Top 11 # Ý Nghĩa Của Ngày Giỗ Ông Bà Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Ngày Giỗ Và Bài Văn Khấn Ngày Giỗ Ông, Bà, Cha, Mẹ

Đây là ngày con cháu tưởng nhớ đến các vị tổ tiên. Để ngày giỗ diễn ra trong khi ấm cúng thì cần có một mâm cơm cúng và cùng với đó là bài văn khấn cúng giỗ cho trọn vẹn.

Ý nghĩa và những ngày cúng giỗ quan trọng:

Đạo lý làm người luôn được người dân Việt Nam coi trọng. Người Việt luôn đề cao tính hiếu thảo trong cuộc sống hằng ngày. Bởi vậy những câu cao dao hay tục ngữ vẫn luôn hay nhắc về công cha, nghĩa mẹ và các đấng sinh thánh.

Chính vì lẽ đó, việc cúng giỗ những người đã khuất sẽ giúp cho con người thể hiện được lóng hiếu kính đối với tiên tổ, với những người đã khuất.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà việc cúng giỗ sẽ được tổ chức như thế nào – có thể tổ chức linh đình mới bà con, hàng xóm đến dự hoặc cũng có thể là một mâm cơm để gia đình sum vầy. Nhưng dù thế nào thì việc ngày giỗ cùng đã thể hiện được lòng thành kính với người đã khuất.

Những ngày giỗ quan trọng: Giỗ đầu

Người thân qua đời sau một năm thì tiến hành giỗ đầu. Trong thời gian này, những người có người thân mất vẫn chưa khây khỏa được nỗi đau buồn và sự nhớ thương. Thông thường vào ngày giỗ đầu của người đã khuất, mọi người thường tổ chức linh đình, mời họ hàng và hàng xóm đến.

Giỗ hết

Hai năm sau khi người thân mất, người ta sẽ tổ chức giỗ hết. Đây cũng là thời gian ngắn nên mọi người vẫn còn chút đau buồn và nhớ tới người thân đã mất. Vào ngày giỗ hết này, mọi người cũng tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu.

Giỗ thường

Giỗ thường là ngày giỗ từ năm thứ ba trở đi, trong ngày giỗ thường mọi người không phải tổ chức to như ngày giỗ đầu hay giỗ hết, ngày giỗ này có thể thu hẹp lại trong phạm vi gia đình và tù đó sẽ được tiến hành hàng năm.

Bài văn khấn ngày giỗ ông, bà, cha, mẹ:

Bạn đang đọc bài viết Ý nghĩa ngày giỗ và bài văn khấn ngày giỗ ông, Bà, Cha, Mẹ tại chuyên mục Cần biết, trên website Thích gì chọn đó

Ý Nghĩa Của Việc Cúng Giỗ Ông Bà, Tổ Tiên Trong Tín Ngưỡng Việt

Cúng giỗ là một ngày lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời. Đây là một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt ta, là ngày thể hiện lòng thương xót, hiếu kính của người sống đối với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với tổ tiên. Đây cũng là dịp để cả gia đình có cơ hội ngồi lại với nhau, tăng thêm tình cảm và sự gắn kết giữa những thành viên trong nhà.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC CÚNG GIỖ TRONG VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn và mối liên hệ giữa người đã khuất và người sống bằng đấng vô hình hiện hữu trong cuộc sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho họ.

Trải qua sự luân chuyển và biến cố của lịch sử, nhiều tín ngưỡng dân gian đã gặp phải thời kỳ khó khăn khi bị quy kết là “mê tín dị đoan” thế nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người dân Việt. Nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh, mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người

Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta. Không chỉ vậy, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Có thể kể đến như Trần Hưng Đạo được tôn thờ là là người cha của dân tộc, được thực hiện tín ngưỡng thờ cúng giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.”

Câu ca dao trên đã hàm chứa phần nào về tinh thần luôn hướng về nguồn cội, luôn tôn thờ và tưởng nhớ về tổ tiên. Cứ vào những ngày này hàng năm, mỗi “con rồng, cháu tiên” đều khắc ghi và thành kính tưởng nhớ tới công lao của những vị vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhớ mỗi chúng ta, dù ở đâu, xa quê hương nhưng luôn tôn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình, thông qua đó giáo dục mỗi người luôn phải có trách nhiệm với quê hương đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.

Phong tục này như sợi dây liên kết giữa những người sống và những người đã khuất, những người trên trần thế và những người ở thế giới tâm linh. Điều này bày tỏ về quan niệm nhân sinh của dân tộc Việt “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”. Theo quan niệm của người Việt, chết chưa phải là kết thúc, tổ tiên luôn bên cạnh dõi theo và phù hộ cho chúng ta trong cuộc sống. Chính vì vậy, nhờ vào hình thức tín ngưỡng này, người Việt bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên với những người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta.

Chúng ta luôn tin rằng, sau khi mất, tổ tiên không bao giờ biến mất mà vẫn luôn sát cánh cùng con cháu và chúng ta nên làm tròn bổn phận đạo hiếu của một người con. Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thông qua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với những người trong gia đình.

Công cha nặng tựa mây núi, nghĩa mẹ rộng tựa biển trời bao la, do đó chúng ta luôn phải hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ khi còn sống và luôn khắc cốt và bày tỏ sự thành kính và xót thương khi cha mẹ về thế giới vĩnh hằng. Giá trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo.

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người. Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn dân tộc.

– Một đĩa ngũ quả.

– Một bình hoa (nên chọn hoa cúc vàng hoặc hoa ngũ sắc).

– Một đĩa bánh kẹo, trầu cau, thuốc.

– Một bó nhang.

– 1 đĩa xôi, 2 bát chè ngọt

– 1 Mâm cơm cúng gia tiên (3 loại thịt) – Tốt nhất là làm mâm cơm Chay nhiều món

– 5 Đinh tiền lễ,

– Quần áo (mã) của người mất 3 bộ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương

– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần

– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần

– Con kính lạy hội đồng Gia Tiên nội ngoại họ …….. gia cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.

Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….

Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)

Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:…………………………..

Nhân ngày chính Giỗ của ……………………………………………………….. Sinh năm ……….. Mất năm …………………., An táng tại: …………………………………………….. chúng con nhất tâm xin phép làm lễ giỗ để tưởng nhớ và ghi tạc công đức của gia tiên tiền tổ, kính cẩn sắm lễ hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Phật, Thánh, Gia tiên họ………. Cùng Vong linh Ông (Bà) …………………………………………………..

Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con cầu xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch phù hộ cho gia đình sức khỏe dồi dào, gia trung thịnh vượng.

Chúng con kính mời Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Hôm nay là ngày Giỗ của Ông (bà) ………………………………………………… Ơn võng cực được xem như trời biển. Nghĩa sinh thành không bao giờ quên, càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp được bao nhiêu càng cảm thấy thâm tình mà không bề dãi tỏ. Chúng con toàn gia con cháu trong nhà nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng dãi tỏ tấm lòng thành Cúi xin các cụ linh thiêng giáng thế, để thụ hường lễ vật phù hộ độ trì cho con cháu (anh em) trong nhà được an ninh khang thái, vạn sự được tốt lành, gia cảnh được hưng long thịnh vượng, con cháu thêm công thêm việc để công thành danh toại, có quý nhân phù trợ, bốn mùa không tai ách, tám tiết được điềm lành tiếp ứng, công việc được thuận may mọi nhẽ.

Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn, hiếu thuận gia trung.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Tục Rước Ông Bà Về Ăn Tết

Ông bà tổ tiêng ở lại ăn Tết với con cháu đến hết ngày mồng 3. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về với cõi vĩnh hằng. City Tour Đà Nẵng xin chia sẽ đến bạn đọc bài viết về nguồn gốc và ý nghĩa của tục rước ông bà về ăn Tết.

Trong quan niệm dân gian, mặc dù ông bà đã chết nhưng linh hồn vẫn còn sống về phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nên những dịp lễ Tết, người ta hay mời ông bà về chung vui với mình. Đó là sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết.

Theo nhà văn Sơn Nam, ngày xưa ở Nam bộ, cái bàn thờ ông bà còn gọi là cái giường thờ. Đem cái giường mà cha mẹ thường nằm để thờ ngay giữa nhà, giữ nguyên vị trí cái ô trầu, cái gối.

Phía trước giường thờ, xưa kia bố trí cái bàn bốn chân. Trên mặt bàn chưng bộ lư, chân đèn, vùa hương. Gọi đó là cái “bàn nghi”, để phủ dưới chân bàn dùng tấm vải đỏ, thêu rồng phượng hoặc chữ Hán, chúc phước. Lúc cúng giỗ, dọn thức ăn lên giường thờ, trên “bàn nghi” thì thắp nhang. Nhưng lần hồi, đơn giản hóa, cái giường thờ thu hẹp, như cái bàn nhỏ chừng 30cm, đủ dọn bốn món cúng.

Ngoài những ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được tổ chức vào các ngày đầu năm mới. Đây cũng là dịp cúng long trọng vì con cháu tề tựu đông đủ. Đúng giao thừa, người ta đặt những thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, khấn vái, rước ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân. Các ngày tiếp theo, người ta đều cúng cơm cho đến hết Tết, làm lễ tiễn ông bà thì việc thờ cúng gia tiên trong ngày Tết mới coi là xong.

Tục rước ông bà của người Nam bộ xưa rất cầu kỳ. Sau khi dọn mâm cỗ lên bàn thờ, người chủ nhà phải mặc áo dài, khăn đóng, kính cẩn hai tay bưng khay lễ có trầu, rượu ra tận cổng hoặc phần mộ để mời tổ tiên vào nhà. Cùng đi có hai đứa trẻ cầm hai cây mía chừa lá ngọn buộc túm lại, gọi là gậy ông bà. Vào đến nhà, cặp gậy ông bà được cột đứng hai bên bàn thờ. Người chủ nhà bắt đầu dâng hương, rót rượu mời tổ tiên và báo cáo ngày hôm sau là ngày Nguyên đán, mời ông bà cùng về vui với con cháu. Song song với các sản vật được đặt lên bàn thờ của tổ tiên là mâm ngũ quả được bày biện gọn gàng, đẹp mắt trên một cái dĩa to, chiếm một nơi trang trọng ở bàn thờ. Theo như tên gọi thì mâm ngũ quả phải có đủ 5 loại trái cây. Việc chọn các loại quả cũng có sự khác nhau theo từng vùng. Có nơi người ta dùng ý nghĩa của màu sắc để thể hiện quan niệm tốt lành của mình trong ngày Tết, như: màu xanh tượng trưng cho sức sống mãnh liệt (chuối xanh), màu vàng tượng trưng cho sự ấm no (bưởi, đu đủ)… Có nơi lại dùng ý nghĩa tên gọi của từng loại quả để thể hiện ước vọng của mình trong ngày xuân, như: hồng, quýt tượng trưng cho sự thành đạt, phật thủ tượng trưng cho sự an lành…

Riêng ở Nam bộ, mâm ngũ quả vẫn cứ như truyền thống gồm: mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài, mà quan niệm dân gian thường gửi gắm một ước mơ đơn sơ: cầu sung vừa đủ xài, hay cầu vừa đủ xài mà thôi. Mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện sự phong phú của hoa trái thiên nhiên, thành quả lao động mệt nhọc sau một năm gặt hái. Đồng thời cũng thể hiện đạo lý nhớ về cội nguồn “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, có lộc trời thì thành kính dâng lên tổ tiên, tạ ơn trời đất… Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam có truyền thống lâu đời, là một biểu hiện của văn hóa dân tộc, đến mức nâng lên thành đạo – đạo thờ ông bà, đạo làm con.

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương

Bài Văn Khấn Cúng Ngày Giỗ Của Ông Bà, Cha Mẹ Đúng Nhất

Những ngày cúng giỗ quan trọng cần phải nhớ

Người dân Việt Nam chia ngày cúng giỗ thành ba ngày cúng quan trọng sau:

Giỗ đầu (Tiểu tường)

Đây là ngày giỗ được tiến hành vào đúng một năm người thân mất. Thông thường vào ngày giỗ đầu, người nhà thường tổ chức rất linh đình, mời họ hàng và hàng xóm đến. Vì trong thời gian này, những người có người thân mất vẫn chưa nguôi được nỗi đau buồn và sự nhớ thương.

Giỗ hết

Đây là ngày giỗ được tiến hành vào đúng hai năm người thân mất. Tương tự như ngày giỗ đầu thời gian này mọi người vẫn còn chút đau buồn và nhớ tới người thân đã mất. Vào ngày giỗ hết này, mọi người cũng thường tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu.

Giỗ thường (Ngày cát kỵ)

Giỗ thường là ngày giỗ tính từ năm thứ ba trở đi. Đối với ngày giỗ thường thì mọi người thường không tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu và giỗ hết. Có thể thu hẹp lại trong phạm vi gia đình và dòng họ.

Lễ vật cúng ngày giỗ

Mẫm lễ vật cúng ngày giỗ còn tùy thuộc vào phong tục của từng vùng miền khác nhau như thế nào. To hay nhỏ còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên không nên cúng những món ăn như mắm tôm hay những món là người mất lúc còn sống không ăn được.

Tin khác: Văn khấn cúng khai trương đúng chuẩn trong kinh doanh

Bài văn khấn cúng ngày giỗ đầu

Bài văn này áp dụng cho cả cúng giỗ ngoài sân hay trong nhà đều được. Cách vái cúng đám giỗ thường là 3 vái chào, 4 vái tạ. Ghi sớ cúng giỗ theo mẫu chữ hán hoặc nôm.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:…………………………………………………. Tuổi…………………………………………….

Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm…………….(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:……………………………………………………………………………………………………

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời:………………………………………………………………………………………………………..

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…………………………………………………………………………………………….

Mộ phần táng tại:………………………………………………………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Bài văn khấn cúng ngày giỗ thường

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ: …………………

Tín chủ (chúng) con là: …………………… Ngụ tại: …………………… Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm………… Là chính ngày Cát Kỵ của ……………………………… Thiết nghĩ ………. (dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời ……………… Mất ngày …………….. tháng …………. năm …………… Mộ phần táng tại: …………………… Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Những kiêng kị trong ngày giỗ

Không nên nếm thức ăn trước thức ăn khi bày lên cúng vì nếu làm như vậy sẽ không thành kín với người đã mất.

Không nên dùng hoa quả giả. Phải chuẩn bị hoa quả còn tươi để cúng.

Không nên dùng chén bát sử dụng hàng ngày trong gia đình. Khi cúng giỗ tốt nhất là nên sử dụng chén bát mới.

Không cúng mắm tôm hoặc các món mà người đó lúc còn sống không ăn được.