Top 10 # Ý Nghĩa Của Việc Cúng Rằm Tháng Giêng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Của Việc Thắp Hương Ngày Rằm

Thắp hương ở thời điểm nào?

Vào bất kỳ ngày nào cho dù là ngày lễ tết, rằm, mùng 1 hay ngày bình thường thì thời điểm nào là nên thắp hương? Và đây chính là cây hỏi được nhiều gia chủ quan tâm. Trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt hàng ngàn năm nay việc thắp hương vốn là một tập tục khá lâu đời, đã xuất hiện và tồn tại trong đời sống văn hóa của người Việt ta. Cho nên, mỗi khi nén hương được thắp lên cũng là lúc sợi dây tâm linh liên hệ giữa hai thế giới âm – dương được kết nối một cách sâu sắc, chân thành.

Cho nên, nếu bạn có thời gian bạn nên thắp nhang hằng ngày thì nên thắp vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối. Trong trường hợp, nếu không có thời gian, bạn có thể thắp vào các ngày lễ, Tết, ngày rằm, mùng 1 với một bình hòa và mâm trái cây để tỏ lòng thành kính và lòng biết ơn của mình.

Thắp hương sao cho chuẩn nhất

Khi thắp hương, đặc biệt là thắp hương ngày rằm trong quá trình thực hiện cần phải mở hết các cửa , bật đèn sáng nếu trời tối để tạo không gian thoáng khí, thoải mái. Bên cạnh đó là quan niệm mở cửa để chào đón ông bà, đón nhận nhưng luồng khí tài lộc tràng vào ngôi nhà.

Thắp bao nhiêu cây là đủ?

Thông thường, bạn nên thắp hương nên thắp theo số lẻ 1,3,5,7,9…vì số lẻ đem lại may mắn đại diện cho số dương sẽ mang dương khí. Còn với những số lẻ 2,4,6,8,… nằm ở số âm sẽ không tốt cho gia chủ.

– Thắp 1 nén nhang

Thông thường 1 nén hương dùng để thắp hằng ngày. Với 1 nén nhang thể hiện người sống thành tâm mong cầu thần linh, mong muốn tổ tiên phù hộ cho mình bình an, hạnh phúc, tràn đầy may mắn, sức khỏe, mua may bán đắt,… Thắp một nén hương để thờ cúng thần linh trong nhà được gọi là bình an hương.

– Thắp 3 nén nhang

Hầu hết thường được sử dụng vào việc thắp hương ngày rằm ngày lễ, Tết, mùng 1

Trên thực tế với 3 nén hương có những ý nghĩa khác nhau

Tam Thời chỉ thời gian (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai).

Tam Giới, Tam Hữu (Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới).

Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng) .

Tam vô lợi học (Gới – Tuệ – Định).

Số 3 trong phong thủy tượng trưng cho tam giới : chỉ về bầu trời, mặt đất và con người chính là Thiên – Địa – Nhân. Thắp 3 nén nhang theo đạo Phật được gọi là tam bảo hương. Tam bảo đó chính là Phật, Pháp chính là kinh Phật, Tăng chính là người tu hành xuất gia, hay còn gọi là Phật, Pháp và Tăng,

Thắp ba nén nhang có ý nghĩa là trong tâm nhang: tuyệt đối không thay đổi lòng dạ. – chỉ về lòng thành kính của người thắp, giới nhang – luôn hướng theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường và định nhang.

– Thắp 5 nhang

Theo phong thủy, 5 nén hương thể hiện năm phương trời đất , thiên địa ngũ hành năm hướng thần linh.

Trong phong thủy thì ngũ hành là năm nguyên tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Hầu hết thì trong một quốc gia, dòng họ, dòng tộc hay tập thể có việc gì đó đại sự thì mới thắp năm nén hương vì điều này thể hiện cho cầu Ngũ phương, Ngũ hành, ngủ thổ có nghĩa là khắp trời đất chứng giám lòng thành của người đại diện cho một đất nước, dòng tộc, địa phương, cầu mong cho “Quốc thái dân an”, cầu mong những điều tốt đẹp, bình an.

– Thắp 7 nhang

Theo phong thủy thắp bảy nén hương (nhang) được gọi là Bắc đẩu Thất : Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương Thiên Xu, Thiên Toàn, Ngọc Hoành và Giao Quang là những vị thần linh cai quản hoạt động của tam giới (Thiên – Địa – Nhân).

Theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy thì thắp 7 nén hương (nhang) cùng lúc là để mời gọi Thần linh, Thiên tướng hỗ trợ giúp trừ trà, trừ yêu, giải vây thế khó. Trong trường hợp không quá cần thiết thì cũng không cần thiết thắp tới bảy nén nhang làm gì.

– Thắp 9 nén nhang

Theo dân gian, 9 nén được gọi là Cửu liên hoàn hương. Một điều lưu ý, phải cắm theo thứ tự ba hàng ba cột, trên cùng là để mời Ngọc Hoàng, cuối cùng 2 hàng kế tiếp là mời các chư vị Thập Điện Diêm Vương.

Việc thắp 9 nén nhang thể hiện những tình thế khó mà ko thể nào nhờ vả ai hay thay đổi đươc, với mong muốn được cầu cứu khi rơi vào những hiểm nguy.

Ý Nghĩa Của Việc Cúng Đầy Tháng Cho Bé

Nghi lễ cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng Mụ là một nghi thức đặc biệt quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một đứa trẻ khi vừa chào đời được một tháng. Đây là một trong những nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người đồng thời nó là nét đẹp cần được trân trọng của dân tộc Việt ta. Có một số người tự đặt câu hỏi rằng không cúng đầy tháng có sao không?

Lễ cúng đầy tháng cũng chính là để tạ ơn.

1. Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng

Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng đó là thông báo cho báo cho gia đình, dòng họ về sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình. Bên cạnh đó, cúng đầy tháng còn là nghi lễ để tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ. Tuy vậy, việc xoay quanh lễ cúng này có rất nhiều thắc mắc khác nhau, bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn giải đáp các vấn đề thường gặp trong số đó.

2. Vậy 12 bà Mụ (Mẹ sanh) bao gồm những ai?

3. Cách tính ngày để cúng đầy tháng

Cúng đầy tháng được tính theo lịch âm.

Nếu là bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức trước 1 ngày. Nếu là bé trai thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức lùi 2 ngày. Ví dụ: Sinh ngày 16/8 âm lịch thì bé trai sẽ cúng đầy tháng ngày 18/9, bé gái sẽ cúng vào ngày 15/9 âm lịch.

Mâm lễ cúng đầy tháng bé trai đầy đủ và ý nghĩa

Để cúng đầy tháng cho bé trai trước hết bạn phải chuẩn bị những đồ lễ cúng đầy tháng cho mâm cúng đầy tháng. Đồ cúng đầy tháng (do cung day thang) cho bé các bạn có thể tự nấu xôi chè cúng đầy tháng, làm cơm cúng đầy tháng

lễ vật cúng đầy tháng cho con trai bao gồm (le vat cung day thang gom nhung gi): 12 chén chè đậu trắng bằng nhau cho bé trai và một tô chè lớn, 13 đĩa xôi, 1 con gà luộc hoặc 1 con vịt luộc, bộ tam sên (bao gồm thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hay cua luộc), mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang đèn, trà, rượu, 1 bộ đồ hình thế (dùng để ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt đi để giải hạn cho bé), 13 miếng trầu cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp, 13 nén vàng. Cách nấu chè đậu trắng cúng đầy tháng cho bé trai là đậu khi chưa nấu phải còn cứng, hạt tròn dài đều. Khi chín đậu phải dẻo, ngọt vị cốt dừa.

Cách sắp đồ cúng lên bàn: Sắp lên 2 bàn: 1 bàn nhỏ ở phía trên sẽ bày đồ cúng cho Đức ông, 1 bàn lớn phía dưới bày lễ cúng 12 bà Mụ. Trong đó, bàn trên được đặt cách bàn dưới một khoảng 10 cm. Nguyên tắc khi sắp mâm cúng đó là “Đông bình Tây quả” tức là phía Tây bạn đặt lễ vật còn phía Đông đặt bình bông. Lưu ý là các mâm được bài trí một cách cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu ở trên.

Trước khi tiến hành lễ cúng đầy tháng cho bé gái bạn thắc mắc phải chuẩn các lễ vật cúng đầy tháng như thế nào, mâm cúng đầy tháng gồm những gì? Đối với lễ vật cúng 12 bà Mụ bạn cần chuẩn bị 12 chén chè nhỏ, 12 đĩa xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, 2 dĩa bánh dành cho trẻ con, 12 ly rượu nhỏ ( có thể thay bằng 12 ly nước nhỏ) và 12 trứng vịt.

Mâm cúng đầy tháng bé gái đơn giản và đầy đủ nhất

Còn đối với lễ vật cúng Đức Ông đó là: 1 con gà, 3 đĩa xôi lớn, 1 tô cháo, 1 tô chè lớn, 1 mâm ngũ quả, 1 miếng thịt quay, thêm vào đó là trầu cau, rượu và giấy tiền hãng mã.

6. Tục làm phép kết thúc thời gian ở cữ

Nguồn: https://phongtucvanhoavn.com/

Bạn Có Biết Ý Nghĩa Của Việc Cúng Thần Tài Ngày Mùng 10 Tháng Giêng?

Thần Tài là ai?

Trước tiên để biết ý nghĩa của việc cúng Thần Tài ngày 10 tháng 1 âm lịch như thế nào chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn thông tin Thần Tài là ai và nguồn gốc ra sao?

Truyền thuyết kể lại rằng Thần Tài là vị thần trông nom tiền bạc, ngân xuyến. Một lần do uống rượu quá say Thần Tài chân ngã xuống trần gian và bị mất trí nhớ, quên đường về, quên mất mình là ai. Ông thường lang thang và đi xin ăn để sống qua ngày.

Một ngày ông được một chủ quán ăn mời vào ăn. Từ khi ông lão ăn xin bước vào thì quán ăn trở nên đông khách lạ thường, người người ra vào tấp nập. Thấy vậy ông chủ quán có nhã ý giữ ông lão ở lại và hàng ngày cho ông ăn uống chu đáo.

Thời gian trôi qua ông lão ăn xin đã nhớ lại mọi chuyện và trở về trời. Ngày ông về trời là ngày mùng 10 âm lịch. Bởi thế mà sau này nhân gian nhớ ngày mùng 10 hàng tháng là ngày Thần Tài . Và từ đó duy trì phong tục thờ cúng Thần Tài ngày mùng 10 tháng giêng, đó ngày Thần Tài đầu tiên của năm hay còn gọi là ngày vía Thần Tài.

Vào ngày mùng 10 tháng giêng mỗi năm hay còn gọi là ngày vía Thần Tài. Mọi nhà, cửa hàng công ty đều s ửa soạn lễ vật cúng Thần Tài thể hiện lòng biết ơn Thần Tài 1 năm qua đã luôn phù hộ, bảo vệ gìn giữ tiền bạc, của cải, ngân xuyến cho gia chủ. Và mong muốn cầu xin tài lộc cho một năm mới làm ăn thuận lợi.

– Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ không đặt sát nhà tắm, nhà vệ sinh, chuồng gia súc.

Bàn thờ để gần cửa nhưng tránh lối đi.

Bàn thờ Thần Tài không nên nhìn ra hướng Đông bắc, hướng Tây Nam vì theo phong thủy đây là hướng ngũ quỷ không tốt.

– Chuẩn bị đồ lễ cúng Thần Tài

Theo kinh nghiệm ông bà ta truyền lại: Vào ngày thường và ngày mùng 10 hàng tháng thì đồ cúng Thần Tài là đồ chay, riêng ngày mùng 10 tháng giêng thì cúng đồ mặn. Đồ cúng có thể là tôm luộc, lợn quay và trứng luộc 3 quả đều được.

Ngoài đồ mặn ra cũng cần bày thêm khay vàng giấy, hai cây đèn cầy nhỏ để hai bên, một khay nước có 3 cốc và 2 chén rượu, hoa quả tươi.

– Điều kiêng kị khi cúng Thần Tài

Khi cúng Thần Tài phải mặc gọn gàng, trang nghiêm không lôi thôi.

Trong và sau cúng không được nói tục hoặc chửi bậy, có thái độ thành tâm.

Lộc cúng Thần tài chỉ được chia cho người trong nhà cùng hưởng.

Cúng Thần Tài phải thắp bằng đèn dầu hoặc nến không nên thắp điện

Ý Nghĩa Của Việc Đúc Chuông

Trong Phật giáo, chuông được đưa vào sử dụng từ bao giờ, ít sử liệu nào ghi lại một cách cụ thể rõ ràng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, Phật giáo sử dụng chuông rất sớm bởi đó là một pháp khí rất hữu hiệu, là phương tiện để tác động cũng như khai mở trí tuệ cho các hành giả đang tiến bước trên con đường giải thoát giác ngộ. Khi đức Thế Tôn còn tại thế, ngài đã dùng chuông làm phương tiện đánh thức, khai mở tâm trí cho các đệ tử của mình, ngoài giáo lý thậm thâm qua con đường lắng nghe, tư duy và thấu hiểu để rồi thực hành một cách hữu hiệu, mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống xuất gia, phạm hạnh. Trong một số kinh điển, khi Đức Phật giải thích, khai ngộ giáo lý cho các đệ tử, ngài hay thỉnh chuông để thức tỉnh đệ tử cảm nhận sự việc qua tính nghe của chính mình mà dung nhập vào sâu Phật trí. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật cũng bảo La Hầu La đánh chuông để giảng giáo lý viên thường cho ngài A-Nan nghe, vì thế chúng ta cũng có thể hiểu trong Phật giáo chuông được sử dụng từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế.

Chuông Chùa trong động Hương tích – Chùa Hương

Ở Việt nam, chuông được sử dụng trong các chùa chiền từ năm nào, điều đó rất khó xác định. Nhưng chúng ta biết, Phật giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm. Do tiếp cận được nhiều luồng tư tưởng, lối sống của người Việt Nam phóng khoáng, dễ dàng tiếp thu và dung nhiếp những triết lý khác, tạo cho mình một nét văn hoá riêng biệt và phát triển. Từ khi chùa xuất hiện cũng là lúc chuông được đưa vào sử dụng, bởi hình ảnh ngôi chùa, tiếng chuông là máu thịt của người dân Việt Nam, là một phần không thể thiếu để tạo nên bản sắc và linh hồn dân tộc. Ca dao có câu:

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”.

Lịch sử nước Nam vào thời kỳ Lý – Trần, Phật giáo phát triển hưng thịnh, có thể xem là quốc giáo. Những thập niên đầu của nhà Lý, chúng ta còn được biết đến “An Nam tứ đại khí”, đó là bốn vật khí bằng đồng cực lớn, bao gồm: Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc chùa Phổ Minh và Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm. Trải qua không biết bao lần bị giặc phương Bắc đô hộ, cộng thêm sự tàn phá thảm khốc của chiến tranh, tất cả các công trình này đều bị phá huỷ. Hiện giờ khuôn viên cũng như nền chùa Sùng Khánh hay gọi Báo Thiên Tự, bao gồm cả bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên (gọi tắt là Tháp Báo Thiên) bị Nhà Thờ Lớn Hà Nội xây đè lên, việc này xảy ra từ năm 1873 – 1882 (thời Pháp thuộc), khi quân Pháp chiếm đóng nước ta, phá huỷ chùa chiền và san bằng khu đất này để xây nhà thờ, những hình ảnh ấy, những chứng tích ấy, ngày nay sử liệu vẫn còn ghi rõ. Nhà thơ Phạm Sư Mạnh(thế kỷ XIV), người Hải Dương, tiến sĩ đời vua Trần Minh Tông(1314 – 1329) viết (Nhà thơ Vô Ngã Phạm Khắc Hàm dịch):

“Trấn áp đông tây giữ đế kỳ

Một mình cao ngất tháp uy nghi

Chống trời cột trụ non sông vững

Sừng sững ngàn năm một đỉnh chuỳ

Chuông khánh gió đưa vang đối đáp

Đèn sao đêm đến rực quang huy

Đến đây những muốn lưu danh tính

Mài mực sông xuân viết ngẫu thi”.

Ngày nay, chuông được sử dụng một cách rộng rãi ở trong các chùa và am, tự viện. Tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng, người ta làm ra nhiều loại mẫu chuông khác nhau, nhưng chung quy thì có ba loại căn bản: Đại hồng chung, Bảo chúng chung và Gia trì chung.

Đại hồng chung là loại chuông lớn hay còn gọi là chuông U minh, chuông này thường được đánh vào những lúc đầu hôm và cuối đêm. Đánh vào lúc đầu hôm là để thức tỉnh và nhắc nhở mọi người rằng: “Vô thường mau chóng, chẳng hẹn một ai, khi hơi thở ra mà không trở lại là qua đời khác”. Còn đánh vào lúc cuối đêm là để sách tấn mọi người mau mau tu tập, đoạn trừ mọi phiền não cấu uế của tự tâm, gạn lọc tham, sân và si là ba thứ gây ra tội lỗi, trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi. Lối đánh chuông này, thường là 108 tiếng, ý nghĩa biểu trưng cho 108 thứ phiền não của chúng sinh, khi chuông đánh lên thì 108 thứ phiền não này đều bị rơi rụng, trí tuệ phát sinh, căn lành tăng trưởng, đạt được sự giải thoát giác ngộ trong tương lai.

Bảo chúng chung hay còn gọi là Tăng đường chung, tức là loại chuông này dùng để báo tin trong lúc nhóm họp Đại chúng, thọ trai hoặc khi lên khoá lễ hay kiền chuỳ v.v… trong các chùa và am tự viện.

Gia trì chung là loại chuông dùng để đánh trong trường hợp đầu bài hoặc cuối bài những câu kinh hay câu sám, hoặc cũng có lúc xuống dòng của đoạn hay của câu, và còn ra hiệu cho biết khi bắt đầu hoặc chấm dứt buổi lễ. Đồng thời cũng là để điều hoà cho người tụng kinh, lễ Phật được nhịp nhàng đều đặn, hướng người tụng vào một con đường duy nhất là Chí Tâm.

Âm ba của tiếng chuông như là một liều thuốc “trực chỉ nhân tâm”, xoáy sâu vào thức A Lại Da của mọi người, vượt thoát không gian và thời gian, phá tan mọi thành trì căn trần và thức, bức phá mọi gốc rễ của vô minh ngàn đời tăm tối, đưa hành giả tới chỗ hốt nhiên, vỡ oà, chạm được cửa ngõ của Bản Lai, vào sâu căn nhà của Diện Mục, “linh linh bất muội, liễu liễu thường tri”. Quả là hợp với câu:

“Hồng chung vang vọng tiếng ban đầu

Địa ngục A Tỳ thăm thẳm sâu

Thiên đường Hữu Đảnh ngân vang khắp

Trước Phật mười phương con cúi đầu”.

Sức công phá, sự lan toả của nó không chỉ hạn hữu ở thế giới hiện thực, mà nó còn quét sâu vào thế giới siêu hình, tạo nên một sự nối kết hoàn hảo, bù đắp cho những thiếu hụt trong quá khứ, gắt kết với đời sống hiện tại, xây dựng một kết quả viên mãn trong tương lai. Tính chất này giúp cho người hiện còn có thêm những phương tiện, thể hiện lòng tri ân và báo ân của mình đối với những người đã khuất, xua đi tất cả những mặc cảm, thân phận của cuộc đời, để nhích lại gần với nhau hơn trên lộ trình “pháp giới đồng nhất thể”. Việc làm này, trong một số kinh sách cũng có nói đến, ví như Kinh Tăng nhất A-hàm có chép: “Mỗi khi nghe tiếng chuông chùa ngân lên, thì những hình phạt trong các ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sinh nào đang chịu những hình phạt ấy cũng được tạm thời an vui”. Hay như trong Truyện Cảnh Thông cũng nói: “Ngày xưa, Ðức Phật Câu Lưu Tôn, ở tại viện Tu-da-la xứ Càn trúc, đã có tạo một quả chuông bằng đá xanh thường đánh vào những lúc mặt trời vừa mọc. Khi tiếng chuông ấy ngân lên thì trong ánh sáng mặt trời có các vị hóa Phật hiện ra, diễn nói 12 bộ kinh, làm cho người nghe chứng được thánh quả không thể kể xiết”. Vả lại trong Bộ Kim-cang-chí cũng có chép: “Vua Hiếu Cao Hoàng Ðế đời nhà Ðường, vì nghe lời xàm tấu của Tống Tề Khư, giết lầm kẻ tôi trung tên là Hòa Châu, nên khi chết bị đọa vào địa ngục. Một hôm có người bị bạo tử (chết thình lình), thần hồn đi lạc vào địa ngục ấy, thấy một tội nhân đang bị gông cùm kìm kẹp đánh đập rất khổ sở, hỏi ra mới biết là vua Hiếu Cao đời nhà Ðường. Vua gọi người bạo tử ấy bảo rằng: Nhờ ngươi trở lại dương thế nói giùm với Hậu chúa, hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm việc phước thiện. Khi trở lại dương thế, người bạo tử ấy liền bái yết với Hậu chúa và chuyển lời nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, Hậu chúa liền thân hành đến chùa Thanh Lương phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao Hoàng đế”, (tích này ở trong bộ “Bách trượng thanh quy” quyển thứ 87 trang 68). Thế mới biết:

Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ

Lìa địa ngục, khỏi hầm lửa

Nguyện thành Phật, độ chúng sinh.

Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới

Xa xôi tăm tối cũng đều nghe

Những ai lạc bước mau dừng lại

Tỉnh giấc hôn mê thấy nẻo về.

Qua đó cho chúng ta thấy sự lợi ích vô cùng, sự mầu nhiệm vô biên mà Thần Chung đã mang lại, không những người còn, mà kẻ mất cũng đều được thấm nhuần pháp vị an lạc, siêu việt ba cõi, đạt được sự giải thoát giác ngộ ngay trong hiện tại cũng như tương lai. Ngày xưa, chư Tổ thấy được sự quí báu này mà phương tiện thiện xảo, lập ra quy củ thiền môn, hai thời sớm tối đều phải hô chuông, để tạo phước điền cho trăm họ, không những người dương, mà kẻ âm cũng được siêu thoát. Thế nên, công việc đúc chuông là một việc làm vô lượng công đức, vô lượng cát tường, trời người đều tán thán, ai nấy cũng hân hoan.

Tạo hồng chung, tiếng vang trời đất

Chuyển âm kỳ, hoằng pháp lợi sinh

Giữa khuya buông tiếng chày kình,

Thong dong tĩnh tại, vạn dân an hoà

Trăm linh tám tiếng chuông giải kết

Khiến ba ngàn cõi sạch bụi trần,

Quỷ thần kính lễ thanh chân

U minh được mát, ngục tù biến tan

Người lĩnh hội thanh chung trọn vẹn

Lý diệu huyền giáo pháp nhận ngay,

Người nghe thấy tiếng chuông này,

Khuyến thiện trừ ác, quay về bình an.

Tâm ý lặng bỏ lòng phân biệt,

Cả cộng đồng hưởng được lợi vui

Tinh thần vững mạnh không lui

Người phàm, kẻ tục cùng vui chung hoà

Chuông pháp khí Sa bà đánh thức,

Thỉnh chư Thần, chư Phật giáng lâm

Phù trì ban phúc muôn dân

An bang hưng quốc, nhà nhà hoà yên.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát