Top 11 # Xem Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Cứ vào mội dịp Tết đến Xuân về, trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt không thể thiếu đi những mâm ngũ quả, những bộ đồ thờ bằng đồng trang trí thờ cúng trên bàn thờ gia tiên. Mâm ngũ quả trong những ngày Tết không chỉ là để thể hiện lòng thành dâng kính của con cháu đối với các bậc tổ tiên mà nó còn là biểu tượng mang 5 loại màu sắc tượng trưng cho ngũ hành Kim ( Trắng ) – Mộc ( Xanh ) – Thuỷ ( Đen ) – Hoả ( Đỏ ) – Thổ ( Vàng ) với mong muốn hưởng ngũ phúc: Khoẻ mạnh, giàu sang, trường thọ, bình yên, may mắn.

Mỗi một vùng miền mỗi địa phương lại có một phong tục tập quán, khí hậu riêng cho nên cách sắp xếp, cách bày mâm ngũ qủa ngày tết cũng khác nhau và các loại quả cũng khác nhau. Vì vậy để có một mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ gia tiên cần phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố đặc biệt khác nhau. Tuy mỗi miền mỗi khác nhưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả hương cây của nét văn hoá dân tộc và ý nguyện cầu hoà, an đủ mà người dân Việt Nam gửi gắm.

Cách bày mâm ngũ quả theo kiểu miền bắc

Mâm ngũ quả theo kiểu miền bắc thường không qua khắt khe trong việc lựa chọn quả mà cần phải phù hợp với ngũ hành. Thường các loại quả bao gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt, quất, lê, phật thủ và ớt đỏ…Nải chuối thường được đặt ở dưới cùng để đỡ lấy các loại trái cây khác thể hiện sự nâng đỡ, hứng lấy những gì tinh tuý nhất. Theo triết lý của phương đông chung cũng như là của người Việt nói riêng thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả tương ứng với 5 loại màu riêng biệt mà mỗi loại quả lại có một ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như quả phật thủ giống như bàn tay của đức phật luôn che chở cho các số phận con người. Hồng, quýt tượng trưng cho sự thành đạt, thanh long như rồng mây hội tụ thể hiện sự phát tài, phát lộc. Còn bưởi, dưa hấu căng tròn mát lạnh hứa hẹn cho sự ngọt ngào và may mắn. Nải chuối xanh như bàn tay người hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che..

Cách bày mâm ngũ quả theo kiểu miền trung

Không câu nệ về chủng loại hay số lượng quả mâm ngủ quả của miền trung được sắp xếp, trưng bày một cách rất đơn giản nhưng lại mang nhiều về ý nghĩa tâm linh. Thường bao gồm các loại quả đẹp, có màu sắc tươi sáng như bưởi, thanh long, xoài, táo, hồng, chuối, nho.

Cách bày mâm ngũ quả theo kiểu miền nam

Với người dân miền nam thì mâm ngũ quả không nên có những loại quả có hình thức xấu hoặc có vị đắng như sầu riêng, cam, chuối, táo.. Và thông thường chỉ có 4 loại quả chính đó là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra còn có thể thêm quả sung..

An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

Free ship với đơn hàng trong khu vực Hà Nội. 37A – Kinh Dương Vương – Phường 12 – Quận 6 – Hồ Chí Minh 128 Nguyễn Chi Phương – Q. Thanh Khê – Đà Nẵng ĐT: 0963 129 283 – 0967 016 283Email: dodongthanhphatvn@gmail.com Đối với khách hàng tỉnh, miền Trung hoặc miền Nam sẽ được đóng gói đảm bảo, giao hàng tận nơi, thu tiền mặt khi giao hàng hoặc chuyển khoản. THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội STK: 0011 00414 7709 Chủ TK: Dương Văn Tầu Ngân hàng Agribank chi nhánh Văn Lâm, Hưng Yên STK: 2405 2050 78408 Chủ TK: Dương Văn Tầu

Cách Bày Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Khi Tết đến xuân về, mỗi gia đình Việt đều không thể thiếu mâm ngũ quả, chứa đựng ước nguyện năm mới sung túc tới cho gia chủ. Với mỗi vùng miền, cách bài trí, chọn loại quả có phần khác biệt, thể hiện phong tục từng vùng.

Mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên thể hiện 5 ước nguyện của ông cha: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Ngũ quả còn thể hiện công sức, thành quả của người nông dân sau một năm dài vất vả, biểu trưng cho sự sung túc, đủ đầy.

Miền Bắc

Mâm ngũ quả của gia đình miền Bắc thường có năm loại: chuối xanh, bưởi (hoặc phật thủ), đào, hồng và quýt. Quả chuối xanh tượng trưng cho hành Mộc là trọng tâm của mâm ngũ quả. Nải chuối có hình giống bàn tay ngửa lên để che chở, bảo vệ cũng như đem lại phúc lộc cho gia chủ.

Quả bưởi, phật thủ có màu vàng tượng trưng cho hành Thổ. Loại quả đặt ở vị trí trung tâm, nằm ngay trong lòng nải chuối. Hiện nay, nhiều gia đình dùng quả Phật thủ để thay thế quả bưởi vì có mười cánh chụm lại như hình bàn tay Phật , đều mang ý nghĩa may mắn, trời phật ban lộc, bình an.

Người miền Bắc thường chọn số quả là số lẻ trong mâm ngũ quả với quan niệm sẽ mang lại may mắn. Tuy nói là ngũ quả nhưng thực tế người dân thường bày biện nhiều hơn năm loại quả, màu sắc cũng đa dạng, sao cho mâm ngũ quả đầy đặn, đẹp mắt.

Miền Nam

Người miền Nam bày biện mâm ngũ quả theo phát âm của từng trái làm sao để có thể đạt: cầu, sung, vừa, đủ, xài (dùng) tương ứng với năm loại quả là: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Bên cạnh đó, đế được tạo nên từ ba quả dứa (quả thơm) mang lại cảm giác chắc chắn.

Ngoài ra, người miền Nam thường quan tâm đến ý nghĩa tên gọi của mỗi loại trái cây. Ví dụ, dưa hấu là loại trái cây quen thuộc luôn góp mặt trong mâm ngũ quả của người dân Nam Bộ. Dưa hấu có ruột đỏ vỏ xanh thể hiện cho lòng trung nghĩa của người dân miền Nam. Mặt khác, quả chuối vì có phát âm tiếng miền Nam gần giống “chúi” thể hiện sự nguy khó hay quả cam, quýt vì có câu “Quýt làm Cam chịu” cũng không tốt nên bạn sẽ không thấy các loại quả này ở mâm ngũ quả Tết của người miền Nam.

Miền Trung

Khác với miền Bắc và Nam, dải đất miền Trung bày trí đơn giản hơn, theo hình thức quả to, nặng đặt ở dưới làm đế, những quả có trọng lượng nhỏ chèn bên trên hoặc xen kẽ vào chỗ trống. Nhiều gia đình còn cài xen kẽ những bông hoa cúc vàng tươi vào mâm ngũ quả để trông đẹp mắt hơn.

Người dân miền Trung không chú trọng phải có một mâm ngũ quả cầu kỳ mà chủ yếu dâng sự thành tâm, nhà có gì cúng nấy. Miền Trung là nơi có sự giao thoa giữa miền Bắc và miền Nam nên mâm ngũ quả của họ cũng khá đủ đầy, có thể có cả những loại hoa quả của 2 miền.

Mâm ngũ quả có Pushmax Chanh Leo

Mâm ngũ quả của cả ba miền đều mang ý nghĩa chứa ước nguyện năm mới sung túc, an lành của gia chủ. Ngày nay, con người không còn phụ thuộc vào thời tiết mà có thể dùng các loại quả trái mùa khác, tùy vào điều kiện, nhu cầu của mỗi người. Trong đó, chanh leo là một gợi ý phù hợp cho mâm ngũ quả ngày Tết bởi ý nghĩa của loại quả này.

Màu tím hồng của vỏ tượng trưng cho phú quý, may mắn, còn màu vàng tươi của hạt tượng trưng cho tài lộc. Những dịp Tết gần đây, ngoài những loại hoa quả truyền thống, gia chủ cũng bày thêm loại hoa quả khác hoặc đồ uống để tăng thêm màu sắc cho mâm ngũ quả.

Dịp Tết không phải mùa của chanh leo, bạn có thể lựa chọn nước trái cây thay thế như Pushmax Chanh Leo, giàu dinh dưỡng, bao bì đẹp, bắt mắt giúp tô điểm thêm cho mâm ngũ quả.

Lê Nguyễn

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Cho Chuẩn

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Người Việt dành nhiều thời gian và tâm sức để bày mâm ngũ quả bởi đó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn hàm chứa nhiều hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn.

Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.

Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả khác nhau, mang nhiều ý nghĩa sâu xa không phải ai cũng biết. Số 5 tượng trưng cho Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh (Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên), cũng là 5 điều giá trị nhất mà người Việt hy vọng vào năm mới sắp đến.

5 loại quả trên mâm ngũ quả tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: Hồng, táo tây, thanh long…

Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, có thể chọn quả mận hoặc lê…

Màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, thường là chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, quả na, sung, dừa, dưa hấu…

Màu vàng tượng trưng cho hành Thổ, có thể chọn những loại quả có màu nâu, nâu đất hay vàng như xoài chín, bưởi, quýt vàng, cam vàng…

Màu đen tượng trưng cho hành Thủy, có thể chọn những loại quả như nho đen hoặc các quả có màu tối, sậm.

Ngày nay có nhiều gia đình bày biện mâm ngũ quả với nhiều loại trái cây hơn, có khi đến 9-10 loại khác nhau. Cách bày này không sai nếu vẫn dựa trên nguyên tắc có 5 loại quả tương ứng cho 5 hành trên.

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc

Người miền Bắc rất chuộng chọn số lẻ trong mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả Tết miền Bắc thường gồm các loại trái cây sau: chuối, dưa hấu (màu xanh); bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); đào hoặc lê (màu trắng); mận hoặc nho (màu đen) với những màu sắc khác nhau và mang những ý nghĩa riêng biệt. Cách bày biện thường là nải chuối được đặt ở dưới cùng, trên nải chuối để quả bưởi ở giữa và xung quanh xếp xen kẽ các loại trái cây khác.

Trong mâm ngũ quả miền Bắc, chuối hay phật thủ thể hiện sự che chở của trời đất thiên nhiên cho con người và gia đình sum vầy, đầm ấm, quây quần bên nhau. Ớt, táo tây thể hiện sự may mắn; cam, quýt, quất, hồng thể hiện tài lộc, phú quý còn quả lê, đào tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.

Cách bày mâm ngũ quả miền Trung

Người miền Trung thường không kiêng kỵ loại quả nào khi bày biện mâm ngũ quả. Họ cũng không quá cầu kỳ về màu sắc, hương vị hay tên gọi của loại quả. Mâm ngũ quả của người miền Trung chỉ cần đảm bảo tươi ngon và quan trọng hơn cả là phải thành tâm khi bày biện.

Tại các tỉnh miền Trung, mâm ngũ quả thường có dứa, thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, chuối xanh. Họ cũng sẽ khéo léo đặt thêm những bông cúc vàng xung quanh, hoặc đặt thêm hai quả dưa hấu hai bên. Cách bài trí mâm ngũ quả của người miền Trung đơn giản, qua đó cũng thể hiện phần nào tính cách chân chất của người dân nơi đây.

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam

Trong khi người miền Bắc chuộng chuối xanh khi bày biện mâm ngũ quả, thì người miền Nam lại kỵ loại quả này. Lý do vì theo phong tục của người miền Nam, từ “chuối” phát âm gần giống “chúi nhủi” (nghĩa là làm ăn không thể phất lên được). Một số loại quả xuất hiện nhiều trong mâm ngũ quả của người miền Bắc như lê, táo, cam, quyết cũng hiếm khi được người miền Nam dùng để bày. Vì lê được người miền Nam quan niệm là lê lết, cam hiểu theo nghĩa cam chịu, táo – đọc là bom khiến công việc đổ bể, làm ăn thất bại.

Khi bày mâm ngũ quả, người miền Nam mang theo ước vọng “cầu sung vừa đủ xài”, nghĩa là mong muốn một năm mới sung túc, đủ đầy. Tương ứng với đó, họ sẽ dùng các loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

3 điều lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

Hiểu ý nghĩa các loại quả

Khi bày mâm ngũ quả, điều quan trọng đầu tiên là phải thật thành tâm và hiểu ý nghĩa các loại quả. Như đã nói ở trên, theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chuối xanh tượng trưng cho Hành Mộc, còn có ý nghĩa bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.

Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ) với ý nghĩa cầu phúc lộc. Cũng có gia đình dùng quả phật thủ hoặc quả lựu chín vàng.

Trên mâm ngũ quả, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng như quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm…

Khá thú vị là, với mỗi loại quả, người Việt lại gán cho nó một ý nghĩa riêng. Ví dụ:

– Quả lựu thể hiện mong muốn con đàn cháu đống, càng nhiều con cháu gia đình càng vui;

– Quả đào mang ý nghĩa thăng tiến;

– Quả táo to, đỏ là cầu mong phú quý;

– Quả hồng, quả quýt, quả cam canh chín đỏ là ước vọng về sự mạnh mẽ, công danh thành đạt;

– Quả thanh long là rồng mây gặp hội, hy vọng sự nghiệp suôn sẻ;

– Quả dưa hấu, quả bưởi căng tròn là hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn;

– Quả trứng gà (lekima) biểu tượng cho phúc lộc của trời;

– Quả sung là cầu mong sức khỏe dồi dào, luôn tràn trề sinh lực hoặc có lộc về tiền bạc;

– Quả đu đủ mang nghĩa đầy đủ thịnh vượng);

– Quả xoài (âm Hán như là “xài”) cầu mong không thiếu thốn.

Những sai lầm khi chuẩn bị mâm ngũ quả Rửa quả cho sạch sẽ để bày mâm ngũ quả đẹp

Nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Song việc rửa quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Chính vì thế, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

Chọn ngay quả chín đẹp

Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết, và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 – 28 Tết, thậm chí sớm hơn.

Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau (thường là khi gia đình cúng hết Tết), mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ.

Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá (tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa). Chuối nhất định phải là chuuối xanh (để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành); Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử, xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu tượng bàn tay Phật.

P.V (tổng hợp)

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết 3 Miền

Chuối xanh: Những nải chuối xanh có số quả lẻ tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Thêm nữa, những quả chuối cong vút giống như bàn tay bao bọc, che chở mang ý nghĩa sum vầy, con cháu đón nhiều phúc lộc.

Bưởi: Thông thường, bưởi trên mâm ngũ quả thường là loại to, tròn và căng mọng thể hiện mong ước thịnh vượng trong một năm mới của gia chủ.

Cam, quýt: Loại quả với màu vàng rực này thường được trang trí trên mâm ngũ quả tượng trưng cho quyền lực, công danh thành đạt của chủ nhà.

Đu đủ: Cái tên đã nói lên tất cả. Dùng đu đủ để trang trí trên mâm ngũ quả thể hiện mong muốn ấm no, đầy đủ của mọi gia đình.

Dưa hấu: Một số gia đình thường sử dụng dưa hấu trên mâm ngũ quả. Đây là loại quả có hình tròn với sắc đỏ bên trong tượng trưng cho nguồn năng lượng vô tận và sự may mắn, sinh sôi nảy nở.

Sung: Bên cạnh các loại quả đó, sung cũng được nhiều gia đình lựa chọn và trang trí trên mâm ngũ quả. Điều này biểu tượng cho sự sung túc, cầu mong con đàn cháu đống cho gia chủ.

Thanh long: Sử dụng thanh long có ý nghĩa mong muốn sự phát tài phát lộc của chủ nhà.

Xoài: Xoài xuất hiện trên mâm ngũ quả thường thể hiện ước muốn tiêu xài không thiếu thốn, no đủ của mọi gia đình.

Hồng: Đây là loại quả tượng trưng cho sự thành đạt, phát triển.

Nếu như trước đây, mâm ngũ quả thường chỉ có năm loại quả đặc trưng tùy theo vùng miền thì ngày nay nhiều gia đình Việt thường trang trí thêm các loại quả khác cho thêm phong phú và đa dạng.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết là một trong những nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Việt thể hiện lời cầu chúc, mong muốn một năm ấm no, hạnh phúc và an khang thịnh vượng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng vùng miền mà sẽ có những cách bày mâm ngũ quả ngày Tết khác nhau, cụ thể:

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc

Đối với người miền Bắc cách bày mâm ngũ quả ngày Tết rất được chú trọng và thường sử dụng các loại quả phổ biến là chuối xanh, bưởi, đu đủ, thanh long, phật thủ, quất… Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành, vì vậy mà trên mâm luôn có sự xuất hiện đầy đủ năm màu: trắng (Kim), xanh (Mộc), đen (Thủy), đỏ (Hỏa) và vàng (Thổ). Chính giữa mâm ngũ quả bao giờ cũng là nải chuối ôm trọn các quả bưởi hoặc phật thủ và được trang trí thêm quýt vàng và các loại quả khác tạo sự sum suê. Đặc biệt, ở miền Bắc thường quan trọng việc chọn số quả từng loại là lẻ. Điều này thể hiện rõ mong ước sinh sôi, nảy nở và phát triển của người dân nơi đây.

Thông thường, người dân từng vùng sẽ lựa chọn các sản vật đặc trưng của vùng đó để trang trí và bày trong mâm ngũ quả. Với những người miền Trung, mâm ngũ quả thường có các loại quả như chuối xanh, thanh long, dưa hấu, mãng cầu, sung, cam, quýt,… Với người miền Trung cách bày mâm ngũ quả ngày Tết vô cùng đơn giản: các loại quả như xoài, thanh long, táo xếp xung quanh , nho đặt dải ngang và cao nhất là đứa. Một số gia đình còn có thói quen sử dụng chuối đặt chính giữa mâm cho thêm sum suê.

Nếu như người miền Bắc sử dụng chuối, bưởi, phật thủ thì người miền Nam lại dùng năm loại quả chính đó là: mãng cầu xiêm, dừa, đu đủ, dứa, xoài. Ngoài ra, họ còn sử dụng thêm quả dưa hấu với ý nghĩa tượng trưng cho lòng trung trực của người miền Nam. Về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam rất đơn giản chỉ cần xếp dừa nằm chính giữa và xung quanh là các loại quả xoài, thơm và các quả khác.

Đặt vé máy bay Tết giá rẻ ở đâu?

Nếu bạn đang tìm địa chỉ đặt mua cho mình chiếc vé máy bay giá rẻ nhưng chưa biết nên chọn lựa địa chỉ nào uy tín và chất lượng thì hãy đến với chúng tôi . Sở hữu đội ngũ Booker chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ giúp bạn theo dõi giá vé máy bay liên tục theo từng thời điểm và đặt cho bạn hành trình bay theo ý muốn với mức giá tốt nhất. Ngay sau đó nhân viên sẽ gọi lại cho bạn và hỗ trợ bạn hoàn thành các thủ tục cần thiết cho hành trình bay thuận lợi và suôn sẻ nhất. Hãy sáng suốt trong việc chọn lựa cho mình địa chỉ đặt vé máy bay uy tín và Vietjetstar cam kết sẽ không làm bạn thất vọng! Tổng đài hỗ trợ 24/7: 1900 636 063.

45 Nguyễn Cửu Vân, Q. Bình Thạnh