Top 14 # Vỡ Xương Mâm Chày Và Bong Dây Chằng Chéo Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Bong Điểm Bám Dây Chằng Chéo Sau Kèm Gãy Thân Xương Chày

BONG ĐIỂM BÁM CHÉO SAU KÈM GÃY THÂN XƯƠNG CHÀY: ĐỪNG BỎ SÓT TỔN THƯƠNG

Bệnh nhân nam, 35 tuổi. Làm nghề xây dựng. Tai nạn ngã không rõ cơ chế

Bệnh nhân được chẩn đoán vỡ xương chày, mâm chày, bong điểm bám chéo sau

Sau khi kết hợp xương gãy mâm chày, thân xương chày khám thấy gối lỏng, ngăn kéo sau độ III

Hình ảnh Xquang và cắt lớp trước mổ

Vậy tổn thương là gì? Trả lời: Bong chéo sau

Bệnh nhân được nội soi khâu lại chéo sau, làm vững khớp gối

Video khám gối trước mổ

Video khám gối sau mổ

Phục hồi tầm vận động và chức năng khớp gối ngay sau mổ

 Câu hỏi đặt ra là có nên khâu chéo sau luôn không hay là đợi sau 1-2 tháng

Về chỉ định mổ bong điểm bám chéo sau: cứ bong có di lệch là mổ ở người có chức năng khớp gối tốt trước đó (không thoái hóa)

Khâu lại dây chằng chéo sau sẽ là liền xương với xương và các nghiên cứu đều đồng thuận là cho kết quả rất tốt.

Nếu khâu muộn thì sao? Rất khó để giải phóng xơ hình thành trong ổ gãy xương do khoang sau khớp gối chật hẹp, khó thao tác. Khi này thường phải tái tạo dây chằng chéo sau. Mà tái tạo thì không tốt bằng việc sửa chữa dây chằng cũ.

Với kĩ thuật mổ NỘI SOI ít xâm lấn, tổn thương chéo sau được phục hồi.

Thông điệp: GÃY XƯƠNG KHÔNG CHỈ TỔN THƯƠNG XƯƠNG TẠI CHỖ MÀ TỔN THƯƠNG KHỚP LÂN CẬN. ĐỪNG QUÊN ĐÁNH GIÁ KHỚP LÂN CẬN. KIẾN THỨC KINH ĐIỂN, TUY NHIÊN CHÚNG TA VẪN QUÊN.

Bài viết mang tính chất tham khảo nên không tự chẩn đoán bệnh. Hãy đến gặp Bác sĩ để khám và tư vấn đầy đủ. Liên hệ

Bs Cường 0935565678, Ths Dũng: 0827384726

Bong Nơi Bám Dây Chằng Chéo Sau

1. Nguyên nhân dẫn đến bong nơi bám dây chằng chéo sau là gì?

Bong nơi bám dây chằng chéo sau có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến hơn hết là ở lứa tuổi thanh niên. Lí do khiến loại chấn thương này xảy ra phổ biến ở lứa tuổi thanh niên là do nhu cầu vận động và hoạt động thường ngày của họ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: tai nạn giao thông (xe đạp, xe máy,…); chấn thương trong hoạt động chơi thể thao.

2. Các thể tổn thương bong nơi bám dây chằng chéo sau

Dựa vào mức độ di lệch của mảnh bám dây chằng chéo sau có thể phân loại khá chi tiết các thể tổn thương bong nơi bám dây chằng chéo sau như sau:

– Độ II: Di lệch một phần mảnh bám phía trước(mảnh xương bong ra di lệch lên trên khỏi vị trí bám vào mâm chày) – giống hình mỏ chim khi nhìn trên pim X-quang chụp nghiêng.

– Độ III: Mảnh bám di lệch hoàn toàn khỏi diện bám (không còn sự tiếp xúc giữa mảnh xương bong ra và mâm chày), nhưng mảnh bám còn nguyên, trong đó:

+IIIA: Chỉ có phần xương ở vị trí bám của dây chằng chéo trước bong ra

+ IIIB: Bong cả một phần của gai chầy phía sau.

– Độ IV: Bong hoàn toàn, mảnh bámgãy phức tạp nhiều mảnh gai chày.

Với những nguyên nhân và các mức độ tổn thương của bong nơi bám dây chằng chéo sau như đã nói ở trên thì nó sẽ có những biểu hiện lâm sàng như thế nào?

3. Biểu hiện lâm sàng của bong nơi bám dây chằng chéo sau

Khi bị chấn thương làm bong nơi bám dây chằng chéo sau thì lập tức gối sẽ bị sưng đau, các vận động hằng ngày trong sinh hoạt và trong thể thao sẽ bị hạn chế.

Sau một thời gian, nếu không điều trị gối sẽ giảm dần sưng đau, tuy nhiên lúc này sẽ xuất hiện cảm giác lỏng gối, người bệnh khó khăn khi đi lên dốc hay lên cầu thang, thậm chí gặp trở ngại trong đi lại bình thường và không thể duỗi thẳng gối.

Ở đây bác sĩ sẽ cho bạn chụp X- quang, chụp CT- scanner, chụp cộng hưởng từ để biết được chính xác mức độ thương tổn của bạn để quyết định phương pháp điều trị tốt nhất.

4. Điều trị bong nơi bám dây chằng chéo sau

Tùy thuộc vào điểm bong, mức độ bong dây chằng chéo sau; có kẹt phần mềm vào diện gãy hay không và các tổn thương khớp gối phối hợp mà đưa ra phương pháp phù hợp để đạt mục đích điều trị là:

+ Nắn chỉnh vị trí gãy về đúng vị trí giải phẫu, đảm bảo không có phần mềm chèn giữa diện bám, cản trở quá trình kiền xương.

+ Cố định mảnh bám vững chắc để bệnh nhân có thể vận động sớm khớp gối.

+ Loại bỏ những nguyên nhân gây kẹt khớp, không để cản trở duỗi gối tối đa do chạm mảnh bám.

+ Độ II: Bó bột trong 4-6 tuần như độ I để nắn chỉnh và chọc hút máu tụ trong khớp hoặc mổ nội soi khâu lại điểm bám và cố định mảnh gãy, nếu nắn chỉnh không đạt yêu cầu.

+ Độ III/IV: chỉ định phẫu thuật nội soi nắn chỉnh và cố định lại mảnh gãy điểm bám dây chằng chéo sau.Có nhiều phương pháp cố định khác nhau:

*Mổ mở bắt vít hoặc găm kim: Với phương pháp này sẽ làm tổn thương bao khớp và các thành phần quanh khớp. Như vậy, sẽ dễ nhiễm trùng,vết mổ đau sẽ rất khó khăn cho tập phục hồi chức năng.

* Mổnội soi khâu lại chỗ bám bằng chỉ thép hoặc chỉ không tiêu. Phương pháp này, không gây tổn thương phần mềm nhiều, hạn chế tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng, thời gian phục hồi nhanh.

Có thể áp dụng cho cả những mảnh bám vỡ phức tạp. Ngoài ra, qua nội soi khớp, xử lý luôn nhưng tổn thương khác nếu có như rách sụn chêm, tổn thương dây chằng chéo, tổn thương sụn khớp…

Những Điều Bạn Cần Biết Về Bong Điểm Bám Dây Chằng

Dây chằng là một trong số các yếu tố góp phần tạo nên sự vững chắc của khớp gối. Khi dây chằng bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận động của cơ thể. Đặc biệt chấn thương bong điểm bám dây chằng là một loại chấn thương chiếm tỷ lệ cao.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bong điểm bám dây chằng

Bong điểm bám dây chằng là loại chấn thương phổ biến thường gặp ở mọi lứa  tuổi, như chiếm tỷ lệ lớn ở tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn xảy ra khi điều khiển phương tiện giao thông như ô tô, xe gắn máy, xe đạp hoặc do chấn thương trong khi chơi các thể thao đối kháng (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,…). Cơ chế dẫn đến chấn thương là do một lực tác động mạnh vào vùng gối làm dây chằng bị kéo căng quá mức, dẫn đến bong nơi bám dây chằng khỏi mâm chày.

Chấn thương bong điểm bám dây chằng dễ bị ở người chơi thể thao

Một số biểu hiện lâm sàng khi bị chấn thương

– Đau nhói ngay chỗ bong.

– Sưng nề vùng chấn thương.

– Vận động chân bị hạn chế trong khi sinh hoạt hằng ngày.

– Sau một thời gian không điều trị sẽ có cảm giác lỏng gối, vận động đi lên dốc hay cầu thang gặp khó khăn, nặng hơn là bệnh nhân không thể duỗi thẳng gối.

– Phim chụp X-Quang thể hiện rõ điểm bong của dây chằng và mức độ tổn thương.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau sưng ở vùng chấn thương

Phân loại mức độ chấn thương 

Theo Mayer và Mc Keevers, căn cứ vào mức độ di lệch của mảnh bám dây chằng thì chấn thương có thể chia làm 4 mức độ sau:

– Độ I: Mảnh xương bong không di lệch.

– Độ II: Mảnh xương bong bị di lệch một phần ra khỏi vị trí bám trên mâm chày.

– Độ III: Mảnh xương bong di lệch hoàn toàn khỏi diện bám, không còn tiếp xúc với mâm chày nhưng mảnh bám vẫn còn nguyên. Trong đó:

+ Độ IIIa: Chỉ bong phần điểm bám của dây chằng chéo phía trước.

+ Độ IIIb:  Bong cả một phần của gai chầy sau, mảnh xương bật ngược lên khỏi bề mặt diện gai chày.

– Độ IV: Bong hoàn toàn và mảnh xương bám bị gãy thành nhiều mảnh nhỏ phức tạp.

Phương pháp điều trị khi bị bong điểm bám dây chằng

1. Mục đích điều trị

+ Đưa được mảnh bám về đúng vị trí ban đầu.

+ Cố định mảng bám vững chắc để bệnh nhân có thể vận động khớp gối sớm.

+ Loại bỏ những nguyên nhân kẹt khớp, cản trở quá trình phục hồi của xương.

+ Giúp bệnh nhân có thể duỗi gối tối đa mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.

2. Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào mức độ bong điểm bám dây chằng và tình trạng thương tổn mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

+ Độ I: Điều trị bảo tồn bằng cách tiến hành bó bột trong khoảng thời gian từ 4-6 tuần. Sau khi tháo bột, bệnh nhân cần tích cực tập luyện các bài phục hồi chức để xương nhanh liền và tránh nguy cơ cứng khớp gối.

+ Độ II: Bệnh nhân sẽ được nắn chỉnh và chọc hết máu tụ trong khớp. Sau đó tiến hành bó bột như trường hợp mức độ I. Nếu nắn chỉnh không đạt yêu cầu thì các bác sĩ sẽ chuyển qua điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi và cố định mảnh gãy.

+ Độ III và Độ IV: Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi nắn chỉnh và cố định lại mảnh gãy. Có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật được áp dụng như: Khâu chỉ thép, bắt vít, khâu chỉ neo, kim Kirschner,… Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm nhất định, do đó tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn phù hợp.

Tùy vào tình trạng chấn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thích hợp

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TP HCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email: pklavanluong@gmail.com

Website: https://phongkhamlavanluong.vn/

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng (8h – 12h) – Chiều (15h – 19h30)

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

Chữa Viêm Xương, Rò Xương Bệnh Nhân Mổ Vỡ Mâm Chày Khớp Gối 4 Lần

Chữa viêm xương, rò xương bệnh nhân mổ vỡ mâm chày khớp gối 4 lần

Gãy xương mâm chày( gãy mâm chày vùng đầu gối) xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu như có lực tác động đột ngột vào vùng mâm chày đầu gối do tai nạn, chấn thương trong sinh hoạt hoặc thể thao. Thông thường gãy mâm chày thường chiếm tỷ lệ 5-7% của gãy xương cẳng chân nói chung.

Bệnh nhân được chỉ định điều trị bảo tồn trong trường hợp gãy không di lệch, gãy mâm chày ngoài di lệch ít <5mm. Các phương pháp điều trị bảo tồn gãy mâm chày gồm cố định bằng bó bột, kéo liên tục và vận động sớm, bó bột chức năng. Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp gãy hở có biến chứng chèn ép khoang, có tổn thương mạch máu hoặc gãy mâm chày ngoài làm mất vững khớp gối, gãy mâm chày trong có di lệch, gãy 2 mâm chày di lệch.

Trường hợp bệnh nhân Bùi Đăng Mùa – 59 tuổi, Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội bị gãy mâm chày, bệnh nhân có chỉ định mổ đóng đinh nẹp vít nhưng do cơ địa bệnh nhân dị ứng với đinh nẹp vít dẫn đến viêm cơ sau đó xâm lấn sang viêm xương.

Bệnh nhân Bùi Đăng Mùa Hà Đông, Hà Nội viêm xương, rò xương sau mổ vỡ mâm chày

Lương y Nguyễn Thế Qúy phân tích ngay từ đầu cơ thể bệnh nhân đã không tiếp nhận với đinh nẹp vít chính vì vậy mà sau khi thực hiện nhiều phẫu thuật cơ thể bệnh nhân vẫn đào thải không tiếp nhận dẫn đến tình trạng viêm xương càng nặng, rò xương. Rò xương là tình trạng viêm xương mạn tính, hình thành lên ổ áp se và chảy mủ, chảy dịch liên tục. Bệnh rò xương là một bệnh khá phức tạp và lan giải, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh nhân tìm về nhà thuốc trong tình trạng viêm xương phức tạp, nên việc điều trị đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Viêm xương là hậu quả của sự nhiễm trùng mô mềm xung quanh xâm nhập vào xương, có tính khu trú tại chỗ. Thường gặp sau gãy xương hở, sau phẫu thuật trên xương, hoặc các thủ thuật trên xương. Nguy cơ nhiễm trùng tăng lên do vết thương giập nát, hoại tử. máu tụ. Hoặc có các dị vật ngoại lai, di vật của cơ thể hoặc dụng cụ y khoa, sức đề kháng của cơ thể yếu. Độc lực vi khuẩn mạnh.

Phân loại viêm xương

Viêm xương chấn thương phân loại theo thời gian cấp tính: trước 2 tháng, mãn tính sau 2 tháng.

Theo giải phẫu bệnh có 3 độ:

Độ 1 nhiễm trùng mô mềm, chưa đến xương

Độ 2 nhiễm trùng xương, xương hoại tử

Độ 3 nhiễm trùng và mất xương

Viêm xương chấn thương các thể lâm sàng: Nhiễm trùng ổ gãy cấp tính, viêm dò mủ ỗ gãy không có xương chết. Dò mủ mãn tính có xương chết- xương tù. Viêm loét màng xương, loét sẹo xấu, ung thư hóa.

Bệnh nhân được chỉ định điều trị ngoại khoa cắt lọc hết mô hoại tử, xương chết. Lấy bỏ hết các dị vật tưới rửa liên tục mỗi ngày nếu nhiều mủ. Cắt lọc lại nếu diễn tiến không khá hơn, bất động vững chắc ổ gãy. Dùng kháng sinh theo KSĐ, liều cao, kéo dài. Không khâu kín vết thương, nhưng không để lộ xương.

Bệnh nhân tiếp tục mổ cắt lọc mô hoại tử sau đó mổ thay khớp gối nhân tạo song cơ thể vẫn không tiếp nhận tình trạng viêm xương, rò xương vẫn diễn ra.

Lương y Nguyễn Thế Qúy cho biết đối với những trường hợp bệnh nhân gãy xương mâm chày như bệnh nhân Bùi Đăng Mùa ngay từ đầu điều trị tại nhà thuốc bằng phương pháp bó lá chỉ sau 1 tháng xương liền có thể tập phục hồi chức năng vận động. Lương y khuyên bệnh nhân có cơ địa không tiếp nhận với những dụng cụ được đưa từ bên ngoài vào cơ thể hay những bệnh nhân mắc các bệnh nội tiết như tiểu đường nên lựa chọn một phương pháp điều trị bảo tồn phù hợp cho an toàn, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Việc xử trí ban đầu đối với các chấn thương gãy xương, chấn thương gãy xương chày là vô cùng quan trọng bởi khi lựa chọn phương pháp điều trị không phù hợp thì bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng đang tiếc như viêm xương, rò xương. Việc điều trị lúc này trở nên khó khăn, điều trị bằng Tây y không đạt hiệu quả nữa người bệnh nên tham khảo điều trị bằng Đông y mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.