Top 3 # Vị Trí Đặt Bàn Thờ Mẹ Quan Âm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cách Bài Trí Bàn Thờ Mẹ Quan Âm? Mẫu Bàn Thờ Mẹ Quan Âm Đẹp

Với những người theo Phật, đặc biệt là khi thờ Phật tại gia họ luôn coi trọng việc bài trí trên bàn thờ sao cho đúng phong thủy, tôn nghiêm và đem lại may mắn. Vậy bài trí bàn thờ mẹ Quan Âm như thế nào mới đem lại sự tôn nghiêm và đúng phong thủy? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Sự tích xưa kể về mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát

Sự tích về Quan Âm Thị Kính

Trong kiếp thứ 10 của Quan Âm Thị Kính, nàng đầu thai làm con gái trong một gia đình họ Mãng ở Cao Ly và được đặt tên là Thị Kính. Lớn lên với xinh đẹp, nàng được gả cho Thiện Sỹ. Một hôm, khi đang ngồi may vá, Thị Kính phát hiện có một sợi râu mọc ngược ở cằm chồng. Nàng liền tiện tay cầm kéo cắt đứt sợi râu. Cùng lúc đó, chồng nàng tỉnh dậy, vì nghĩ rằng Thị Kính muốn giết mình bèn hô hào hàng xóm.

Thị Kính không thể nào kêu oan vì cả chồng và gia đình chồng đều không chịu nghe nàng giải thích. Vì vậy, nàng đành quay trở về nhà bố mẹ đẻ và tu hành. Để được nhận vào chùa, Thị Kính đã cải nam trang, lấy pháp danh Kính Tâm.Tướng mạo tuấn tú của bà khiến nhiều tín nữ mến mộ, trong đó có Thị Mầu.

Thị Mầu là con gái của trưởng giả giàu có trong vùng, mến mộ và trêu ghẹo Kính Tâm nhiều lần nhưng không được đáp trả. Cũng cùng lúc đó, Mầu có thai với một người ở trong nhà. Thị Mầu bị tra hỏi, và khai rằng Kính Tâm là cha đứa bé trong bụng.

Điều này đã khiến Kính Tâm chịu tội oan thêm một lần nữa nhưng cũng không một ai tin nàng. Ít lâu sau, Thị Mầu sinh ra một bé trai và đem bỏ trước cửa chùa. Thị Kính thương người đã nhận đứa bé vào chùa để nuôi dưỡng. Đứa trẻ lên 3, Thị Kính bị bệnh nặng và không thể sống lâu nữa nên bà đã viết 2 bức thư: 1 bức cho ông bà Mãng – cha mẹ của Thị Mầu, còn 1 bức đưa cho sư cụ trong chùa.

Đọc xong thư, sư cụ cho người đi kiểm tra thi thể của Thị Kính và biết rằng nàng là gái giả trai. Biết tin đó, Thị Mầu đã tự tử vì quá xấu hổ. Sau khi chết, Thị Kính được đắc đạo và trở thành Quan Âm Bồ Tát, cứu độ và đem con nuôi về Nam Hải làm người phụng sự bên mình.

Sự tích về Quan Âm Diệu Thiện

Vào thời Nam Bắc Triều, nhà vua sinh được 3 công chúa xinh đẹp tuyệt trần đặt tên là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Công chúa út là Diệu Thiện thông minh nhất nên được vua cha yêu thương. Diệu Thiện không chỉ xinh đẹp mà còn có tấm lòng lương thiện và tính cách dịu dàng, điềm tĩnh.

Khi đến tuổi kết hôn, vua cha đích thân chọn phò mã là những bậc anh tài tuấn tú trong thiên hạ cho Diệu Thiện. Công chúa lại từ chối nhiều lần bở nàng chỉ 1 lòng hướng về cửa Phật, mong được cứu độ chúng sinh. Vì vậy mà Diệu Thiện bị vua cha hạ lệnh giam ở phía sau hoàng cung. Nhà vua một mặt vờ cho phép nàng tu hành tại chùa Bạch Tước, một mặt ra lệnh cho sư sãi trong chùa thuyết phục nàng hoàn tục. Với ý chí và quyết tâm sắt đá, nàng không bị lung lay trước những lời thuyết phục đó.

Vua cha rất tức giận nên đã ra lệnh đốt chùa để giết nàng. Ngay lúc này, trời đột nhiên đổ mưa làm lửa bị dập tắt. Nhà vua lại ra lệnh xử chém nàng thì giông tố kéo đến, sấm sét đánh văng đao của đao phủ. Vua càng thêm tức giận, ra lệnh xử tử công chúa nhưng cũng đúng lúc đó, một con cọp trắng xuất hiện vad cõng công chúa đi đến chùa hương.

Từ đó về sau, Diệu Thiện tu hành tại chùa Hương, cảm hóa muông thú. Còn ở hoàng cung, nhà vua mắc bệnh nặng, hai bàn tay dần rơi rụng, mắt trở nên mù lòa. Biết tin, nàng cấp tốc về thăm cha và để cứu sống cha, nàng đã hi sinh đôi mắt và 2 cánh tay của mình.Sau khi chết đi, Diệu Thiện đắc đạo và trở thành Bồ Tát.

Ý nghĩa của bàn thờ Phật bà Quan Âm

Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là đại diện của sự từ bi, nhân từ, cứu loài người trong nhân loại khỏi bể khổ. Ngài phù hộ cho con người được khỏe mạnh, tránh khỏi khổ đau, sống một đời hạnh phúc và bình an. Chính vì vậy, việc thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát khá phổ biến và được nhiều người coi trọng.

Ở Phật Quan Âm, ta luôn thấy hiện lên gương mặt bình thản, không bị muộn phiền cuộc sống làm lo âu. Bởi vậy, mà người thờ Phật Quan Âm thường có mong muốn có một cuộc sống bình an, tự tại, và sống lương thiện. Ngoài ra, Phật Bà Quan Âm còn mang đến may mắn và sức khỏe và hạnh phúc.

Việc thờ tượng Phật Bà Quan Âm cũng phần nào thể hiện được đức tính tốt đẹp của người Việt Nam. Đức tính luôn hướng đến cái thiện, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Cách đặt tượng Phật bà Quan Âm trong nhà theo phong thủy

Vị trí nên lựa chọn đặt tượng Phật bà Quan Âm trong nhà

Tượng Phật Quan Âm cần được đặt tại nơi cao ráo, yên tĩnh, thanh tịnh nhất của ngôi nhà có thể là Bàn thờ Phật bà Quan Âm treo tường hoặc bàn thờ đứng. Gia chủ nên chuẩn bị, sắp xếp không gian thờ cúng trang nghiêm, sạch sẽ trước khi thỉnh tượng Phật Quan Âm về nhà, Kích thước bàn thờ Phật bà quan âm cần được đo đạc chuẩn phong thủy. Tượng Phật thường được đặt ở giữa bàn thờ.

Kiêng kỵ trong cách đặt tượng phật bà quan âm trong nhà:

– Tuyệt đối không đặt tượng Quan Âm hướng về các vị trí: cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng ăn… hoặc quay mặt vào tường.

– Không đặt tượng Phật Quan Âm cùng các tượng Phật khác vì theo quan niệm, điều này là không tốt cho gia đạo.

– Đồ cúng Phật Bà Quan Âm: cúng bằng hoa quả, không cúng đồ mặn.

Hướng tốt đặt bàn thờ Phật bà Quan Âm theo mệnh của gia chủ

Hướng đặt bàn thờ Quan Âm Bồ Tát nên tránh hướng nhìn vào nơi tối tăm, u ám: nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ… Các gia chủ thật cẩn thận khi đặt bàn thờ Phật bà quan âm.

Mệnh Kim: hướng đặt bàn thờ Phật bà quan là hướng Tây tứ trạch và bao gồm: Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam.

Mệnh Mộc: Hướng đặt bàn thờ Phật trong nhà theo hướng Đông tứ trạch: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc.

Mệnh Thủy: hướng đặt bàn thờ Phật bà quan âm là hướng Đông tứ trạch và tuyệt đối không đặt theo các hướng xấu: Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc.

Mệnh Hỏa: hướng Đông, Nam, Bắc và Đông Nam và không chọn đặt bàn thờ Phật bà quan âm theo hướng: Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây.

Mệnh Thổ: hướng Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc và Tây.

Bàn thờ Phật Quan Âm gồm những gì và cách bày trí đúng nhất

Bàn thờ Quan Âm gồm những gì?

Với bàn thờ Quan Âm, những vật thờ cúng không thể thiếu là tượng hoặc tranh Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, lư hương, lọ hoa, hoa cúng Phật Quan Âm, nến, đèn. Trong ngày cúng đặc biệt thì cần chuẩn bị thêm hương, hoa tươi, lễ chay: oản, xôi chè… Những loại hoa bàn thờ Quan Âm là hoa huệ, hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa ngâu…

Cách thờ Phật bà Quan Âm và Cách bài trí bàn thờ Phật Quan âm

Cách bài trí bàn thờ mẹ Quan Âm tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Đặt bàn thờ ở vị trí cao nhất trong nhà, thường ở vị trí giữa nhà và chính giữa bàn thờ đặt tượng Phật bà quan âm.

Chỉ cần thờ một bát nhang trên bàn thờ.

Những vật phẩm thờ cúng sẽ được bài trí xung quanh bàn thờ để cân đối 2 bên.

Bày trí mâm bồng chính giữa bàn thờ, và sau đó đến kỷ chén thờ.

Những lưu ý khi bày trí bàn thờ Quan Âm

Điều tối kỵ cần lưu ý trước tiên chính là không nên đặt tượng quan âm cùng các tượng thần khác. Việc đặt tượng Quan Âm cùng với các tượng khác rất không tốt và không gặp may mắn. Đây là Phật đại diện cho sự thanh tịnh, đơn thuần. Đồ dùng của người nên đều là đồ chay. Chính vì vậy, đồ cúng của Ngài nên đơn giản như hoa quả, hoa tươi. Tuyệt đối không được cúng đồ mặn.

Về hướng đặt tượng Quan Âm cần lưu ý. Tránh việc quay tượng Quan Âm vào: nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, bàn ăn. Tại vì những hướng này không được thanh tịnh.

Vị trí hợp lý nhất để đặt bàn thờ chính là ở chính giữa nhà. Cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với Phật.

Nên lựa chọn tượng Phật Bà Quan Âm có kích thước phù hợp với bàn thờ để đảm bảo tính cân đối. Khi mua tượng Phật cũng nên lựa chọn kỹ, tránh mua phải Tượng không rõ nguồn gốc. Bàn thờ cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đồ thờ cúng phải luôn luôn đầy đủ.

Việc thờ cúng Phật Bà Quan Âm quan trọng nhất là thể hiện lòng thành kính. thật tâm của người thờ. Đặc biệt chú ý xem ngày tốt thờ mẹ Quan Âm trước khi thỉnh phật quan âm về thờ.

Tuyệt đối không sắm lễ mặn bởi Phật Quan Âm không sát sinh và cũng không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng.

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát

Bài khấn nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát

Việc khấn nguyện vào mỗi buổi sáng khi mới thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt là ngày cúng mẹ quan âm, bạn đọc có thể tham khảo bài khấn quan thế âm bồ tát sau:

“Con xin cung kính lễ lạy:

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Tam Thế Chư Phật, chư Bồ Tát,

Tam Bảo khắp mười phương.

Tam Bảo khắp mười phương.

Tam Bảo khắp mười phương.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát

Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát

Tri ân:

Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát. Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân (1 lạy).

Cầu an:

Con xin thành tâm thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.

Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (1 lạy).

Cầu siêu:

Con cũng thanh tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.

Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,

Những vong linh con đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ,

Cho những vong linh tên: …………

Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, và vì mọi lý do chưa được vãng sanh.

Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, cùng chư vị giúp đỡ để các vong linh được tiếp dẫn về nơi an lạc, siêu sanh Tịnh Độ (1 lạy)

Sám hối:

Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã lỡ gây tạo từ nhiều kiếp cho đến nay, những tội con đã gây tạo trong kiếp sống hiện tại.

Những tội con gây tạo do bởi vô tình hay cố ý, gây hại, sát hại đến nhân mạng, đến giới hữu tình hoặc vô tình, những tội do bởi Tham, Sân, Si, do bởi ngã mạn, vô minh che lấp.

Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, từ tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.

Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con (1 lạy).

Hồi Hướng/ Phát Nguyện:

Sám hối rồi, nay con xin nguyện tiếp tục tu học, tu hành, hướng tâm tu để thoát khỏi sanh tử luân hồi. Làm việc lợi mình lợi người.

Con xin hồi hướng, chia sẻ Công Đức đến cha mẹ, thân nhân (tên) …………. Đến chư Thiên, chư Thần, chư Thánh, chư Hộ Pháp và chư vị đã giúp đỡ cho con.

Đến những vong linh mà con đã lỡ gây hại, sát hại. Cùng tất cả các vong linh chưa được vãng sanh và pháp giới chúng sanh.

Con nguyện dâng lòng thành kính tri ân, quy y Tam Bảo. Cầu xin Chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ để con và chúng sanh đồng được duyên lành tu học thoát khỏi sanh tử luân hồi, trên tri ân chư Phật, dưới cứu độ chúng sanh. Chúng con đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc (3 lạy).

Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát tại nhà

Đối với những gia đình thờ quan âm bồ tát tại nhà văn khấn phật bà quan âm tại nhà:

“Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán thế Bồ Tát.

Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thủy từ chứng giám.

Tín chủ con là ………………

Ngụ tại ………………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin đước Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.

Được anh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đồng, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vương tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Những mẫu bàn thờ mẹ quan âm đẹp

Bàn Thờ Quan Âm Gồm Những Gì? Cách Bài Trí Bàn Thờ Quan Âm

Bạn là người theo phật? Bạn muốn đặt bàn thờ Quan Âm tại gia? Nhưng bạn không biết bàn thờ Quan Âm gồm những gì? Cách bày trí bàn thờ Quan Âm ra sao để đem lại vận may và an lành cho mình cùng gia đình?

Bàn thờ Quan Âm gồm những gì?

Đối với những gia đình nào đã một lòng hướng Phật và đặt biệt là Phật bà Quan Âm, thì khi thờ phật tại gia họ luôn luôn coi trọng đến cách bày trí trên bàn thờ, sao cho tôn nghiêm đúng đắn và hợp lý nhất. Và vấn đề rất nhiều người thắc mắc chính là: Trên bàn thờ Quan Âm gồm những gì? Những vật dụng không thể thiếu là gì?

Trên bàn thờ Quan Âm cũng giống như bàn thờ gian tiên vậy những vật dụng không thể thiếu chính là: lư hương, lọ hoa, nến, và đặc biệt là tượng phật Quan Âm.

Trong những ngày lễ đặc biệt của Phật cần chuẩn bị những vật lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè. Vì chính là Phật phổ độ chúng sinh ăn chay niệm phật không sát sinh nên không được sắm sửa các đồ lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng lên bàn thờ Phật.

Hoa dùng để dâng lên phật là những lại hoa như: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu đây là những loại hoa tượng trưng cho Phật đặc biệt là Hoa sen. không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Trước ngày dâng hương làm lễ Phật cần- chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: Ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện.

Cách bài trí bàn thờ Quan Âm đúng cách chuẩn phong thủy.

Có rất nhiều gia đình đặt bàn thờ Quan Âm cùng các tượng thần khác như Quan đế. Như vậy là điều không tốt, bởi những lý do sau:

Khi đặt bàn thờ Quan Âm cạnh những tượng thần khác thì rất khó khăn trong việc thờ cúng, Vì Phật Bà Quan Âm là người hướng thiện tâm thanh tịnh ăn chay không ăn đồ mặn vì thế nếu đặt bàn thờ Quan Âm cùng các tượng Thần khác sẽ không tốt khi cúng đồ mặn. Khi thờ Quan âm chỉ cần hoa tươi và hoa quả.

Không nên đặt bàn thờ Quan Âm trong phòng ngủ, nhà ăn, nhà vệ sinh bởi lễ Phật Quan Âm phải uy nghi nghiêm túc. Nếu nhà bạn có điều kiện nên để riêng một phòng yên tĩnh, thoáng đãng, trai tịnh để đặt bàn thờ quan âm.

Để thật nghiêm trang và hợp lý, thì vị trí đặt bàn thờ Quan Âm nên đặt tại giữa nhà, để có thể bày tỏ lòng thành kính của mình đối phới đức Phật từ bi.

Trên bàn thờ Quan Âm chỉ cần một pho tượng hoặc ảnh Quan Âm là đủ, thành tâm thành ý niệm cầu hằng ngày.

Không nên nghe lời kẻ xấu mua tượng Phật không rõ nguồn gốc, có mức giá cao.

Phải vệ sinh bàn thờ Quan Âm, lau chùi tượng Phật thường xuyên tránh để bụi bẩn, hoa quả vật cúng, nhang đèn phải luôn luôn đầy đủ.

Đặc biệt Bạn là người theo Phật chắc bạn cũng biết chỉ cần có lòng thành kính thì phật luôn ở quanh ta vì thế bạn nên phải thành tâm khi thỉnh và cũng báy để bày tỏ sự tôn kính đối với Phật Bà Quan Âm.

Địa chỉ: LÔ 2- BIỆT THỰ 2- VĂN QUÁN- HÀ ĐÔNG

Vị Trí Đặt Bàn Thờ Thần Tài Thổ Địa

-Việc bày trí bàn thờ ông địa và thần tài sao cho phù hợp với phong thủy để đem lại vận may cho chủ nhà hoặc chủ cơ sở kinh doanh là một vấn đề nhiều người quan tâm, tuy nhiên không phải ai cũng biết. Vậy Vị trí đặt bàn thờ thần tài và thổ địa làm sao cho phù hợp? Hôm nay chúng tôi sẽ tổng quan giới thiệu về một số quy tắc phải tuân thủ khi bố trí nơi đặt bàn thờ Thần tài, thổ địa nếu muốn được phù hộ về tài vận cũng như sức khỏe gia chủ.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Vị trí đặt bàn thờ thần tài thổ địa sao cho đúng phong thủy

-Với mỗi nhà, tùy theo cấu trúc của căn nhà mà chúng ta có thể tùy biến cắt đặt bàn thờ ông địa, hoặc bàn thờ ông thần tài vào đúng vị trí thích hợp, tuy nhiên tất cả phải tuân theo những quy tắc bắc buộc nếu muốn bàn thờ ông thần tài và ông thổ địa có thể phát huy tác dụng là phù hộ công việc làm ăn của gia chủ.

Những việc cần lưu ý khi đặt bàn thờ thần tài:

-Thần tài và thổ địa trong kinh doanh buôn bán rất quan trọng, do đó không được phép cẩu thả, bừa bãi trong việc bày trí, thờ cúng kèm theo những điều cấm kị phải luôn luôn nhớ.

– Không nên thờ bậy bạ các tượng lạ, tượng thỉnh không rõ nguồn gốc, và không được phép thay đổi tượng sẽ làm ảnh hưởng đến gia chủ.

– Không được phép đặt tượng thờ ông thần tài, ông thổ địa gần với nhà vệ sinh, chỗ đễ giày, để dép, gây ô uế chỗ thờ cúng linh thiên, sẽ khiến bàn thờ không thiên mà còn bị tội vạ oan uổng. – Lư hương và nước cúng phải luôn luôn được thay nước, dọn dẹp bụi bặm, không để bàn thờ thần tài thổ địa bị bẩn, quét dọn nhớ chú ý dùng những vật sạch sẽ.

-Đồ cúng không được phép dùng trước khi đặt lên bàn thờ, điều này là điều cấm kị, xúc phạp đến thần tài, thổ địa.

Vị trí đặt bàn thờ thần tài thổ địa :

– Với mỗi gia đình tùy theo phương hướng cũng nhưng vị trí các phòng mà việc đặt bàn thờ ông địa và ông thần tài cũng vì thế mà khác nhau. Nhưng nhìn chung hai vị thần này ưa sạch sẽ, sáng sủa cho nên vị trí bạn đặt bàn thờ cũng phải thực sự đáp ứng được những yêu cầu như trên, vị trí đặt cũng không được vướng đường đi lại. Hướng nhìn của bàn thờ thần tài và thổ đĩa phải hướng ra cữa, theo phong thủy thì ông thần tài sẽ đón lộc từ cổng và được giữ lại tại gia bởi ông địa.

Qua bài viết này mong rằng quý bạn đọc có một cái nhìn tổng thể về việc đặt ông thần tài và ông thổ địa sao cho phù hợp phong thủy và đem tài vận đến cho gia đình mình. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu mua sắp các vật dụng thờ cúng xin hãy liên hệ với chúng tôi.

Tượng Quan Công Đặt Ở Vị Trí Nào? Cách Thờ Quan Thánh Đế Quân

Tượng Quan Công – Quan Vũ – Quan Vân Trường:

Quan Vũ cũng được gọi là Quan Công, biểu tự Vân Trường hoặc Trường Sinh là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.

Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán theo cách nói của tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.

Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v… với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618).

Quan Công được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay). Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành.

Quan Vũ được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Ông trọng điều nghĩa, giữ chữ tín, là bầy tôi trung thành.

Dù được Tào Tháo hậu đãi nhưng ông không từ bỏ Lưu Bị; theo Lưu Bị nhiều năm phải trải qua gian lao khó nhọc nhưng ông vẫn một lòng không thay đổi. Ông cùng với Triệu Vân, Trương Phi là nhưng vị tướng theo sớm Lưu Bị nhất và trung thành nhất với Lưu Bị.

Việc thờ Quan Vũ ở Việt Nam có từ nhiều thế kỷ, từ Bắc đến Nam. Người Việt Nam thờ ông trong nhiều chùa, thờ chung với Phật. Người Việt gọi là Hán Thọ Đình Hầu, hay phổ biến là Quan Thánh Đế Quân. Trong dân gian tôn là thần Trung Nghĩa. Bàn thờ thường đặt trong điện Quan Đế.

Quan Vũ được dân gian tạc tượng và vẽ tranh rất nhiều, theo mô phỏng sự mô tả của Kinh Minh thánh: mày tằm hình chữ bát, mắt phượng sáng như sao, râu rồng rõ năm chòm, trán hùm thân lẫm liệt.

Cách Thờ Quan Thánh Đế Quân:

“Quan thánh Đế quân”, hay còn gọi là “Quan đế”, vốn là một trong “Hộ pháp tứ soái” của Đạo giáo. Tín ngưỡng Đạo giáo ngày nay chủ yếu thờ phụng Quan Công như một Thần Tài.

Người Hoa tin rằng, thờ Quan Thánh sẽ mang lại vận khí cho gia chủ, trừ tà ma và tránh được những điều không may mắn. Quan điểm người Việt trước đây theo Phật giáo thờ Quan Công nhằm tôn trọng đức tính trung hiền của ông, là tấm gương cho con cháu noi theo.

Ngày nay, tượng quan thánh được bày ở nhiều nơi với ý nghĩa trang trí và phong thủy, không chỉ để thờ cúng trong các đền miếu nữa.

Lứa tuổi để bày và thờ Quan Công là từ 25 tuổi trở lên và chỉ có nam mới được thờ.

Tượng Quan Công khảm tam khí:

Quan Thánh Đế hội tụ đầy đủ những chuẩn mực đạo đức phong kiến như: nhân, lễ, nghĩa, dũng, trí, tín nên thờ ông là thể hiện sự đề cao lòng trung thành, hiệp nghĩa, trừ gian, tức những ước mong tốt đẹp gửi gắm vào yếu tố tâm linh.

Người ta tin rằng tất cả năng lượng âm đều không thể vào nhà nếu có sự hiện hữu của Quan Công. Hai người anh em của ông (Lưu Bị và Trương Phi) cũng được xem là những hình ảnh may mắn.

Tượng Quan Công bằng đồng đỏ:

Theo quan niệm phong thủy, đặt tượng Quan Công nên dùng tượng đá phong thủy hoặc bằng đồng, bằng đồng dát vàng… để tăng sức mạnh năng lượng trừ tà. Tượng Quan Công có gương mặt càng hung dữ càng tốt.

Các mẫu tượng Quan Thánh thường dùng là tượng Quan Công đứng chống đao, Quan Công cưỡi ngựa vung đao, Quan Công ngồi đọc sách…

Tượng Quan Công bằng đồng dát vàng:

Tượng Quan Công đặt ở vị trí nào?

– Với những hướng nhà xấu ảnh hưởng tới gia chủ thì nên dùng tượng Quan Công trấn giữ ở cửa, quay mặt ra hướng chính diện của cửa lớn. Đối với những hướng nhà bị sao xấu chiếu tới cũng dùng tượng quan công để chế hóa.

– Với những người làm chức lớn hay có tầm quan trọng trong kinh doanh, chính trị hoặc các tổ chức sẽ thường xuyên gặp phải những người đố kị chơi xấu, thường xuyên dùng âm mưu thủ đoạn để hãm hại. Do đó người ta tin rằng các nhà lãnh tụ và doanh nhân khi đạt Quan Công sau lưng, tại nơi làm việc, họ sẽ luôn nhận đươc sự hỗ trợ mạnh mẽ để chống lại những thế lực đang làm ảnh hưởng đến họ.

Tượng Quan Công bằng đồng cát tút:

– Để Trấn hạch nên đặt ở chính giữa hướng nhìn thẳng ra cửa ra vào hoặc ở các vị trí Sát tinh chiếu như: hoạ hại, lục sát, ngũ quỷ, tuyệt mệnh…Trong trường hợp nhà hướng Chính Bắc, Tây Bắc, Chính Tây có thể bày ở trung tâm của căn nhà hoặc căn phòng.

– Để cầu tài, người Trung quốc thường thờ Quan Công với ý nghĩa ngài sẽ mang lại cho gia đình nhiều tài lộc, công việc làm ăn kinh doanh thuận lợi, dẹp trừ tiểu nhân.

– Cấm kị đặt tượng ở những nơi như phòng ngủ, phòng bếp hay nhà vệ sinh, những nơi không trang nghiêm, tĩnh tại phạm bất kính.

Tượng Quan Vân Trường cưỡi ngựa cầm đao:

Tượng Quan Công bằng đồng, nơi bán tượng Quan Vân Trường phong thủy

Tượng Quan Công được bày phòng khách, thư phòng, phòng làm việc vừa để trang trí, vừa để trấn trạch, xua tà khí, mang may mắn, cát khí, thể hiện uy quyền của gia chủ.

Tượng đồng Quan công đặc biệt thích hợp với những người làm ăn kinh doanh, người lãnh đạo, người làm việc trong ngành quân đội, công an…

Các mẫu tượng đồng Quan Công phổ biến như: tượng đồng quan công đứng chống đao, tượng đồng quan công cưỡi ngựa, tượng đồng quan công ngồi đọc sách, tượng đồng quan công múa võ, tượng đồng quan công đứng xách đao,….

Tượng đồng Quan Công có các kích cỡ phổ thông như 24cm, 30cm, 42cm, 48cm, 61cm, 69cm, 81cm, 89cm…. chuẩn theo cung đẹp thước lỗ ban phong thủy.

Tượng Quan Vân Trường bằng đồng cát tút cưỡi ngựa vung đao:

Tượng Quan Vân Trường bằng đồng thường được đúc bằng đồng thau, để nguyên màu đồng vàng hoặc hun giả cổ, đúc bằng đồng đỏ, đồng đỏ khảm tam khí, tượng Quan công cao cấp bằng đồng Cát tút (đồng vỏ đạn quân sự) hoặc dát vàng toàn bộ cực sang trọng và đẳng cấp, tăng thêm sức mạnh trong phong thủy.

Cơ sở đúc đồng Bảo Long chuyên đồ đồng cao cấp, các sản phẩm thờ cúng, đồ thờ bằng đồng, tranh đồng, tượng đồng, tượng phong thủy… đúc thủ công trực tiếp, chất lượng, bền đẹp, tinh xảo.

Chuyên đúc các sản phẩm tượng Quan Vân Trường bằng đồng các dáng khác nhau, khuôn mặt cương nghị, anh dũng, thần thái tự nhiên, có hồn, đường nét tỉ mỉ, tinh tế.

Tượng Quan Công ngồi đọc sách:

CÔNG TY TNHH ĐỒNG MỸ NGHỆ BẢO LONG

Xưởng sản xuất: Xóm 1 – Tống Xá – Ý Yên – Nam Định

Cửa hàng 1: Số 621 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

Cửa hàng 2: Lô 14-16, Số 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Cửa hàng 3: Số 65 Cộng Hòa, P 4, Q Tân Bình, TP Hồ Chí Minh