Top 11 # Xem Mâm Quả Ngày Cưới Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Xem Chi Tiết 6 Mâm Quả Đám Cưới Gồm Những Gì?

“6 mâm quả cưới gồm những gì?” luôn là thắc mắc quan trọng khi chuẩn bị cho lễ cưới

Ý NGHĨA CỦA MÂM QUẢ TRONG NGÀY CƯỚI

Mâm quả cưới được xem là nét đẹp truyền thống trong nghi lễ phong tục cưới hỏi của người Việt Nam từ xa xưa và lưu giữ đến ngày nay. Lễ cưới sẽ không được tiến hành nếu thiếu đi mâm quả cưới trong ngày trọng đại này.

Mâm quả cưới được nhà trai chuẩn bị và trao, nhận diễn ra trước bàn thờ tổ tiển của nhà gái. Vì lẽ đó, mâm quả trước hết được xem là sự thể hiện tình cảm của nhà trai lần đầu dành cho nhà gái. Cùng với đó, đây cũng chính là minh chứng cho hôn nhân của đôi bạn. Mâm ngũ quả đánh dấu cho tình cảm đôi lứa vào cái ngày cưới của cuộc sống hôn nhân về chung một nhà. Thế nên, mâm quả bao giờ cũng mang theo sự thiêng liêng thể hiện sự coi trọng và trách nhiệm của hai bên đối với cuộc hôn nhân này.

Mâm quả cưới là lễ vật không thể thiếu trong ngày trọng đại của mỗi người

MÂM QUẢ CƯỚI GỒM NHỮNG GÌ?

Trong phong tục cưới Việt thì mâm quả cưới là một nghi lễ vô cùng quan trọng. Do đó sự chuẩn bị mâm quả cũng phải đúng với truyền thống xưa nay. Tùy theo vùng miền mà sự chuẩn bị mâm quả này có sự khác nhau đôi chút. Đối với miền Trung và Nam thì mâm quả là số chẵn và thường là 6 mâm.

1. MÂM QUẢ TRẦU CAU

Trầu cau là mâm quả cưới tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng keo sơn

Nói đến mâm quả ngày cưới gồm những gì thì phải kể đến đầu tiên đó chính là trầu cau. Mâm quả trầu cau xuất hiện trong lễ cưới người Việt là bắt đầu từ sự tích trầu-cau nói về tình nghĩa keo sơn, gắn bó không rời của cặp vợ chồng xa xưa được lan truyền bao đời của ông cha ta. Do vậy, trầu cau có trong mâm quả thể hiện mong muốn đôi ta khi về chung một nhà mãi luôn yêu thương và khăng khít, “quấn lấy nhau” bền chặt suốt đời như trầu cau.

Để chuẩn bị cho mâm quả trầu cau ngày cưới số lượng thường được ông bà ta chuẩn bị xưa nay là 105 quả hoặc 60 tượng trưng cho trăm năm hay 60 năm cuộc đời. Mỗi quả cau đi cùng với 2 lá trầu. Trầu thắm cau xanh phải được lựa chọn thật kĩ và tươi xanh.

2. MÂM QUẢ TRÀ – RƯỢU – NẾN

Tiếp theo mâm quả cần phải chuẩn bị là trà – rượu – nến. Với mâm quả này, dâng lên ông bà tổ tiên thể hiện sự thiêng liêng cũng như chứng giám của ông bà cho đôi bạn trẻ. Đây cũng được xem là một sự xin phép ông bà để nhà trai được phép rước nàng “về dinh”. Có sự chứng kiến và đồng tình của ông bà tổ tiên, của họ hàng đôi bên mong ước cho một cuộc hôn nhân thật nhiều tình nghĩa sau này.

Mâm quả trà – rượu – nến dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên

3. MÂM QUẢ BÁNH PHU THÊ

Bánh phu thê với mong ước cho cuộc sống hôn nhân của đôi bạn trẻ luôn ngọt ngào

Bánh phu thê (xu xê hay xu xuê) cũng là một trong những mâm quả ngày cưới. Tùy theo từng vùng miền và yêu cầu của nhà gái mà đó có thể là bánh phu thê, bánh cốm, bánh pía, bánh đậu xanh hay bánh hồng,… Dù là loại bánh nào thì mâm quả cưới này cũng đều tượng trưng cho vị ngọt ngào và hòa quyện của tình yêu đôi lứa. Với kinh nghiệm đi chụp ảnh cưới Đà Nẵng Studio chụp ảnh cưới Jong Aphuong tin rằng chắc chắn cuộc sống hôn nhân sau lễ cưới của đôi bạn sẽ mang thật nhiều hương vị với mâm quả cưới này.

4. MÂM QUẢ TRÁI CÂY

Ngoài 3 mâm quả kể trên thì mâm quả trái cây là điều cần chuẩn bị tiếp theo. Ông bà ta thường nói “hoa thơm quả ngọt” vì thế mà đây được xem như là mong ước cho một cuộc sống hôn nhân đôi lứa với nhiều hương vị ngọt, thơm trải qua cùng nhau. Tình yêu của chúng ta nồng nhiệt, đơm hoa kết trái rồi sẽ cho quả ngọt là những đứa con thật đáng yêu. Khi lựa chọn mâm quả trái cây thì cần lưu ý những quả có vị đắng, chát mà ông bà ta thường kiên cử như lựu, lê, chuối, cam,…

Một mâm quả trái cây đủ đầy được chuẩn bị cho lễ cưới

5. MÂM QUẢ XÔI GẤC – GÀ LUỘC

Một mâm quả tiếp theo phải kể đến đó chính là xôi gấc và gà luộc. Xôi gấc được chuẩn bị trong mâm quả thường được nấu từ loại nếp ngon hảo hạng được chọn lựa thật kĩ. Xôi gấc chủ yếu có hình dạng trái tim bên trên cái đóng dấu chữ Hỷ cũng có vùng xôi gấc ở dạng tròn. Hình ảnh những bánh xôi gấc hình trái tim với màu đỏ (màu son) vừa để chúc mừng lễ cưới và biểu hiện cho sự son sắt, thủy chung của cặp vợ chồng.

6 mâm quả cưới thì không thể thiếu mâm xôi gấc – gà luộc này

Trong khi đó gà luộc đặt phía trên là hình ảnh quen thuộc trong các ngày cưới, giỗ đặc biệt của ông bà ta từ xưa. Người ta thường bảo “gà đẻ trứng vàng” cũng chính là cái cách mà mâm quả này mang đến về một cuộc sống sung túc đủ đầy.

6. MÂM QUẢ KHÁC

Ngoài những mâm quả kể trên thì mâm quả thứ 6 được chuẩn bị tùy theo từng vùng miền và điều kiện từng gia đình. Nếu là miền Nam thì heo quay hoặc trang phục áo dài thường là sính lễ được lựa chọn ở mâm quả này. Còn miền Trung thì người ta thường để vào mâm quả nem chả. Hoặc ngoài ra thì cũng có thể là tiền, mứt sen, chè,….

Chi Phí Mâm Quả Ngày Cưới

Mâm quả cưới là một trong những lễ vật không thể nào thiếu trong bất kỳ đám cưới nào ở Việt Nam, dù miền Nam – miền Trung hay miền Bắc. Đây đã là tục lệ từ xa xưa và mãi cho đến ngày hôm nay vẫn được giữ gìn, nó thể hiện sự trang trọng và cao quý trong ngày quan trọng của đời người.

Giá mâm quả cưới bao nhiêu tiền?

Không có một mức giá nào chính xác dành cho mâm quả cưới, giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào số lượng, chất lượng và yêu cầu trang trí ra sao. Nếu muốn tiết kiệm chi phí xuống mức thấp nhất, ta có thể tự tay trang trí và chuẩn bị mâm quả cưới ngay tại nhà, nhưng nếu không có thời gian và hiểu rõ những mâm quả cần thiết cho ngày cưới, cách tốt nhất là liên hệ trực tiếp đến Thu Võ Wedding.

Hiện nay, Thu Võ Wedding cung cấp trọn gói mâm quả cưới, cùng một số dịch vụ cưới với mức giá ưu đãi. Tất nhiên, các mâm quả cưới của chúng tôi luôn được trang trí khá đẹp mắt, được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ nhất theo yêu cầu của khách hàng.

Trái cây ngủ quả:

– Giá 800K/ quả.

– Giá 1.000K/ quả.

– Giá 1.500K (Kết cao)/1 quả.

– Quýt nhập 1.800K (~8kg = 40 trái )/1 quả.

Bánh kem:

– Bánh kem tươi: 650K/1 quả.

– Bánh fondant + 10 cupcakes: 900K / 1 quả.

– Bánh kem bơ trang trí hoa fondant: 900K / 1 quả.

Trà và rượu:

– Trà Việt: 450K / 1 cặp.

– Cặp rượu: Tùy vào rượu ngoại hay rượu Việt mà giá sẽ khác nhau.

Đèn cầy:

– Giá từ 120 – 150K/1 cặp.

Bánh phu thê:

– Bánh size 4cm: 450K (80 cái) – 550K (105 cái)/ 1 quả.

– Bánh size to (size 4cm): 800K (150 cái)/ 1 quả.

Xôi:

– Không gà: 600K (6 tim xôi).

– Xôi gà: 800K ( 4 tim xôi – gà khoảng 1.2kg) / 1 quả.

– Gà 2 con (không xôi): 700K.

Trầu cau:

– Phần 600K ( khoảng 80 trái)  / 1 quả.

– Phần 800K ( khoảng 105 trái) / 1 quả.

– Phần kết tháp: 1000K / 1 quả.

Bánh hộp lưỡi mèo: 640k.

Bánh pía:

– 600K / 1 quả (28 cái).

– 100 bánh: 1.500K.

Mứt hột sen: 550K (6 hộp) / 1 quả

Heo quay: Giá: 290K / 1 kg.

– Loại 7 đến 8 kg / 1 con.

Bánh cốm : 15K – 20K / 1 cái.

Bánh in đậu xanh: 15k – 20K / 1 cái.

Cặp rồng phụng:

– Để mâm quả: 1.500K / 1 cặp.

– Chưng bàn thờ: 1.800K / 1 cặp.

– Chưng bàn thờ, có cử động: 3.000K / 1 cặp.

– Cặp rồng trái cây và phụng trầu cau: 2.500K.

– Mâm rồng phụng kết chung: 2.000K.

Chả lụa và Nem chua: 250K / 1 kg.

Bánh quế: 30K / hộp 100g – 50K / hộp 200g.

Bánh hạnh nhân: 600K.

Bánh hộp, bánh Tây…: Giá từ 1.200K – 2.000K.

Hoa cưới: Giá từ 550K – 1.500K (Đã bao gồm 1 hoa cài áo chú rể).

Thuê mâm quả cưới ở đâu uy tín?

Ở thời điểm hiện tại, Thu Võ Wedding có hỗ trợ dịch vụ cho thuê mâm quả cưới trọn gói. Mọi thứ đều được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo nhất, đặc biệt chúng tôi còn nhận làm theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng có nhu cầu thuê mâm quả cưới, hãy nhanh tay gọi điện đến:

Số Bàn: 02 866 503 551.

Hotlline 1: 0907 705 612.

Hotlline 2: 0938 262 812.

Mâm Quả Ngày Cưới Trong Đám Cưới Việt Nam

Số mâm quả miền Nam thường là số chẵn, 4 hoặc 6 mâm là lựa chọn của nhiều gia đình. Trong khi đó, quả cưới ở miền Bắc chuộng số lẻ hơn, 5 hay 7 quả cưới là còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của các gia đình. Theo phong tục từng miền, thành phần và số lượng mâm quả cưới hỏi có thể khác nhau. Tuy nhiên, có những thứ trong mâm quả cưới hỏi không thể thiếu được. Đây là sính lễ quan trọng để nhà trai mang sang nhà gái làm lễ Nạp tài.

Ý nghĩa của mâm quả cưới hỏi

Mâm quả cưới vốn được xem như một phần chi phí tượng trưng mà nhà trai góp cùng nhà gái để tổ chức ngày cưới hỏi. Số mâm quả miền Nam thường là số chẵn, 4 hoặc 6 mâm là lựa chọn của nhiều gia đình. Trong khi đó, quả cưới ở miền Bắc chuộng số lẻ hơn, 5 hay 7 quả cưới là còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của các gia đình.

Trong lễ Nạp tài, mâm quả cưới được trao và nhận một cách trang trọng bên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Nghi lễ này làm cho đôi vợ chồng trẻ cảm nhận rõ sự thiêng liêng và trách nhiệm của mình đối với hôn nhân. Mâm quả cưới xuất phát từ ý nghĩa gắn kết cho đôi lứa nên duyên bền chặt, thế nên quan niệm mâm cỗ cao thì hạnh phúc sẽ dài lâu là điều không đúng. Mâm quả cưới còn phải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế hai nhà, là món quà khích lệ tinh thần cho đôi uyên ương mới bước vào cuộc sống hôn nhân bền vững. Điều quan trọng, gia đình hai bên phải hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, mâm quả cưới là sự mở đầu câu chuyện cho mối lương duyên thông gia gắn kết hai nhà.

Mâm quả cưới hỏi có những gì?

1. Trầu Cau

“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, từ ngàn xưa đến nay, dù đám cưới theo phong tục Bắc – Trung – Nam đều không thể thiếu khay trầu trong mâm quả cưới. Cây cau có thân tròn, chắc là biểu tượng của người con trai, lá trầu bầu bĩnh xòe ngang mặt đất tượng trưng cho người con gái. Trầu cau hòa quyện cùng vôi sẽ tạo ra màu đỏ hồng như màu máu, tượng trưng cho sự sắt son bền chặt mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.

2. Trái Cây

Mâm trái cây cũng là thành phần không thể thiếu trong mâm quả cưới. Trái cây nhiều màu sắc, kết hợp với nhau để dâng lên bàn cúng bái tổ tiên. Ông bà ta thường nói “hoa thơm, quả ngọt”, mâm trái cây trong quả cưới là quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.

3. Bánh

Mâm bánh có thể là bánh phu thê, bánh hồng, bánh pía, bánh kem, bánh cốm tùy vào yêu cầu của nhà gái và phong tục từng vùng. Ở miền Trung và miền Bắc, bánh phu thê hay bánh hồng là lễ vật không thể thiếu trong mâm quả cưới. Chiếc bánh phu thê bản thân nó cũng mang nhiều giai thoại khác nhau nhưng chung quy lại vẫn xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng.

Sắc xanh biêng biếc của lá dừa, cái trắng trong nõn nà của thân bánh quyện trong màu vàng óng ả của nhân bánh giấu bên trong làm thành một tác phẩm ẩm thực của người phụ nữ Việt Nam tài hoa, khéo léo.

4. Trà Rượu

Trà và rượu sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, như lời con cháu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc. Mâm quả cưới có trà rượu cũng xuất phát từ quan niệm xa xưa, người ta thường nói “nam vô tửu như kỳ vô phong”, chất cay nồng của rượu và thơm đắng của trà góp hương vị cho sắc màu cuộc sống. Đôi uyên ương mới chạm ngõ hôn nhân cần có sự bền chặt dài lâu cũng như người đàn ông khi trở thành trụ cột cho gia đình sau ngày cưới cần phải có sự mạnh mẽ, vững vàng che chở cho vợ con vượt qua sóng gió.

5. Gà và Xôi

Mâm xôi gấc vun đầy bên cạnh con gà béo ngậy cũng là lễ vật thường xuyên xuất hiện trong các mâm quả cưới. Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Bóng dáng nền văn minh lúa nước hiện hữu trong cả lễ nghi ngày cưới. Con gà, khay xôi là một trong số những thứ thân quen với cộng đồng người Việt. Ngoài ra màu đỏ của xôi gấc, màu vàng béo của gà còn làm tăng phần thẩm mỹ cho mâm quả cưới. Đây là vật làm tin đem lại may mắn trong quan niệm của nhiều người.

6. Quần Áo

Mâm quả quần áo cho cô dâu là bộ đồ cưới được gia đình chồng chuẩn bị sẵn cho cô dâu. Thường thì là bộ áo dài, cô dâu sẽ lấy mặc vào rồi mới ra chào hai họ. Quả cưới này mang ý nghĩa khi về nhà chồng, cô dâu sẽ được chăm lo kĩ lưỡng và có cuộc sống no đủ, hạnh phúc trọn đời bên người chồng như ý.

Cũng có một số nơi, trong mâm quả còn có: Quả thịt đùi hay đầu heo, hay một con heo quay, hoặc một cặp vịt trắng.

Phong Tục Bưng Mâm Quả Ngày Cưới

1. Hình thức trao mâm quả

Mâm quả đám cưới sẽ do nhà trai chuẩn bị theo thỏa thuận của hai bên gia đình và được mang đến nhà gái trong đám hỏi. Đội bê mâm quả của nhà trai theo thứ tự sẽ trao quả cho đội bê mâm quả của nhà gái. Các nam thanh nữ tú sẽ cùng đỡ mâm quả và đưa chúng lên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Sau nhiều nghi lễ cúng bái, nhà gái sẽ chia lại một ít lễ vật trong các mâm quả cho nhà trai mang về theo tục lại quả trong cưới hỏi truyền thống.

2. Đội hình bê tráp nhà trai và nhà gái

Số lượng người bê tráp sẽ phụ thuộc vào số tráp lễ vật nhà trai chuẩn bị. Nếu bạn chọn lễ ăn hỏi 5 tráp sẽ cần tìm 5 chàng trai và 5 cô gái, 7 tráp sẽ là 14 người và tương tự với 9 tráp và 11 tráp. Mỗi một người nam chỉ được bê một tráp. Khi sang nhà gái, các cô gái sẽ cùng đỡ tráp với các chàng trai. Đôi hình đỡ tráp thường là những trai xinh gái đẹp xứng đôi vừa lứa Theo phong tục cưới hỏi của người Việt, các thành viên tham gia bê và đỡ tráp phải là những nam thanh nữ tú có tuổi đời nhỏ hơn hoặc bằng tuổi với cô dâu chú rể. Về phía nhà trai, những người bê quả đám cưới phải là con trai chưa vợ. Đội đón tráp bên nhà gái cũng phải là con gái chưa chồng. Đặc biệt, số người đón tráp phải tương ứng với số nam bưng mâm lễ vật từ nhà trai. Họ thường là những người được chọn ra từ anh em, bạn bè thân thiết của đôi vợ chồng trẻ. Đội hình bê tráp được chọn phải là những người xấp xỉ tuổi nhau, chiều cao ngang nhau và nếu có thể phải thấp hơn cô dâu và chú rể, có gương mặt khả ái, nét mặt tươi tắn để làm tăng phần tươi vui, trang trọng cho ngày hỷ sự.

3. Trang phục và cách trang điểm

Như trước đây nam giới thường sẽ mặc quần âu tối màu, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt đỏ, còn nữ giới sẽ mặc áo dài đỏ tương ứng với màu cà vạt của đội nam, tà áo in chữ hỉ hoặc họa tiết đơn giản, đi kèm giày cao gót. Trang phục của đội bê tráp cũng phải được đôi bên gia đình chú ý sao cho đồng bộ, đẹp mắt Ngày nay, trang phục của đội bê tráp cũng có sự thay đổi cho phù hợp với sở thích của hai nhà. Có gia đình cầu kỳ chuẩn bị sẵn cùng áo the khăn xếp, hoặc chỉ đơn giản là áo sơ mi, quần bò, giày thể thao cho đội nam. Trong khi đó, cô dâu và chú rể cũng mặc trang phục đồng bộ về kiểu dáng nhưng nên khác về màu sắc để có sự phân biệt rõ ràng. Ví dụ, nếu chú rể mặc áo dài thì đội nam bê tráp cũng nên mặc áo dài, nhưng nếu đội nam mặc áo dài màu xanh thì chú rể nên chọn áo dài màu trắng hoặc vàng. Về việc trang điểm, đội bưng mâm đám cưới của nhà gái cần lưu ý chọn phong cách nhẹ nhàng, tươi tắn nhằm làm nổi bật nhân vật chính là cô dâu. Đội hình đỡ quả bên nhà trai có thể hoặc không cần trang điểm.

4. Tục trao duyên

Nhà trai và nhà gái sẽ thống nhất chuẩn bị tiền lì xì cho đội hình bưng tráp và sau khi tiến hành trao tráp cho nhau thì đội bê tráp của nhà trai sẽ trao phong bì lì xì cho đội đón tráp nhà gái và ngược lại. Nghi lễ này gọi là trao duyên. Trong phong tục bưng quả này còn có một nghi lễ nhỏ gọi là trao duyên Thực hư bưng quả đám cưới có mất duyênhay không? Người xưa quan niệm việc đi đỡ tráp trong đám hỏi sẽ “mất duyên” nên việc trao phong bì lì xì như thế là để “giữ duyên” cho những người bưng quả. Số tiền lì xì chỉ là tượng trưng và không cần quá nhiều. Đây cũng được xem là lời cám ơn của cô dâu chú rể dành cho những người bạn của mình.