Top 6 # Xin Lộc Rơi Lộc Vãi Đền Bà Chúa Kho Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Đầu Năm Xin Lộc Rơi Lộc Vãi Bà Chúa Kho

(TT&VH Online) – Như thường lệ, cứ đầu xuân đến, hàng nghìn người từ khắp các tỉnh thành khác đổ về Cổ Mễ, Bắc Ninh đến thắp hương cầu tài cầu lộc Bà Chúa kho. Trong suốt tháng giêng, đền Bà không lúc nào không đông khách thập phương.

Ban quản lý đến Bà chúa kho đã phải bố trí 3 bãi đỗ ô tô rất rộng nhưng cảnh tắc đường, chen chúc nhau vào bến vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong suốt những ngày đầu năm. Người ở các tỉnh thành lân cận nhân những ngày nghỉ tết nắng ráo nườm nượp về lễ bà xin lộc rơi, lộc vãi, thậm chí là “vay tiền” bà Chúa. Trong ngày 8 tháng giêng, riêng đoàn khách thập phương từ Hải Dương đến lễ đã là gần 100 người.

Hàng nghìn khách thập phương đến xin lộc Bà Chúa

Chị Hà, làm kinh doanh cho biết: “Đã thành thông lệ nhiều năm nay, gia đình tôi đều đến đây xin lộc vương, lộc vãi của Bà. Đi lễ vừa thanh tịnh, vừa tạo thêm niềm tin trong làm ăn kinh doanh”.

Sắp thật nhiều “vàng” để vay Bà

Những người đến đền Bà chủ yếu là thanh niên, và những người làm ăn buôn bán, cầu tài, cầu lộc, song cũng không thiếu những người trung tuổi đến xin may mắn cho con cháu. Cô Lê đến từ Nha Trang chia sẻ: “Tôi đã về hưu từ lâu song vẫn đến lễ Bà, mong Bà phát cho ít lộc, cầu may mắn cho con cháu”.

Vì dòng người về Đền Bà rất đông nên không thể tránh khỏi lộn xộn. Mặc dù đã được khuyến cáo là không nên thắp nhang quá nhiều song khách thập phương ai cũng cố thắp cho thật nhiều hương, khói bay mù mịt làm ô nhiễm cảnh chùa. Theo một số người dân ở đây, thì ngày 4 âm lịch, khách thập phương còn không lên đến được tới cửa chùa mà phải khấn tận bên ngoài.

Lời xin chỉ thắp một nén hương không hề hiệu nghiệm. Vì lễ quá nhiều nên nhiều người đặt ra cả lối đi, trên bậc cầu thang. Người người chắp tay khấn lễ, nhà nhà đội lễ nên không tránh khỏi những tình huống dở khóc dở cười. Người thì hạ nhầm lễ của nhà khác, người thì bị mất lễ không biết kêu ai. Theo Anh Khánh, Hải Dương : “Trong những ngày lễ tết thế này thì thành tâm là chính, đông quá cũng không thể vào trong được, thì đành khấn vọng từ bên ngoài.”.

Giá bán đồ lễ không thống nhất, ở trên cổng đền chỉ 15 nghìn một cây vàng thỏi trong khi bên dưới bán 25 nghìn đồng.

Xếp trên bàn không đủ thì xếp dưới đất.

Xin Lộc Bà Chúa Kho Đầu Năm

Xin lộc Bà Chúa Kho đầu năm

Những ngày đầu năm, người người đến đền Bà Chúa Kho xin lộc, mong một năm tốt lành và nhiều thuận lợi trong công việc buôn bán làm ăn.

Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh, cách Hà Nội 25 km, nổi tiếng linh thiêng về cầu làm ăn buôn bán. Năm hết, người người đã đến vay bà Chúa đầu năm lại đến làm lễ để trả cái lễ đã vay.

Người ta vẫn bảo, có vay ắt có trả, đã vay rồi, có lãi có lời thì đến cuối năm nhớ đem trả Bà Chúa cái đã vay, có như thế mới mong giữ lại được lộc. Rủi có ai đã vay mà quên trả, sẽ lại tay trắng hoàn tay. Tâm linh người Việt có xin có đáp đền. Bởi thế mà đầu năm nườm nượp người đến vay Bà Chúa, mong một năm làm ăn thuận lợi, tiền bạc rủng rỉnh để rồi cuối năm tầm tháng 11 âm lịch, người ta đổ về đền Bà Chúa Kho xin trả.

Đền Bà Chúa Kho năm nào cũng tấp nập người đến xin lộc buôn bán, làm ăn.

Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp… Sau này bà trở thành hoàng hậu (thời Lý), giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia.

Đền Bà Chúa Kho được dân gian truyền gọi là “Ngân hàng địa phủ”. Ngôi đền nổi tiếng này được giới buôn bán làm ăn đặc biệt hay lui tới. Nhiều người bảo đền linh thiêng lắm, cầu xin ắt được như ý. Quanh năm đền đông khách vào ra thắp hương xin lộc, thành tâm cúng bái.

Mâm đồ lễ tùy tâm người đến cửa đền.

Ðền nhìn về hướng nam. Cổng tam quan là công trình mở đầu cho cụm kiến trúc này, các công trình kiến trúc chính của đền gồm sân đền, hai dải vũ, toà tiền tế, công đệ nhị và hậu cung, tất cả tạo thành một thể thống nhất, uy nghi.

Xung quanh đền có hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ buôn bán đồ cúng lễ. Vào dịp lễ hội cuối năm và đầu năm, các phường bán đồ tế nhộn nhịp người vào ra. Người mua cần thứ gì, không biết cần có những gì trên mâm lễ, chưa biết đặt tiền vàng ở đâu cho đúng chỗ có thể nhờ người bán hàng. Mâm lễ được sắp tùy tâm người đến cửa Đền, đôi khi chỉ đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, có người cầu kì thì con gà đĩa xôi, không thì cũng làm một mâm ngũ quả đủ đầy. Bước vào cổng đền, thắp nén hương lên bàn thờ bà Chúa, thành tâm cầu khấn.

Chật kín sân đền.

Một năm mới lại đến, cửa đền Bà Chúa Kho rộng mở đón du khách thập phương về tham quan và cầu một năm nhiều thuận lợi về tiền bạc, làm ăn.

Vnexpress

Mẹo du lịch:

Để tự vệ khi bị cướp hoặc khủng bố, bạn nên tự học Vịnh Xuân Quyền miễn phí online.

Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên diệt virus, đề phòng bệnh dịch, và đảm bảo sức khoẻ.

Khi ở khách sạn, hãy để ý gài chốt an toàn để phòng tránh trộm cướp.

Nên đeo trên người theo một món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.

Đọc các mẹo vặt về sức khoẻ để tự sơ cứu và điều trị khi gặp sự cố.

Chen Chân Xin Lộc Bà Chúa Xứ

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động ngày 30-1 (mùng 3 Tết), dòng người từ khắp nơi trong cả nước tiếp tục đổ về Khu di tích Văn hóa – Lịch sử và Du lịch Núi Sam thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang để tham quan, vãn cảnh chùa và xin lộc đầu năm tại miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam.

Mặc dù lượng khách năm nay tăng cao so với nhiều năm trước nhưng tình trạng chèo kéo bán nhang đèn, đồ cúng Bà đã giảm đáng kể. Từ đầu Tết Nguyên đán đến nay cũng chưa xảy ra tình trạng du khách bị móc túi hay giật đồ.

Tuy nhiên, du khách tỏ ra khó chịu khi các con đường dẫn vào khu chánh điện của miếu Bà trở nên chật chội vì rất nhiều người đã đưa xe hàng rong ra tận giữa đường đứng bán. Thỉnh thoảng, vài chiếc ô tô bất chấp biển cấm đặt ở 2 đầu đường đã chạy thẳng vào khu vực cổng sau miếu Bà.

Theo ông Trần Lê Kiên Tâm, Phó Ban Quản lý Khu di tích Văn hóa – Lịch sử và Du lịch Núi Sam, trong 3 ngày Tết Nguyên đán vừa qua, đã có hơn 64.200 lượt khách từ khắp nơi trong cả nước đến tham quan, cúng viếng Lăng Thoại Ngọc Hầu, khu di tích chùa Tây An, chùa Hang cũng như xin lộc đầu năm ở miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Chỉ tính riêng ngày 29-1 (mùng 2 Tết), nơi đây đã đón hơn 27.800 lượt khách, tăng khoảng 2.800 lượt so với năm ngoái.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Dũng, Trưởng Ban Quản lý Khu Du lịch Núi Cấm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cho biết trong 2 ngày mùng 1 và mùng 2 Tết, khu du lịch này đã đón tiếp hơn 60.000 lượt khách hành hương. Trong số này, du khách chọn lên núi Cấm bằng hệ thống cáp treo tăng so với năm rồi hơn 24.000 lượt. Riêng lượng khách chọn lên núi để tham quan thắng cảnh, cúng bái chùa chiền bằng xe du lịch hoặc xe gắn máy là hơn 36.000 lượt.

Tin-ảnh: T.Nốt

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho

Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của Nhà nước. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khổ linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cổ Mễ có từ lâu đời. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu.

Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077).

Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Như vậy, Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

LỄ HỘI ĐỀN BÀ CHÚA KHO 12.1 ÂM LỊCH – BẮC NINH

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày 25/2 (tức ngày 12 tháng giêng), tưởng niệm Ngày giỗ Bà Chúa Kho (12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ 1077 – 12 tháng Giêng năm Canh Dần 2012) được tổ chức tại đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Cảnh làm lễ trong sân đền

Có người cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt… Tâm lý “vay vốn” của người dân cũng bắt nguồn từ những huyền tích xưa, và được củng cố thêm rằng “dù trải qua kháng chiến ác liệt thì ngôi đền này vẫn trụ vững”.

Nghi thức “vay vốn” cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10… với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ cuối năm ở đền Bà Chúa Kho.

Trong dịp lễ hội, xung quanh đền có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, khi đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngũ quả đủ đầy… chủ yếu là thành tâm cầu khấn. Hằng năm, mặc dù ngày 14 tháng Giêng mới là ngày chính của Lễ hội, nhưng từ nhiều năm nay ngay từ những ngày đầu xuân và kéo dài trong cả tháng Giêng, dòng người đã đổ về đền Bà Chúa Kho rất đông.