Top 12 # Xem Ngày Cúng Xả Tang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Thời Gian Xả Tang, Xả Tang, Xa Tang,

Thời gian xả tang

✅Hiếu thảo hay không là ở nơi lòng người. Còn tang chế, cũng như các hình thức lễ nghi khác, tất cả chỉ là biểu lộ cho tấm lòng của con người .Quan trọng là việc hành xử của con người có theo đúng lễ giáo đạo đức hay không? Đó mới là điều quan trọng đáng nói. Do vậy xả tang có thể làm bất cứ lúc nào cũng được.

Lễ để tang là đang thi hành nhiệm vụ và bổn phận của sự buồn thương, nuối tiếc cũng là sự trả hiếu, trả ân nghĩa cho nhau trong một thời hạn cố định. Thời gian để tang và xả tang cũng tùy thuộc vào từng gia đình và phong tục mỗi nơi.  

Lễ xả tang

Lễ xa tang là thời hạn, nhiệm vụ và bổn phận để tang đã hoàn tất. Tùy theo sự liên hệ gần hay xa đối với người chết mà có sự ấn định thời hạn để tang

– Đại Tang: Là 3 năm (thực ra có 27 tháng ): Để Tang Tứ Thân Phụ Mẫu Và để Tang Vợ, Chồng – Tiểu Tang: Thì tính từng tháng cho đến tối đa là một năm như: Tang Anh Chị Em Ruột và Tang Họ Hàng Nội Ngoại

Đi vào chi tiết hơn về việc Để Tang, phải chăng khi đang Để Tang là đang tỏ lòng thương sót, đang đền bù, đang biết ơn, trả ơn, đang trả hiếu một cách vô cùng chân thành, nồng nhiệt.

- Của các con cháu hiếu hạnh đối với ông bà, cha mẹ, họ hang - Của những người vợ, người chồng có tình, có nghĩa - Của họ hàng, bạn bè tốt đối với người thân thương

Đồng thời cũng là:

- Của những người con, người cháu đã lỡ bất hiếu, bất mục, nay vì biến cố chết chóc này mà họ đang bắt đầu biết thương sót, biết ăn năn, hối hận đối với ông bà, cha mẹ, họ hàng… - Của những người vợ, người chồng đã lỡ bội bạc, xấu xa nay vì biến cố chết chóc này mà họ đã bắt đầu biết ăn năn, hối hận, sót thương nhau. – Và của tất cả những ai là người không tốt trong họ hàng, trong bạn bè v..v.. Nay vì biến cố chết chóc này họ cũng đã biết bắt đầu ân hận về cách cư xử không đẹp đối với người xấu số!   

Thời gian xả tang 

Xưa kia, con cháu phải để tang cho ông bà cha mẹ thời gian ít nhất là phải hai năm. Nghĩa là phải qua cái lễ giỗ đại tường, thì con cháu mới được xả tang. Và trong thời gian cư tang nầy, con cháu không được cưới hỏi, vì người ta cho rằng đó là điều không tốt. Cho nên, đối với người đang cư tang, họ kiêng cử đủ thứ.

Ngày nay, vì công việc làm ăn, học hành thi cử, hoặc cưới hỏi, hơn nữa phần lớn ảnh hưởng theo nếp sống của người Tây phương, nên vấn đề cư tang không trở nên gò bó theo tục lệ xưa. Phần nhiều là sau 49 ngày, tức xong cái lễ chung thất, thì người ta xin xả tang. Không có ai chịu cư tang cho qua cái lễ giỗ đầu. Có người còn xin xả tang liền, sau khi mai táng hoặc hỏa táng. Lý do là vì họ coi việc để tang là một việc không mấy may mắn trong những việc như: cưới hỏi, thi cử, khai trương cửa tiệm, hoặc đi xa v.v…  

Do đó, tục lệ cư tang tùy theo thời đại mà nó có sự thay đổi. Vì thế, tùy theo yêu cầu ý muốn của tang quyến mà chúng ta làm theo, thiết nghĩ, cũng không có gì là lỗi đạo sai trái. Vấn đề thời gian ngắn hay dài, lâu hay mau không thành vấn đề nữa. Thật ra hiếu thảo hay không là ở nơi lòng người. Còn tang chế, cũng như các hình thức lễ nghi khác, tất cả chỉ là biểu lộ cho tấm lòng của con người mà thôi. Điều quan trọng là việc hành xử của con người có theo đúng lễ giáo đạo đức hay không? Đó mới là điều quan trọng đáng nói. Có nhiều khi, ông bà cha mẹ mới chết, mà con cháu lại tranh chấp đấu đá tranh giành hơn thua với nhau, hoặc giả sát sanh hại vật cúng tế linh đình. Việc làm đó chỉ làm khổ cho người mới chết mà thôi, chứ không có ích lợi chi cả.  

Nếu là người Phật tử thì chúng ta nên cẩn thận việc làm nầy. Chúng ta phải hết lòng giúp cho hương linh của người mất chóng được siêu thoát. Việc cúng kiến ta nên hạn chế tối đa, chỉ làm theo lễ nghi đơn giản theo lời Phật dạy mà thôi. Nhất là không được sát sanh hại vật để cúng tế cho người mất. Vì như thế, người mất sẽ mang trọng tội khó mà siêu thoát. Tóm lại, chúng ta cứ làm theo ý muốn của họ, muốn xả tang lúc nào cũng được. Việc làm nầy không có gì chống trái hay có lỗi với người mất cả.

Nguồn : Sưu tầm  

Phát Tang, Để Tang, Xả Tang

Nguồn:Trích Việt Báo Online số 4137 ngày 31.07.06

– Những sự xúc động, những tình cảm vui buồn bởi cách cư xử đối với nhau khó mà cảm nhận rõ ràng trong những lúc bình thường chưa có biến cố gì, hoặc nếu có thì chỉ sơ sơ thôi, thì cái tình thương yêu, lòng hiếu thảo, điều ân nghĩa, cùng mọi sự ăn năn, hối hận đối với người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, họ hàng, bạn bè v…v… ít được tỏ rõ và ít mãnh liệt; Nhưng khi có biến cố như Sự Chết Chóc, thì những thứ tình cảm này được bộc lộ một cách mạnh mẽ, chân thành rõ rệt nhất qua những truyền thống và hình thức của các lễ Phát Tang, Để Tang, Xả Tang và những buổi lễ lạy để cầu xin sự độ trì cho người quá cố. Sở dĩ có những truyền thống này là để chúng ta có cơ hội tỏ lòng : Hiếu hạnh, yêu thương, biết ơn, luyến tiếc cũng như những sự hối hận, ăn năn đối với người đã chết.

Với truyền thống, hình thức của những Lễ Lạy ấy mặc dầu chưa rốt ráo cho lắm, nhưng cũng là điều rất tốt để chúng ta có dịp nhóm họp đông đảo, để giúp đỡ, để hộ niệm, để tỏ lòng kính thương, tiếc nuối nhau đồng thời cũng là có dịp nói lên những điều suy tư hợp lý, hợp tình và hữu hiệu hơn cho việc Phát Tang, Để Tang, Xả Tang này. Vậy trong lúc thi hành với những Truyền Thống Lễ Lạy của Tang lễ, hỏi chúng ta có một chút suy tư gì không? Hay chỉ tự động làm theo những tục lệ đã vạch sẵn, là khi sự việc xẩy ra như thế thì phải làm như thế là đã trọn vẹn mọi ân tình, mọi sự hiếu đễ, sót thương đối với người thân yêu của chúng ta rồi! Trong thực tế liệu có đúng như vậy không? Hãy thử luận bàn, vì trước khi làm một việc gì quan trọng, chúng ta không thể không tìm hiểu cho rõ ràng về việc đó.

Trước hết chúng ta hãy định nghĩa cho rõ ràng, khúc triết hơn về việc Phát Tang, Để Tang và Xả Tang này, rồi sau đó sẽ bàn sâu rộng hơn, trọn vẹn hơn về những việc báo hiếu, việc ân đền, nghĩa trả cùng lòng kính trọng, tiếc thương đối với người quá cố.

Định nghĩa tổng quát:

– Phát Tang: là sự bắt đầu thi hành cho việc buồn thương, tiếc nuối người đã chết.

– Để Tang: Đang thi hành nhiệm vụ và bổn phận của sự buồn thương, nuối tiếc cũng là sự trả hiếu, trả ân nghĩa cho nhau trong một thời hạn cố định.

– Xả Tang: Thời hạn, nhiệm vụ và bổn phận để tang đã hoàn tất.

Tùy theo sự liên hệ gần hay xa đối với người chết mà có sự ấn định thời hạn để tang

Bài Thơ: Chăng Là Đã Trễ?

Một chút suy tư về Phát Tang, Để Tang và Xả Tang:

Bài thơ: Tôi Hết Để Tang Tôi

Xả Tang Là Gì? Những Kiêng Kỵ Khi Chưa Xả Tang

Xả tang là gì?

Sau khi người thân trong gia đình vừa qua đời, người còn sống tổ chức tang lễ bày tỏ sự đau buồn, thương tiếc người đã mất. Thời điểm tổ chức tang lễ cho người vừa mất được gọi là phát tang.

Sau khi hoàn tất nghi lễ phát tang, người còn sống thực thi nhiệm vụ và bổn phận với người đã mất như thắp hương, thờ cúng,… Trong khoảng thời gian này được gọi là để tang. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ, bổn phận trong quá trình để tang thì tiến hành nghi lễ xả tang.

Lễ xả tang hay còn được gọi là lễ mãn tang, mục đích của nghi lễ này là thông báo với mọi người đã hết thời gian để tang người mất. Mong linh hồn của người mất sớm siêu thoát và phù hộ người còn sống được bình an và gặp nhiều may mắn.

Thời gian bao lâu có thể xả tang

Với cuộc sống hiện đại như ngày nay, số đông sẽ xả tang ngay sau khi hỏa tảng, chôn cất người mất. Hoặc xả tang sau khi cúng 49 ngày của người mất. Dù thời gian xả tang sớm hay trễ không phạm phải điều sai trái hay lỗi đạo. Bởi sự thành kính, lòng thành của người còn sống dành cho người mất là ở cái t âm. Theo một số quan niệm cho rằng, nghi thức để tang người mất ảnh hưởng rất nhiều đến công việc làm ăn kinh doanh.

Tùy theo mối quan hệ giữa người mất và người còn sống như thế nào mà thời gian để tang ấn định khác nhau. Thông thường theo tục lệ dân gian thì nghi lễ này được chia theo 2 hình thức cơ bản: đại tang và tiểu tang.

Đại tang là nghi lễ để tang lâu nhất, thường thời gian để tang người mất kéo dài đến 3 năm kể từ người thân qua đời. Dù tháng đủ hay tháng thiếu thì thời gian tính tròn ngày 3 năm kể từ ngày mất.

Tuy nhiên có một số gia đình lại chỉ để đại tang 27 tháng. Bởi họ cho rằng 1 năm ứng với 9 tháng (ứng với thời gian mang thai), 3 năm ứng với 27 tháng. Những người để tang thường có mối quan hệ gần gũi, huyết thống với người mất. Người thuộc diện để tang như con cái để tang cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, hoặc vợ để tang chồng,..

Tiểu tang có thời gian để tang ngắn hơn so với đại tang, tối đa là 1 năm. Với tiểu tang được chia thành 4 bậc, tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà chọn thời gian để và xả tang thích hợp.

– Cơ niên: Đây là nghi lễ để tang tròn 1 năm kể từ người thân qua đời. Xả tang sau 1 năm ngày mất của người thân nhằm tưởng nhớ người mất. Mong muốn linh hồn của người mất ra đi thanh thản và phù hộ người còn sống được bình an và gặp nhiều may mắn.

– Đại công: thời gian để tang ngắn hơn so với cơ niên, tầm 9 tháng kể từ người thân qua đời. Những người thuộc diện chịu tang 9 tháng như cha mẹ để tang cho con dâu thứ hoặc con gái đã lấy chồng. anh chị em họ hàng để tang cho nhau.

– Tiểu công: Nghi lễ này được tổ chức sau khi người thân qua đời được 5 tháng. Người thuộc diện chịu tang 5 tháng là con cái để tang mẹ ghẻ, cha dượng, chị em họ hàng đã lấy chồng để tang cho nhau.

– Ti ma: hình thức chịu tang ngắn nhất, chỉ có 3 tháng sau khi hoàn tất nghi thức phát tang cho người mất. Người chịu tang 3 tháng này thường là cha mẹ để tang cho con rể, con cô, cậu, dì, … để tang cho nhau.

Những điều kiêng kỵ khi chưa xả tang

– Không nên tiến hành cưới hỏi, hôn nhân đại sự. Vốn cưới hỏi là chuyện vui, đáng mừng. Tuy nhiên gia đình trong cảnh chịu tang thì tuyệt đối không tiến hành lễ cưới. Điều này ảnh hưởng đến hạnh phúc tương lai của đôi trẻ.

– Tránh khai trương, xây nhà. Khai trương cửa hàng mới vốn là tin mừng, đáng vui nhưng tiệc mừng này tổ chức trong thời gian để tang thì không hay chút nào. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc làm ăn, kinh doanh. Nhẹ thì gia đạo bất hòa, tiền của vật chất tiêu pha. Nặng thì sức khỏe giảm sút, nguy hiểm đến tính mạng, cái chết.

– Tuyệt đối không mang thai, sinh con khi chưa xả tang. Điều này khiến con cái sinh ra hay quấy khóc, chậm lớn và kém thông minh. Thậm chí còn xảy ra nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc yểu mệnh, chết sớm.

Qua bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã biết xả tang là gì rồi phải không? Đây là một nghi lễ bày tỏ lòng thành, sự thương nhớ về người thân đã mất. Mong linh hồn người mất sớm siêu thoát và phù hộ người còn sống gặp nhiều may mắn và bình an trong cuộc sống.

Vấn Đề Xả Tang Cho Cha Mẹ

Hỏi: Kính bạch thầy, trường hợp cha mẹ mình chết ở Việt Nam, nhưng vì hoàn cảnh bất như ý mà không về để chịu tang cho cha mẹ được, con có thể tới chùa ở đây để xin làm lễ thọ tang và sau 49 ngày xin xả tang. Xin hỏi: như thế có được không?

Đáp: Xin thưa ngay là được không có gì trở ngại. Trường hợp của Phật tử vì một lý do hoàn cảnh nào đó quá đặc biệt, ngoài ý muốn, nên khi hay tin cha hay mẹ mình mất mà không thể về Việt Nam được để thọ tang, thì Phật tử và gia quyến trong thân thuộc có thể đến chùa để xin chư Tăng Ni làm lễ thọ tang. Điều nầy, theo tôi, thì không có gì là bất hiếu hay khó xử cả.

Cần nói thêm, việc cư tang, đây là một phong tục bắt nguồn từ Nho Giáo mà ra. Trong Phật giáo không có đề cập đến việc phục sức tang chế. Tang chế là một hình thức biểu lộ lòng thành hiếu thảo của người con. Quan niệm của tổ tiên ta, coi sự tử như sự sinh. Lúc còn sống mình đối xử với những người thân thuộc như ông bà cha mẹ… của mình như thế nào, thì khi chết cũng phải cư xử như thế đó. Do vậy, nên việc để tang là một biểu nghi hình thức để bày tỏ nỗi nhớ thương người đã khuất bóng.

Ngày xưa, việc cư tang rất lâu, phải qua cái lễ cúng đại tường. Đại tường là 2 năm còn tiểu tường là một năm. Cho nên, ngày xưa các con cháu phải để tang cho cha mẹ ông bà phải đúng 2 năm mới xả. Nghĩa là phải qua cái lễ giỗ đại tường. Nhưng về sau nầy, người ta lại giảm lần đi. Vì để tang lâu, có nhiều việc bất tiện, trở ngại nhiều thứ, nhứt là trong vấn đề cưới hỏi hoặc làm ăn v.v…

Từ đó mà người mình không còn giữ đúng theo phong tục ngày xưa nữa. Bây giờ, thông thường là sau 49 ngày là con cháu có thể làm lễ xả tang.

Như vậy, Phật tử cứ đến chùa xin chư Tôn đức Tăng Ni để làm lễ thọ và xả tang đều được cả. Đây là vì hoàn cảnh bất khả kháng, chớ kỳ thật Phật tử đâu có muốn như thế. Vì cha mẹ hay ông bà là những người thân thuộc nhứt đời mình, lẽ ra là mình phải về để cư tang mới đúng đạo làm con, nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc phải như thế. Xin Phật tử cứ yên tâm, không ai trách cứ Phật tử khi mà hoàn cảnh không cho phép.