Top 7 # Xem Lễ Cúng Giao Thừa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Sắm Lễ Cúng Giao Thừa

Đối với mỗi người con nước Việt, Tết là một cái gì đó rất thiêng liêng, được người người, nhà nhà háo hức, mong chờ. Trong những ngày này, người ta thường làm những mâm cỗ ngon nhất, thịnh soạn nhất để kính dâng lên ông bà tổ tiên cùng với các đấng thần linh.

Chúng ta không thể không kể đến mâm cỗ cúng giao thừa – mâm cỗ đặc biệt nhất trong ngày Tết – mâm cỗ cuối cùng của năm cũ và cũng đồng thời là mâm cỗ đầu tiên của năm mới. Cỗ cúng giao thừa thì ai cũng đã từng được nghe, được thấy, nhưng những mâm cỗ này có ý nghĩa gì, chuẩn bị chúng như thế nào, cúng ra làm sao thì không phải ai cũng tường tận.

Và để các bạn hiểu rõ hơn về nét đẹp này trong truyền thống văn minh của người Việt, sau đây xin mời các bạn cùng đi tìm hiểu đôi điều về lễ cúng giao thừa.

+ Theo quan niệm của người Việt, thời khắc giao thừa là thời khắc chuyển giao quyền cai quản hạ giới của các vị quan Hành binh, Hành khiển và Phán quan. Các vị quan cũ sẽ về trời nhận nhiệm vụ mới sau một năm hết lòng hết sức vì sự bình yên của con dân hạ giới.

Đồng thời, các vị quan mới sẽ được thiên giới điều xuống tiếp quản công việc trong mới với nhiều thử thách mới. Trong thời khắc chuyển giao thiêng liêng ấy, nhà nhà, người người dâng lên các vị quan thần này những mâm cơm cúng với lòng thành kính nhất để cảm tạ các ngài đã cho hạ giới một năm mưa thuận gió hòa, đồng thời cầu mong cho một năm mới sắp đến bình an và hạnh phúc hơn năm cũ.

+ Theo truyền thuyết Táo Quân, giây phút giao thừa, ba vị Táo Quân sẽ hạ phàm sau khi báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình một năm vừa qua, đồng thời mang theo những may mắn ban phát cho con dân hạ giới trong năm mới.

Vì thế mà người ta còn quan niệm lê cúng giao thừa là lễ nghênh đón đức Táo trở về, cũng đồng nghĩa với việc nghênh đón nhiều phúc lộc mà Ngọc Hoàng đã ban phát cho họ trong năm mới.

+ Thời khắc giao thừa cũng là thời khắc chuyển giao giữa mùa đông lạnh giá và mùa xuân ấm áp. Trong thời khắc ngày, người ta dâng lên trời đất những mâm cơm thịnh soạn nhất để tiễn biệt những điều không may mắn trong năm cũ, cầu mong mùa đông qua đi sẽ mang theo những xui xẻo không vui của một năm đã qua và mùa xuân đang đến sẽ mang theo nguồn sống mới ấm áp hơn.

+ Lễ cúng giao thừa còn có tên khác là lễ trừ tịch. Thông qua mâm cơm cúng, người ta xua đuổi những ma quỷ đã và đang quấy nhiễu sự bình an và hạnh phúc của gia đình, để ngày đầu năm mới sắp đến không còn ma quỷ quấy phá, qua đó có một năm mới may mắn hơn.

+ Giây phút giao thừa trong tâm thức của người dân Việt còn là giây phút đoàn viên. Bên cạnh những thành viên trong gia đình đang quây quần bên nhau, người ta còn mong mỏi ông bà tổ tiên và những người thân đã khuất có thể về đoàn tụ cùng gia đình. Và mâm cơm cúng giao thừa chính là lời mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với gia đình ấy.

+ Không chỉ có vậy, mâm cơm cúng giao thừa còn là một nét đẹp trong tinh thần tương thân tương ái của người Việt, thể hiện nét đẹp nhân văn trong tâm hồn người dân Việt. Thông thường, như ta đã biết, ngoài mâm cơm cúng trên bàn thờ, người ta còn sửa soạn những mâm cơm cúng chúng sinh ngoài trời đơn giản hơn.

Thông qua mâm cơm cúng này, người ta muốn chia sẻ hơi ấm tình người với những vong linh không siêu thoát, vất vưởng không nơi lương tựa, giúp họ có được đôi chút cảm giác đoàn viên của ngày Tết Cổ truyền, để những vong linh này không bị đói khát trong ba ngày Tết.

Sắm lễ cúng giao thừa cần những gì?

Lễ cúng giao thừa không yêu cầu quá cầu kỳ và cao sang, mà tùy theo điều kiện, hoàn cảnh từng nhà, từng vùng miền, có thể sửa soạn mâm cơm cúng sao cho hợp lý nhất. Tuy nhiên, một mâm lễ cúng giao thừa thường bao gồm những vật phẩm sau:

+ Quan trọng nhất của mâm cơm cúng là lễ xôi gà. Xôi có thể chuẩn bị xôi đỗ xanh hoặc xôi gấc. Đặc biệt là gà sử dụng trên mâm cơm cúng phải là gà trống mà không nên sử dụng gà mái.

Theo quan niệm của người Việt, gà trống được coi là khắc tinh của ma quỷ, đồng thời là linh vật duy nhất trên thế gian có thể đánh thức mặt trời. Người ta cho rằng con gà trống trên mâm cơm cúng có thể xua đuổi ma quỷ đang quấy nhiễu căn nhà, đồng thời đánh thức mặt trời, xua tan đi màn đêm tối tăm của ngày 30 Tết.

Trong trường hợp không có gà trống, người ta có thể thay thế bằng thủ lợn luộc. Tuy nhiên, điều bắt buộc ở đây là dù gà trống hay thủ lợn, thì cũng đều phải ngậm bông hoa hồng. Người ta cho rằng bông hoa hồng đỏ này chính là mặt trời rực rỡ của năm mới, đồng thời màu đỏ của cánh hoa sẽ mang lại may mắn cho cả gia đình.

+ Ngoài lễ xôi gà là trung tâm, trong mâm cơm cúng giao thừa cũng nên có đủ bánh chưng, kẹo, mứt, mâm trầu cau cùng với hoa quả và vàng mã. Những vật phẩm này cần tươi ngon, lành lặn và tránh những vật phẩm có hình dạng không đẹp, có mùi khó chịu. Đặc biệt, đây phải là những vật phẩm thật, không được phép sử dụng những vật phẩm giả trong mâm cơm cúng.

+ Cùng với đó là rượu và vàng mã, quần áo giấy để dâng lên các vị thần.

+ Ngoài ra, chúng ta cũng nên chuẩn bị thêm hũ muối và gạo. Hũ muối gạo này được dùng để trừ tà, xua đuổi ma quỷ và các luồng âm khí xấu xa, tà ác.

+ Ngoài những vật phẩm trên mâm cơm cúng, các bạn cũng cần phải lưu ý chuẩn bị kỹ lưỡng bài văn khấn cúng giao thừa. Bài văn khấn này có thể tham khảo trong cuốn tuyển tập văn khấn cổ truyền Việt Nam.

Gia đình cần chuẩn bị 2 mâm cơm cúng như trên một cúng trong nhà và một cúng ngoài trời. Mâm cúng ngoài trời không bắt buộc phải có lễ xôi gà mà chỉ cần các đồ ăn thức uống đơn giản.

Lễ cúng giao thừa không yêu cầu những nghi thức tâm linh khó thực hiện, mà quan trọng nhất của lễ cúng này là sự thành tâm của gia đình.

Bắt đầu lễ cúng, sẽ là mâm cơm cúng giao thừa ờ ngoài trời. Mâm cơm cúng này mang ý nghĩa ” tống cựu” tức là tiễn cái cũ đi. Mâm cơm cúng ngoài trời dùng để tiễn biệt những thiên binh thiên tướng đã hết nhiệm vụ và trở về trời. Do ra đj quá vội vàng nên họ không còn thời gian ghé vào trong nhà, và những vật phẩm trên mâm cơm cúng này sẽ được họ mang đi để sử dụng trên đường về trời. Theo đó, nghi thức cúng ngoài trời được thực hiện như sau:

Bày án hương và đèn nến lên bàn thờ đã chuẩn bị. Điều lưu ý ở đây là bàn thờ này được lập ngoài trời nhưng vẫn phải trên phạm vi đất của gia đình, không được lập ở ngoài đường hoặc đất của nhà người khác.

Các thành viên trong gia đình tiến hành bày biện mâm cơm cúng đã chuẩn bị từ trước, sau đó lên hương. Gia chủ chắp tay và đọc bài văn khấn đã chuẩn bị.

Tiếp theo của lễ cúng giao thừa là nghi thức cúng trong nhà để nghênh đón cái mới:

Các thành viên trong gia đình sẽ bày biện tất cả những gì đã chuẩn bị như lễ xôi gà, rượu thịt và vàng mã,…lên bàn thờ tổ tiên và lên hương, dâng nước. Gia chủ ăn mặc chỉnh tề đứng trước bàn thờ đọc bài văn khấn một cách thành tâm.

Ý Nghĩa Của Lễ Cúng Giao Thừa:ý Nghĩa Của Lễ Cúng Giao Thừa

Nếu xem giao thừa là khoảnh khắc bắt đầu một năm mới thì ta cũng có thể xem đó là sự kết thúc của một năm cũ. Cho nên giao thừa có nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Cũng vì ý nghĩa đó để hoàn thành việc bàn giao để lại những cái cũ ta có lễ trừ tịch.

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ chuẩn bị bước qua năm mới. Với ý nghĩa để lại những cái cũ, những cái xui và bắt đầu một năm mới thì ta làm lễ trừ tịch.

Lễ trừ tịch còn có ý để “trừ khử ma quỷ” đó cũng là ý nghĩa của từ “trừ tịch”. Vì thời điểm trừ khử vận xui và đón mừng những điều mới xảy ra ngay vào lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừa.

Theo dân gian lưu truyền thì mỗi một năm đều có một ông (thần) coi khiển việc nhân gian, hết năm thì ông này bàn giao lại cho ông kia cho nên ta sẽ cúng để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Lễ trừ tịch (lễ giao thừa) được tiến hành cúng ở ngoài trời vì người xưa hình dung trong lúc cựu vương hành khiển bàn giao trách nhiệm trông coi việc nhân gian cho tân vương luôn có quân đi, quân về trong không trung tấp nập. Do đó việc cúng ngoài trời sẽ giúp “lễ trừ khử tà ma” linh thiêng hơn.

Giây phút cúng giao thừa của các gia đình với hoa quả, xôi gà, bánh trái sẽ được thực hiện ngoài trời, với lòng thành khẩn tiễn người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới cai quản nhân gian trong năm mới.

Cũng vì ý nghĩa việc bàn giao của nhà trời diễn ra trong khẩn trương nên các vị không thế khề khà măm bát trong nhà được và vì thế sẽ không thể chứng giám lòng thành khẩn của gia chủ.

Mâm cúng tiêu biểu

– Gà trống tơ luộc – Bánh chưng – Xôi (gấc). – Trái cây (chuối, quít…) – Đèn nến – Vàng mã (ra tiệm vàng mã hỏi cúng trừ tịch hay cúng giao thừa) – Trầu cau – Rượu/trà (Rượu trước sau đến trà) – Một chiếc mũ chuồn mua của hàng mã, chính là mũ để cúng tế vị thần. – Nhang đèn.

Cách Cúng Giao Thừa Như Thế Nào? Chuẩn Bị Mâm Lễ Vật Cúng Giao Thừa

Ý nghĩa mâm cúng trong đêm giao thừa của người Việt

Cúng giao thừa từ xưa đến nay là 1 nghi thức mang ý nghĩa rất đặc biệt, có tính chất thiêng liêng đối với cuộc sống của người Việt trước khi bắt đầu chào đón Tết Nguyên Đán sắp sang.

Người xưa còn gọi Tết Nguyên Đán là lễ trừ tịch bởi buổi lễ này được diễn ra với mong muốn là “trừ khử ma quỷ”, loại bỏ những điều xấu xa, kém may mắn của năm cũ sắp qua để đón nhận những điều mới mẻ sắp đến. Bên cạnh đó cũng là cầu mong những điều tốt lành, an khang phúc lộc cho một năm mới thịnh vượng nhiều vận may.

Người xưa luôn tin rằng, hằng năm sẽ có một vị thần Hành Khiển với nhiệm vụ trông coi mọi công việc trên nhân gian. Trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, vị thần này sẽ bàn giao công việc lại cho vị thần cai trị năm mới.

Trong khoảng thời gian chuyển giao, các vị thần sẽ đem theo rất nhiều quân lính tinh nhuệ nên đây chính là thời điểm để trừ tà, đuổi quỷ hiệu quả và hợp lý nhất trong năm.

Không chỉ như vậy, lễ cúng trong đêm giao thừa còn là cách để con cháu bày tỏ tình cảm của mình và xin được rước ông bà gia tiên về nhà chơi lễ Tết, sum vầy cũng như đoàn viên cùng con cháu trong gia đình.

Cách cúng giao thừa như thế nào tốt nhất?

Cúng giao thừa cần những gì?

Đối với lễ cúng trong nhà

Mâm lễ cúng trong nhà, cụ thể là trên bàn thờ chính thì gia chủ cần phải chuẩn bị thật chu đáo và có phần cầu kỳ hơn mâm cỗ cúng ngoài trời. 

Lễ vật trên bàn thờ cơ bản thường bao gồm: Các loại trái cây tươi (thường là 5 loại quả), hoa tươi, các món ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt và các món mặn tùy ý. Bên cạnh đó là những lễ vật đi kèm không thể thiếu khác như: Hương hoa, nến, trầu cau , rượu và thuốc lá.

Về mâm cỗ cúng đồ ăn mặn, tùy thuộc vào từng vùng miền cũng như văn hóa mà mâm cúng trên bàn thờ sẽ có những điểm khác biệt.

Mâm cúng ở miền Bắc: Thường sẽ có những món ăn vô cùng quen thuộc gắn liền với bữa cơm hàng ngày như: Gà trống luộc điểm xuyết 1 chút lá chanh, giò chả, bát canh, món xào và đặc biệt không thể thiếu bánh chưng. Những món được bày lên bàn thờ không cần quá sặc sỡ nhưng phải đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. 

Mâm cúng ở miền Trung: Gồm có cả bánh chưng và bánh tét, các loại dưa món, chả lụa, thịt nấu đông, thịt lợn luộc, gà bóp với rau răm, bát canh ninh xương cùng măng khô, chả ram, cá chiên…Dễ dàng nhận thấy rằng mâm cúng của người miền Trung sẽ có đầy đủ món ăn hàng ngày của người xứ này.

Mâm cúng ở miền Nam: Cũng giống như tính cách phóng khoáng, không câu nệ của con người nơi, mâm cúng giao thừa của nhiều gia đình miền Nam khá giản dị. Chỉ có hoa tươi, đèn đuốc, bánh mứt, trà, các loại trái cây tươi, nhang hương.

Đối với lễ cúng ngoài trời

Khác với lễ cúng trong nhà, lễ cúng ngoài trời trong đêm giao thừa không cần quá cầu kỳ và rườm rà, gia chủ chỉ cần chuẩn bị đơn giản nhưng đầy đủ những lễ vật bao gồm:

 1 con gà trống đã luộc (phải buộc chéo cánh lại với nhau)

 1 chiếc đầu lợn quay hoặc luộc đều được

 1 cặp bánh chưng luộc

 Một ít trái cây tươi, hoa, trầu cau

 Tiền giấy, vàng mã

 Các loại bánh kẹo hoặc mứt sấy

 Trà, rượu

 Lư hương, nến đỏ, đèn dầu và một đĩa gạo muối.

Lưu ý: Về nhang thắp hương, bạn có thể lựa chọn loại nhang nhỏ hoặc lớn tùy vào sở thích. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc thắp nhang lớn có thể đốt được lâu hơn, thơm hơn và tốt hơn so với khi dùng loại nhang nhỏ.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Như đã giải thích ở trên, mỗi năm qua đi sẽ có các vị thần khác nhau đến hạ giới để làm nhiệm vụ cai quản. Hết năm thì các vị thần đó sẽ bàn giao công việc cũ cho những vị thần mới tới. Bởi vậy, để “tống cựu nghênh tân” (tiễn cũ, đón mới) thì các gia đình thường chuẩn bị tới 2 mâm cỗ: Một mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời cúng các vị thần và một mâm cỗ trong nhà cúng tổ tiên.

Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, các gia đình nên thực hiện làm cỗ cúng ngoài trời trước rồi mới tới cỗ cúng trong nhà.

Mâm cỗ cúng Giao thừa là lễ nghi truyền thống từ xưa đến nay. Ai cũng quan niệm rằng khi thời khắc năm cũ đi qua và năm mới sắp đến là thời khắc hết sức thiêng liêng và quan trọng nên người người nhà nhà đều cầu mong sự bình an cho tất cả các thành viên trong gia đình. Cỗ cúng trong nhà cũng là mâm cỗ để cúng tổ tiên, ông bà còn mâm cỗ bên ngoài trời là cúng trời, cúng Phật.

Bao giờ cũng phải tiến hành khấn ngoài trời, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu cho dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình sau đó mới đến lễ trong nhà. Nếu bạn làm lễ trong nhà trước là quan niệm không được đúng cho lắm vì cao nhất là trời Phật rồi mới tới ông bà, tổ tiên nhà mình.

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Theo quan niệm dân gian thì vào ngày giao thừa các vị thần còn phải tiến hành bàn giao cũng như tiếp nhận công việc rất nhanh và vô cùng khẩn chương chính vì thế sẽ vội vàng đi qua mâm cúng để chứng kiến tấm lòng của các gia chủ. Do đó, vào ngày này mâm cỗ cúng ngoài trời phải được đặt ở giữa sân, nếu gia đình nào không có sân trước thì có thể đặt ở cửa chính hoặc trên tầng thượng, đảm bảo thoáng đãng và sạch sẽ.

Mâm lễ cúng sẽ được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông tùy vào vị trí cư ngụ của từng gia đình. Theo quan niệm thì hướng Bắc là hướng của Thượng Đế còn hướng đông là để cúng Thiên Tử. Chính vì thế các gia chủ có thể đặt mâm cỗ cúng theo hướng phù hợp nhất với vị trí của gia đình mình là được.

Cúng giao thừa lúc mấy giờ?

“Cúng giao thừa vào mấy giờ, cúng giao thừa ngoài trời vào thời điểm nào là chính xác nhất” là thắc mắc của rất nhiều người. Theo những nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, lễ cúng giao thừa thường được cử hành vào giờ Tý (11 giờ đêm cho đến 1 giờ sáng).

Khoảng thời gian này có ý nghĩa là bao hàm một giờ cuối cùng của năm cũ và một giờ của năm mới. Vào thời điểm này, mọi gia đình sẽ bày cỗ cúng tổ tiên ở trong nhà và cỗ cúng bên ngoài trời để cúng các quan thần linh.

Cúng giao thừa trước 12h được không?

Theo đúng nghi lễ và quan niệm dân gian thì chúng ta hoàn toàn có thể cúng giao thừa trước 12h đêm nhưng tốt nhất là từ 11 giờ đêm mới được cúng.

Gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào?

Khi gia chủ chuẩn bị mâm cỗ để cúng giao thừa thì cần phải tháo dây buộc trên thân con gà (nếu có) rồi đặt gà cúng lên cái đĩa to và bày thật ngay ngắn, tiết và lòng để dưới bụng gà, mỏ gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ. Và điều cực kỳ quan trọng bạn phải nhớ là cần đặt đầu gà hướng ra ngoài.

Theo quan niệm truyền thống thì mỗi năm Thiên đình sẽ lại thay toàn bộ quan trông nom công việc dưới hạ giới. Cúng giao thừa mang ý nghĩa tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón chào quan quân cai quản năm mới. Do vậy, khác với gà cúng gia tiên trong nhà. Với mâm cúng đêm giao thừa ngoài trời bạn nên đặt đầu gà quay ra phía đường để có thể đón quan Tân niên Hành khiển cai quản hạ giới năm mới đi qua. Hơn nữa, cách đặt như vậy còn có ý nghĩa là gọi mặt trời chiếu ánh sáng vào nhà mình.

Còn với gà cúng trong nhà thì bạn nên đặt gà quay đầu vào trong phía bát hương (gà phải há miệng, quỳ chân, duỗi 2 cánh). Theo các chuyên gia về văn hóa thì đây là kiểu gà “đang chầu”, còn nếu đầu gà quay ra ngoài thì mang nghĩa gà không chịu chầu, không nên đặt gà theo cách này.

Cúng giao thừa có muối gạo không?

Câu trả lời chắc chắn sẽ là có rồi. Một mâm lễ cúng ngoài trời trong đêm giao thừa chắc chắn sẽ không được thiếu 2 thứ là gạo và muối. Theo phong tục, ở nhiều vùng miền sẽ chuẩn bị muối và rượu để sau khi thực hiện cúng giao thừa xong thì sẽ lấy muối này để rắc xung quanh nhà và rót rượu để trừ tịch, tức là để trừ tà ma, sẵn sàng đón một năm mới may mắn, bình an.

Cúng giao thừa xong có hoá vàng luôn không?

Thường thì sau 3 ngày Tết mới thực hiện hoá vàng. Tùy vào điều kiện mà các gia đình Việt sẽ làm mâm cơm cúng, thắp hương gia tiên để kết thúc. Việc hóa vàng vào những ngày này cũng được coi là một hình thức để tiễn gia tiên về trời. Có thể thấy, ngày cúng hóa vàng thường không cố định mà tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cũng như quan niệm của mỗi gia đình.

Thông thường, các gia đình sẽ thực hiện lễ cúng vào ngày mùng 3 Tết. Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình hóa vàng muộn hơn nhưng sẽ chỉ rơi vào ngày mùng 4 cho đến mùng 10.

Với những thông tin mà Thợ sửa xe vừa chia sẻ chắc hẳn các bạn đọc đã có thể nắm chắc được cách cúng giao thừa như thế nào và cần những thứ gì rồi đúng không? Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn có một cái Tết thật trọn vẹn và đón năm mới may mắn, an lành bên cạnh người thân trong gia đình.

Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Gồm Những Gì? Cách Chuẩn Bị Lễ Cúng Giao Thừa Ngoài Trời

Cúng Giao thừa ngoài trời vào lúc nào?

Trong ngày cuối cùng của năm, bên cạnh mâm cúng Tất niên thì các gia đình thường không quên chuẩn bị cả một mâm cúng Giao thừa để “tống cựu, nghênh tân”, tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới và thành tâm dâng lên Tổ tiên, thần linh những lễ vật để tỏ lòng tôn kính.

Mặc dù vậy, cúng Giao thừa vào lúc nào thì không phải ai cũng biết. Nhiều người cho rằng đến thời điểm Giao thừa (12 giờ đêm 30 Tết) thì gia đình thắp hương cầu cúng mong muốn những điều tốt lành sẽ đến trong một năm là xong. Nhưng thực tế, theo đúng phong tục thì quan niệm cúng Giao thừa như vậy còn thiếu rất nhiều nghi lễ.

Lễ cúng Giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, mang ý nghĩa trừ tà xua ma, đón nhận những điều tươi sáng và hy vọng. Lễ cúng Giao thừa là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong Tết Nguyên Đán, bao gồm hai lễ là lễ cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Theo phong tục của người Việt Nam, lễ cúng Giao thừa thường được cử hành khi kết thúc giờ Hợi ngày 30, sang giờ Tý mở đầu ngày mồng Một Tết, tức là khoảng từ 12h đêm 30 Tết đến 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia văn hóa thì bao giờ cũng phải chuẩn bị lễ cúng Giao thừa ngoài trời trước, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình bình an sau đó mới vào lễ trong nhà. Nếu lễ trong nhà trước là quan niệm không đúng lắm vì cao nhất là trời Phật rồi mới đến ông bà, Tổ tiên nhà mình.

Ngoài ra, về thời điểm tiến hành nghi lễ cúng Giao thừa ngoài trời, thường người ta sẽ bắt đầu đúng giờ Tý tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp, sau đó, trở vào để cúng ông bà Tổ tiên nhà mình. Lễ cúng Giao thừa cần hoàn thành trước 1 giờ ngày mùng 1 Tết. Các gia đình nên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để lễ cúng diễn ra thong thả, đúng nghi thức và cùng hướng đến một năm mới nhiều phúc lộc, bình an.

Lễ cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Bên cạnh việc cúng Giao thừa vào lúc nào thì việc cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì cũng là điều mà rất nhiều người chưa biết. Thông thường, để tiến hành cúng Giao thừa ngoài trời, mâm cúng sẽ bao gồm các lễ vật: Hương, đèn/nến, trà, rượu, hoa quả, bánh kẹo, cỗ chay hoặc cỗ mặn, tùy điều kiện của từng gia đình mà sắm sửa. Tuy nhiên, vẫn có những món đồ đã trở thành truyền thống, hầu như gia đình cũng sử dụng như cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc. Mâm cúng Giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kì như mâm cúng Giao thừa trong nhà nhưng vẫn cần phải được chuẩn bị với lòng thành, chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng.

Vào đúng giờ Tý (12 giờ đêm ngày 30 Tết), các gia đình đặt mâm cúng trước cửa nhà. Nếu gia đình ở chung cư, gia chủ đặt mâm cúng ở ban công hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà mình ở. Theo những quan niệm trong văn hóa người Việt thì cúng Giao thừa ngoài trời nên theo hướng Đông Bắc (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua) hoặc hướng chính Nam. Khi thực hiện người khấn phải chú ý là quay mặt về 2 hướng Đông Bắc hoặc chính Nam chứ không phải để con gà hay đĩa xôi quay về hướng ấy. Sau khi đặt ngay ngắn mâm cúng, gia chủ tiến hành nghi thức cúng tiễn đưa thần cũ, đón thần mới, đọc văn khấn giao thừa, hy vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng.