Top 11 # Vỡ Mâm Chày Khớp Gối Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Chấn Thương Khớp Gối: Phẫu Thuật Chức Năng Sau Vỡ Mâm Chày

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Hải Yến – Khoa phục hồi chức năng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Sau khi bị vỡ mâm chày (vỡ xương bánh chè), tùy theo phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật mà có các chương trình phục hồi chức năng phù hợp giúp bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường.

1. Vỡ xương bánh chè là gì?

Xương bánh chè giữ chức năng chính trong hệ thống duỗi gối.Vỡ xương bánh chè dạng gãy kín hoặc gãy hở là loại gãy xương nội khớp trừ gãy cực dưới. Hay gặp trong chấn thương vùng gối do tai nạn giao thông, lao động hoặc sinh hoạt.

Có nhiều loại gãy khác nhau: Gãy ngang là dạng phổ biến nhất, gãy dọc, gãy nhiều mảnh, gãy hình sao.

Điều trị bảo tồn: Bó bột ống đùi cổ chân với gối gấp 5-10o, để bột 3 – 6 tuần khi gãy xương bánh chè dạng nứt rạn, không di lệch; người cao tuổi không còn đi đứng hoặc có bệnh nội khoa nặng kèm theo.

Điều trị phẫu thuật: Phần vỡ rời xa nhau quá 4mm, gãy vụn khi diện khớp của các mảnh gãy khấp khểnh hoặc có mảnh rời di lệch vào khớp gối.

Tùy theo phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật mà có các chương trình PHCN phù hợp giúp bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường.

2. Điều trị phục hồi chức năng

2.1 Nguyên tắc điều trị phục hồi chức năng

Điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân vỡ xương bánh chè với nguyên tắc kết hợp vật lý trị liệu với các bài tập phục hồi chức năng nhằm tăng tầm vận động khớp gối, tăng sức mạnh cơ, giảm nguy cơ cứng dính khớp gối, giúp người bệnh trở lại các vận động sinh hoạt và chơi thể thao bình thường.

2.2 Điều trị phục hồi chức năng

2.2.1 Các phương thức điều trị vật lý

Hồng ngoại, Parafin: Tác dụng giãn cơ, tăng tuần hoàn, giảm đau, tạo thuận cho các bài tập.

Chườm lạnh: Giai đoạn sưng nóng và sau tập.

Tác dụng chống viêm, giảm phù nề, kích thích tái tạo tổ chức tổn thương

Tác dụng giãn cơ giảm đau, gia tăng tuần hoàn; ức chế dẫn truyền đau

Tác dụng chống viêm (viêm gân, viêm cân cơ, viêm bao hoạt dịch…), gia tăng tuần hoàn; thúc đẩy quá trình hàn gắn tổn thương (xương, dây chằng…), chống xơ dính, cốt hóa mô mềm…

2.2.2 Tập phục hồi chức năng

Mục tiêu:

Lấy lại tầm vận động khớp gối

Kiểm soát đau, phù nề

Kiểm soát có lực cơ tứ đầu đùi

PHCN với điều trị bảo tồn và sau mổ buộc vòng chỉ thép có bó bột tăng cường

Giai đoạn bất động khớp gối:

Tập co cơ tĩnh trong nẹp, bột: 10 giây/ lần, ít nhất 10 lần/ ngày, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi.

Tập chủ động các khớp tự do: Háng, cổ chân.

Sau khi bột khô, cho bệnh nhân đứng dậy, tập đi với nạng, chịu trọng lượng một phần lên chân bệnh.

Giai đoạn sau bất động:

Di động xương bánh chè, xoa bóp chống kết dính xung quanh sẹo mổ, xương bánh chè và khớp gối.

Tăng tầm vận động khớp gối bằng kỹ thuật giữ nghỉ và kỹ thuật trợ giúp.

Tập duỗi khớp gối hoàn toàn

Tập gấp gối tăng dần, những ngày đầu tập vận động từ 0 đến 30o

Sau đó tập tăng dần để đạt được tầm vận động gấp 90o sau 6 tuần

Lấy lại tầm vận động khớp gối hoàn toàn sau 12 tuần

Trở lại các hoạt động bình thường sau 6 tháng

PHCN sau néo ép xương bánh chè hoặc các phẫu thuật khác không cần bó bột

Giai đoạn I: từ ngày 01 đến 14 ngày sau phẫu thuật:

Chườm lạnh khớp gối 20 phút cách nhau 2 giờ.

Tập duỗi khớp gối – co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi và toàn bộ chân phẫu thuật.

Tập vận động thụ động khớp gối từ 0 đến 30o trong những ngày đầu, tập tăng dần đến 2 tuần đạt gấp gối 90o.

Tập vận động khớp háng, cổ chân bên bệnh.

Băng chun ép cố định khớp gối, sử dụng nạng nách đến khi di chuyển. Chịu một phần trọng lượng lên chân phẫu thuật.

Giai đoạn II: từ 02 tuần đến 06 tuần sau phẫu thuật

Tập duỗi khớp gối tối đa.

Tập gấp khớp gối tăng dần cho đến hết tầm vận động đến tuần thứ 06.

Tiếp tục chịu trọng lượng lên chân phẫu thuật, bỏ nạng sau 04 tuần.

Tập gia tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi bằng chun, tạ, bao cát hoặc dụng cụ tập khớp gối chuyên dụng.

Tập xuống tấn, tập đạp xe đạp, tập bơi.

Bệnh nhân trở lại các hoạt động bình thường sau 06 tháng.

3. Theo dõi và tái khám

Lần đầu: Sau phẫu thuật 2 tuần.

Các lần tiếp theo cách 1 tháng, đến 6 tháng sau phẫu thuật.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Gai Mâm Chày Khớp Gối

Gai mâm chày khớp gối tình trạng khớp gối bị tổn thương khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, đi lại khó khăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nguyên nhân và nhận biết các dấu hiệu của bệnh sau đây để tìm ra cách điều trị dứt điểm căn bệnh khó chịu này.

Gai mâm chày khớp gối là gì?

Mâm chày là phần xương đầu trên xương chày khớp cùng với lồi cầu của xương đùi tạo nên khớp gối giúp khớp gối cử động. Mâm chày có cấu tạo xốp với bề mặt sụn và giữ chức năng rất quan trọng là gánh chịu trọng lượng của cơ thể được dồn nén khi chúng ta vận động.

Gai mâm chày khớp gối là một dạng tổn thương vùng khớp gối, làm tình trạng xuất hiện các gai xương mọc lởm chởm trên bề mặt mâm chày. Lúc này các lớp sụn bị ăn mòn do mâm chày bị tổn thương từ tác động bên ngoài khiến cho khớp gối phát ra tiếng kêu mỗi khi cử động.

Khi có một lực tác động mạnh làm vỡ xương bánh chè và gây ra những tổn thương trên bề mặt khớp gối thì cơ thể sẽ có phản ứng mang canxi tự động lắp vào khu vực tổn thương để làm lành.

Tuy nhiên, một phần canxi không thể chuyển hóa sẽ lắng đọng vào bên ngoài và dần sẽ hình thành nên bề mặt gai lởm chởm gây ra tình trạng đau nhức và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Nguyên nhân hình thành bệnh gai mâm chày khớp gối

Theo các bác sĩ, nguyên nhân hình thành nên gai mâm chày khớp gối thường xuất phát từ những tác động sau đây:

Chấn thương mâm chày: Có thể là do cơ thể gặp phải những loại chấn thương do tại nạn hoặc va chạm mạnh khiến cho xương bánh chè bị vỡ dẫn đến trên bề mặt mâm chày xuất hiện những tổn thương.

Thoái hóa tự nhiên: Đây là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi khiến cho xương và khớp bị thoái hóa theo thời gian hình thành nên gai mâm chày.

Béo phì: Mâm chày giữ chức năng là gánh chịu trọng lượng cơ thể, khi đó sở hữu cơ thể thừa cân cũng có thể sẽ gia tăng áp lực và lâu ngày sẽ tạo thành tổn thương.

Dấu hiệu của bệnh gai mâm chày khớp gối

Thông thường, người mắc bệnh gai mâm chày khớp gối sẽ thường có những dấu hiệu nhận biết sau đây:

Đau khớp gối: Người bệnh sẽ cảm thấy khớp gối thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhói sau những lần vận động mạnh, di chuyển lên cầu thang hoặc thực hiện động tác nhún gối. Dần dần các cơn đau sẽ lan tỏa ra các khu vực xung quanh khiến người bệnh đi lại khập khiễng hoặc đứng không vững.

Cứng khớp gối: Thường xuyên cảm thấy khớp gối có dấu hiệu căng cứng khiến người bệnh khó khăn thực hiện động tác cử động và co duỗi. Tình trạng thường xuất hiện nhiều nhất vào mỗi buổi sáng khi thức dậy.

Sưng khớp gối: Trên bề mặt sẽ hình thành nên các gái xương, khi chọc vào phần mềm sẽ khiến cho khớp gối bị sưng lên.

Khớp gối phát ra tiếng lạo xạo khi di chuyển: Người bệnh sẽ phát hiện ra tiếng kêu lắc rắc hoặc lạo xạo mỗi khi di chuyển do sự cọ xát giữa các xương gai mọc trên mâm chày.

Sốt nhẹ: Tùy vào thể trạng mà có một số trường hợp xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ.

Điều trị bệnh gai mâm chày khớp gối

Người mắc bệnh gai mâm chày khớp gối cần phải được điều trị sớm nhất có thể để tránh tình trạng bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình vận động hoặc có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng xương khớp. Ngày nay, một số phương pháp được áp dụng để điều trị gai mâm chày khớp gối bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Việc điều trị bệnh gai mâm chày xương khớp chủ yếu là bổ sung các dưỡng chất có lợi cho khớp gối, giúp giảm đau và giải quyết tình trạng đau cứng khớp gối của người bệnh. Thông thường bệnh nhân sau khi trải qua quá trình thăm khám và chẩn đoán sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như sau:

Thuốc giảm đau: Diclofenac, Efferangan codein, Aspirin,…

Thuốc kháng viêm không chứa steroid

2. Tập vật lý trị liệu

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp việc sử dụng thuốc với tập vật lý trị liệu sẽ giúp cho quá trình hỗ trợ điều trị được rút ngắn thời gian. Một số phương pháp vật lý trị liệu bạn có thể tham khảo như:

Chiếu tia hồng quang: Phương pháp này góp phần lưu thông máu và sát khuẩn bằng cách sử dụng nhiệt và sức nóng của chùm tia hồng quang để chống sự co cứng cơ, các cơn đau cũng được thuyên giảm một cách hiệu quả.

Sóng vi ba: Phương pháp này sử dụng các loại bức xạ với tần số cao tác động vào phần khớp bị tổn thương nhằm lưu thông các mạch máu hạn chế cảm giác đau đớn. Sóng vi ba có chức năng tiêu viêm, giảm đau nhức và đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.

Xoa bóp – bấm huyệt: Thủ thuật này có tác dụng giãn cơ, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng tại chỗ và hạn chế quá trình thoái hóa giúp chức năng vận động được phục hồi. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn và giảm bớt được những cơn đau căng thẳng.

Châm cứu: Phương pháp này sẽ sử dụng kim vô trùng kích thích vào các huyết vị trên khu vực bị tổn thương để giúp cho khí huyết lưu thông và giảm được các cơn đau một cách an toàn.

Truyền dịch: Bệnh nhân sẽ được truyền các loại vitamin, các loại kháng sinh để tiêu viêm và giảm đau nhanh chóng. Đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho khớp gối và cơ thể.

Vỡ Xương Mâm Chày Ngay Gối Bao Lâu Đi Được

Em xin chào mọi người. Mong mọi người tư vấn giúp e

Em năm nay 30t. Em vừa bụ tai nạn giao thông ngày 17.9 vừa qua. Em cấp cứu vào bệnh viên 115 gần đó. Qua phim chụp Xquang chẩn đoán là vỡ xương mâm chày ngay gối. Lúc đó là t7 ko có BS làm việc. Nên chỉ nẹp cố định lại cho e vag cho thuốc giảm đau. Henn thứ 2 đi tái khám lại

Thứ 2 em đến 115 khoa chấn thương chỉnh hình tái khám lại. Chụp lại Xquang. BS khám thông báo có 2 phươmg án

1 là bó bột sẽ lâu lành và làm cứng khớp. Sau này tập vật lý trị liệu khó khăn do ảnh hưởng khớp gối

2 là mổ bắt vít sẽ mau lành. Khoảng 2 tháng là có thể đi lại đc. Nhưng chi phí cao. Kiu em thương lượng với người nhà. Lúc đó người nhà e ở xa chưa vào kịp. E chỉ có 1 mình nên cũng ko thể nhập viện mổ liền vì ko ai chăm sóc.

BS kiu 1 ngày sau vào nhập viện mổ vẫn đc

Qua hôm sau. Mẹ em đến. Mẹ e đưa e vào lại 115 khám lần nữa. Ý định la nhập viện mổ. Hôm này thì bác sĩ khác trực. Ko phải BS hôm qua.

Nên khám lại từ đầu. BS mới này bảo trường hợp của e nhẹ. Ko nên mổ. Vì mổ cunvz có nhìu nguy cơ ảnh hưởng khớp gối

Trường hợp e chỉ nên bó bột là đc rồi.

Gia đình em qua tư vấn của BS thfi quyết định bó bột thủy tinh

Ngay hôm đó về em bị đau lại ( trước đó đac bớt đau nhức rất nhìu). Ngón chân đến gót chân tê nóng rất nhìu. E rất sợ. E mọi cách kê chân cho thoải mái nhất.

Sáng hôm sau thì đỡ hơn. Ko còn nóng nhìu. Chỉ còn tê tê bàn chân.

Mọi người cjo e hỏi tình trạng vậy có sao ko ạ.

Và bó bột như e thì bao lâu sẽ lành. Bao lâu e mới tập co duỗi chân. Và tập như thế nào ạ

Em cảm ơn

Gãy Xương Và Trật Khớp Vùng Gối (Mâm Chày,Lồi Cầu Đùi)

Gãy xương và trật khớp vùng gối (mâm chày,lồi cầu đùi)

1. Đại Cương:

1.1. Định nghĩa:

Các gãy xương và trật khớp vùng gối bao gồm :gãy đầu dưới xương đùi,gãy xương bánh chè,gãy đầu trên xương chày,gãy gai chày gãy phối hợp với trật khớp chày đùi và trật khớp chày đùi đơn thuần.biến chứng đáng sợ nhất chấn thương vùng gối là tổn thương mạch khoeo, kết quả của 1 chấn thương đụng giập nặng cùng với di lệch của xương ra sau nhiều, đặc biệt với mâm chày .khi động mạch khoeo bị đứt dễ gây thiếu máu hoàn toàn, đưa đến nguy cơ hoại tử cẳng bàn chân nếu không được xử lý đúng và kịp thời. bởi đặc điểm riêng biệt ở vùng gối là chỉ có 1 mạch máu nuôi (động mạch khoeo) với rất ít tuần hoàn bang hệ xung quanh .

Mục đích trước tiên là phải bảo tồn được chi,khi có tổn thương mạch khoeo trong chấn thương gãy xương và trật khớp vùng gối.Tiếp đó là việc phục hồi vận động sớm khớp gối, rất quan trọng cho cả quá trình điều trị những thương tổn này.rất cần chẩn đoán và điều trị đúng và sớm

2. Chẩn Đoán:

2.1. Tiêu chuẩn đoán:

.Dấu hiệu sưng nề: tuỳ vị trí và loại tổn thương, với dấu hiệu sưng và bầm tím tại chổ,dấu tràn dịch khớp và hút khớp ra máu không đông .Dấu biến dạng chi khi có di lệch của xương hay khớp nhiều, đôi khi thấy đầu xương gãy dưới da hoặc đâm ra ngoài.biến dạng thường thấy là gập góc vào trong và xoay ngoài do sự co kéo của cơ sinh đôi.

2.2 Dấu tổn thương mạch khoeo :màu sắc cẳng bàn chân tím tái, nhiệt độ lạnh so với bên lành,mất mạch và đau tăng rối loạn cảm giác.nếu tới trễ có dấu hiệu chết của chi như mất cảm giác mất vận động.

3.Điều trị:

3.1. Gãy đầu dưới xương đùi

3.1.1 Gãy trên lồi cầu

– Phân loại theo AO/SIF :A:gãy ngoài khớp,B:gãy phạm khớp không nát,C :gãy nhiều mảnh.

– Điều trị bảo tồn:khi gãy không di lệch,bằng kéo tạ liên tục với xuyên đinh qua lồi củ chày,gối gấp 30° trọng lượng 5-7kg,trong 4-6 tuần sau đó bất động với nẹp bột 3-4 tháng.

– Điều trị phẫu thuật:khi có di lệch và việc điều trị bảo tồn khó khăn dung nẹp vít lồi cầu hay đinh nẹp (DCS),có thể phải ghép xương trong những trường hợp gãy náthoặc thiếu xương.

3.1.2. Gãy liên lồi cầu

– Phân loại theo Neer:

+Gãy không di lệch chữ T hay chữ Y

+Gãy chữ T hay Y di lệch vào trong

+Gãy nhiều mảnh

– Điều trị phẫu thuật:Khi có di lệch với dùng nẹp ( nâng Buttress Plate) hay nẹp lá (Blad Plate). cần phục hồi hoàn chỉnh hình dạng cơ thể học và cho tập vận động sớm.

3.1.3. Gãy lồi cầu

Gãy một hoặc cả hai lồi cầu hay kiểu Hoffa, điều trị phẫu thuật đối với loại gãy này là cần thiết với các loại vít xương xốp.

3.2. Gãy đầu trên xương chày : do tai nạn xe mô tô hay vận động té. ở tư thế duỗi gối gây gãy mâm chày trước,tư thế gối gấp gây gãy mâm chày từ giữa ra sau.loại này gãy thường nặng và luôn kèm theo tổn thương dây chằng vùng gối

3.2.1. Phân loại Schatzker) 1:gãy toác mâm chày ngoài 2gãy toác phối hợp với lún mâm chày ngoài,3gãy lún phần giữa mâm chày ngoài,4:gãy mâm chày trong,5: gãy đơn thuần 2 mâm chày,6:gãy mâm chày tới phần thân xương.

3.2.2. Điều trị

+Di lệch ít:nẹp hay bột giữa 3 tuần sau đóvận động sớm không vận động mang trọng lượng trong 3 tháng

+Gãy lún đơn thuần:phẫu thuật nâng xương lún hơn hoặc bằng 4mm,có thể phải ghép xương, dung vít xốp cố định.bất động them bằng máng bột,tập sớm sau 3 tuần +Gãy toác và lún : điều trị bảo tồn khi di lệch nhỏ hơn hoặc bằng 5mm,phẫu thuật kết hợp xương khi có di lệch nhiều hơn,với nẹp vít nâng đỡ và ghép xương nếu cần +Gãy 2 mâm chày: điều trị bảo tồn nếu là gãy nát và có tình trạng loãng xương nặng. điều trị phẫu thuật khi điều trị bảo tồn không nắn được xương.

4.Theo dõi tái khám:

4.1. Tiêu chuẩn nhập viện: Tất cả bệnh nhân có chỉ định mổ kết hợp xương.

4.2. Theo dõi :

Theo dõi vận động và cảm giác các ngón chân sau bó bột hay phẫu thuật

4.3. Tiêu chuẩn xuất viện:

Bệnh nhân ổn định,không có dấu hiệu nhiễm trùng,vết mổ khô,sinh hiệu ổn định,các ngón tay và chân vận động cảm giác tốt.

4.4. Tái khám:

Bệnh nhân tái khám ngay khi ra viện 1 tuần,xương gãy thương sau 4-5 tuần ổ gãy mới có cal xơ sụn nên chữa vững ,phải sau 3-4 tháng cal xương mới vững chắc,mới cho bệnh nhân tập chịu lực.

1. Canale and Beety: Campbells Operative Orthopedics,Part XV:Fracture and Dislocation,2008.

2. Eranki V,Begg C , Wallace B: Outcome Acute Knee Dislocation. Open Orthopedics Journal ,jan 19-2010,4:22-30.

3. Robert RS ,Scott CS ,Steven JK :Emergency Orthopedics Extremities chapter 15:knee,2009.

4. Robert CS ,Jame PS ,and Daniel CW :Dislocation and Fracture Dislocation of The Knee,Rokwood and Green (2006),chapter 51,pp 2031-2075.2009.