Top 7 # Vỡ Mâm Chày Có Nguy Hiểm Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Gai Mâm Chày Khớp Gối Có Nguy Hiểm Không? Có Chữa Được Không?

1. Nguyên nhân gai mâm chày khớp gối

Nguyên nhân gây gai mâm chày khớp gối là do sự thoái hóa theo thời gian ở những người lớn tuổi. Hoặc do cơ thể gặp phải những loại chấn thương khiến cho xương bánh chè bị vỡ, bề mặt mâm chày xuất hiện những tổn thương.

Khi bị tổn thương ở mâm chày, canxi trong cơ thể có xu hướng tự động bù đắp tại vị trí đó nhằm làm lành vết thương. Tuy nhiên, một phần lượng canxi sẽ bị lắng đọng tại phía ngoài. Lâu dài sẽ tạo thành những chiếc gai tại vùng mâm chày, gây ra các cơn đau nhức và khó chịu vô cùng.

2. Triệu chứng gai mâm chày khớp gối

2.1 Đau khớp gối

Cơn đau xuất hiện nhiều, đặc biệt là sau những lúc vận động mạnh, chơi thể thao,…Khi thực hiện động tác nhún gối sẽ nhận thấy rõ rệt các cơn đau nhói, điển hình là khi di chuyển lên xuống cầu thang. Cơn đau sẽ dần lan tỏa ra nhiều vùng xung quanh đầu gối, lâu dần khiến người bệnh đi lại khó khăn, đi khập khiễng hoặc đứng không vững.

2.2 Cứng khớp gối

Thường xuyên cảm thấy phần khớp gối của mình xuất hiện tình trạng căng cứng, đặc biệt là sau những giấc ngủ dài.

2.3 Tiếng kêu răng rắc, lạo xạo ở các khớp

Phát ra một cách rõ rệt và dễ nhận thấy khi người bệnh gai mâm chày khớp gối tiến hành những cử động và di chuyển khớp gối khi đi lại, làm việc và vui chơi.

3. Vật lý trị liệu điều trị gai mâm chày khớp gối

3.1 Chiếu tia hồng quang

Được xem là một trong những phương pháp vật lý trị liệu chữa gai mâm chày khớp gối phổ biến hiện nay. Phương pháp này góp phần tăng tuần hoàn máu và sát khuẩn. Thông qua việc sử dụng sức nóng và nhiệt được phát ra từ những tia hồng quang. Khi chiếu tia hồng ngoại, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau thuyên giảm, hiện tượng co cứng cơ cũng giảm sút nhiều.

3.2 Sóng vi ba

Đây là phương pháp vật lý trị liệu sử dụng các loại bức xạ với tần số cao. Góp phần tác động đến phần khớp bị tổn thương, thúc đẩy sự tuần hoàn của các mạch máu, tiêu viêm, giảm đau nhức và đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh gai mâm chày khớp gối.

3.3 Tập thể dục

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thực hiện các bài tập đơn giản để hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của khớp gối. Những bài tập đơn giản như co duỗi chân, gập chân sẽ giúp hạn chế tình trạng co cứng các cơ, từ đó giúp các khớp được trở nên linh hoạt hơn.

Chúng ta vừa tìm hiểu một vài thông tin về bệnh gai mâm chày khớp gối, đây là một loại bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh, nên cần được nhanh chóng phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp.

Vỡ Mâm Chày Theo Phân Loại Schatzker

Vỡ mâm chày là gãy xương khó, phức tạp. Khó vì gãy nhiều hình thái, nhiều mức độ và mỗi mức độ vỡ xương dù độ thấp đều có vấn khó khăn rất riêng trong phẫu thuật. Phức tạp vì ngoài tổn thương xương còn kèm theo tổn thương phần mềm kèm theo, hay gặp nhất là: rách sụn chêm, bong điểm bám hoặc đứt dây chằng chéo, nổi phỏng nước ở da do sưng nề, loạn dưỡng… Phân loại Schatzker được báo cáo năm 1979 và hiện vẫn được dùng phổ biến nhất.

Nguyên thủy đầu tiên thì Schatzker dựa vào hình ảnh Xquang để chỉ ra tổn thương xương chày. Tuy nhiên trong vỡ mâm chày thì nếu chỉ sửa chữa tổn thương xương thì không đủ vì còn tổn thương phần mềm (dây chằng, sụn chêm…) đặt biệt là gãy Schatzker độ cao. Có tới 60-100% tổn thương phần mềm nếu gãy trật mâm chày. Do đó nếu được phân tích, hiểu về cách phân loại thì khi nói đến độ tổn thương mâm chày Schatzker thì phẫu thuật viên sẽ tiên đoán được tổn thương phần mềm kèm theo.

Schatzker phân loại dựa trên (1) lực chấn thương (mạnh, nhẹ), (2) tổn thương giải phẫu bệnh (mâm chày trong nặng hơn mâm chày ngoài: vì thường khớp chày đùi trong chịu 60% trọng lực khớp gối, khớp chày đùi ngoài là 40%, lún hay không lún mảnh vỡ). Khi độ Schatzker tăng dần thì mức độ nặng của gãy xương tăng dần từ đó tiên lượng hồi phục chức năng khớp gối kém dần. Hình ảnh Xquang là 2 chiều nên khi đánh giá phân loại Schatzker sẽ không chính xác do đó nên chụp CT và MRI để đánh giá chính xác hơn, để từ đó đưa ra chiến lược điều trị và tiên lượng.

Schatzker phân làm 6 độ

Độ I: Vỡ mâm chày ngoài, di lệch ít < 4mm, không lún

Độ II: Vỡ mâm chày ngoài có lún

Độ III: Vỡ gây lún mâm chày ngoài

IIIa: Lún “phía ngoài” mâm chày ngoài

IIIb: Lún phần trung tâm mâm chày ngoài

Độ IV: Vỡ mâm chày trong, mảnh vỡ xô ra ngoài hoặc lún

Độ V: Vỡ mâm chày trong và mâm chày ngoài (2 mâm chày)

Độ VI: Gẫy đầu trên xương chày lan vào mâm chày (vỡ mâm chày thân xương)

Một tổn thương khác trong vỡ mâm chày đó là vỡ mâm chày gây trật khớp, mà gọi tắt là vỡ trật mâm chày. Đây là tổn thương nặng vì xương gãy phức tạp, còn phần mềm thì thường đứt dây chằng kèm theo. Do đó trong mổ, sau khi đặt lại xương cần khám đánh giá dây chằng. Nếu có tổn thương dây chằng bên nên khâu phục hồi 1 thì. Chú ý phải đánh giá tổn thương mạch kheo và thần kinh mác chung kèm theo “trật khớp”.

Tóm lại: Vỡ mâm chày là tổn thương khó. Theo phân loại Schatzker thì có thể tóm tắt như sau:

Vỡ càng cao, càng nặng

Độ I, III, III thường tổn thương sụn chêm

Độ IV, VI thường bong điểm bám dây chằng

Vỡ lún kiểu độ II nhiều khi nâng xương rất khó

Vỡ trật mâm chày cần đánh giá tổn thương mạch, thần kinh

Campbell’s Orthopeadics

Vỡ Xương Mâm Chày Ngay Gối Bao Lâu Đi Được

Em xin chào mọi người. Mong mọi người tư vấn giúp e

Em năm nay 30t. Em vừa bụ tai nạn giao thông ngày 17.9 vừa qua. Em cấp cứu vào bệnh viên 115 gần đó. Qua phim chụp Xquang chẩn đoán là vỡ xương mâm chày ngay gối. Lúc đó là t7 ko có BS làm việc. Nên chỉ nẹp cố định lại cho e vag cho thuốc giảm đau. Henn thứ 2 đi tái khám lại

Thứ 2 em đến 115 khoa chấn thương chỉnh hình tái khám lại. Chụp lại Xquang. BS khám thông báo có 2 phươmg án

1 là bó bột sẽ lâu lành và làm cứng khớp. Sau này tập vật lý trị liệu khó khăn do ảnh hưởng khớp gối

2 là mổ bắt vít sẽ mau lành. Khoảng 2 tháng là có thể đi lại đc. Nhưng chi phí cao. Kiu em thương lượng với người nhà. Lúc đó người nhà e ở xa chưa vào kịp. E chỉ có 1 mình nên cũng ko thể nhập viện mổ liền vì ko ai chăm sóc.

BS kiu 1 ngày sau vào nhập viện mổ vẫn đc

Qua hôm sau. Mẹ em đến. Mẹ e đưa e vào lại 115 khám lần nữa. Ý định la nhập viện mổ. Hôm này thì bác sĩ khác trực. Ko phải BS hôm qua.

Nên khám lại từ đầu. BS mới này bảo trường hợp của e nhẹ. Ko nên mổ. Vì mổ cunvz có nhìu nguy cơ ảnh hưởng khớp gối

Trường hợp e chỉ nên bó bột là đc rồi.

Gia đình em qua tư vấn của BS thfi quyết định bó bột thủy tinh

Ngay hôm đó về em bị đau lại ( trước đó đac bớt đau nhức rất nhìu). Ngón chân đến gót chân tê nóng rất nhìu. E rất sợ. E mọi cách kê chân cho thoải mái nhất.

Sáng hôm sau thì đỡ hơn. Ko còn nóng nhìu. Chỉ còn tê tê bàn chân.

Mọi người cjo e hỏi tình trạng vậy có sao ko ạ.

Và bó bột như e thì bao lâu sẽ lành. Bao lâu e mới tập co duỗi chân. Và tập như thế nào ạ

Em cảm ơn

Sau Phẫu Thuật Vỡ Mâm Chày Đầu Gối Bao Lâu Có Thể Tập Vật Lí Trị Liệu?

Chồng cháu bị vỡ mâm chè, hỏng sụn, đứt dây chằng chéo trước và chéo sau, dập dây thần kinh ở chân. Cháu muốn hỏi thời gian bao lâu thì có thể tập vật lý trị liệu được?

Thưa BS,

Chồng của cháu bị xe tải tông gãy chân (7/4/2014) BV chẩn đoán là vỡ mâm chè, hỏng sụn, đứt dây chằng chéo trước và chéo sau, dập dây thần kinh ở chân. BS đã phẫu thuật được 3 tuần làm sụn và mâm chày; đóng đinh và bắt vít ở chân; nối dây chằng chéo trước.

Hiện tại, các vết bầm tím cứng ở chân vẫn đau (sau khi ngã xuất hiện nhiều chỗ tím bầm lên và rất cứng). Cháu muốn hỏi thời gian bao lâu thì có thể tập vật lý trị liệu được? BS nói là nếu tập được vật lý trị liệu thì không cần phẫu thuật dây chằng chéo sau. Mong BS tư vấn cụ thể giúp cháu.

Hiện chồng cháu nằm 1 chỗ chỉ điều khiển ngón chân đi xuống được, đi lên thì 4 ngón động đậy trừ ngón cái (không cong lên như ngón chân trái được). Anh ấy đã có thể chống nạng đi được.

(Nguyễn Thu – Hà Nội)

Chào bạn Thu,

Theo như bạn trình bày thì đây là một chấn thương khá nặng ở vùng gối: Vỡ mâm chày phạm khớp, tổn thương sụn, tổn thương thần kinh và dây chằng chéo.

Đầu tiên các bác sĩ sẽ tập trung giải quyết vỡ mâm chày và thương tổn thần kinh (thần kinh hông khoeo ngoài) giúp phục hồi xương và mặt khớp của mâm chày.

Nếu tổn thương dây chằng dưới dạng bung (bật) nơi bám của của dây chằng chéo trước hay chéo sau thì sẽ được đính lại nơi bám của dây chằng phối hợp trong lúc mổ kết hợp xương mâm chày. Nếu tổn thương dây chằng dưới dạng giãn hoặc đứt thì các bác sĩ sẽ xử trí sau khi xương ổn định, lúc đó bệnh nhân sẽ được chụp MRI và khám lâm sàng khớp gối để đánh giá các Test lỏng khớp gối và có hướng xử trí tái tạo dây chằng sau đó.

Tùy theo thương tổn giải phẫu bệnh của vỡ mâm chày mà các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tì nén sau 6 hoặc 8 tuần, nhưng thông thường phải sau 8 tuần bệnh nhân mới có thể tì nhẹ chân đau để tránh lún mâm chày thứ phát.

Vật lý trị liệu là cần thiết cho chồng bạn ngay sau khi phẫu thuật, sẽ có các bài tập cho từng giai đoạn mà các bác sĩ sẽ khám và tư vấn rõ hơn.

Thân mến,

Theo TTƯT.TS.BS Nguyễn Đình PhúPhó giám đốc BV Nhân dân 115