Top 5 # Ý Nghĩa Của Quả Nho Trong Mâm Ngũ Quả Trung Thu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Trung Thu

Tết trung thu hay còn gọi là tết đoàn viên, là dịp để mọi người quây quần bên nhau, chia sẻ và yêu thương nhau nhiều hơn. Trong ngày tết đặc biệt này không thể thiếu đi bánh dẻo, bánh nướng, hạt dưa, hạt bí, và tất nhiên, quan trọng nhất là phải có mâm ngũ quả.

Nguồn gốc của mâm ngũ quả Mâm ngũ quả đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc của mâm quả đặc biệt này. Thực ra, mâm ngũ quả ra đời là dựa theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả là tượng trưng cho sự đủ đầy, yên ấm.Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, số năm của mâm ngũ quả là con số chỉ sự trung tâm, là con số của sự sống. “Quả” được cho là biểu tượng của sự sung túc, là biểu thị của tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả đã ra đời để thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt Nam ta.Ý nghĩa mâm ngũ quả trong ngày tết trung thu Mang ý nghĩa chung là thế nhưng mâm ngũ quả ở từng vùng miền lại không giống nhau và mỗi vùng lại mang một ý nghĩa khác.Ở miền Bắc Mâm ngũ quả bao gồm chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Người miền Bắc sẽ đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác và chuối thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Tiếp theo, chính giữa nải chuối là quả bưởi và đào, hồng, quýt đặt ở xung quanh. Có thể thay thế bưởi bằng quả phật thủ cũng được. Còn lại những chỗ khuyết thì đặt xen kẽ quýt vàng, táo xanh hoặc ớt đỏ. Ngày nay thì nhiều người thường chọn những loại trái cây có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên tất cả đều nhằm để cầu tiền tài, sung túc và ấm no.

Ở miền Trung Mâm ngũ quả của người miền Trung thì thường không quá cầu kì, có gì cúng nấy vì đặc điểm của mảnh đất miền Trung là thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi và còn ít hoa trái, thường có nhiều nhất là: đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối… Cách sắp xếp mâm ngũ quả cũng tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi người và thành kính dâng lên tổ tiên để cầu được bình an, may mắn trong cuộc sống.Ở miền Nam Người miền Nam rất coi trọng phong tục thờ cúng và mâm ngũ quả vì thế cũng được chuẩn bị khá cầu kì. Trên mâm ngũ quả của người dân miền này thường có đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung, được hiểu là “Cầu sung vừa đủ xài”. Đặc biệt, mâm ngũ quả phải có chân đế là 3 trái dứa thể hiện sự vững vàng và một cặp dưa hấu tượng trưng cho lòng trung nghĩa của người phương Nam.Mặc dù ở mỗi vùng miền lại có sự khác nhau về các loại quả và cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết trung thu nhưng hàng trăm năm nay, mâm ngũ quả đã trở thành một nét đặc trưng trong phong tục của người Việt Nam. Mâm ngũ quả là cách để người Việt thể hiện tấm lòng, sự tôn kính của mình đối với tổ tiên và cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình và dòng họ mình.

Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả

Mâm ngũ quả là loại mâm lễ vật thường có năm loại quả khác nhau, số năm thể hiện ước muốn đạt ngũ phúc lâm môn, cụ thể là Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. Còn theo phong thủy truyền thống năm loại quả này sẽ có năm màu sắc khác nhau tượng trưng cho nguồn của cải năm phương mà con cháu muốn dâng lên kính dâng tổ tiên cũng như các vị thần linh. Mâm ngũ quả thường bắt gặp trong các dịp cúng kị, tết cổ truyền, cúng tổ tiên, cúng Mụ, Cúng thần, cúng dinh cô …Từng vùng miền với loại thổ nhưỡng khí hậu đặc trưng riêng, sản vật riêng và quan niệm mà người ta chọn các loại quả thích hợp đẹp nhất, ngon nhất để bày cúng.

PHONG TỤC CÚNG NGŨ QUẢ TỪNG VÙNG MIỀN

NGƯỜI MIỀN BẮC

Người Miền Bắc quan niệm rằng việc bày mâm ngũ quả phải theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Thổ thì màu vàng, Hỏa thì màu đỏ, Thủy sẽ là màu đen, Mộc thì màu xanh, Kim là màu trắng. Do đó, thông thường mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc có 5 loại quả là chuối xanh, quýt, hồng, bưởi đào.

 Mâm quả truyền thống thường được bày trí : Quả Chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả bày xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ táo xanh, quýt vàng hoặc những quả ớt chín đỏ. Do hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, người ta cũng không câu nệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả, thêm chùm nho mọng, thêm táo xanh, ớt đỏ, hồng xiêm… Dù bày biện nhiều loại quả hơn nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả”.

MÂM NGŨ QUẢ MIỀN TRUNG

Cuộc sống nghèo khó phải đối mặt với nhiều thiên tai, khí hậu khắc nghiệt nên đối với họ không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy nên tùy mỗi nhà có loại quả gì thì họ sẽ bày trong mâm ngũ quả loại quả đó. Thông thường mâm ngủ quả miền Trung có mãng cầu, quýt, quả sung, dưa hấu, chuối …

MÂM NGŨ QUẢ MIỀN NAM

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.Và theo quan niệm của người miền Nam thì trong mâm ngũ quả không bày những quả này bởi phát âm của loại quả đó mang ý nghĩa không tốt như quả chuối, lê, cam, quýt.

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

                                           

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung Thu &Amp; Cách Trang Trí Đẹp Mắt

Trong dịp tết trung thu, ngoài những hoạt động chính như múa lân, các trò chơi dân gian, rước đèn ông sao. Thì mâm ngũ quả trung thu không thể thiếu giúp mọi người tận hưởng ngày tết trung thu đầy đủ và trọn vẹn nhất. Mâm ngũ quả có ý nghĩa quan trọng trong những ngày này. Và trang trí mâm ngũ quả trung thu sao cho đẹp mắt cũng vô cùng quan trọng.

Mâm ngủ quả ra đời từ rất lâu đời. Xuất phát từ yếu tố tâm linh và tư duy của người Á Đông. Tất cả mọi vật chất đều tạo nên từ 5 yếu tố Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Một mâm quả phải đầy đủ 5 yếu tố này mới gọi là đủ đầy.

Số 5 vừa tượng trưng cho 5 yếu tố trên, ngoài ra nó còn là con số trung tâm, con số sự sống. Quả tượng trưng cho sự tròn đầy, sinh sôi, duy trì nòi giống.

Mâm ngũ quả trung thu tượng trưng cho Ngũ Hành hợp nhất, thể hiện sự gắn kết, đủ đầy, yên ấm, đem lại may mắn cho gia đình. Là sự lòng thành dâng lên tổ tiên, trời đất mong cho mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi.

Sau khi cúng ông bà tổ tiên, cầu trời đất. Tổ chức vui trung thu cho các em nhỏ như múa lân sư rồng thường sẽ tổ chức cho quy mô và hoành tráng. Sau đó rước đèn ông sao, múa hát…thì mang mâm ngũ quả trung thu ra phá cỗ và cùng ngắm trăng.

Mỗi vùng miền có cách bày trí và chuẩn bị cho mâm ngũ quả khác nhau. Bằng những hoa quả đặc trưng theo mùa của từng miền đó.

Mâm ngũ quả miền bắc thường bao gồm chuối, bưởi, đào, hồng, na. Đây là những loại quả đặc trưng cho vùng miền tại miền bắc. Trong đó nải chuối được đặt chính giữa và đỡ lấy toàn bộ các hoa quả khác. Chính giữa nải chuối là quả bưởi và đào, hồng, na đặt ở xung quanh. Những chỗ khuyết thì đặt xen kẽ quýt vàng, táo xanh hoặc ớt đỏ. Mỗi loại trái cây thường có các màu đặc trưng, mâm ngũ quả thường có đủ 5 màu tượng trưng cho 5 hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Mỗi vùng miền có những mâm ngũ quả với những đặc trưng khác nhau. Nhưng đều thể hiện tấm lòng, sự tôn kính của mình đối với tổ tiên và cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình và dòng họ mình.

Hoa quả được chọn bày mâm ngũ quả nên chọn những quả còn tươi cuống, không bị bầm dập. Đối với chuối nên chọn những nải còn tươi xanh, vỏ bóng mượt. Với hình dáng hơi cong, nên chọn số lượng quả là số lẻ, 15 hoặc 17 quả là đẹp.

Nên đặt những quả nặng và vỏ dày xuống dưới, những quả chín, dễ bẹp lên trên. Để tránh trường hợp những quả nặng sẽ đè làm hỏng những quả chín sẽ làm cho mâm ngũ quả không đẹp mắt. Và nhanh hỏng. Ngoài ra, nên chọn hoa quả với nhiều màu sắc cho mâm ngũ quả thêm đẹp mắt.

Trái cây: Nải chuối hoặc quả dưa hấu thay thế, quả hồng (ý nghĩa no đủ). Quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn). Hoặc có thể chọn hoa quả đặc trưng cho từng vùng miền.

Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ. Đồng thời, nên chọn các loại quả làm mâm ngũ quả cúng Trung thu có cả quả xanh có chín mang ý nghĩa âm – dương hòa hợp, cân bằng theo quan niệm người xưa.

Ngoài ra không thể thiểu bánh Trung thu: Gồm bánh nướng và bánh dẻo. Để bày mâm ngũ quả trung thu đẹp và hiện đại nên trang trí thêm đèn lồng, đồ chơi trung thu. Làm những con vật bằng hoa quả để trang trí cho mâm ngũ quả thêm phần sinh động, thú vị và hấp dẫn từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Những hình ảnh về mâm ngũ quả trung thu đẹp và sinh động

Những hình ảnh mâm ngũ quả trung thu đẹp và sinh động. Với những tạo hình con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng.

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ở Miền Trung Và Ý Nghĩa Của Từng Loại Quả

Người dân khúc ruột miền Trung với tình nghĩa đôn hậu, nên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung cũng không quá cầu kỳ và câu nệ. Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…

Mâm ngũ quả ngày tết của người miền Trung được bày trí thế nào?

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.

Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.

Ý nghĩa của một vài loại quả thường được bày trên mâm ngũ quả miền Trung

Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào thể hiện sự thăng tiến.

Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.

Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người.

Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý.

Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.

Thanh long – ý rồng mây gặp hội.

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Mỗi loại quả khi bày trên bàn thờ đều có ý nghĩa riêng, để gửi gắm ước nguyện, cầu mong của mình trong năm mới.

Dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: Dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự của người miền trung còn nhiều khó khăn.