Top 9 # Ý Nghĩa Của Việc Cúng Đầy Tháng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Của Việc Cúng Đầy Tháng Cho Bé

Nghi lễ cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng Mụ là một nghi thức đặc biệt quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một đứa trẻ khi vừa chào đời được một tháng. Đây là một trong những nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người đồng thời nó là nét đẹp cần được trân trọng của dân tộc Việt ta. Có một số người tự đặt câu hỏi rằng không cúng đầy tháng có sao không?

Lễ cúng đầy tháng cũng chính là để tạ ơn.

1. Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng

Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng đó là thông báo cho báo cho gia đình, dòng họ về sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình. Bên cạnh đó, cúng đầy tháng còn là nghi lễ để tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ. Tuy vậy, việc xoay quanh lễ cúng này có rất nhiều thắc mắc khác nhau, bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn giải đáp các vấn đề thường gặp trong số đó.

2. Vậy 12 bà Mụ (Mẹ sanh) bao gồm những ai?

3. Cách tính ngày để cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng được tính theo lịch âm.

Nếu là bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức trước 1 ngày. Nếu là bé trai thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức lùi 2 ngày. Ví dụ: Sinh ngày 16/8 âm lịch thì bé trai sẽ cúng đầy tháng ngày 18/9, bé gái sẽ cúng vào ngày 15/9 âm lịch.

Mâm lễ cúng đầy tháng bé trai đầy đủ và ý nghĩa

Để cúng đầy tháng cho bé trai trước hết bạn phải chuẩn bị những đồ lễ cúng đầy tháng cho mâm cúng đầy tháng. Đồ cúng đầy tháng (do cung day thang) cho bé các bạn có thể tự nấu xôi chè cúng đầy tháng, làm cơm cúng đầy tháng

lễ vật cúng đầy tháng cho con trai bao gồm (le vat cung day thang gom nhung gi): 12 chén chè đậu trắng bằng nhau cho bé trai và một tô chè lớn, 13 đĩa xôi, 1 con gà luộc hoặc 1 con vịt luộc, bộ tam sên (bao gồm thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hay cua luộc), mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang đèn, trà, rượu, 1 bộ đồ hình thế (dùng để ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt đi để giải hạn cho bé), 13 miếng trầu cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp, 13 nén vàng. Cách nấu chè đậu trắng cúng đầy tháng cho bé trai là đậu khi chưa nấu phải còn cứng, hạt tròn dài đều. Khi chín đậu phải dẻo, ngọt vị cốt dừa.

Cách sắp đồ cúng lên bàn: Sắp lên 2 bàn: 1 bàn nhỏ ở phía trên sẽ bày đồ cúng cho Đức ông, 1 bàn lớn phía dưới bày lễ cúng 12 bà Mụ. Trong đó, bàn trên được đặt cách bàn dưới một khoảng 10 cm. Nguyên tắc khi sắp mâm cúng đó là “Đông bình Tây quả” tức là phía Tây bạn đặt lễ vật còn phía Đông đặt bình bông. Lưu ý là các mâm được bài trí một cách cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu ở trên.

Trước khi tiến hành lễ cúng đầy tháng cho bé gái bạn thắc mắc phải chuẩn các lễ vật cúng đầy tháng như thế nào, mâm cúng đầy tháng gồm những gì? Đối với lễ vật cúng 12 bà Mụ bạn cần chuẩn bị 12 chén chè nhỏ, 12 đĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, 2 dĩa bánh dành cho trẻ con, 12 ly rượu nhỏ ( có thể thay bằng 12 ly nước nhỏ) và 12 trứng vịt.

Mâm cúng đầy tháng bé gái đơn giản và đầy đủ nhất

Còn đối với lễ vật cúng Đức Ông đó là: 1 con gà, 3 đĩa xôi lớn, 1 tô cháo, 1 tô chè lớn, 1 mâm ngũ quả, 1 miếng thịt quay, thêm vào đó là trầu cau, rượu và giấy tiền hãng mã.

6. Tục làm phép kết thúc thời gian ở cữ

Nguồn: https://phongtucvanhoavn.com/

Ý Nghĩa Của Việc Cầu An

Như vậy, khi cầu an nên hiểu căn bản của năm thứ tham nêu trên; giảm bớt ít thì an ít, giảm bớt nhiều thì an nhiều. Nếu tham luyến không còn thì bình an vô sự, đó là tôn chỉ của đạo Phật, là chân lý cứu cánh của đạo Phật, chứ Phật không phải là người ban phước giáng họa. Giáo lý của đạo phật là phương thuốc hay, khi Ngài chẩn đoán được tâm bệnh của chúng sinh (nguyên nhân bất an), Ngài giúp cho toa thần dược để trị liệu.

Khi nói về tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật vốn đã in đậm trong tâm khảm của người con Phật. Hay nói xa hơn, bất kỳ sự xuất hiện một tôn giáo nào, tôn chỉ và mục đích cũng nhằm vào sự cứu khổ (cứu rỗi), hầu đem lại sự an lạc cho mọi người hiện sống và sau khi chết, linh hồn được siêu độ (siêu rỗi) nơi sở nguyện nào đó.

Chung quy con người có khổ đau, họ mới đến với tôn giáo để cầu xin, hoặc để an ủi và làm điểm tựa của tinh thần. Còn tôn giáo cũng thế, vì con người có khổ đau, các bậc Thánh triết mới tự tìm ra một giải pháp: gọi là chân lý, rồi đem chân lý ấy hướng dẫn con người đi dần đến chỗ thoát khổ, lấy lại sự an lạc và giải thoát. Nhưng tôn chỉ và mục đích mỗi tôn giáo đều có đường hướng khác nhau.

Đơn cử như tôn giáo này hướng dẫn rằng: Nếu tin tưởng và cầu xin ta, ta sẽ ban ân và cứu rỗi cho thoát ly khổ đau. Tôn giáo nọ hướng dẫn: Phải cầu nguyện cúng kiếng, vái van thật nhiều thì thần linh sẽ phù hộ cho tai qua nạn khỏi, đem lại sự an lạc như chỗ mong cầu.

Tôn giáo khác lại hướng dẫn: Phải thi ân làm phước, tế lễ cùng thần linh thật nhiều thì thần linh sẽ phù trợ cho thoát khỏi khổ đau, hoặc phải coi tuổi tác, ngày giờ, xuất hành, khai trương, gả cưới, xây dựng, phương hướng bếp núc, cửa nẻo, phòng ốc, phong thủy Đông, Tây, Nam, Bắc, coi có phạm vào ngũ quỷ, tuyệt mạng, lục sát, họa hại hay không để tránh.

Tìm đặt lại các cung tốt: sinh khí, phục vì, diên niên, thiên y… cho đúng thì sẽ đem lại lợi lạc và an vui v.v… hoặc đêm đêm phải lạy cúng Bà Đất, Ông Trời, Thượng Động Cố Hỷ, Chúa Xứ, Vạn Ban Ngủ Hành, Thất vị Nương Nương, Cửu Phẩm Lịnh Bà, Lịnh Cô, Thổ Địa, Thổ Thần, Thổ Trạch, Thổ Công, Thổ Chủ, Thổ Táo, Thổ Kỳ, Thần Hoàn Bổn Cảnh.v.v… để cầu xin ban rỗi cho những điều mong cầu tùy tâm khấn nguyện.

Tóm lại: Con người có nhiều khổ đau, từ tinh thần lẫn vật chất, mới đi đến chỗ tín ngưỡng, để nhờ đấng tha lực nào đó tiếp giải quyết cho cuộc đời họ, đồng thời họ cũng tựa vào đức tin, họ mới có đủ niềm tin và nghị lực để phấn đấu trong cuộc sống. Chung quy chỉ vì bốn chữ bình an và lợi lộc.

Riêng có một tôn giáo, tôn giáo này không chủ trương ban phước giáng họa, tôn chỉ nhằm hướng dẫn cho con người hiểu được nhân quả và nghiệp báo, để họ tự cải hóa trong cuộc sống hằng ngày, để tìm đến an lạc và giải thoát mọi khổ đau. Còn mục đích của tôn giáo này chỉ cho con người thấy rõ được nguyên nhân từ đâu đem lại sự bất an trong cuộc sống. Nguyên nhân này từ tha lực đem đến, hay tự mình gây nên, rồi chuốc lấy, tôn giáo đó chính là đạo Phật. Thế thì, đạo Phật vẫn có chủ trương CẦU AN và CẦU SIÊU.

Vậy chúng ta muốn cầu an cho ta, cho gia đình, trước hết ta phải tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho chúng ta KHÔNG AN. (Vì không an nên mới đi CẦU AN). Trong kinh tạng và rải rác trong giáo lý, Phật dạy: “Tâm bất tham luyến, ý bất điên đảo”… (trong bài Sám Nhứt Tâm). Sở dĩ không an do tâm tham và luyến còn ý, lúc nào cũng điên đảo vọng tưởng. Vì do lòng tham dục, luyến ái và vọng tưởng, kết quả bị khổ đau.

Tiền bạc, ngọc ngà, châu báu… các thứ này nó luôn cám dỗ con người không biết sao gọi là đủ, có một trăm nó muốn một triệu, có một triệu nó muốn một tỷ, nó không lúc nào dừng lại vì “túi tham không đáy”. Khi lòng tham dấy khởi, thì ý nó phải ước mơ vọng tưởng, để đạt cho kỳ được, nếu đạt không được thì lo nghĩ trằn trọc, quên ăn, bỏ ngủ…, lâu ngày thần trí bất minh, lúc tính toán không sáng suốt, phán quyết việc gì thất bại nhiều hơn thành công.

Còn thân xác vì biếng ăn bỏ ngủ, tuy ăn đầy đủ, nhưng lúc ăn đầu óc vẫn nghĩ lo. Do đó, tuyến não thùy bị chi phối, không tiết chế cho bộ phận mật, gan, trợ cho thức ăn mau tiêu hóa, lâu ngày đau bao tử. Lúc ngủ suy tính mông lung, giấc ngủ chập chờn cho đến khi mỏi mòn, ngủ trong uể oải sinh ra nhiều bệnh tật.

Đây là nguyên nhân bất an thứ nhất, do lòng tham tài không biết đủ. Đức Phật dạy: ” Đa dục vi khổ ” (nhiều tham muốn là khổ) (Bát Đại Nhơn Giác 2)

Chữ sắc ở đây theo pháp tướng tôn thì có hai thứ sắc.

a. Sắc đẹp: đối tượng của thể xác, do lòng tham vọng không lường, hay so sánh. Đã có vợ có chồng cùng nhau chung sống rồi, thế nhưng lòng tham không muốn vô bờ bến, khi gặp người khác phái nó muốn chiếm hữu để đáp ứng sự thỏa mãn. Một khi lòng dấy lên thì ý nó phải vọng tưởng ước mơ, để rồi tìm mọi lời lẽ, mọi thủ thuật, bất chấp thuần phong mỹ tục, vợ con, bạn bè…, nói chung là bàn quan thiên hạ.

Nhưng khi đối tượng từ chối không đáp ứng lại được, thì bấy giờ tinh thần lúc nào cũng mơ mộng, thể xác biếng ăn, thẫn thờ tương tư. Rồi nó lây họa cho gia đình, làm cho cha mẹ lo lắng, vợ con buồn khổ, lâu ngày trở nên quạo quọ, cau có, làm cho bản thân và gia đình xào xáo, mất hạnh phúc, bất an.

b. Sắc pháp: Chỉ chung mọi hình tướng như : Nhà cửa, xe cộ…

Chung quy lại, nhu cầu vật chất, nếu tâm không biết đủ, ý dấy lên so sánh và ước muốn. Thấy nhà người kia đẹp hơn, thì muốn xây dựng lại cái nhà của mình bằng hoặc đẹp hơn người đó. Thấy xe người kia model mới, ta phải đua đòi sắm mới cho bằng được.v.v…, vì tham vọng đua đòi model này model nọ, rồi khởi tâm tiền vay bạc tháng để đáp ứng nhu cầu, lúc tham muốn đó nó che lấp tâm trí, tính sai nước cờ kinh tế, để rồi nhắm mắt mở mắt đến tháng đóng lãi, nợ nần chồng chất, mất ăn mất ngủ. Do lòng tham sắc không biết đủ nêu trên làm cho khổ đau. Đó là nguyên nhân bất an thứ hai.

Danh vọng, danh dự, danh tước gọi chung là danh tướng. Danh tướng từ nơi bản ngã mà sinh ra. Đức Phật dạy, danh vốn không thật có, nó là giả danh, hư vọng.

Ví dụ: tên của mình Nguyễn Văn A, vốn nó không có. Nếu nó thật có, thì lúc mẹ vừa sinh ra thì nó phải có tên là A đi. Như vậy, tên A đã không có ngay từ đầu, xong cha mẹ lại đặt cho nó cái tên A, từ đó nó có tên A rồi chấp nhận ta là tên A.

Ai đụng đến tên A, chửi đến tên A thì bênh vực nổi nóng lên, có thể chết sống vì cái tên giả danh A kia. Và chưa đủ, nó còn tham tên, muốn mọi người phải biết đến tên tuổi của mình, thán phục mình, khom cúi trước mình và địa vị phải trên mọi người v.v… Vì tham vọng như thế nên phải so tài đấu trí, khôn dại, thế thần … để thỏa mãn danh tước.

Muốn thỏa mãn danh vị bất chấp mọi thủ đoạn, mưu tính; hoặc luồn cúi như Hàn Tín, thủ đoạn như Tào Tháo, sát phạt như Napoléon như Hitlèr v.v… dẫm trên xương máu của mọi người. Chung quy chỉ vì danh vị. Một khi không đạt được thì thất vọng ê chề, đâm ra mê tín, xây nhà, sửa hướng, trấn bếp, coi tay, di dời mồ mả ông bà… để địa vị vững vàng thăng cao.

Người tham danh không biết dừng nghỉ, ý niệm luôn luôn củng cố danh vị cho mình, mải mê khoác chiếc áo danh lên mình ngã tướng, để rồi khổ đau, lo âu, sợ hãi. Hậu quả chất chồng thù oán… Cổ đức dạy: “Càng cao danh vọng, càng dài gian nan”. Đây là nguyên nhân không an thứ ba.

Phàm là con người có thân xác, cần phải ăn uống để nuôi dưỡng nó. Nhưng nếu để tâm tham, xen lẫn vào thì rất là ty tiện hèn hạ (tham ăn). Một khi tâm tham nổi lên làm mất đạo nghĩa, nhân cách và sĩ diện con người. Ví dụ: Sáng ra chợ chỉ vì một con cá, đôi bên có thể cãi vã với nhau và dập thúng lên đầu nhau. Anh em ruột thịt tham nhau một tấc đất có thể đâm chém lẫn nhau, xã hội chỉ một trái ớt, trái cà cũng cự cãi gây gỗ. Tục ngữ có câu:

“Miếng ăn là miếng tồi tàn Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”

Thế nhưng lòng tham con người vô hạn, ý nghĩ luôn luôn tính toán hơn thiệt. Chịu khó xét soi cho kỹ: một tấc đất có thể làm giàu được không? Có thể lưu giữ cho con cháu hưởng thụ đời đời hay không? Đừng nói chi cọng rau trái ớt, chỉ thưởng thức ngoài chót lưỡi chút xíu, khi nuốt sâu xuống 3 tấc nó là vật gì? Có thơm ngon không? Có đạo nghĩa lý thú không?… Tất cả đều thúi tha đáng ghét. Nhưng vì lòng tham che lấp, làm cho tối tăm tâm trí, làm cho gia đình thù hận nhau, xã hội mất phẩm chất văn hóa, quốc gia mất đạo đức văn minh, thế giới gây chiến, tàn hại sinh linh, tất cả cũng chỉ vì tham ăn. Đây là nguyên nhân bất an thứ tư.

Thùy là giấc ngủ mê, người sống trong u tối mê lầm gọi là mê ngủ hay say ngủ, phải luôn luôn tỉnh thức, cho tâm trí minh mẫn. Người tham ngủ (Thùy) biết việc đó là sai lầm, là nguy hiểm vẫn dấn thân vào, hành động cố chấp làm theo ý riêng của mình, bất chấp mọi lời khuyên bảo, đến khi đụng việc mới tỉnh ngộ là chuyện đã rồi. Sự mê ngủ này nó hàm chứa 4 loại tham: tài, sắc, danh, thực nêu trên. Vì mê lầm không nhận thức được tiền tài có nghĩa hay vô nghĩa, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống v.v… bởi nhân tố đó gây ra khổ đau lầm lạc. Đó là nguyên nhân bất an thứ năm.

Do năm nguyên nhân không an nêu trên, nó làm cho ta điên đảo trong cuộc sống, vọng tưởng những chuyện ảo huyền, tâm lúc nào cũng nơm nớp tính toan; thân hệ lụy kiệt sức mỏi mòn. Phật dạy: “Đa dục vi khổ, sanh tử bì lao, trùng tham dục khởi…”

Nếu tài, sắc, danh, thực, thùy không đáp ứng lại thì khổ đau quằn quại, còn điều nào được như ý thì tâm luyến ái không muốn buông bỏ, tâm lúc nào cũng luyến tiếc của cải, vật chất, chức tước, địa vị, ăn uống, ngủ nghỉ (mê lầm). Sự luyến ái bao giờ nó cũng vun vén cho “cái ta” (bản ngã), nào là nhà của ta, tiền bạc của ta, xe cộ của ta, vợ của ta, chồng của ta, con cháu của ta, danh vị của ta v.v. và v.v…

Phật dạy: ” Con là nợ, vợ chồng là oan gia, của cải, nhà cửa là nghiệp báo “. Vì vô lượng kiếp đến nay, chúng sinh mãi vùi đầu trong giấc ngủ say, lấy giả cho là thật, rồi cứ ôm ấp luyến tiếc. Rốt cuộc, cũng do tham luyến làm cho không an. Vì không an, nên mới ghi danh sách cúng thập tự, bá tự để CẦU AN, đến miếu môn cầu khấn ban cho những điều an. Đa số cúng kiến, vái van đều cầu cho gia đình tự thân được bình an, tai qua nạn khỏi.

Trở lại ý nghĩa cầu an trong tinh thần đạo Phật. Phật dạy: ” Thiểu dục vô vi thân tâm tự tại ” (bớt lòng tham muốn thì thân và tâm an lạc tự tại).

Như vậy, khi cầu an nên hiểu căn bản của năm thứ tham nêu trên; giảm bớt ít thì an ít, giảm bớt nhiều thì an nhiều. Nếu tham luyến không còn thì bình an vô sự, đó là tôn chỉ của đạo Phật, là chân lý cứu cánh của đạo Phật, chứ Phật không phải là người ban phước giáng họa. Giáo lý của đạo phật là phương thuốc hay, khi Ngài chẩn đoán được tâm bệnh của chúng sinh (nguyên nhân bất an), Ngài giúp cho toa thần dược để trị liệu.

Nếu người bệnh muốn hết bệnh thì nên ứng dụng toa lương dược mầu nhiệm này. Chứ còn cầm chén thuốc mà cứ nói: “Thuốc hay quá, thuốc hay quá” (vái van an bình) mà không chịu uống (không thực hiện năm điều tham luyến nêu trên) thì bệnh bất an vẫn hoàn bất an, uổng công vô ích, vô tình đưa đạo Phật vào con đường thần quyền mê tín.

Thích Nhật Quang (Chùa Long Phước, Lấp Vò, Đồng Tháp)

Thích Nhật Quang

Sự kiện nổi bật

Tìm kiếm

5. Ý Nghĩa Của Việc Cúng Nước

Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước. Trong cuộc sống chúng ta đối nhân xử thế, ứng xử giao tiếp người, sự, vật, tâm chúng ta không nên có sự phân biệt giàu-nghèo, sang-hèn, trí-ngu. Như vua Võ Tắc Thiên nói: “Con người lúc mới sinh ra đều giống nhau, đều bình đẳng. Khi trưởng thành khoác lên mình chiếc áo lông bào thì gọi là vua. Còn nếu khoác lên mình chiếc áo rách thì gọi là ăn mày “. Trong nhà Thiền cũng có một mẫu chuyện rất nổi tiếng, đó là: “Lục Tổ Huệ Năng đến huyện Huỳnh Mai yết kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn để cầu pháp. Khi gặp, Ngũ Tổ hỏi: ” Ngươi từ đâu đến? Ðến đây cầu việc gì?”. Huệ Năng đáp: ” Con từ Lĩnh Nam đến. Ðến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác“. Tổ tiếp: ” Ngươi là người xứ Lĩnh Nam lại là dân man rợ, thành Phật thế nào được!“. Huệ Năng đáp: ” Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân man rợ này đối với hòa thượng tuy chẳng giống nhau, nhưng cái tánh Phật đâu có khác!”.

Qua kinh tạng Pàli, trở về thời Ấn- độ lúc bấy giờ. Đức Phật phủ nhận sự phân chia giai cấp xã hội và kỳ thị giới tính. Ngài dạy hành động (hay việc làm) nói lên giá trị của mỗi người là Bà La Môn, Sát Ðế Lợi, Phệ Xá hay Thủ Ðà La, mà không phải là dòng dõi hay chủng tộc. Càng hiểu rõ được cái giá trị tôn trọng quyền bình đẳng tột cùng của Đức Phật Thích Ca đã nói : “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn“.

Qua ba mẫu chuyện trên ta thấy cách ứng nhân xử thế của người xưa thật đẹp, thật cao thượng. Ngày nay trong cuộc sống, trong công việc tuy có sự phân biệt giám đốc, nhân viên, người chủ, giúp việc, v.v…, nhưng nếu chúng ta biết ứng xử với nhau theo tinh thần ” bổn phận của người Phật tử tại gia ” thì cuộc sống sẽ tốt đẹp.

Bổn phận chủ đối với người giúp việc trong nhà, phải có đủ 5 điều:

– Chủ nhà trước khi sai khiến người giúp việc làm gì, trước phải biết họ đói, no, ấm, lạnh thế nào để họ có đủ sức khỏe và vui lòng làm lụng.

– Lúc nào người giúp việc bị bệnh hoạn, phải chăm non thuốc thang và để cho họ được nghỉ ngơi, để bồi bổ sức khỏe lại.

– Khi họ có phạm lỗi gì, phải xét coi họ cố ý hay vô tình. Nếu vô ý lầm lỡ, thì nên dung thứ. Nếu họ quyết lòng phá hại, thì phải làm nghiêm trách hẳn hoi, với lời lẽ thanh nhã, cho họ biết lỗi để chừa.

– Khi họ tiện tặn tích góp được số tiền riêng, không nên tìm cách thâu đoạt.

– Khi muốn thưởng công lao cho họ, phải giữ mực công bình, tùy công lao của mỗi người mà phân chia cho cân xứng.

Bổn phận người giúp việc đối với chủ nhà, cũng phải có đủ 5 điều kiện:

– Mỗi buổi sáng phải thức dậy trước chủ nhà, không đợi kêu.

– Phải biết phần việc nào của mỗi ngày, cứ y như thường lệ mà thi hành, không đợi chủ sai bảo.

– Khi làm việc phải thận trọng đồ dùng của chủ, không làm cẩu thả, hư hao.

– Phải hết lòng kính mến chủ nhà, lúc chủ ra đi, phải ân cần đưa tiễn; lúc chủ trở về, phải vui mừng tiếp đón.

– Không nên chỉ trích, nói xấu chủ với người ngoài.

Cúng nước đến Phật, Hòa thượng Tịnh Không khuyên chúng ta nên cúng ly nước bằng thủy tinh, trong suốt, có thể từ bên ngoài nhìn thấy nước bên trong. Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu. Nhìn thấy nước chúng ta phải liên tưởng đến tâm thanh tịnh, bình đẳng của chính mình. Ứng nhân xử thế giao tiếp phải dùng tâm bình đẳng. Ngài nói các vật cúng khác (bông, trái cây, nhang, đèn,….) có thể thiếu, không cần thiết, nhưng đặc biệt ly nước cúng Phật thì không thể thiếu. Do tâm thanh tịnh sanh ra công đức, tâm thanh tịnh sanh trí tuệ, tâm thanh tịnh vượt thoát luân hồi.

Ý Nghĩa Của Việc Thờ Cúng Thần Tài

Thần Tài – Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái tủ thờ, đặt ở dưới đất. Tủ thường làm bằng gỗ và có khi được Tủ thờ Thần Tài – Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa vào (để tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống bạn). Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước”. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng hoặc kinh doanh, người ta thường thắp hương cầu khẩn Thần Tài “phù hộ” cho họ mua may bán đắt, cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.sơn son thiếp vàng, phía trong khảm hoặc dán bài vị của Thần Tài.

Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc trong đội múa lân, Ông Địa thường có vai trò cản trở Lân trong việc nhặt tiền thưởng hay quà cúng của gia chủ. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.

Nếu như Thần Tài người ta cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay thế bàn thờ mới. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và bàn thờ Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

Nhìn vào cấu trúc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng cách, từ ngoài nhìn vào ta thấy dán trên vách 1 tấm Bài vị là 1 tấm màu đỏ được viết bằng mực nhũ kim với nội dung ” Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần “. Bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, nguời ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả “, lọ hoa bên tay phải – thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền đĩa trái cây bên tay trái – nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần tài và 5 ông Địa đã nói ở trên.

Ông Cóc (hình tượng rất đặc trưng văn hóa Việt) để bên trái, lưu ý là sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào trong với mong muốn tiền của không bị trôi đi. Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (làm Minh Đường Tụ Thủy) – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Trong miền Nam khi cúng Thần Tài – Ông Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi . Họ cho rằng tỏi giúp cho ông Địa có phương tiện để bài trừ “các đạo chích vong binh” ám muội vì người âm cũng có người tốt kẻ xấu như thường giống người dương mình vậy. Ngoài ra, họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải . Tỏi có tác dụng tránh được điều đó (vì người luyện Bùa, Ngải thường kiêng ăn Ngũ Vị Tân : Hành , Hẹ, Tỏi, nén, Kiệu).

Trên nóc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự (tượng trưng cho cơ quan chủ quản các Thần). Mục đích là để có sự quản lý, không cho các vị Thần làm điều sai trái.

Thổ Công hay Thổ Địa là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam cai quản một vùng đất đai. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt thì người Việt đều phải cúng vị thần này. Với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các vị thần Tài. Do ngày xưa, nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu ngày xưa nên thần Đất cũng là 1 thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh Thổ sinh Kim (đất sinh vàng bạc)… Có lẽ vì lý do đó mà đến tận bây giờ, Thần Tài và Ông Địa (Thổ Địa) vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty lớn – nhỏ, cửa hàng bán lẻ, tư gia. Người Hoa sang VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Ông Địa – Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chuớc theo. Theo tín ngưỡng dân gian, Ông Địa – Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều phải có bàn thờ Ông Địa – Thần Tài.Ông Địa – Thần tài được người Hoa truyền cho dân Việt.

1. Khi sắp đồ nên đặt mâm cúng trong nhà; chuẩn bị đồ lễ đơn giản; không cần quá lãng phí; chỉ cần đầy đủ hoa quả tươi và nước sạch là được.

2. Vào ngày mùng 10 tháng Giêng; ngày cuối tháng và 14 âm lịch hàng tháng nên lau bàn thờ bằng rượu pha nước hoặc nước hoa bưởi. Chú ý; khăn lau bàn thờ và khăn tắm cho các thần phải để riêng; không được dùng vào những việc khác.

3. Nghi lễ thắp hương: thường thì sẽ thắp hương và khấn vào buổi sáng mỗi khi bắt đầu mở cửa kinh doanh. Tuy nhiên; cũng có một số người thắp hương vào buổi tối. Tốt nhất; gia chủ nên chọn giờ tốt lành để hành lễ; như vậy sẽ kích hoạt trường khí dễ hơn.

4. Nước: Phải rửa sạch chén trước khi lấy nước; tốt nhất nên bày 5 chén nước trên ban thờ; lượng nước đổ cách miệng chén chừng 1cm; không nên rót nhiều; dễ bị tràn ra bàn thờ thì không tốt.

5. Hoa: dùng bình hoa thủy tinh; hay gốm sứ đều được. Khi mua nên chọn hoa tươi; có nụ; có hương thơm thì càng tốt. Tuyệt đối không nên sử dụng hoa giả.

6. Quả: chọn quả tươi; không bị héo hay dập nát; có thể dùng táo; lê; chuối; cam; quýt…. Và cũng tuyệt đối không dùng quả nhựa giả để cúng.

7. Đèn; nến: dùng nến hoặc đèn dầu; không nên dùng bóng điện; hay đèn nhấp nháy; bởi vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu; ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.

8. Gạo; muối sau khi cúng xong thì nên giữ lại; không rắc ra ngoài; rượu nên đứng ở ngoài cửa tưới vào trong nhà; điều này mang nghĩa rước lộc vào nhà.

9. Lộc cúng xong thì không chia cho người ngoài; chỉ phân phát cho người trong nhà cùng hưởng.

10. Không vật nuôi như chó mèo quấy nhiễu; phá phách làm ô uế bàn thờ.

11. Nơi đặt bàn thờ Thần Tài và Ông Địa thì phải luôn giữ cho sạch sẽ. Nhớ tắm rửa thường xuyên cho hai Ông bằng nước pha rượu; hoặc nước hoa bưởi. Vào những ngày có mưa to; nên đặt hai Ông vào chậu sạch; cho ra ngoài trời tắm mưa khoảng 15′. Sau đó; rước hai Ông vào nhà và dùng khăn sạch lau khô; xịt nước thơm rồi thắp hương cầu khấn thì sẽ cực kì linh nghiệm.

12. Sau khi lập bàn thờ; gia chủ nên thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Không tắt đèn ở bàn thờ; bởi vì ánh sáng là công cụ chỉ đường cho các thần giáng xuống trần gian.

-Trong 100 ngày này; nên thay nước hằng ngày. Khi cần xin điều gì; thì thắp 3 nén hương cắm theo mỗi ngày. Vào ngày rằm; mùng một; lễ tết thì thắp 5 nén hương cắm theo hình chữ thập. Gia chủ nên chọn loại hương cuốn tàn; để giữ được tàn hương; như vậy thì sau một thời gian sẽ có bát hương đẹp và tụ khí. Đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì rút chân hương hóa vàng. Lưu ý; sau khi hóa vàng thì nên đổ một ít rượu vào tro.

13. Tuyệt đối không nên để hoa; quả trên bàn thờ héo úa; bởi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia chủ.

Cùng Danh Mục

Bình Luận Facebook