Top 9 # Xếp Mâm Quả Trung Thu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Thu Hàng Chục Triệu Từ Việc Cắt Tỉa, Xếp Mâm Cỗ Trung Thu

Ngoài cắt tỉa mâm cỗ Trung thu theo mẫu có sẵn, chị Dần còn sắp xếp và tỉa mâm cỗ theo đặt riêng sáng tạo của từng khách.

Chỉ một tuần nữa sẽ tới Tết Trung thu, vì vậy dịch vụ cắt tỉa, xếp mâm cỗ Trung thu nghệ thuật đã rất đắt khách. Nhiều chị em ngoài làm việc ban ngày thì tối sẽ tranh thủ thời gian để làm thêm việc cắt tỉa cho các nhà hàng, các cửa hàng bán hoa cưới, tráp ăn hỏi…

Chị Lưu Thị Dần ở Hoàng Văn Thái (Hà Nội) cho biết, cứ mỗi dịp Tết Vu Lan, Trung thu, chị lại tự tay cắt tỉa những mâm cỗ với hoa quả tươi và bánh kẹo rất đẹp mắt. Do đó, họ hàng, bạn bè, người thân biết chị khéo tay nên rất hay đặt hàng nhờ cắt tỉa, bày biện hộ. Ngoài đi làm ở nhà hàng, khi về nhà cứ có đơn hàng là người phụ nữ này lại làm và coi đây là nghề tay trái.

“Nghề cắt tỉa này làm túc tắc quanh năm. Nhưng đông khách nhất là mùa cưới và mùa Vu Lan, Rằm tháng Tám. Mùa cưới nhiều gia đình muốn cắt tỉa những tráp ăn hỏi ấn tượng hoặc muốn có những mâm cỗ cúng Vu Lan, mâm cỗ Trung thu đẹp mắt nên đặt hàng nhiều. Những mùa này, hầu như tối nào đi làm về mình cũng phải cắt cắt tỉa tỉa rồi sắp xếp, làm không hết việc”, chị Dần tâm sự.

Mỗi ngày chị được khách quen đặt vài chục đến hàng chục mâm cỗ Trung thu với giá thành khác nhau từ 400.000-500.000 đồng, mâm tươm tất hơn thì 1-3 triệu đồng hay gần chục triệu.

Có những mâm cỗ phải tạo hình nhiều con vật ngộ nghĩnh hoặc tỉa hoa cầu kỳ, chị phải làm mất cả nửa ngày. Với các mâm cỗ đặt gấp thì chị nhờ bạn bè hỗ trợ.

“Cứ đến sát Trung thu là tôi luôn chân luôn tay. Có khi ngồi tỉa củ quả đến tận 2h sáng mới được đi ngủ. Sáng ra lại dậy sớm sắp xếp, bày biện. Khách nào cũng muốn có mâm cỗ với hoa quả tươi ngon nhất, được cắt tỉa, tạo hình thành những chú chó, chú vịt, chú chim ngộ nghĩnh hoặc được tỉa hoa nghệ thuật cầu kỳ”, chị Dần kể lại.

Để đặt cỗ Trung thu, khách hàng chỉ cần lấy những bức ảnh mẫu trên mạng hoặc tự nghĩ ra, sau đó đặt cọc và hẹn ngày lấy.

Ngoài làm cỗ Trung thu, chị Dần còn mua giúp bánh Trung thu ngon hoặc đồ chơi cho các bé để bày biện kèm, có thời điểm chị cũng kiếm được khoảng chục triệu đồng.

Muốn có mâm cỗ Trung thu đẹp mắt, khách hàng nên đặt càng sớm càng tốt, như vậy vừa tiết kiệm được tiền vừa được mâm cỗ như ý. Nếu đặt muộn thì lúc đó sẽ hơi bận rộn với các đơn hàng, khách không thể đòi hỏi có mẫu này mẫu kia mà buộc phải chấp nhận người làm có thứ gì thì đặt lên mâm thứ đó.

Thanh Mai

Mẫu Hình Ảnh Mâm Ngũ Quả Trung Thu &Amp; Tỉa Hoa Quả Trung Thu Đẹp

Mâm ngũ quả là biểu tượng không thể thiếu trong một số ngày tết cổ truyền của người Việt Nam, ví dụ như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán,… Theo phong tục, vào dịp Tết Trung thu hàng năm, các gia đình sẽ chuẩn bị những mâm ngũ quả đặc sắc, trước là để thờ cúng tổ tiên, sau là cầu mong những điều tốt lành, an khang thịnh vượng.

Các mẫu tỉa hoa quả đẹp để trang trí mâm ngũ quả

Chú cún dễ thương được tỉa bằng quả bưởiVườn hoa xinh xắn tạo hình từ dưa hấu, táoTạo hình đặc biệt từ quả dưa hấuNhững con vật đáng yêu cắt tỉa từ nhiều loại quảTạo hình chú công và bình hoa từ nho xanh, dưa hấu, lê, táoDưa hấu là loại quả được chọn nhiều nhất để trang trí mâm ngũ quảDưa hấu có thể cắt, tỉa thành nhiều hình dáng khác nhau, từ đơn giản đến cầu kìMột số mẫu tỉa dưa hấu đẹp và đặc sắcTrang trí mâm ngũ quả với dưa hấu khắc hình con cá chép và các loại quả khácNgoài ra, bạn có thể sử dụng dưa gang để tạo hình động vậtDứa cũng được dùng nhiều vì có lớp vỏ cứng, phần ruột vàng tươi đẹp mắt và có thể tận dụng nón dứa để trang trí

Mẫu hình ảnh mâm ngũ quả Trung thu đặc sắc, đẹp mắt

Để tiết kiệm diện tích, mâm ngũ quả truyền thống dâng lên tổ tiên thường có cấu trúc đơn giản, bao gồm tối thiểu năm loại hoa quả nhiều màu sắc được xếp xen kẽ nhau, mỗi loại lại tượng trưng cho một hình ảnh, ý nghĩa sâu sắc riêng.

Đối với nhu cầu trang trí tại các sự kiện tổ chức dịp Trung thu, bởi vì đối tượng tập trung hướng đến là các bé nên mâm ngũ quả cũng được chuẩn bị cầu kì, kĩ lưỡng và sinh động hơn. Thông thường, người ta sẽ tạo hình con vật, đồ vật ngộ nghĩnh bằng hoa quả, bánh kẹo và gắn thêm những chiếc đèn ông sao, mặt nạ, bóng bay hoặc các đồ trang trí khác để mâm cỗ nhiều màu sắc hơn, thu hút sự tò mò của các bé.

Trung Thu 2022 Ngày Mấy? Cách Trang Trí Mâm Ngũ Quả Trung Thu

Em rước đèn đi khắp phố phường”

Đã bạn nào cảm thấy rạo rực khi nghe thấy lời bài hát văng vẳng bên tai chưa? “Trung Thu là Tết thiếu nhi, tại sao người lớn cứ đi chơi hoài” Trung thu là Tết thiếu nhi đấy nhưng cũng có tên gọi khác là Tết đoàn viên, là thời gian mọi người quây quần bên mâm cơm nóng.

Trung thu năm 2020 ngày mấy?

Năm 2020 bạn đã có dự định gì cho ngày tết trung thu chưa? Trung thu là tết thiếu nhi, là tết đoàn viên, là thời gian mọi người quây quần với nhau bên mâm cơm nóng. Trung thu năm 2002 là ngày bao nhiêu? Đây là câu hỏi của nhiều bạn thắc mắc.

Tết Trung thu như mọi người cũng biết là ngày Rằm tháng 8 âm lịch. Theo đó, ngày Tết trung thu năm 2020 sẽ rơi vào Thứ 5, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (dương lịch). Âm lịch là ngày 15/8/2020, tức Ngày Đinh Sửu, Tháng Ất Dậu, Năm Canh Tý Tiết: Thu phân, Trực Định. Là ngày Thiên Hầu (Xuất hành dầu ít hay nhiều cũng cãi cọ, phải tránh xẩy ra tai nạn chảy máu, máu sẽ khó cầm).

Và chỉ còn khoảng 12 ngày nữa thôi là sẽ đến tết thiếu nhi rồi. Bạn đã có dự dịnh gì cho ngày này chưa?

Về nhà quây quần bên gia đình để chuẩn bị mâm ngũ quả trung thu sẽ là hành động ý nghĩa và tuyệt vời nhất mà bạn dành cho ba mẹ trong ngày này đấy.

Lý do bất ngờ tại sao Tết Trung thu gọi là Tết đoàn viên?

Trung thu bắt nguồn từ đâu?

Có bao giờ bạn thắc mắc Trung thu bắt nguồn từ đâu không?

Cho đến ngày nay, có 3 truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Theo các nhà khảo cổ học, hình ảnh Tết Trung thu được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Quốc cổ đại cho rằng Tết Trung thu bắt đầu từ thời Xuân Thu. Có lẽ Tết Trung thu bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của vùng đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, một ngày lễ hội của mùa màng, vào thời điểm người nông dân nghỉ ngơi và vui vẻ. chơi sau một vụ mùa.

Những món ăn không thể thiếu ngày Tết Trung Thu

Bánh Trung Thu

Bánh trung thu nhân thập cẩm, bánh nhân đậu xanh, khoai môn, cà phê, socola…

Xôi cốm

Dừa được tẩm với một chút đường trắng xào trên lửa liu riu, còn đậu xanh thì ngâm trước nửa ngày, đem hấp chín rồi nghiền nát và trộn với cốm non tạo nên một mùi thơm thoang thoảng của đất trời.

Chả cốm

Chuẩn bị mâm ngũ quả trong ngày Tết Trung Thu

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Thiếu Nhi

Ngày Tết Trun Thu – hình ảnh mâm ngũ quả đã không còn quá xa lạ đối với trẻ em nhỏ Việt Nam. Mâm ngũ quả tượng trưng cho sự đủ đầy, yên ấm.

Số năm của mâm ngũ quả là con số chỉ sự trung tâm, là con số của sự sống. “Quả” được cho là biểu tượng của sự sung túc, là biểu thị của tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả đã ra đời để thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt Nam ta.

Trên mâm ngũ quả “Quả” được cho là biểu tượng của sự thịnh vượng, là biểu hiện của niềm tin thịnh vượng, tượng trưng cho ý cnhí sinh sôi nảy nở, duy trì nòi giống. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả ra đời, thể hiện ước vọng bình an, sung túc, đủ đầy của người Việt.

Tùy vào nếp sống ở từng vùng miền, từng địa phương mà sẽ có một cách trang trí mâm ngũ quả riêng, tuy nhiên dù trang trí theo cách nào thì nó vẫn giữ được ý nghĩa thiêng liêng vốn có của mâm ngũ quả trung thu.

Cách trang trí mâm ngũ quả ở miền Bắc

Cách trang trí:

Nải chuối đặt ở dưới cùng thể hiện sự che chở của đất trời cho con người.Đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác.

Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật

Những quả chín đỏ như đào, hồng, quýt đặt xung quanh.

Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Cách bày trí mâm ngũ quả ở miền Nam

Người miền nam trang trí mâm ngũ quả ngày Trung Thu sẽ có sự cầu kỳ hơn với các loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Theo nghĩa dịch ra là ” Cầu sung vừa đủ xài “.

Đặc biệt, mỗi mâm ngũ quả sẽ phải có 3 chân đế là 3 quả dứa để thể hiện sự vững chắc, kèm theo một cặp dưa hấu biểu trưng cho lòng trung nghĩa của người phương Nam.

Cách bày trí mâm ngũ quả ở miền Trung

Mâm ngũ quả Trung thu của người miền Trung không quá cầu kỳ, họ thường chọn những loại trái cây phổ biến, thường được trồng trong vườn như đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, chuối … Cách bày mâm ngũ quả cũng tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà khác nhau, nhưng đều chung một lòng thành kính để dâng lên tổ tiên, cầu mong bình an và may mắn.

Nam thì có thể phối quần jogger với áo thun nam hoặc áo cá sấu theo phong cách bụi bặm, đường phố còn nữ thì có thể xúng xính đầm, váy thỏa sức thể hiện cá tính.

Cách Trang Trí Mâm Ngũ Quả Trung Thu

Trang trí mâm cỗ Trung Thu

Cách trang trí mâm cỗ trung thu đẹp mắt

Ngoài cách bày mâm ngũ quả Trung Thu, VnDoc còn hướng dẫn bạn cách trang trí mâm ngũ quả Tết Nguyên Đán. Mời các bạn tham khảo.

Theo phong tục của người Việt Nam, Tết trung thu là dịp để cả gia đình sum vầy bên nhau và dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp. Đặc biệt là trẻ em, trẻ em rất mong chờ đến Tết trung thu để được ông bà bố mẹ tặng đèn lồng, đồ chơi và được phá cỗ trung thu.

1. Ý nghĩa mâm ngũ quả Tết trung thu

Mâm ngũ quả đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc của mâm quả đặc biệt này. Thực ra, mâm ngũ quả ra đời là dựa theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả là tượng trưng cho sự đủ đầy, yên ấm.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, số năm của mâm ngũ quả là con số chỉ sự trung tâm, là con số của sự sống. “Quả” được cho là biểu tượng của sự sung túc, là biểu thị của tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả đã ra đời để thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt Nam ta.

2. Cách bày mâm ngũ quả Trung thu

Cách bày mâm ngũ quả ở miền Bắc

Đối với người miền Bắc, mâm ngũ quả Trung thu thường sẽ gồm có chuối, bưởi, đào, hồng và cam hoặc quýt.

Trong cách bày trí mâm ngũ quả, nải chuối sẽ được đặt ở giữa và phía dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ những trái cây khác. Chuối cũng là loại quả thể hiện cho sự che chở của trời đất dành cho con người. Ở chính giữa nải chuối sẽ là quả bưởi tròn, căng mọng. Đào, hồng và quýt sẽ lần lượt được bày ở xung quanh.

Ngày nay, người ta hay chọn thêm nhiều loại quả có màu sắc khác nhau để bày thêm lên mâm ngũ quả như táo xanh, quýt vàng, ớt đỏ, phật thủ… Tất cả đều nhằm để cầu nguyện tiền tài, ấm no và sung túc.

Cách bày mâm ngũ quả ở miền Trung

Mâm ngũ quả Trung thu của người miền Trung thì thường không quá cầu kì trong việc chọn loại quả để bày trí. Bởi mảnh đất miền Trung có thời tiết khá khắc nghiệt, ít các loại hoa quả nên dường như đến dịp họ có gì thì sẽ bày nấy.

Thường thấy nhất trong mâm ngũ quả của người miền Trung là đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, chuối… Cách bày mâm ngũ quả cũng tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà khác nhau, nhưng đều chung một lòng thành kính để dâng lên tổ tiên, cầu mong bình an và may mắn.

Cách bày mâm ngũ quả ở miền Nam

Người miền Nam rất cầu kỳ trong việc bày trí và thờ cúng mâm ngũ quả Trung thu. Trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Theo nghĩa dịch ra là “Cầu sung vừa đủ xài”. Đặc biệt, mỗi mâm ngũ quả sẽ phải có 3 chân đế là 3 quả dứa để thể hiện sự vững chắc, kèm theo một cặp dưa hấu biểu trưng cho lòng trung nghĩa của người phương Nam.

Cách bày mâm cỗ Trung thu đầy đủ, ý nghĩa tùy theo vùng miền mà có các loại quả như: bánh trung thu, bưởi xanh, na dai, hồng đỏ bóng, hồng ngâm, lựu, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu, dưa hấu, quả thị thơm vàng…. Trong đó, quả bưởi là thứ không thể thiếu được ở bất cứ đâu.

Ý nghĩa của các loại quả cũng rất thú vị. Quả hồng đỏ là mang niềm hy vọng. Quả na mang ước nguyện lộc ở, sinh sôi. Quả bưởi tượng trưng điều tốt lành. Quả lựu mang tới ngọt ngào, may mắn. Dưa hấu, dưa vàng mong cầu bình an…

Muốn mâm cỗ Trung thu đẹp mắt nhất, phải chú ý màu sắc của các loại quả. Cho dù muốn bày loại quả gì thì cũng nên có quả xanh, quả chín. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương, tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ.

Ngoài việc dùng trang trí mâm ngũ quả mang tính truyền thống, bạn cũng có thể trang trí thêm những con vật làm bằng rau củ quả để mâm ngũ quả nhà mình thêm phần sinh động.

Cách tổ chức Tết Trung Thu cực vui cho thiếu nhi Cách làm bánh trung thu hình heo

Làm chó bưởi trang trí mâm ngũ quả Tết trung thu

Tham khảo cách làm chó bưởi

.

Làm chú công xinh đẹp trang trí mâm ngũ quả:

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị: Cách làm như sau:

1. Cắt quả bí ngòi để lấy phần ngọn, phần thon nhất rồi gắn chặt với phần dưới của quả dứa chín. Bạn có thể dùng tăm nhọn hai đầu để gắn cho chặt.

2. Tiếp tục dùng tăm nhọn gắn các quả ớt đỏ loại to vào hai bên thân công, các quả ớt nhỏ thì gắn ở phần dưới cổ để tạo cảm giác đầy đặn, rực rỡ cho cổ công.

3. Gọt miếng cà rốt nhọn để gắn làm miệng công, hai hạt nhãn để làm mắt.

4. Cuối cùng uốn cong cây xốp thành các nhánh nhỏ để gắn làm mào cho công là hoàn thiện rồi.

Chỉ cần một chút tỉ mẩn và khéo tay thôi là bạn đã có một chú công cực xinh xắn rồi.

Nàng công xinh đẹp với cái cổ cao thon dài, phần đuôi rực rỡ một màu đỏ chót từ các quả ớt và phần lá dứa xanh sẽ giúp mâm cỗ trung thu của bạn thêm màu sắc. Tuy nhiên, chú công này chỉ bày cho đẹp mà không ăn được đâu nha.

Cách làm đàn ếch mắt tròn xoe ngộ nghĩnh trang trí mâm ngũ quả:

Mới thoáng nhìn qua, khó ai tưởng tượng đàn ếch xanh tinh nghịch này lại được tạo ra từ những trái su su, đôi mắt tròn xoe đen láy là những hạt nhãn “biến hình”. Chắc hẳn bạn không ngờ rằng chỉ cần một chút sáng tạo đơn giản là những trái su su đã được mang diện mạo khác hoàn toàn rồi.

Chuẩn bị nào: Cách làm như sau:

1. Rửa sạch su su, sau đó bạn cắt ở phần đầu của quả su su để làm miệng của chú ếch.

2. Đặt vào phần su su vừa khoét một miếng cà rốt cắt mỏng để làm lưỡi ếch. Gắn lên mắt 2 hạt nhãn là xong rồi.

Đàn cá đỏ tô điểm thêm mâm ngũ quả Tết trung thu:

Cá vàng bạn đã gặp nhiều rồi, nhưng một chú cá màu đỏ hồng, miệng cười hết cỡ cực đáng yêu được làm từ trái thanh long này chắc hẳn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú. Tết Trung thu, có những chú cá này bơi lội trong mâm ngủ quả sẽ khiến các bé cảm thấy rất hứng thú.

2. Sau đó, bạn khía dọc quả thanh long 1 đường ở trên cùng, 2 đường ở 2 bên thân quả thanh long.

Chú cá màu đỏ hồng, miệng cười hết cỡ cực đáng yêu được làm từ trái thanh long này chắc hẳn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú.. Tết Trung Thu, có những chú cá này bơi lội trong mâm ngủ quả sẽ khiến các bé thấy rất vui cho xem.

Chú heo mập ngộ nghĩnh tô điểm đêm Rằm tháng 8:

Cũng cùng là những trái thanh long, nhưng với tạo hình thay đổi một chút, bạn đã tạo ra một chú heo hồng xinh thật xinh.

Làm chú nhím bằng quả lê và nho

Cách bày mâm cỗ Trung Thu đẹp là phải cân bằng gam màu lạnh và nóng. Chính vì thế sắc xanh mát mắt với hình ảnh chú nhím bằng quả lê và nho sẽ giúp bạn làm được điều đó. Làm chú nhím đáng yêu này, bạn chỉ cần chuẩn bị nho xanh, trái lê, nho đen và bắt đầu trổ tài thôi nào.

Chuẩn bị: Cách làm chú nhím bằng quả lê và nho:

1. Chia quả lê thành 2 phần (phần bầu tròn và phần đầu nhọn), dùng dao gọt nhẹ lớp vỏ của phần đầu nhọn quả lê để làm đầu con nhím

2. Lấy tăm xuyên qua quả nho xanh.

3. Lấy những cây tăm đã xuyên quả nho xanh ghim kín phần bầu tròn của quả lê làm lông nhím. Cuối cùng gắn mũi và ghim thêm đôi mắt (có thể dùng hạt đậu đen làm đôi mắt) là chú nhím hoàn thành.

Vậy là chỉ với những bước tạo hình đơn giản bên trên bạn đã có thể tự trang trí một mâm ngũ quả thật đẹp trong Tết trung thu này.

Hoàn thiện mâm cỗ Trung Thu

Ngày nay, dù bận bịu đến mấy, cứ đến gần ngày Trung Thu là các gia đình lại nhộn nhịp học hỏi nhau cách bày mâm cỗ trung thu đẹp nhất. Mâm ngũ quả Tết Trung Thu là bản hòa tấu các hương vị, đa dạng về sắc màu như lời cha mẹ nhắn nhủ với các con rằng cuộc sống vốn nhiều màu sắc.

Với các mẫu mâm cỗ Trung thu sau đây sẽ giúp cho các bạn có nhiều ý tưởng hay, bày biện mâm cỗ Trung thư thật độc đáo, thú vị.

2. Mâm cỗ Trung thu đẹp mắt

3. Mâm ngũ quả Trung thu