Top 3 # Vị Trí Xương Mâm Chày Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Vị Trí Và Chức Năng Của Xương Chày

Xương chày là xương lớn nằm ở trong xương mác và là xương cẳng chân duy nhất tiếp khớp với xương đùi.

Đầu gần là một khối xương to do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Trên mặt sau-dưới lồi cầu ngoài có mặt khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu được ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu, vùng này bao gồm lồi gian lồi cầu nằm giữa các diện gian lồi cầu trước và sau.

Thân xương gần có hình lăng trụ tam giác với ba mặt là mặt trong, mặt ngoài và mặt sau và ba bờ là bờ trước, bờ trong và bờ gian cốt. Thân xương có lồi củ chày nằm ở trước, dưới và giữa hai lồi cầu. Phần trên của mặt sau thân có một đường gờ chạy chếch xuống dưới và vào trong đường cơ dép.

Đầu xa nhỏ hơn đầu gần, có mặt khớp dưới hướng xuống dưới tiếp khớp với xương sên và khuyết mác hướng ra ngoài tiếp khớp với đầu dưới xương mác. Đầu dưới kéo dài xuống thành một mỏm ở trong xương sên tạo nên mắt cá trong

Xương chày giải phẫ u và xương mác liên kết với nhau như sau: Đầu trên hai xương nối với nhau bằng khớp chày – mác trên. Đây là một khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng, trong đó mặt khớp chỏm mác ở mặt trong chỏm mác tiếp khớp với mặt khớp mác của lồi cầu ngoài xương chày. Khớp này được giữ vững bởi các dây chằng chỏm mác sau và trước. Bờ gian cốt của hai thân xương được nối với nhau bằng màng gian cốt cẳng chân. Đầu dưới của hai xương liên kết với nhau bằng khớp sợi chày – mác. Mô sợi liên kết mặt trong mắt cá ngoài (đầu dưới xương mác) với khuyết mác của đầu dưới xương chày.

Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 nguồn mạch là : động mạch nuôi xương ( đi vào lỗ nuôi xương ở mặt sau chỗ nối 13 giữa và 1/3 trên xương chày), động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương có nguồn gốc từ các động mạch cơ. Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới giữa các hệ thống mạch thì ít có sự nối thông vì thế gãy xương chày rất khó liền xương.

Xương Chày: Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng

Cẳng chân là một trong những vùng chịu trọng lực nhiều nhất cơ thể. Để đảm nhận được chức năng đó, cẳng chân có cấu tạo rất chắc chắn về cơ, xương và khớp. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về xương chày – một trong hai xương cẳng chân.

1. Vị trí 

Xương chày nằm ở phía trước trong của cẳng chân và là xương có kích thước lớn. Nó có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của toàn bộ chi dưới. Xương này có nhiệm vụ điều hòa những hoạt động ở khớp gối và khớp cổ chân. Đồng thời, nó cũng chịu lực tì nén chính của cơ thể, cho phép di chuyển một cách linh hoạt.

Xương chày ở đầu trên tiếp khớp với xương đùi, bên dưới khớp với các xương cổ chân.

Xương chày của người Việt dài khoảng 33,6 cm, rất dẹt ngang. Ngoài ra, do thói quen ngồi xổm hay vắt chân, nó bị cong nhiều ra sau ở đầu trên.

Nếu đặt xương thẳng đứng:

Đầu nhỏ xuống dưới.

Mấu của đầu nhỏ vào trong.

Bờ sắc, rõ ra phía trước.

2. Cấu tạo của xương chày

Thân

Xương chày hơi cong hình chữ S, nửa trên hơi cong ra ngoài còn dưới hơi cong vào trong. Thân xương hình lăng trụ tam giác trên to, dưới nhỏ lại dần. Đến 1/3 dưới cẳng chân thì chuyển thành hình lăng trụ tròn. Vì vậy, đây là điểm yếu dễ bị gãy xương.

Các mặt

Mặt trong phẳng, nằm sát ngay dưới da.

Phía mặt ngoài lõm. Khi tới đầu dưới, mặt ngoài vòng ra trước thành mặt trước.

Mặt sau có đường cơ dép bám vào.

Các bờ

Bờ trước nằm ngay sát dưới da. Do đó, nó rất dễ bị chấn thương nếu va chạm mạnh.

Bờ gian cốt mỏng, đối diện với xương mác.

Bờ trong thường không rõ ràng lắm.

Đầu gần là một khối xương to do lồi cầu trong và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp khớp với một lồi cầu xương đùi. Trên mặt sau – dưới lồi cầu ngoài có mặt khớp mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu được ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu. Vùng này bao gồm lồi gian lồi cầu nằm giữa các diện gian lồi cầu trước và sau.

Thân xương có lồi củ chày nằm ở trước, dưới và giữa hai lồi cầu. Phần trên của mặt sau thân có một đường gờ chạy chếch xuống dưới và vào trong đường cơ dép.

Đầu xa nhỏ hơn đầu gần, có mặt khớp dưới hướng xuống dưới tiếp khớp với xương sên và khuyết mác hướng ra ngoài tiếp khớp với đầu dưới xương mác. Đầu dưới kéo dài xuống thành một mỏm ở trong xương sên tạo nên mắt cá trong.

Xương chày và xương mác liên kết với nhau như sau:

Đầu trên hai xương nối với nhau bằng khớp chày – mác trên. Đây là một khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng. Trong đó, mặt khớp chỏm mác mặt trong tiếp khớp với mặt khớp mác của lồi cầu ngoài xương chày. Khớp này được giữ vững bởi các dây chằng chỏm mác sau và trước.

Bờ gian cốt của hai thân xương được nối với nhau bằng màng gian cốt cẳng chân. Đầu dưới của hai xương liên kết với nhau bằng khớp sợi chày – mác. Mô sợi liên kết mặt trong mắt cá ngoài (đầu dưới xương mác) với khuyết mác của đầu dưới xương chày.

Tiếp khớp với xương đùi

Khớp mắt cá

Phần trong đầu dưới xương thấp tạo thành mắt cá trong, nằm ngay dưới da. Mặt ngoài mắt cá trong có diện khớp mắt cá tiếp xúc với diện mắt cá trong của ròng rọc xương sên. Diện khớp mắt cá thẳng góc với diện khớp dưới ở đầu xương chày. Diện khớp dưới tiếp khớp với diện trên của ròng rọc xương sên.

Mặt ngoài đầu dưới hình tam giác có khuyết mác. Đây là nơi xương chày tiếp xúc với đầu dưới xương mác.

Mạch máu

Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 nguồn mạch là :

Động mạch nuôi xương. Đi vào lỗ nuôi xương ở mặt sau chỗ nối 13 giữa và 1/3 trên xương chày.

Động mạch đầu hành xương và động mạch màng xương có nguồn gốc từ các động mạch cơ.

Mạch máu nuôi xương chày rất nghèo và càng về phía dưới thì ít có sự nối thông. Vì thế, gãy xương chày rất khó liền, nhất là đoạn dưới cẳng chân.

3. Chức năng của xương chày

Chịu lực trực tiếp từ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Cấu tạo đặc biệt của nó cùng các diện khớp giúp vị thế chân thẳng. Từ đó giúp tư thế và dáng đi của cơ thể thẳng.

Tạo nên khớp gối và khớp mắt cá giúp cơ thể hoạt động linh hoạt.

4. Gãy xương chày

Xương chày là một trong những vùng xương thường bị gãy nhất trong cơ thể. Tùy theo mức độ của chấn thương mà các triệu chứng của gãy xương chày có thể biểu hiện từ bầm tím đến đau dữ dội ở cẳng chân.

Phân loại gãy xương chày

Để phân loại và chẩn đoán loại chấn thương, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và đề nghị một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng gãy xương chày.

Gãy đầu trên xương chày

dây thần kinh

Vỡ hoặc gãy đầu trên xương chày thường là hậu quả của tai nạn té ngã từ trên cao hoặc tai nạn giao thông. Các mô mềm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vào thời điểm gãy xương. Đó có thể là các phần quan trọng như dây chằng, da, cơ,, mạch máu… Do vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá mọi dấu hiệu tổn thương mô mềm. Điều này ảnh hưởng nhiều tới kế hoạch xử lý phần gãy xương.

Gãy đầu dưới xương chày (Gãy pilon)

Gãy đầu dưới xương chày là một chấn thương nghiêm trọng với đường gãy đi vào diện khớp cổ chân. Loại gãy này thường xảy ra sau khi chân chịu lực va đập mạnh. Ví dụ như rơi từ độ cao xuống hoặc tai nạn giao thông.

Gãy đầu dưới xương chày thường gây sưng đau kèm theo sưng tấy lớn, đau đớn rõ rệt, gây sưng cổ chân và biến dạng cấu trúc cổ chân. Một số trường hợp gãy Pilon kèm theo các mảnh xương vỡ chồi qua da (gãy xương hở) thì cần điều trị nhanh chóng bằng phẫu thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân thường gặp nhất gây gãy xương chày là:

Do té ngã từ độ cao lớn hoặc rơi xuống bề mặt cứng. Thường xảy ra với người già, người đi không vững và các vận động viên.

Thực hiện các chuyển động xoắn như xoay vòng. Thường xảy ra do các môn thể thao như trượt băng, trượt tuyết, đối kháng.

Do va chạm mạnh. Nguyên nhân do tai nạn xe máy, ô tô có thể dẫn đến chấn thương gãy xương chày nghiêm trọng nhất.

tiểu đường tuýp 2

Tình trạng sức khỏe ở người bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến gãy xương chày. Ví dụ như bệnhvà bệnh lý về xương có từ trước như viêm xương khớp.

Dấu hiệu gãy xương chày

Các triệu chứng điển hình như:

Cảm giác đau dữ dội ở phần dưới cẳng chân.

Tê hoặc ngứa ran ở chân.

Bên chân bị thương không có khả năng chịu lực.

đầu gối

Bị biến dạng vùng bị thương (cẳng chân,, mắt cá chân, ống chân…).

Sưng tấy, bầm tím ở xung quanh vùng bị chấn thương.

Thấy xương chồi ra khỏi chỗ rách da (gãy xương hở).

Các vận động uốn cong và xung quanh đầu gối bị hạn chế.

Hạn chế các vận động uốn cong và xung quanh đầu gối.

Nếu nó bị đứt gãy thì xương mác cũng thường bị ảnh hưởng.

Các biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán gãy xương chày, bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng sức khỏe đồng thời quan sát các dấu hiệu điển hình như:

Các biến dạng, dị dạng dễ nhận thấy.

Tình trạng da (rách hay lành).

Mức độ xương nhô ra ngoài (nếu có).

Đánh giá độ sưng và bầm tím.

Cảm giác bất ổn, đau.

Đánh giá sức mạnh cơ bắp.

Thực hiện xét nghiệm X quang, chụp CT để xác nhận chẩn đoán gãy xương. Các xét nghiệm hình ảnh còn giúp khảo sát khớp gối, khớp mắt cá chân có bị ảnh hưởng bởi gãy xương chày hay không.

Các biện pháp điều trị

Trên thực tế, thời gian phục hồi gãy xương chày tùy thuộc vào mức độ gãy xương. Bộ phận này rất lâu lành, có thể cần từ 4 đến 6 tháng. Để điều trị gãy xương chày, có thể bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị nội khoa bao gồm:

Bó bột.

Cố định và hạn chế chức năng cơ chân nhưng vẫn cho phép một số cử động.

Vật lý trị liệu.

Tập luyện tại nhà.

Dùng nạng.

Trong một số trường hợp điều trị nội khoa không có tác dụng hoặc chấn thương quá phức tạp như gãy xương hở, gãy vụn hoặc xương chân yếu… bác sĩ có thể đề xuất bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Các kỹ thuật sau có thể được sử dụng để điều trị gãy xương chày:

Cố định xương chày bị gãy tại chỗ bằng ốc vít, thanh hoặc tấm thép.

Cố định bên ngoài, kết nối ốc vít hoặc các đinh chốt xương gãy bằng một thanh kim loại bên ngoài để giữ chân định vị.

Kết hợp vật lý trị liệu, tập luyện chức năng tại nhà và dùng thêm thuốc giảm đau.

Sống chung với thương tổn

Giai đoạn hồi phục bắt đầu ngay sau khi điều trị phẫu thuật hay không phẫu thuật. Trong giai đoạn này, bệnh nhân phải tuân theo những lời khuyên của bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Đây là điều đặc biệt quan trọng vì bệnh nhân cần phải hiểu rõ các hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật về việc chịu lực, vận động khớp gối và sử dụng những thiết bị cố định ngoài (băng bột hay nẹp cố định). Bác sĩ cũng sẽ trao đổi về những tác động có thể có trong sinh hoạt hằng ngày, cuộc sống, công việc, trách nhiệm với gia đình và các hoạt động giải trí.

Xương chày là xương lớn vùng cẳng chân chịu lực chủ yếu của cơ thể. Do áp lực lớn và gần sát da nên bộ phận này thường hay gặp chấn thương. Hiểu biết về cấu tạo, chức năng giúp chúng ta chủ động trong việc phòng chống và điều trị tổn thương xương chày cũng như khớp gối và cổ chân.

Bác sĩ Lương Sỹ Bắc

Phác Đồ Điều Trị Gãy Xương Vùng Mâm Chày

Gãy mâm chày là loại gãy xương phạm khớp.

Theo y vãn thế giới, gãy mâm chày chiếm khoảng 1 % các gãy xương và 8% các gãy xương ở người lớn. Có nhiều mức độ tổn thương khác nhau về sự di lệch và lún mặt khớp. Các nghiên cứu cho thấy đa số tổn thương mâm chày ngoài (55-70%), mâm chày trong 10-23%, tổn thương cả 2 mâm chày là 11 -31 %.

II. NGUYÊN NHÂN

Đa số các trường hợp bị tai nạn giao thông, đặc biệt ở nước ta bệnh nhân bị tai nạn khi đi xe gắn máy là chủ yếu. Gãy mâm chày có thể xảy ra khi bị va chạm trực tiếp, đầu gối đập xuống đường, hoặc gián tiếp do xe ngã đè lên chân hoặc té xe trong tư thế gối bị vặn xoắn hoặc đè ép từ phía bên.

Ngoài ra các nguyên nhân khác như tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, chấn thương thể thao, té cao cũng có thể đưa đến gãy mâm chày.

III. CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG

Các trường hợp gãy mâm chày xảy ra trong nhiều hướng của lực valgus hay varus kết hợp với lực tải trục.

Hướng và sự khuyếch đại của lực phát sinh, tuổi bệnh nhân, chất lương xương, và độ gấp gối lúc va chạm xác định kích thước mảnh gãy, vị trí gãy và sự di lệch: Người trẻ với xương chắc khỏe sẽ gặp các gãy tách điển hình và có tỉ lệ cao liên kết với các tổn thương dây chằng.

Người già với sự giảm độ chắc khỏe của xương sẽ gặp các gãy lún và tách và có tỉ lệ chấn thương dây chằng thấp

IV. CHẨN ĐOÁN

1. LÂM SÀNG

Khi tiếp xúc với bệnh nhân bị chấn thương vùng gối cần hỏi kỳ nguyên nhân và cơ chế chấn thương để có thể xác định tổn thương có thể có ở bệnh nhân cũng như mức độ nặng của thương tổn xương và mô mềm.

Bệnh nhân bị gãy mâm chày có thể có các triệu chứng ở các mức độ khác nhau, bao gồm đau vùng gối, sưng nề, không tì chân được, hoặc không thể vận động được.

Khám các biến dạng của xương khớp để xác định gãy xương.

Khám tình trạng da, tình trạng vết thương để xác định gãy kín hay gãy hở.

Khám tình trạng mạch máu và thần kinh của chi để xác định các biến chứng về mạch máu và thần kinh, bao gồm tổn thương thần kinh mác chung (thần kinh hông khoeo ngoài), tổn thương động tĩnh mạch vùng khoeo.

Đánh giá mức độ sưng nề của chi, khả năng vận động của cổ chân, bàn chân và các ngón chân để phát hiện sớm nguy cơ chèn ép khoang và kịp thòi xử trí khi có biến chứng chèn ép khoang thực sự. Trong trường hợp bệnh nhân bị chấn thương nặng, đặc biệt là gãy mâm chày trong di lệch, gãy cả 2 mâm chày, gãy mâm chày kèm gãy thân xương di lệch, nên thực hiện đo áp lực khoang cẳng chân để phát hiện biến chứng chèn ép khoang.

Các thương tổn kèm theo trong khớp như tổn thương sụn chêm, các dây chằng bên, các dây chằng chéo khó có thể được chẩn đoán khi bệnh nhân mới gãy xương. Các thương tổn này chỉ có thể xác định sau khi đã kết hợp xương, trong quá trình theo dõi, thăm khám hậu phẫu hoặc có sự hỗ trợ của hình ảnh cộng hưởng từ.

2. Cận lâm sàng

Xquang thường qui:

Khi xác định bệnh nhân bị gãy mâm chày cần chụp đủ xquang khớp gối 2 bình diện mặt và bên. Hình ảnh xquang này giúp chẩn đoán được gãy mâm chày nhưng không thể cung cấp đẩy đủ chi tiết về các đường gãy, mức độ di lệch, đặc biệt là mức độ lún của các mâm chày. Xquang khớp gối ở bình diện chếch trong và ngoài 45 độ sẽ giúp đánh giá cụ thể hơn các chi tiết của mâm chày bị gãy.

Đây là phương tiện giúp chẩn đoán thương tổn của gãy mâm chày khá chi tiết và rất hữu hiệu trong việc quyết định phương pháp điều trị. Tuy có chi phí thực hiện còn cao nhưng CT scan vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Hình ảnh CT scan cho thấy rõ các đường gãy, sự di lệch của các mảnh gãy, mức độ lún của các mặt khớp mâm chày, từ đó có thể xác định được mức độ thiếu xương ở mâm chày sau khi nâng mặt khớp bị lún. Hình ảnh tái tạo 3 chiều của CT scan giúp phẫu thuật viên chẩn đoán xác định, chính xác mức độ tổn thương mâm chày và chuẩn bị trước kế hoạch phẫu thuật, phục hồi tối đa được mặt khớp cũng như nắn được tốt các di lệch.

Cộng hưởng từ:

So với CT scan thì hình ảnh cộng hưởng từ cũng giúp chẩn đoán xác định, đánh giá chi tiêt gãy mâm chày với hiệu quả tương đương. Ngoài ra hình ảnh cộng hưởng từ còn có thê giúp chân đoán các thương tôn mô mêm trong khớp như là thương tôn dây chăng bên trong hoặc dây chăng chéo trước có thê gặp trong gãy mâm chày nạoài, gãy mâm chày trong thì thường kèm theo rách dây chăng bên ngoài hoặc tôn thương các dây chăng chéo.

Siêu âm mạch máu:

Như đã nói ở trên, phương tiện chẩn đoán này giúp xác định một thương tổn kèm theo rất quan trọng của gãy mâm chày, đó là tổn thương động mạch khoeo.

V. PHÂN LOẠI

1. Phân loại theo A.O

Bảng phân loại của hội AO: chi tiết cho các loại gãy xương đầu trên xương chày, bao gôm gãy trong khớp, ngoài khớp, một mâm chày, 2 mâm chày, gãy đơn giản hoặc phức tạp.

Trong đó:

o Loại A là gãy ngoài khớp

o Loại B là gãy 1 mâm chày

o Loại C là gãy cả 2 mâm chày Bảng phân loại gãy đầu trên xương chày của AO

Mỗi loại được phân thành 3 nhóm, mỗi nhóm được phân thành 3 nhóm nhỏ chi tiết. Vì thế bảng phân loại của AO bao quát cho tất cả các dạng gãy của mâm chày, rất tốt cho mục đích nghiên cứu nhưng thực sự cũng khó nhớ và khó áp dụng trên thực tế lâm sàng.

2. Phân loại theo Schatzker

Bảng phân loại của tác giả Schatzker: được đưa ra năm 1979, đến nay vẫn được nhiều tác giả ừên thế giới sử dụng phổ biến.

Bảng phân loại này gồm 6 loại xếp theo thứ tự nặng dần, tăng dần theo mức độ khó khăn cho điều trị và tiên lượng cũng nặng hơn theo từng mức độ.

Đặc điểm của từng loại gãy như sau:

o Loại I: Gãy tách dọc mâm chày ngoài,

o Loại II: Gãy tách dọc kết hợp lún mâm chày ngoài,

o Loại III: Gãy lún ở trưng tâm của mâm chày ngoài,

o Loại IV: Gãy mâm chày trong (IV-A=gãy tách; IV-B=gãy lún),

o Loại V: Gãy 2 mâm chày.

o Loại VI: Gãy mâm chày có mất sự liền lạc giữa thân xương và hành xương.

1. Mục tiêu điều trị

o Phục hồi mặt khớp,

o Phục hồi trục đùi cẳng chân

o Bảo tồn hệ thống gấp-duỗi và giữ vững khớp gối.

o Phục hồi chức năng vận động,

o Giảm nguy cơ thoái hóa khớp sau chấn thương.

2. Điều trị bảo tồn

o Gãy không di lệch,

o Gãy mâm chày ngoài di lệch ít <5mm.

2.2. Ưu khuyết điểm của các phương pháp điều trị bảo tần: Các phương pháp điều trị bảo tồn gãy mâm chày gồm: (1) Bất động bằng bột, (2) kéo liên tục và vận động sớm, (3) bó bột chức năng.

a. Phương pháp bất động bằng bột: Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, Bohler đã điều trị gãy mâm chày bằng bó bột. Trong đó gãy 2 mâm chày được xuyên định xương gót kéo nắn bó bột và kéo liên tục qua bột khoảng 6-7 tuần, sau đó bó bột để tập đi thêm 3-4 tuần nữa rồi bó bột.

Ưu điểm của phương pháp này là không có nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời tổn thương dây chằng kèm theo có thể lành nhờ sự bất động này. Nhưng khuyết điểm cũng nhiều: Thời gian phục hồi chức năng dài và khó đạt được chức năng tốt. Tổn thương mặt sụn khớp khi bất động như vậy sẽ gây dính khớp làm khó khăn cho việc phục hồi chức năng gấp – duỗi gối.

b. Kéo liên tục và vận động sớm: Phương pháp này cũng đạt được những kết quả khả quan.

Phương pháp điều trị kéo liên tục có tác dụng nắn xương, giữ được kết quả nắn và giữ đứng trục, đồng thời cho phép bệnh nhân vận động chủ động và thụ động dễ dàng khớp gối. Vận động lập đi lập lại của khớp gối có tác dụng nắn lại cấp kênh mặt khớp và tránh được cứng khớp.

Khuyết điểm của phương pháp này là có thể nhiễm trùng chân định và thời gian nằm viện lâu. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân không phải mất 1 thời gian dài để phục hồi chức năng như trong bó bột, và cũng không phải nhập viện lần thứ 2 để mổ lấy dụng cụ ra như trong phương pháp mổ kết hợp xương bên trong.

c. Bó bột chức năng:

Bột chức năng cũng được nhiều người dùng trong điều trị gãy mâm chày. Sarmiento là người có nhiều kinh nghiệm điều trị bằng bột chức năng cũng áp dụng phương pháp này để điều trị gãy đầu trên xương chày.

3. Điều trị phẫu thuật:

3.1. Chỉ định phẫu thuật:

a. Chỉ định tuyệt đối:

o Gãy hở.

o Có biến chứng chèn ép khoang,

o Có tổn thương mạch máu.

b. Chỉ định tương đối:

o Gãy mâm chày ngoài làm mất vững khớp gối.

o Gãy mâm chày trong có di lệch,

o Gãy 2 mâm chày di lệch.

3.2. Thòi điểm phẫu thuật:

Những trường hợp gãy kín: Có thể xếp lịch mổ chương trình, thời gian chuẩn bị tiền phẫu từ 3-5 ngày. Trong thời gian chờ mổ, chân gãy được bất động bằng nẹp bột hoặc kéo tạ qua xuyên định xương gót.

Trường hợp gãy hở: Chân gãy được cắt lọc cấp cứu, bất động tạm, sau đó mổ chương trình ữong vòng 1 tuần. Neu có đầy đủ phương tiện, dụng cụ trong cấp cứu, có thể mổ cắt lọc và đặt bất động ngoài cùng lúc, đối với các trường hợp gãy hở.

3.3. Những dụng cụ chủ yếu:

Khung Ilizarov hoặc có thể dùng khung tự chế theo kiểu Ilizarov: Khung có 4 vòng và 3 thanh dọc. Vòng thứ 1 gàn khớp gối được cắt bỏ 1/3 sau, tạo điều kiện cho BN gấp gối được nhiều hơn (xem ảnh bên).

Kim Kirschner 1,6-1,8 mm, dụng cụ căng kim Kirschner.

Vis xốp 6,5 mm dùng để liên kết các mảnh xương lớn lại với nhau.

Nẹp nâng đỡ, nẹp chống trượt…

3.4. Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị gãy mâm chày:

Yêu cầu điều trị phẫu thuật là phải cố định đủ vững để vận động sớm và kỹ thuật mổ phải ít tổn thương mô mềm.

Phương pháp điều trị phẫu thuật cho từng loại gãy mâm chày theo phân loại của Schartzker:

Schartzker I: Trong lịch sử điều trị, loại này được mổ nắn và cố định bên trong. Những trường hợp gãy di lệch thường có rách ở ngoại vi sụn chêm ngoài và đôi khi kẹt sụn chêm giữa khe gãy. Vì tần suất tổn thương nhiều trong loại gãy này, nên 1 số người sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) trước mổ để xác định, hoặc sử dụng nội soi khớp gối. Neu có rách ngoại vi sụn chêm hoặc kẹt sụn chêm vào khe gãy thì mổ nắn kết hợp xương, đồng thời phục hồi sụn chêm.

Nếu sụn chêm còn nguyên vẹn thì thường nắn kín và kiểm tra qua nội soi, hoặc màn tăng sáng và cố định bằng xuyên 2-3 vis xốp qua da, không cần đặt nẹp vis hoặc ghép xương. Nếu nắn kín không được thì mở nắn.

Schartzker III: Nếu lún mặt khớp nhiều hoặc mất vững khớp gối thì phải mổ nâng mặt khớp, ghép xương và đặt 1 nẹp nâng đỡ ở vỏ xương bên ngoài.

Schartzker IV: Loại gãy này có khuynh hướng làm cho cẳng chân vẹo trong, điều trị bằng mổ nắn, cố định xương bằng vis xốp và nẹp nâng đỡ phía bên trong.

Schartzker V: Cả 2 mâm chày có thể được cố định bằng nẹp nâng đỡ và vis xốp. Thường thì bên mâm chày di lệch nhiều hơn và nát hơn được cố định bằng nẹp nâng đỡ, bên còn lại được cố định bằng vis xốp hoặc có thể cố định bằng 1 nẹp chống trượt nhỏ để giảm thiểu tổn thương mô mềm.

Schartzker VI: Hầu hết phải điều trị bằng nẹp nâng đỡ và vis xốp, cố định ngoài cũng được dùng cho loại gãy này.

Nhìn chung phương pháp điều trị áp dụng cho các loại Schartzker I, II, III, IV tương đối rõ ràng và đã đạt được kết tốt.

Loại Schartzker V, VI thì khó khăn hơn nhiều, do xương gãy phức tạp và tổn thương mô mềm lan rộng. Vì vậy các phương pháp điều trị bảo tồn vói kéo liên tục hoặc bó bột thường không đủ giữ mặt khớp và sự thẳng trục. Nhằm đạt được yêu cầu của phẫu thuật là phải cố định đủ vững để vận động sớm và kỹ thuật mổ phải ít tổn thương mô mềm, các phương pháp phẫu thuật với các phương tiện cố định xương khác nhau đã được nghiên cứu, bao gồm: (1) kết hợp xương kinh điển bằng 2 nẹp, (2) một nẹp nâng đỡ và một nẹp nhỏ chống trượt, (3) một nẹp và cố định ngoài một bên, (4) kết hợp xương tối thiểu bên trong kèm với cố định ngoài.

a. Phương pháp mở nắn kết hợp xương bên trong vói 2 nẹp vis:

Đây là phương pháp kinh điển, có ưu điểm là nhìn thấy trực tiếp các mảnh gãy nên kết quả nắn là tốt nhất, phục hồi đúng hình dạng giải phẫu và xương gãy được cố định vững chắc bởi 2 nẹp nâng đỡ.

Khuyết điểm là cần phải bộc lộ rộng, nên làm tổn thương mô mềm nhiều hơn, làm mất mạch máu nuôi các mảnh xương gãy và tăng tì lệ nhiễm trùng vết mổ, lộ nẹp vis.

Những trường hợp xương gãy nát vẫn không cố định vững chắc được các mảnh gãy thì cần tăng cường bằng bất động khớp gối sau mổ.

Để giảm tỉ lệ biến chứng trong loại gãy mâm chày phức tạp này, những cải tiến đã được thực hiện. Vì nhiễm trùng, lộ nẹp thường xãy ra ở mâm chày trong nên nẹp nâng đỡ thứ 2 phía trong được thay bằng 1 khung cố định ngoài 2 định răng hoặc 1 nẹp nhỏ chống trượt (hình trên).

b. Kết hợp xưng với 1 nẹp nâng đỡ và cố định ngoài 1 bên:

Phương pháp này có ưu điểm là giảm được sang chấn mô mềm ở mâm chày trong, tránh được nguy cơ lộ nẹp vis. Khung cố định ngoài ở đây có tác dụng chống di lệch thứ phát của mâm chày trong. Khung chỉ được giữ ữong khoảng 6-10 tuần.

Phương pháp này có khuyết điểm là chỉ dùng được khi mâm chày trong còn tương đối nguyên vẹn. định răng dùng trong cố định ngoài này có đường kính lớn (5mm). khi mâm chày trong gãy nhiều mảnh thì việc đặt định răng vào đây hoàn toàn không có lợi vì không cố định mảnh xương gãy được bao nhiêu mà lại thêm nguy cơ nhiễm trùng chân định, dễ dẫn đến nhiễm trùng ổ gãy.

c. Kết hợp xương tối thiểu bên trong kèm cổ định ngoài:

Ưu điểm của phương pháp này là giảm được tổn thương mô mềm do phẫu thuật. Đa số trường hợp nắn sửa được mặt khớp với phương pháp nắn kín, những trường hợp không nắn được phải mở tối thiểu để nắn. Ket hợp xương tối thiểu bằng vis xốp để liên kết các mảnh gãy thấu khớp. Khung cố định ngoài được dùng để giữ mặt khớp đã nắn chỉnh và sự thẳng trục của xương chày, đồng thời cho phép vận động gối sớm. Vì ít làm tổn thương mô mềm nên giảm biến chứng nhiễm trùng. Không phải bộc lộ rộng ổ gãy nhưng đạt được yêu cầu cố định xương gãy vững, bệnh nhân có thể tập vận động sớm góp phần phục hồi chức năng tốt mặc dù phục hồi giải phẫu không tốt bằng phương pháp mở nắn. Khuyết điểm của cố định ngoài là cồng kềnh và biến chứng nhiễm trùng chân định cố định ngoài.

Cố định ngoài Ilizarov và các khung cố định ngoài kiểu vòng cải tiến từ khung Ilizarov (gọi là khung cố định ngoài Hybrid) được dùng nhiều trong điều trị gãy phức tạp mâm chày vì những ưu điểm nổi bậc của chúng trong các gãy xương gàn khớp.

Khung Ilizarov thuộc nhóm khung cố định ngoài theo 3 bình diện trong không gian, có tác dụng nén ép kéo xa. Khác biệt với các khung cùng nhóm là dùng các kim đường kính nhỏ kiểu kim Kirschner để xuyên qua xương, nên khung cố định ít cứng nhắc hơn, tạo được sự cố định đàn hồi mong muốn. Đó là tính độc đáo cơ bản nhất của khung Ilizarov. Khung kiểu Ilizarov hoàn toàn đủ vững chắc để bệnh nhân có thể hoạt động cơ năng sớm. Các nghiên cứu cơ-sinh học của Ilizarov cho thấy khung chịu 2/3 trọng lực cơ thể, còn vùng gãy xương chỉ chịu 1/3 còn lại. Cho bệnh nhân hoạt động cơ năng sớm là 1 trong những yêu cầu của khung Ilizarov và cũng là ưu điểm nổi bậc. Do dừng kim nhỏ xuyên qua xương nên ít gây tổn thương mô mềm và nhất là nhất là giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng.

Một trong những biến chứng của cố định ngoài là nhiễm trùng chân định. Đối với khung Ilizarov, chân định nhiễm trùng thường nhẹ và có thể điều trị bằng kháng sinh uống. Tuy nhiên, viêm khớp nhiễm trùng thứ phát từ định và kim Kirschner quanh khớp đã được ghi nhận.

Kết hợp xương tối thiểu và cố định ngoài 1 bên dưới khớp gối cũng là 1 kỹ thuật đã được dùng điều trị gãy mâm chày phức tạp. Tuy nhiên cố định ngoài 1 bên không đạt được cố định chắc chắn bằng cố định ngoài kiểu vòng trong trường hợp hành xương gãy nát.

4. Chăm sóc hậu phẫu và phục hồi chức năng:

Kháng sinh sau mổ: Dùng kháng sinh chích, đối với gãy kín là Cephalosporins thế hệ II hoặc III trong 3 ngày, gãy hở thì dùng Cephalosporins kết hợp Aminoglycosides trong 5-7 ngày.

Săn sóc chân định cố định ngoài: Chân định được rửa bằng nước muối sinh lý và quấn gạc tẩm dung dịch betadin trong suốt thòi gian mang khung Ilizarov.

Những ngày đầu sau mổ, kê cao chân gãy cho đến khi bớt phù nề.

Từ ngày thứ 2 sau mổ, cho ệnh nhân tập gập-duỗi gối thụ động và chủ động có trợ giúp 1 phần không gây đau, giúp tăng dần biên độ gập-duỗi gối nhưng không cố đạt được biên độ vận động lớn trong những tuần đầu.

Vật lý trị liệu phòng ngừa co rút gân gót và co rút các cơ gấp gối: Dùng băng thun quấn từ nữa trước bàn chân đến khung Ilizarov, giúp bàn chân ở tư thế vuông góc trong thời gian đầu cho đến khi bệnh nhân tập tì chống ừên chân gãy.

Tập gấp-duồi cổ chân, gấp gối, tập cơ tứ đầu, tránh tư thế gấp gối và gấp cổ chân trong lúc ngủ.

Từ tuần thứ 6 sau mổ, bắt đầu tì đè lên chân gãy lực tăng dần. Chỉ nên tì đè hoàn toàn sau mổ khoảng 12 tuần, tùy theo mức độ gãy nát của mâm chày.

5. Các thời điểm tái khám:

Tái khám lần đầu tiên vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4 sau mổ. Sau đó các lần tái khám cách nhau khoảng 2-4 tuần cho đến khi tháo cố định ngoài. Những bệnh nhân có biến chứng như nhiễm trùng chân định, co rút gân gót hoặc gấp-duỗi gối kém, khó khăn khi đi với nạng thì tái khám mỗi 2 tuần cho đến khi hết những vấn đề này. Neu không có những vấn đề trên thì cho tái khám mỗi 4 tuần. Sau khi tháo cố định ngoài thì tái khám thưa dần tùy tình trạng bệnh nhân.

6. Thời điểm tháo cố định ngoài:

Khi bệnh nhân đi được không cần nạng, không còn cử động bất thường tại ổ gãy và có dấu hiệu liền xương trên x-quang thì tháo khung Ilizarov. Trước khi tháo, nới lỏng tất cả các ốc cố định vòng vào thanh, tìm cử động bất thường tại ổ gãy và cho bệnh nhân đi không nạng để kiểm tra. Thời điểm liền xương chính là thời điểm tháo cố định ngoài.

7. Các biến chứng:

Các biến chứng trong lúc mổ: Tổn thương thần kinh, mạch máu do thao tác nắn xương và đặt cố định ngoài.

Các biến chứng trong quá trình theo dõi: Nhiễm trùng chân định, nhiễm trùng vết mổ, co rút gân gót, rối loạn dinh dưỡng, di lệch thứ phát, cal lệch xấu.

8. Kết quả x-quang:

Kết quả phục hồi giải phẫu mâm chày được ghi nhận qua hình ảnh x-quang kiểm tra sau mổ và trong các lần tái khám. Tái khám sau khi tháo cố định ngoài, X-quang khớp gối được chụp ở tư thế đứng, chụp cả 2 khớp gối trên bình diện thẳng để đánh giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Eric M.Berson, MD, Walter W.Vữkus, MD High Energy Tibial Plateau Fractures, Joumal of the American Academy of 0 6- p. 20-31. and al Am 2002; 84:1541-1551–UP lOrthopaedic Surgeons. Vol. 14n 1 -Jan.2002

2. The J.B.J.S – Vol. 88A n 12 -Dec. 2006 Open reduction and Intemal íĩxation vs a Circular íĩxator for tibial plateau c level 1) íractures

3. Thomas A. Russell, Ross K. Leighton and on behalí of the Alpha B SM f Autogenous bone gratì Tibial Plateau Fracture Study Group. Comparison Endothermic Calcium Phosphat Cement for Defect Augmentatìon in Tibi Plateau ữactures. A multìcarter, prospective, rondomized study J.B.J.S Am .2008-.90:2057-2061

4. Dennis chúng tôi and J. Lawrence Narsh. J.B. J.s .n.25.2001



Xương Chày Trong Tiếng Tiếng Anh

Xương chày có vết nứt, khoảng 5 inch dưới đầu gối. Hmm.

A fractured tibia about five inches below the patella.

OpenSubtitles2018.v3

Xương mác và xương chày của chân phải từ cùng một người.

Fibula and tibia of the right leg are from the same person.

OpenSubtitles2018.v3

Tôi sẽ phải cắt dây chằng phía dưới xương bánh chè, cắt phía trên xương chày.

I’ll have to sever the ligaments below the kneecap, cut above the tibia.

OpenSubtitles2018.v3

Bệnh Osgood-Schlatter là bệnh viêm ( đau và sưng ) xương , sụn , và/hoặc gân trên đỉnh xương chày .

Osgood-Schlatter disease is an inflammation ( pain and swelling ) of the bone , cartilage , and/or tendon at the top of the shinbone .

EVBNews

Chỉ vết gãy ở sau xương chày – ống chân là ở mức nặng.

Only the fracture of the rear left tib-fib is at bumper level.

OpenSubtitles2018.v3

Lớn hơn so với xương chày của Argentinosaurus tới 29%, khi xương chày loài này chỉ có 1,55 m (5,08 ft).

This is 29 percent larger than the tibia of Argentinosaurus, which is only 1.55 m (5.1 ft) long.

WikiMatrix

Theo các mô tả đã được công bố, xương ống chân (xương chày) của Bruhathkayosaurus là 2 m (6,6 ft) dài.

According to the published description, the shin bone (tibia) of Bruhathkayosaurus was 2 m (6.6 ft) long.

WikiMatrix

Các xương chính của vùng mắt cá chân là talus (ở bàn chân), và xương chày (tibia) và fibula (ở chân).

The main bones of the ankle region are the talus (in the foot), and the tibia and fibula (in the leg).

WikiMatrix

Nó được đặt tên bởi Joseph Leidy năm 1865 dựa trên hai xương chày tìm thấy tại thành hệ Navesink của New Jersey.

It was named by Joseph Leidy in 1865 for two tibiae found in the Navesink Formation of New Jersey.

WikiMatrix

Năm 2016, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất thành công DNA từ xương chày của hai người bị chôn trong Động Tháp Thepetra.

In 2016, researchers successfully extracted the DNA from the tibia of two individuals buried in Theopetra Cave.

WikiMatrix

Trật khớp đầu gối là chấn thương đầu gối, trong đó có sự gián đoạn hoàn toàn khớp xương giữa xương chày và xương đùi.

A knee dislocation is a knee injury in which there is a complete disruption of the joint between the tibia and the femur.

WikiMatrix

Chuỗi vật mẫu đồng kiểu của “Vorombe titan” bao gồm xương đùi (NHMUK A439) và xương chày (NHMUK A437) được tìm thấy tại thị trấn Itampolo (Itampulu Vé), Madagascar.

The syntype series of Vorombe titan includes a femur (NHMUK A439) and tibiotarsus (NHMUK A437) found in Itampolo (Itampulu Vé), Madagascar.

WikiMatrix

Các xương chày và xương mác của hóa thạch AHS đã được khai quật từ Member I, cùng một lớp mà từ đó các di cốt Omo khác được tìm thấy.

The AHS fossil’s tibia and fibula were unearthed from Member I, the same layer from which the other Omo remains derive.

WikiMatrix

Các con non và các con trưởng thành nhỏ, ví dụ như các loài tyrannosauroids cơ bản hơn, có xương chày dài hơn xương đùi, một đặc tính của khủng long chạy nhanh như ornithomimids.

Juveniles and even some smaller adults, like more basal tyrannosauroids, had longer tibiae than femora, a characteristic of fast-running dinosaurs like ornithomimids.

WikiMatrix

Trong một mẫu, các tỷ số đồng vị trong xương từ nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể chỉ ra sự chênh lệch nhiệt độ không quá 4 đến 5 °C (7 đến 9 °F) giữa đốt sống của thân và xương chày của chân dưới.

In one specimen, the isotope ratios in bones from different parts of the body indicated a temperature difference of no more than 4 to 5 °C (7 to 9 °F) between the vertebrae of the torso and the tibia of the lower leg.

WikiMatrix

Chi Bruchus được xác định rõ bởi một số ký tự, chẳng hạn như hình dạng của pronotum, một sự sắp xếp các gai hoặc các tấm trên xương chày của giữa Chân khớp chân của nam giới, và hình thái độc đáo của nam genitalia.

The genus Bruchus is well-defined by a number of characters, such as the shape of the pronotum, an arrangement of spines or plates on the tibia of the middle leg of the male, and the unique morphology of the male genitalia.

WikiMatrix

Stéphane Grichting và Rémo Meyer bị loại khỏi đội hình chính thức, trong khi Marco Streller bị vỡ xương chày và mác trái và Léonard Thurre rách cơ đùi trong lúc tập luyện; họ được thay bởi tiền đạo trẻ 18 tuổi của PSV Eindhoven Johan Vonlanthen.

Stéphane Grichting and Rémo Meyer were both cut from the final squad, while Marco Streller broke his left tibia and fibula and Léonard Thurre tore a calf muscle in training; they were replaced in the final 23-man squad by 18-year-old PSV Eindhoven forward Johan Vonlanthen.

WikiMatrix

Vào năm 2000 và 2006, các nhà cổ sinh vật học do Octávio Mateus đứng đầu đã mô tả một kết quả từ Thành hệ Lourinhã ở miền Trung Tây Bồ Đào Nha (ML 352) là một mẫu vật Ceratosaurus mới, bao gồm một xương đùi phải (xương hông trên), xương chày bên trái, và một số răng bị cô lập phục hồi từ các vách đá của bãi biển Valmitão, giữa các đô thị Lourinhã và Torres Vedras.

In 2000 and 2006, paleontologists led by Octávio Mateus described a find from the Lourinhã Formation in central-west Portugal (ML 352) as a new specimen of Ceratosaurus, consisting of a right femur (upper thigh bone), a left tibia (shin bone), and several isolated teeth recovered from the cliffs of Valmitão beach, between the municipalities Lourinhã and Torres Vedras.

WikiMatrix

Chúng tôi không thể chữa xương, thì không còn bóng chày, không còn thở không còn hoạt động não nữa.

We can’t fix the bones, no more baseball, no more breathing, no more brain function.

OpenSubtitles2018.v3