Top 11 # Ý Nghĩa Của Mâm Cỗ Ngày Tết Cổ Truyền Tại Việt Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả Trong Ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam

Ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam (Tết ), cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, thì trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.

Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Ý nghĩa mâm ngũ quả

Ngũ quả – thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của Khổng giáo.

Ngoài ra số 5 cũng tượng trưng cho ngũ phúc. Đầu năm đón ngũ phúc vào nhà thì cả năm sẽ tốt đẹp. Có một số quan niệm khác nhau về ngũ phúc, chẳng hạn có người cho rằng ngũ phúc bao gồm 5 chữ: Phú (giàu có), Quý (địa vị sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình an).

Người Hoa thì diễn giải khác hơn khi cho rằng ngũ phúc bao gồm: Trường Thọ (không đoản mệnh), Phú Quý (có địa vị, giàu sang), Khang Ninh (khỏe mạnh, bình an), Hiếu đức (sống lương thiện, nhân hậu), Thiện chung (khi chết nhẹ nhàng, thanh thản, không tật bệnh…).

Cách lý giải ít nhiều khác nhau, song vẫn được nhấn mạnh ở 3 chữ đầu tiên là Phú, Quý, Thọ (cũng được xem là Phúc, Lộc, Thọ) bởi người ta cho rằng chữ “Khang”, “Ninh” cũng nằm trong chữ “Thọ”.Với quan niệm về ngũ phúc như thế, người ta bày mâm ngũ quả cũng với những ước mong ấy.

Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau:

Đầu tiên là chuối xanh – ứng với mùa Xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.

Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.

Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa Hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam-quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa Thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa Đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm…

Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học-tín ngưỡng-thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người. Mâm ngũ quả ngày Tết mang một ý nghĩa chung sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới. Mỗi loại quả được lựa chọn để sắp xếp trong mâm ngũ quả đều mang những ý nghĩa riêng nhất định, ví dụ:

Lê (hay mật phụ): vị ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Đào: thể hiện sự thăng tiến.

Mai: hạnh phúc, không cô đơn.

Quả phật thủ: giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người.

Táo: có nghĩa là phú quý.

Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt.

Thanh long (rồng mây hội tụ) thể hiện sự phát tài phát lộc.

Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Nải chuối xanh: như bàn tay ngửa: hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.

Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma) như hình đào tiên: lộc trời.

Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.

Xoài: có âm na ná như “xài”, để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả.

Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật.

Những quả chin đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Mâm ngũ quả miền Trung

Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.

Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú!

Mâm ngũ quả miền Nam

Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu.”

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm.” Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo.”

Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.

Những điều lưu ý trước khi bày mâm ngũ quả

Nhiều gia đình khi mua các loại quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Tuy nhiên, việc rửa sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Do đó, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được.

Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

Do bận công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 – 28 Tết, thậm chí sớm hơn. Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ. Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá (tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa). Chuối nhất định phải là chuối xanh. Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị hư hỏng.

*Cách chọn các loại quả để bày trong ngày Tết:

– Hình dáng: Chuối tiêu cong cong như hình trăng lưỡi liềm, trên vỏ có năm sáu gờ, cuống ngắn; Chuối tây thì hai đầu thon nhỏ, phần giữa to, trên vỏ có 3 gờ, cuống dài.

– Màu sắc: Chuối tiêu chưa chín có màu xanh, khi đã chín trứng cuốc chuyển sang màu vàng có lốm đốm, bóc vỏ thì thấy thịt màu vàng nõn, cắt ngang thấy thiết diện nhát cắt hình tròn. Chuối tây có màu vàng hơi xam xám, khi đã chín trên vỏ không có điểm lốm đốm, bóc vỏ thì thấy phần thịt màu trắng nõn.

– Mùi vị: Chuối tiêu mùi rất thơm, cắn phần thịt có vị rất ngọt. Chuối tây tuy ngọt nhưng có nhiều vị chưa nữa.

Không nên chọn trái có màu vàng tươi đã rụng cuống, có thể màu vàng tươi đó là “chín háp” do sâu hại, ong chích, cây bị suy kiệt… khiến trái rụng trong vườn. Nên chọn trái cam, quýt có màu vàng mỡ gà (chiếm ít nhất 1/3 trái), da bóng láng, có đốm thâm lộ ra, vỏ mỏng… Với cam sành không nên chọn trái lớn có da sần sùi hay vàng chóe một bên (do nám nắng), trái cam như vậy vỏ dày, bị sượng khô, ít nước, không ngọt.

– Nhìn: Đầu tiên bạn hãy để mắt vào màu sắc và hình dạng quả dưa. Nếu trông hình dáng cân đối, vỏ cứng chắc và nhẵn nhụi, vân hoa sáng rõ, đường vằn sáng, phần dưới ngả màu vàng, phần trên và dưới cân đối với nhau, phần rốn lõm sâu vào trong, núm mọc giữa rốn có màu xám, thịt dưa đầy nở nang, khô mịn và dễ bổ thì đấy là dưa đã chín, ăn sẽ rất thơm ngon. Nhìn chung quả dưa tròn trĩnh, cân đối, có độ lớn vừa phải bao giờ cũng ngon hơn những quả dưa trông méo mó hoặc quá nhỏ. Loại méo mó, trông bề ngoài thô xấu, bì dầy thì mùi vị cũng sẽ nhạt.

– Gõ: Bạn hãy dùng một tay nâng quả dưa lên, tay kia gõ nhẹ. Nếu thấy bình bịch có vẻ nặng và cảm giác thấy bên trong có vẻ như rung rung thì đấy là dưa chín. Ngược lại, nếu nghe thấy tiếng kêu giòn, tay đỡ thấy tương đối nặng thì phần nhiều là dưa chưa chín hoặc chất lượng kém.

– Nắn, bóp: Bạn hãy nâng quả dưa lên để kề sát vào bên tai mình và dùng 2 ngón tay cái ấn vào phần đầu quả dưa, nếu nghe thấy tiếng ràn rạn thì đó là dưa tốt.Vì trong ruột quả dưa đã chín thì kết cấu không còn chặt nữa, cho nên ta sẽ nghe thấy tiến ràn rạn, nếu là dưa cát mỏng vỏ thì tiếng đó càng rõ hơn. Còn khi dưa còn xanh, kết cấu trong ruột còn chắc thì bạn sẽ không nghe thấy tiếng gì hết cả, hơn nữa khi ấy vỏ còn dầy, tiếng kêu nghe càng khó thấy.

Mâm Cỗ Tết Cổ Truyền Việt Nam

Những món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Mâm cỗ Tết thường được bày biện và sắp xếp công phu với những món ăn đặc trưng, công phu gồm 4 bát và 4 đĩa. Bốn bát trong mâm cỗ Tết truyền thống sẽ gồm một bát canh măng, một bát su hào, bát mọc nấm và một bát canh bóng thả. Bốn đĩa sẽ gồm một đĩa bánh chưng, một đĩa thịt gà, một đĩa giò lụa và cuối cùng là một đĩa thịt đông. Tất cả những món ăn sẽ được thiết kế và bày biện đẹp mắt, hài hòa với tấm lòng thành kính mong một năm mới hạnh phúc, no đủ.

Ngày nay do cuộc sống bận rộn nên mâm cỗ Tết cổ truyền cũng giản dị hơn xưa rất nhiều. Tuy nhiên những món ăn đặc trưng như bánh chưng, gà luộc hay giò lụa đều vẫn đủ đầy trên mâm cỗ.

Mâm cỗ Tết cổ truyền Việt Nam theo từng miền

Tết cổ truyền chỉ có một tuy nhiên tại mỗi vùng miền khác nhau, mâm cỗ cổ truyền lại có những khác biệt trong cách bài trí và món ăn. Tuy có sự khác nhau nhưng tất cả đều là mong ước một năm mới hạnh phúc, ấm no và đủ đầy.

Người miền Bắc thường khá kỹ tính, do đó mâm cỗ Tết nơi đây cũng rất cầu kỳ. Theo truyền thống, mâm cỗ Tết của người miền Bắc ít nhất phải có đủ 8 món đựng trong 4 bát và 4 đĩa, đây được xem là sự tượng trưng cho tứ trụ không thể thiếu đó là 4 mùa và 4 phương. Còn đối với các đại gia đình lớn thì mâm cỗ Tết có thể gồm 12-16 món chia đều đựng trong bát và đĩa.

Các món ăn đặc trưng trong mâm cỗ Tết miền Bắc bao gồm bánh chưng, dưa hành, giò lụa, canh măng, thịt gà, nem,… Còn các món tráng miệng sẽ gồm mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho….

Một trong những nét đặc trưng nhất trong mâm cỗ Tết của người miền Trung có lẽ là những chiếc bánh Tết dài. Bánh này cũng giống như bánh chưng nhưng thay vì hình vuông, chúng sẽ được gói trong hình trụ dài. Bên cạnh món dưa hành, người miền Trung cũng không thể thiếu món dưa góp trong mâm cỗ Tết. Ở các tỉnh Thừa Thiên Huế mâm cỗ sẽ có thêm bò kho mật mía, thịt heo ngâm mắm,…Còn các tỉnh ven biển sẽ có thêm món cá thu kho mặn.

Miền Nam cũng giống như miền Trung, trong mâm cỗ Tết truyền thống sẽ có bánh Tết đặc trưng. Tuy nhiên, phần nhân của bánh Tết miền Nam rất đa dạng gồm nhiều loại nhân như nhân thập cẩm xá xíu, đậu xanh thịt mỡ hay lòng đỏ trứng muối,… Bên cạnh đó, một món ăn không thể thiếu khác trong mâm cỗ khu vực này đó chính là món canh khổ qua (mướp đắng). Ngoài ra, mâm cỗ còn có thêm món thịt heo kho nước dừa, giò heo nhồi, củ kiệu muối và lạp xưởng.

Dù khác biệt trong ý nghĩa của từng món ăn nhưng cốt lõi của mâm cỗ Tết cổ truyền Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. Đó vẫn là tấm lòng, sự thành kính, biết ơn và tưởng nhớ tới ông bà, tổ tiên.

Ý Nghĩa Của Những Món Ăn Cổ Truyền Ngày Tết

Ý nghĩa món thịt đông ngày Tết

Thịt đông – Trong trẻo vạn niên, tình duyên tốt đẹp. Trong cái se lạnh của tiết trời Bắc Bộ, miếng thịt đông nhừ tươm cùng dưa hành là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết. Món thịt đông thường bao gồm thịt lợn, bì, chân giò hoặc có thể là thịt gà. Sau khi nấu, muốn nồi thịt đông ngon, người nấu bắt buộc phải đậy kín vung; đem phơi sương cho nồi thịt hấp thụ tinh hoa đất trời. Như thế mới làm nên hương vị đặc biệt của nồi thịt đông.

Bánh chưng – Biết ơn cha ông và đất trời xứ sở. Bánh chưng là món ăn ngày Tết không thể thiếu trong dịp xuân về ở Bắc Bộ. Bánh chưng thể hiện tinh hoa của trời đất, lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Vị dẻo của gạo nếp, thơm lừng của đậu xanh cùng vị béo của thịt lợn điểm xuyết vị cay của hạt tiêu, tất cả đã đã tạo nên hương vị miếng bánh chưng ngon độc đáo.

Giò chả – Trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà: Đây là món ăn không thể thiếu trong mọi mâm cỗ ngày Tết. Ông cha ta quan niệm rằng miếng giò tượng trưng cho sự phú quý và giàu sang. Một miếng giò hòa quyện cùng nước mắm nhĩ điểm thêm miếng dưa hành là những hương vị khó quên trong dịp Tết.

Cầu gì được nấy, phúc đức đủ đầy. Thịt gà luộc là món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Bắc. Thông thường gà sẽ được luộc nguyên con trước là để cúng tổ tiên, sau cũng là để đoán vận mệnh qua chân gà luộc. Gà sau khi cúng được chặt miếng thật đẹp, ăn cùng lá chanh, muối tiêu.

Tré – Tình cảm khăng khí, gia đình hòa thuận. Tré là món ăn xuất phát từ cung đình vốn chỉ dành cho bậc vua chúa vương giả. Người ta quan niệm rằng ăn tré trong ngày Tết sẽ tạo bầu không khí ấm cúng, sum vầy trong gia đình. Vị ngậy của thịt ba chỉ cùng cái sần sật của thịt đầu heo hòa quyện cùng các gia vị dậy mùi như tỏi, ớt, mè… khiến ai ai cũng mê mẩn trong ngày Tết.

Vạn sự vuông tròn, hạnh phúc ngọt ngào. Nhắc đến món ăn ngày Tết cổ truyền miền Nam, phải kể đến món thịt kho trứng. Miếng thịt thái vuông tượng trưng cho đất, trứng tròn tượng trưng cho trời. Món thịt kho trứng tượng trưng cho vạn sự vuông tròn hài hòa. Thịt ba chỉ thấm đẫm vị béo ngọt của nước dừa cùng với vị bùi bùi của trứng đảm bảo sẽ “hao cơm”.

Đúng như tên gọi, người miền Nam cho rằng khi ăn món canh khổ qua thì mọi nỗi khổ trong năm cũ đều sẽ qua; những điều may mắn hạnh phúc sẽ đến trong năm mới. Vị ngọt đậm đà của nước súp hòa quyện cùng vị đắng đặc trưng của khổ qua tạo cho món ăn này một hương vị khó quên

Tiền bạc đầy nhà, thăng quan tiến chức. Củ kiệu ngâm là món ăn đặc trưng riêng trong Tết cổ truyền của người miền Nam. Củ kiệu ngâm tượng trưng cho tiền bạc, sự vinh hoa phú quý trong năm mới. Củ kiệu ngon đúng điệu là khi được ăn kèm với bánh chưng, bánh tét, thêm chút dưa món sần sật

Ẩm Thực Ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam

Tạp chí ẩm thực hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu về nét Ẩm thực ngày tết cổ truyền việt nam. Tết là thời gian ai nấy trở về nhà, về bên những người thân, những bữa cơm cũng trở nên ấm cúng và ngon hơn. Vào ngày Tết, ngoài dưa hấu đỏ, mâm ngũ quả thì mỗi vùng miền lại có thêm những món ăn truyền thống ngày Tết tạo nên một nét văn hoá hết sức đa dạng, phong phú. Miền Bắc đặc trưng với những món bánh bánh chưng, dưa hành, nem rán, miền Trung lại có món dưa món, tré, món thịt dầm, món nem chua, còn Miền Nam lại mộc mạc với thịt kho tàu, bánh tét, tôm khô củ kiệu,khổ qua dồn thịt, …

Ẩm thực ngày tết ở Miền Bắc

Âm thực miền Bắc rất tinh tế và khá cầu kì trong cách chế biến cũng như trang trí. Mâm cỗ Tết của người miền Bắc cũng thể hiện sự tinh tế và khéo léo, chú trọng hình thức, phối hợp hài hòa giữa những món nước và món khô, giữa thịt và rau. Mâm cỗ của người Hà Nội được cho là vẫn rất bài bản và giữ được nét cổ truyền của người Việt. Bánh chưng có lẽ là thứ không thể thiếu không chỉ với ẩm thực ngày tết cổ truyền miền bắc mà còn của cả đất nước. Bánh chưng phải được gói bằng thứ gạo nếp thơm dẻo, thưởng thức cùng dưa hành. Bên cạnh bánh chưng thì giò lụa, thịt gà, xôi gấc cũng là những món phải có trong dịp Tết. Chỉ cần nhìn mâm cổ với đày đủ các món là bạn có thể cảm nhận được nét văn hóa ẩm thực ngày tết miền Bắc như thế nào. Món nước cũng phong phú không kém: miến nấu lòng gà, giò heo hầm với măng lưỡi lợn, mọc nước,….món nào cũng đậm đà hương vị, khiến người ta cứ nhớ mãi về hương vị Tết quê hương.

Ẩm thực ngày tết ở Miền Bắc – mâm cỗ Tết

Ẩm thực ngày tết Miền Trung

Ở khu vực miền Trung nắng gió, người dân ở đây sử dụng bánh tét ăn kèm với dưa món bên cạnh gói bánh chưng với dưa hành. Bánh tét khá giống bánh chưng, cũng bao gồm các nguyên liệu nếp, thịt nạc, thịt mỡ,…và gói bằng lá chuối theo hình trụ dài. Bên cạnh bánh tét, miền Trung cũng có nhiều loại bánh khác được đặt trên mâm cỗ ngày Tết như bánh tổ, bánh in, bánh lá răng bừa. Ẩm thực ngày tết Miền Trung cũng không thể thiếu nem chua, thịt giấm. Đặc biệt tại cố đô Huế, nơi có những món ăn cung đình được phục vụ cho vua chúa thì mâm cỗ cũng tỉ mỉ và cầu kì chẳng kém. Món thịt tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, gỏi vả lúc nào cũng phải có. Một số vùng ở miền Trung còn thêm món món bò nấu thưng, thịt nạc rim cực kì hấp dẫn. Nếu như miền Bắc có dưa hành thì miền Trung lại đặc trưng với dưa món. Nguyên liệu cảu dưa món khá đơn giản, chỉ là cà rốt, đu đủ, củ cải,…. được ngâm chua mặn, tuy nghe có vẻ dễ làm nhưng để có được hủ dưa món đầy sắc và vị thì cần có sự tỉ mỉ và khéo léo. Ẩm thực ngày tết Miền Trung dù mộc mạc hay cao sang qua bàn tay của những người phụ nữ tần tảo đều trở nên vô cùng hấp dẫn.

Ẩm thực ngày tết ở Miền Trung

Ẩm thực ngày tết miền Nam

Ẩm thực ngày tết miền Nam đơn gỉan hơn miền Bắc và miền Trung, mang đậm phong cách của chính con người nơi miền đất bình dị và chất phác này. Bánh tét, thịt kho tàu và canh khổ qua là 3 món đặc trưng trong ngày tết của vùng Nam Bộ. Người dân ở đây chọn bánh tét như tượng trưng cho sự ấm no từ đời này qua đời khác. Có khá nhiều loại bánh tét như bánh tét mặn, bánh tét chay không nhân, bánh tét ngọt,…Món thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho nước dừa là sự kết hợp hài hòa âm dương, của miếng thịt kho tàu vuông vắn với quả trứng tròn trắng tinh ngập trong nước dừa ngọt lịm. Món canh khổ qua như là sự tiễn biệt điều khó khăn và mong chờ cho một năm mới tốt đẹp hơn với những điều may mắn sắp tới.

Ẩm thực ngày tết ở Miền Nam

Cảm nhận nét tinh tế trong ẩm thực ngày tết cổ truyền việt nam

Dù là miền Nam, miền Bắc hay miền Trung thì ẩm thực ngày tết cổ truyền Việt Nam vẫn mang màu sắc hài hoà. Rau quả xanh tươi, nem chả mang đầy năng lượng cho cuộc sống, bánh mứt thể hiện sự an lành,… Dù cuộc sống ngày càng bận rộn và tất bật hơn thì vào những ngày tết, những người con xa xứ lại trở về quê hương, mong muốn thưởng thức một bữa ăn gia đình hay cùng nhau bày biện mâm cơm ngày Tết và chắc chắn hình ảnh đại gia đình quây quần hạnh phúc bên nhau quanh mâm cỗ ngày Tết với không gian ấm cúng sẽ còn mãi theo thời gian. Nếu bạn muốn cảm nhận rõ hơn về ẩm thực cổ truyền từng vùng miền hay những món ăn đặc sản 3 miền thì có thể truy cập tại https://tapchi-amthuc.com. Tạp chí ẩm thực sẽ chia sẽ những thông tin ẩm thực bổ ích đến với bạn.