐẠI KIẾT TINH như: Thiên Đức, Thiên Đức Hợp, Nguyệt Đức, Nguyệt Đức Hợp, Tuế Đức, Tuế Đức Hợp, Thái Dương, Thái Âm, Tử Vi Đế Tinh

CÁC LỄ VẬT CÚNG

Khi cúng động thổ, quý vị hãy chuẩn bị các lễ vật sau: ngũ quả (là 5 loại trái cây), hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc (chéo cánh), 3 miếng trầu cau (đã têm), giấy vàng bạc, 1 dĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước, 3 chung trà, 3 chung rượu, 3 điếu thuốc.

Sau khi cúng xong, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ.

Lúc đốt giấy vàng bạc thì dùng chung rượu ở giửa rưới lên sau khi đốt xong.

Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.

Nhớ mỗi kỳ đổ mái- đổ thêm tầng đều phải sắm vái.

CÁC ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NHẬP TRẠCH (DỌN VÀO NHÀ MỚI):

Nếu là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…vv…

Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv… vào.

Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng sau.

Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.

VĂN KHẤN GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH

LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (ghi họ tộc chỗ này) GIA TẠI THƯỢNG

CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI….. GIA TIÊN LINH.

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm……

Gia đình chúng con dọn đến đây là…………………….. (ghi địa chỉ)

Hôm nay chúng con thiết lập hương án, sắm sanh phẩm vật, trước linh vị kính trình các Cụ tổ Tiên nội ngoại 2 bên: nhờ hồng phúc Tổ Tiên, nhờ Âm Đức cha mẹ, chúng con đã tạo được ngôi gia. Nay hoàn tất thi công, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt để di cư nhập trạch, kính rước chư Hương linh Tiên Tổ về đây để chúng con sớm hôm hương khói tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin, Ông Bà Tổ tiên nội ngoại 2 bên thương xót con cháu, chứng giám lòng thành giáng lâm linh án thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con phước lộc song tu, gia đạo hưng long, xuất nhập bình an, lộc tài thạnh vượng.

Cúi mong Anh linh Tiên Tổ chứng giám, thọ cảm ân sâu.

Văn Khấn Lễ Tạ Mừng Năm Mới Van Khan Cung Le Ta Mung Nam Moi Doc

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng.

Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá Vàng được tiến hành vào ngày mồng ba Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết.

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chứ Phật, Chư phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm………….

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chừ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cây nêu ngày Tết và nghi thức thờ cúng tổ tiên

Ở Gia Định xưa, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Tập Hạ chép rằng: “bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là “lên nêu”… có ý nghĩa là để làm tiêu biểu cho năm mới mà tảo trừ những xấu xa trong năm cũ.

Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là “hạ nêu” phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi hỏi”.

Tại sao một mỹ tục đậm đà bản sắc dân tộc với ý nghĩa tốt đẹp như thế, đến nay lại không thấy nữa? Họa chăng chỉ còn trong sách báo cùng trong thơ văn với câu đối Tết: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ. Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh” .

Cũng theo ý nghĩa trừ tà ấy, những nhà theo đạo Phật treo lên cây nêu nào là khánh, là chuông nhà Phật để cho biết ở đây có Phật Bà Quan Âm độ trì, quỷ dữ phải tránh xa, để gia đình được bình an. Có lẽ do ý nghĩa mê tín, trừ ma quỷ nên khi Tấy đến, rồi Cách mạng nổi lên, dần dần người ra bỏ tục trồng nêu.

* Thờ cúng tổ tiên một cách hệ thống đã dần dần trở thành quốc đạo

Văn hóa phương Tây khác với văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà; trong khi đó các dân tộc phương Đông đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên.

Chính vì vậy, người ta lập bàn thờ, nhà thờ họ một cách trang trọng, cũng nhiều nhà thờ họ đủ đồ thờ trang trọng như thờ Thần thờ Thánh. Và khi cúng tế, người ta luôn cầu âm đức, tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu. Không chỉ ngày giỗ, ngày Tết mà còn có những dịp trong đại của con người như đám cưới, đám ma hay khi gặp hoạn nạn, hay khi đi thi, làm ăn, đều khấn vái, kính cáo Tổ tiên. Việc hiện nay hầu hết các cặp cô dâu chú rể mới đều làm lễ vu quy hay nghinh hôn, trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa VN.

Không những thế, hệ thống thờ tổ tiên của vũ trụ, tức Ông tạo hóa hay Ông trời, thời phong kiến chỉ có vua mới được thờ cúng ở đàn Nam Giao, giống như bên Trung Hoa, thì nay ở Trung và nhất ở Nam Bộ nhiều nhà có bàn Thiên ở ngoài trờ để thờ trời. Tổ tiên của dân tộc là vua Hùng cũng được thờ, và nay trở thành quốc lễ. Ngoài ra, còn thờ các tiền nhân anh hùng dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…

Ngày nay, nhất là sau Cộng đồng Vatincan II, thiên chúa giáo vốn rất nghiêm khắc với việc thờ tổ tiên, bây giờ đã rộng rãi, các giáo dân vận có thể lập bàn thờ gia tiên. Mọi người VN hiện nay đều thờ tổ tiên và hầu hết đều có bàn thờ gia tiên, đó chính là quốc đạo, lấy con người làm chủ vạn vật, coi trọng âm đức, cái đức vô hình thiêng của con người.

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không thể không coi trọng thờ tổ tiên với truyền thống lâu đời và đã trở thành hệ thống. Đó cũng là nét riêng của dân tộc VN vậy! Thờ tổ tiên chính là quốc đạo của người VN vậy!

TS NGUYỄN NHÃ

Phong Tục Thờ Cúng Trong Ngày Tết

Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm , bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch .

Nguyên là bắt đầu . Đán là buổi sớm mai . Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm , mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang .

LỄ TRỪ TỊCH

Lễ trừ tịch của người Trung Quốc còn là lễ khu trừ ma quỷ.Vào ngày trừ tịch dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường đánh để khu trừ ma quỷ, do đó có danh từ trừ tịch.Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA

Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có viết : Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm. Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa.

Những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ không ngớt, truyền từ nhà nọ sang nhà kia, khắp kẻ chợ nhà quê.

SỬA LỄ GIAO THỪA

Tại các đình miếu cũng như tại các tư gia lễ giao thừa đều cúng mặn.Các ông thủ từ lo ở đình miếu,còn tại các tư gia do người gia trưởng đảm nhiệm.Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn ở xóm nữa.

Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra.Trên hương án có đỉnh trầm hương hay bình hương.Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển.

Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành Hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa. Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa.

Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước của nhà đối với những nhà không có sân. Ngày nay ở thôn quê rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền.Và ở các tư gia tuy vẫn cúng giao thừa nhưng bàn thờ thật là đơn giản.

ĐẠI VƯƠNG HÀNH KHIỂN VÀ PHÁN QUAN

Có mười hai vị đại vương,mỗi ông cai trị một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu tính theo thập nhị chi, bắt đầu từ năm Tý, cuối cùng là năm Hợi.Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tý với Đại vương hành khiển của mười hai năm trước.

Các vị đại vương này còn được gọi là đương nhiên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong một năm, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đinh,từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Mỗi vị đại vương hành khiển có một vị phán quan giúp việc.

Trong khi làm lễ cúng Đức đương niên đại vương hành khiển người ta khấn theo đức Thổ thần và Thành Hoàng vì khi đức đại vương hành khiển đã giáng lâm thì Thổ thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp do đó cũng được phối hưởng lễ vật.

LỄ CÚNG THỔ CÔNG

Sau khi cùng giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”.Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu,nước,đèn nhang, vàng bạc, hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà, bánh, mứt v.v …

LỄ CÚNG GIA TIÊN

Chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng.

Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu.

Quán Mì Cay, Ăn Vặt Ngon Quận 12

Nếu bạn đã từng một lần thưởng thức qua các món ăn Hàn Quốc thơm ngon đầy dinh dưỡng, hẳn bạn sẽ nhận ra mùi vị cay nồng luôn có mặt trong hầu hết các món ăn của nền ẩm thực kim chi. Với giới trẻ Sài Gòn thì mì cay không còn xa lạ nữa, nhưng với những quán mì cay thơm ngon chắc hẳn bạn chưa từng đi qua, vậy thì cùng mình tìm hiểu thử, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ quên hương vị mì cay ở những quán này.

Đến với Mì Cay Sumo bạn sẽ được trải nghiệm từng cấp độ của món ăn trong quán. Nếu bạn là một người ăn cay cực giỏi thì bạn chắc không bỏ lỡ với 7 cấp độ ở mì cay Sumo.

Sự kết hợp đầy thú vị giữa các mẫu rau củ cộng có độ dai sừn sựt của sợi mì bản lớn đã khiến cho tô mì cay trở nên độc đáo hấp dẫn hơn bao giờ, đặc biệt không gây béo phì. Khi húp mì, dường như mọi tế bào vị giác của bạn được kích thích và khơi gợi đầy bất ngờ bởi cái chua chua của kim chi và một chút béo ngọt của nước dùng và trứng, với sự thanh mát đã đời của món rau ăn kèm ngon không tưởng.

Thực khách đến đây vừa ăn vừa thổi và xuýt xoa không ngớt từ những đũa mì đầu tiên. Nhiều bạn chia sẻ thưởng thức mì cay không thể vội vàng mà phải nhẩn nha từng sợi, húp muỗng nước màu ớt nóng đến tận lưỡi mới cảm được hết độ đậm đà của món ăn này.

Thực khách còn được tận hưởng một cách đầy đủ nhất món: Cơm trộn, Mì trộn, Bánh gạo sốt cay hải sản Hàn Quốc, Ốc bươu nhồi thịt… hứa hẹn sẽ làm nên một bữa ăn hoàn hảo cho những người bận rộn nhất dành thời gian đến quán thưởng thức.

Bên cạnh những món ăn ngon, đa dạng thì Mì Cay Sumo sẽ làm bạn thích thú với những hương vị trà sữa vô cùng thơm ngon được phá chế khéo léo của những phục vụ quán.

Đặc biệt, bàn ghế của quán trang bị những chiếc bàn gỗ cùng với những chiếc ghế niệm được xếp ngay ngắn, tươm tất. Kết hợp thêm hệ thống ánh đèn vàng ấm áp, cách bài trí gọn gàng, xinh xắn, Mì Cay Sumo hứa hẹn sẽ trở thành một địa chỉ tụ họp, liên hoan bạn bè hay đổi món dịp cuối tuần. Bên cạnh đó cùng với đội ngũ nhân viên thân thiện, phục vụ nhanh chóng mang đến cho bạn những giờ phút thoải mái, vui vẻ nhất. bạn cần gì chỉ cần nhấn chuông là nhân viên phục vụ sẽ đến ngay trong tích tắc bạn không cần phải đợi lâu nha!

Tìm Hiểu Phong Tục Đón Năm Mới Tại Tây Ban Nha

Ăn 12 quả nho và mặc nội y đỏ đặc biệt – là những nét văn hóa cực kỳ độc đáo của người Tây Ban Nha để chào đón năm mới .

Du học sinh tại Tây Ban Nha, đêm giao thừa Nochevieja, tất cả mọi người sẽ tập trung trước ti vi hay quảng trường, ai cũng có một chén nho và mặc đồ nội y màu đỏ.

Truyền hình quốc gia sẽ truyền hình trực tiếp từ Real Casa de Correos – tháp đồng hồ từ thế kỷ 18 khi người dẫn chương trình nhắc lại lời hướng dẫn lần cuối cùng. Sau khi chiếc chuông rung nhanh 4 hồi, sẽ có một khoảng thời gian im lặng bên nhau rồi bắt đầu 12 hồi chuông đại diện cho 12 tháng trong năm.

Khi hồi chuông đầu tiên ngân lên, mọi người dân Tây Ban Nha cùng bỏ quả nho đầu tiên vào miệng. Khá là khó để kịp nhai hay thưởng thức hương vị của nó vì chỉ 2 giây sau là đến hồi chuông thứ hai và quả nho thứ hai. Suốt 12 hồi chuông là “12 quả nho may mắn”. Nếu có thể ăn liên tục 12 quả ở tiếng chuông cuối cùng, bạn sẽ gặp may mắn trong năm mới.

Mặc dù không biết chính xác sự ra đời của phong tục này, nhưng nhiều người rằng truyền thống này bắt nguồn từ những năm 80 của thế kỷ 19. Tầng lớp thượng lưu ở Marid ăn nho và uống sâm panh vào ngày cuối cùng của năm giống người Pháp. Và một số người dân Marid tới đường Puerta del Sol để được nghe tiếng chuông ngân trước thềm năm mới cũng bắt chước giới thượng lưu ăn nho với thái độ mỉa mai và châm biếm.

Gần 80% “nho may mắn” được trồng ở thung lũng Vinalopó bên bờ biển Mediterranean. Đó chính là nho Aledo màu xanh nhạt rất nhiều thịt, thơm ngọt. Những quả chín chậm không được thu hoạch cho tới tháng 11 hoặc tháng 12.

Từng chùm nho đang chín được gói trong những bao giấy từ khoảng tháng 6, tháng 7 cho tới khi chín. Phương pháp này được sử dụng từ cuối thế kỷ 19, không những bảo vệ chúng khỏi bệnh dịch do loài bướm đêm gây ra mà còn giúp lưu giữ mùi vị, hương thơm, màu sắc và chín chậm lại. Hơn nữa, việc này còn tạo thành một lớp vỏ mịn hơn nho thường rất nhiều, vì chúng không phải chịu ảnh hưởng của gió, mưa cũng như ánh nắng mặt trời. Lớp vỏ mịn này sẽ giúp chúng ta ăn nhanh hơn và ít phải nhai hơn.

Đặc biệt khi từng hồi chuông cứ nối tiếp nhau một cách vội vã thì lớp vỏ mịn này cũng tạo nên một sự khác biệt rõ rệt. Ăn thật nhanh 12 quả mà mỗi quả có 3 hay 4 hạt thật không dễ, vì vậy người ta bày bán rất nhiều hộp nhỏ với 12 quả nho đã bóc vỏ và bỏ hột sẵn. Tuy nhiên cách đơn giản nhất để ăn hết 12 quả nhanh chóng là đừng nhai, chỉ cắn rồi nuốt cả vỏ lẫn hột.

Không chỉ nhai ngấu nghiến nho vào giữa đêm, họ còn mặc cả nội y màu đỏ như quần lót, áo ngực hay thậm chí cả bít tất đỏ. Điều thú vị nhất là món đồ này phải được nhận từ người khác.

Ngoài 2 phong tục nêu trên, các bạn đừng quên phong tục thứ ba cũng không kém phần hấp dẫn so với ăn nho và mặc nội y đỏ khi đến đây: bỏ chiếc nhẫn vàng vào ly rượu mừng cava (rượu sâm banh có bọt). Nhưng nhớ đừng uống cả nó, nếu không điều này sẽ mang lại vận rủi.

Khi chiếc đồng hồ điểm xong 12 tiếng và những quả nho cuối cùng không còn là lúc mọi người hôn lên má nhau, chúc mừng bằng những ly rượu cava và ăn bánh turrón.