Top 4 # Ý Nghĩa Của Việc Mở Cửa Mã Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Và Cách Cúng Mở Cửa Mã

Một trong những nghi thức trong tục cúng của người Việt Nam chính là lễ cúng mở cửa mả. Đây là nghi thức được tiến hành sau khi chôn cất người đã mất sau 3 ngày, với mục đích là giúp vong linh được siêu thoát. Và để có thể thực hiện nghi thức này một cách đúng đắn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề: Cách cúng, văn khấn, bài cúng mở cửa mả.

Cách cúng mở cửa mả

Đối với việc cách cũng mở cửa mả, tuy là nghi thức quen thuộc, nhưng đối với nhiều người thì điều này vẫn còn khá mơ hồ, chính vì vậy, việc tiến hành nghi thức này vẫn còn nhiều thiếu sót. Và sau đây là cách cúng mở cửa mả hợp lý.

Đầu tiên là gia chủ cần chủ bị lễ vật hết sức tươm tất, cụ thể như sau:

Một cái than bằng bẹ chuối (nam 7 bặc, nữ 9 bặc), môt cây mía lao để cả ngon, một ít tiêng vàng mã

Hai bình bông, hai đĩa trái cây (1 cúng đất đai, 1 cúng vong)

Ba ống trúc dài khoảng bốn tấc vót nhọn một đầu: 1 đựng muối, 1 đựng nước, 1 đựng nước – bịt lại bằng nilon trên đầu

Bốn cây đèn cầy

Năm thứ đậu (100 gram chung cho 5 thứ), năm thẻ tre dài 4 tấc vót nhọn 1 đầu (để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần)

Sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sênh (trứng, thịt, tôm)

Bảy cái chung, một bình trà, một xị rượu

Mười tám con chim để phóng sanh (thay cho gà)

Sau khi đã chuẩn bị những lễ vật cần thiết trên xong xuôi, thì tiếp theo bạn cần biết cách để sắp đặt chúng một cách hợp lý. Dưới đây là cách sắp xếp lễ cũng hợp lý mà các gia chủ cần tham khảo.

Đối với ba ống trúc có chứa gạo, muối và nước thì nên đặt ở dưới chân mộ, phần uống đặt dựa vào 3 ông trúc với nhau và để phái trên bài vị của người đã khuất.

Tiếp đến, các gia chủ nên dọn những lễ vật đã chuẩn bị trước đó như: chè, xôi, bông, trái cây, chung cúng trà rượu, giấy tiêng vàng mã trước mộ (dưới chân) để cúng vong và ở một nơi sạch sẻ gần đó để cúng thần.

Tiếp theo, tiến hành cắm năm thẻ trẻ đã dán bài vị ngũ phương ngũ tôn thần ở bốn gốc của mộ người khuất.

Cuối cùng, tiến hành thắp hương trước mộ và mân cúng thần cùng các bài vị tôn thần và những bài vị xung quanh đó.

Sau khi thực hiện xong xuôi những bước làm trên, thì tiếp theo các gia chủ sẽ bắt đầu thắp nhang và khấn xin những vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người chết về nghe kinh, chứng minh lễ khai mộ.

Cùng lúc đó, các vị sư thầy sẽ tiến hành tụng kinh và thỉnh tôn thần và triệu linh, làm phép sái tịnh.

Trong khi các sư thầy tụng kinh là làm pháp thì các thành viên trong gia đình hãy lần lượt chia nhau mỗi người một ít đậu, một người đại diện cầm cây mía, lồng chim theo thầy đi quanh mộ vừa niệm phật, vừa rải đậu.

Khi đi đủ 3 vòng thì các thành viên trở lại vị trí ban đầu, rồi tiến hành phóng sanh chim, đốt giấy tiền vàng mã, lạy tạ tôn thần và dẫn vong trở về nhà cúng an linh.

Ý nghĩa của lễ cúng mở cửa mã

Tất nhiên mỗi nghi thức cúng lễ đều mang những ý nghĩa khác nhau, và tất nhiên cúng cửa mả cũng không phải là ngoại lệ. Theo quan niệm của ông cha ta, thì sau khi khi chôn người mất được 3 ngày, thì những người thân của người đã mất phải tiến hành mở cửa mả, để vong linh của người mất nhanh chóng siêu thoát.

Theo đó, cây thang nam bảy nấc, nữ chín nấc là để người chết leo ra khỏi huyệt mồ.

Năm thứ đậu và gạo muối cùng nước dùng để hồn người chết ăn uống cho no dạ.

Còn cây miá lau chín đốt là tượng trưng cho chín chữ cù lao, vì lau là lao đồng âm.

Còn con gà con để tượng trưng các con nay côi cút như gà con lìa mẹ.

Gà con còn được hiểu là gà linh, khi bị đánh nó kêu lên làm vong hồn người chết đang mê muội chưa biết mình đã chết, tỉnh ra.

Rất nhiều người thắc mắc rằng, liệu lễ cúng cửa mả có phải là nghi thức xuất phát từ phật giáo hay không? Câu trả lời cho vấn đề này chính là không, mà nghi thức này bắt nguồn từ lúc Lão giáo du nhập vào Việt Nam.

Với những người đã mất, chúng ta tuy có tâm hiếu đạo nhưng làm các việc không đúng Chánh pháp, tức không khéo chính mình trực tiếp xô đẩy người thân vào cảnh giới ác đạo. Đối với vòng luân hồi bất tận, thì chúng ta đã mang quá nhiều ân oán với người xấu số. Chính vì lẽ đó, mà những nghi thức đối với những người đã mất, phải được tiến hành hết sức quy củ và đúng đắng, để những vong linh của họ nhanh chóng siêu thoát và đầu thai.

– Ngũ phương Tôn Thần lai văn triệu thỉnh lai lâm.

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh: Đương Sơn bổn Xứ phước Đức chánh thần. Ngũ Phương mộ trạch sứ giả Tôn Thần, lai đáo Đàn Tiền chứng minh pháp sự. Thọ thử cúng dường thùy từ gia hộ, tiếp triệu phục vì Vong chánh …

– Duy nguyện: Thừa Tam Bảo lực, trượng bí mật ngôn. Vong Linh lai đáo Mộ Phần, thính Pháp văn Kinh, thọ tài hưởng thực.

– Kiềng thiềng tửu châm sơ tuần. Lễ nhị … bái.

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh: Thượng Hạ Truy Hồn tam sứ giả, Đông Tây thủ mạng nhị Thần Quan. Tiếp độ phục vì Vong chánh …

– Duy nguyện: Tam đồ lộ viễn, tiếp triệu lai lâm. Vong Linh lai đáo Đàn Tiền, thính Pháp văn Kinh, thọ tài hưởng thực.

– Kiềng thiềng tửu châm nhị tuần. Lễ nhị … bái.

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh: Ngũ Phương Ngũ Đế, Chúa Ngung Phương Thần, cập tùng Bộ Hạ lai đáo Đàn Tiền chứng minh pháp sự, thọ thử cúng dường, thùy từ gia hộ. Tiếp triệu phục vì Vong Chánh … . Lai đáo Mộ Phần, thính Pháp văn Kinh, thọ tài hưởng thực.

– Kiềng thiềng tửu châm tam tuần. Lễ nhị … bái.

* Giáo hữu biến thực biến thủy chơn ngôn:

Nẳng mồ tát phạ đác tha nga đa, phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần).

Nẳng mồ tô rô bà da, đác tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bác ra tô rô, bác ra tô rô, ta bà ha. (3 lần).

Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần).

– Nhất đích thanh lương thủy, năng trừ cơ khát tai.

– Kiềng thiềng trà châm bảo mãn. Lễ nhị … bái.

A-Di-Ðà Phật thân kim sắc

Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân

Bạch hào uyển-chuyển ngũ tu-di

Cám mục trừng thanh tứ đại hải.

Quang trung hóa Phật vô số ức,

Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên

Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh

Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật. (108 lần)

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần)

Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát. (3 lần)

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. (3 lần)

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (3 lần)

(Vừa niệm Phật vừa dẫn Gia Đình kéo Gà đi quanh Mộ).

– Kim Kê thăng giáng, thần thức linh thông. Tiếp dẫn Vong Linh, giải trừ Quỉ Mị. Hung thần tốc xuất, kiết địa tân khai. Thổ Thần ủng hộ hình hài. Vong Giả tiêu diêu tự tại. (Cho Gà leo thang)

Thần Kê nhất thượng từng đàng Chư Phật chứng minh.

Thần Kê nhì thượng từng đàng Vong Giả siêu sanh Tịnh Độ.

Thần Kê tam thượng từng đàng Tang Chủ phước thọ tăng long.

(Cho Gà ăn đậu, uống rượu. Thả gà)

* Tụng Chú Táng Sa: (Rải đậu, Mè)

– Án a mộ già vĩ lô tả nẵng, ma ha mẫu nại ra ma nễ, bát nạp ma, nhập phạ lã, bát ra mạt đá dã hồng. (3 lần)

– Kiềng thiềng dĩ kim ngân phần hóa.

– Nẳng mồ a di đá bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lỵ đá tất đam bà tỳ, a di lỵ đá tỳ ca lan đế, a di lỵ đá tỳ ca lan đá, già di nhị già già na, chỉ đá ca lệ ta bà ha. (3 biến )

– Khai Mộ dẫn Vong sự tất. Tang Chủ kiềng thiềng lễ tất tứ … bái.

(Lấy 3 cây Nhang cắm vào Bài Vị).

– Qui khứ lai hề qui khứ lai.

Tây phương Tịnh độ bạch liên khai.

Nhứt trận hương phong xuy hốt đáo,

Hương hồn thừa thử bộ kim giai.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ cụ thể của bài viết: Cách cúng, văn khấn, bài cúng mở cửa mả trên đây, thì sẽ giúp cho những gia chủ có được sự hiểu biết cần thiết khi chuẩn bị nghi thức này, sao cho đúng đắn và tươm tất nhất, để cho vong linh của những người đã mất được ra đi nhẹ nhàng mà không còn ván vương quá nhiều với trần gian hiện tại.

Mở Cửa Mã Là Gì? Ý Nghĩa Phong Tục Bạn Nên Biết

Mở cửa mã là cái tên nhiều người không biết tới nhưng phong tục khai mộ có lẽ thân thuộc hơn. Phong tục mở mã cửa đã có từ lâu và nguồn gốc xuất phát là được du nhập từ Trung Quốc. Trải qua một thời gian dài, phong tục mở cửa mã hay còn gọi là khai mộ đã trở thành tục lệ chính thức ở nước ta. Lễ này được tổ chức khi người đã mất được chôn cất sau ba ngày. Tục lệ này dựa trên tín niệm vong hồn người mất cần được mở cửa mã sau ba ngày chôn cất để siêu thăng nơi Tịnh đô.

Lễ cúng mở cửa mã theo quan niệm của đạo Phật

Theo quan niệm của đạo Phật, trong những ngày an táng người vừa mất, gia đình thường quá bận bịu nên không thể chăm lo cho mộ phần của họ. Mộ phần này thường sẽ do những người ngoài thực hiện từ việc đào, trôn, chăm sóc. Vì vậy, sau ba ngày chôn cất, con cháu mới trở ra mộ thăm viếng. Lúc này, con cháu cũng tiến hành đắp lại mộ phần và dọn cỏ khu mộ.

Theo đạo Phật, lễ này không gọi là lễ mở cửa mã mà là làm lễ an vị mộ. Gia đình thực hiện lễ này không cần mời thầy, lễ vật không cần cầu kỳ. Gia đình chỉ cần tự cúng một buổi đơn giản, thành tâm tỏ lòng tiếc thương người đã mất và cầu mong cho vong hồn họ có thể siêu thoát.

Lễ cúng mở cửa mã theo quan niệm của Nho giáo

Theo quan niệm của Nho giáo, việc mở cửa mộ cho vong hồn đi ra là không đúng. Sau ba ngày chôn cất, người nhà không làm lễ mở cửa mã mà là ra thăm mộ để tỏ lòng tiếc thương người đã mất. Lúc này, người thân mang theo một con gà kêu, hàm ý con mất cha mẹ như gà con bơ vơ khi mất mẹ. Mang theo một cây mía lau biểu tượng cho sự gầy gò, ốm yếu của mẹ cha lúc nuôi con khi còn sống. Ngoài ra, người nhà cần mang theo năm thẻ bùa để trấn yểm ma quỷ và vong hồn lang thang không được quấy nhiễu người vừa mất.

Bên cạnh đó, lễ vật cần chuẩn bị còn có cây thang năm tấc và ba ống trúc, là biểu tượng của Tam cang, Ngũ thường. Điều này thể hiện người chết đã làm tròn bổn phận của mình khi còn sống. Năm loại ngũ cốc cũng được chuẩn bị để người khi mất cũng có được những thứ cần thiết này quanh mình. Các lễ vật trên đều thể hiện sự tiếc thương và quan tâm của người sống cho người đã mất chứ không phải là lễ cúng mở cửa mã.

Nghi thức thực hiện lễ cúng mở cửa mã

Nghi thức làm lễ cúng mở cửa mã theo truyền thống cần phải làm lần lượt theo từng bước. Cụ thể như sau:

Lễ vật để làm cúng mở cửa mã không thể thiếu những thứ sau:

Một cái thang làm bằng bẹ chuối, đối với nam là bảy bậc và nữ là chín bậc.

Một cây mía lau, để cả ngọn và một ít vàng mã các loại.

Hai bình cắm hoa với hoa tươi và hai đĩa trái cây. Một bình và một đĩa dùng để cúng đất đai và cái còn lại để cúng vong.

Ba ống trúc dài khoảng bốn tấc, một đầu được vót nhọn. Một ống dùng để đựng muối. Một ống dùng để đựng nước. Với ống đựng nước cần phải bịt lại bằng nilon ở trên đầu.

Bốn cây đèn cầy.

Một trăm gam cho năm thứ đậu, năm thẻ tre dài bốn tấc được vót nhọn một đầu. Thẻ tre này sẽ được dùng để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần.

Sáu chén chè và hai đĩa xôi.

Một bộ tam sênh gồm trứng, thịt và tôm.

Bảy cái chén, một bình trà, một bình rượu.

Mười tám con chim để phóng sinh thay cho phóng sinh sinh gà.

Tiếp theo, bạn hãy cắm năm thẻ tre đã được dán bài vị ngũ phương ngũ thổ tôn thần ở bốn góc và một cái ở giữa mộ phần. Cuối cùng, gia đình cùng thắp nhang trước mộ, mâm cúng thần và các bài vị tôn thần. Ngoài ra, bạn cũng cần thắp nhang các mộ xung quanh.

Thực hiện nghi thức cúng

Việc thực hiện nghi thức cúng thường sẽ được thầy do gia đình mời về làm lễ. Thầy cùng gia đình sẽ cùng thắp nhang khấn chứng minh lễ khai mộ. Cầu chư vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người chết về nghe kinh, làm phép sái tịnh. Đại diện gia đình sẽ cầm cây mía và lồng chim, các thành viên khác chia nhau ít đậu. Gia đình sẽ đi theo thầy cúng vừa niệm kinh Phật vừa rải đều đậu ra xung quanh. Sau khi đi đủ ba vòng mộ thì gia đình về vị trí ban đầu để phóng sinh chim, đốt tiền vàng, lạy tạ tôn thần. Cuối cùng, thầy cùng gia đình dẫn vong về nhà cúng an linh.

Ý Nghĩa Của Việc Cầu An

Như vậy, khi cầu an nên hiểu căn bản của năm thứ tham nêu trên; giảm bớt ít thì an ít, giảm bớt nhiều thì an nhiều. Nếu tham luyến không còn thì bình an vô sự, đó là tôn chỉ của đạo Phật, là chân lý cứu cánh của đạo Phật, chứ Phật không phải là người ban phước giáng họa. Giáo lý của đạo phật là phương thuốc hay, khi Ngài chẩn đoán được tâm bệnh của chúng sinh (nguyên nhân bất an), Ngài giúp cho toa thần dược để trị liệu.

Khi nói về tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật vốn đã in đậm trong tâm khảm của người con Phật. Hay nói xa hơn, bất kỳ sự xuất hiện một tôn giáo nào, tôn chỉ và mục đích cũng nhằm vào sự cứu khổ (cứu rỗi), hầu đem lại sự an lạc cho mọi người hiện sống và sau khi chết, linh hồn được siêu độ (siêu rỗi) nơi sở nguyện nào đó.

Chung quy con người có khổ đau, họ mới đến với tôn giáo để cầu xin, hoặc để an ủi và làm điểm tựa của tinh thần. Còn tôn giáo cũng thế, vì con người có khổ đau, các bậc Thánh triết mới tự tìm ra một giải pháp: gọi là chân lý, rồi đem chân lý ấy hướng dẫn con người đi dần đến chỗ thoát khổ, lấy lại sự an lạc và giải thoát. Nhưng tôn chỉ và mục đích mỗi tôn giáo đều có đường hướng khác nhau.

Đơn cử như tôn giáo này hướng dẫn rằng: Nếu tin tưởng và cầu xin ta, ta sẽ ban ân và cứu rỗi cho thoát ly khổ đau. Tôn giáo nọ hướng dẫn: Phải cầu nguyện cúng kiếng, vái van thật nhiều thì thần linh sẽ phù hộ cho tai qua nạn khỏi, đem lại sự an lạc như chỗ mong cầu.

Tôn giáo khác lại hướng dẫn: Phải thi ân làm phước, tế lễ cùng thần linh thật nhiều thì thần linh sẽ phù trợ cho thoát khỏi khổ đau, hoặc phải coi tuổi tác, ngày giờ, xuất hành, khai trương, gả cưới, xây dựng, phương hướng bếp núc, cửa nẻo, phòng ốc, phong thủy Đông, Tây, Nam, Bắc, coi có phạm vào ngũ quỷ, tuyệt mạng, lục sát, họa hại hay không để tránh.

Tìm đặt lại các cung tốt: sinh khí, phục vì, diên niên, thiên y… cho đúng thì sẽ đem lại lợi lạc và an vui v.v… hoặc đêm đêm phải lạy cúng Bà Đất, Ông Trời, Thượng Động Cố Hỷ, Chúa Xứ, Vạn Ban Ngủ Hành, Thất vị Nương Nương, Cửu Phẩm Lịnh Bà, Lịnh Cô, Thổ Địa, Thổ Thần, Thổ Trạch, Thổ Công, Thổ Chủ, Thổ Táo, Thổ Kỳ, Thần Hoàn Bổn Cảnh.v.v… để cầu xin ban rỗi cho những điều mong cầu tùy tâm khấn nguyện.

Tóm lại: Con người có nhiều khổ đau, từ tinh thần lẫn vật chất, mới đi đến chỗ tín ngưỡng, để nhờ đấng tha lực nào đó tiếp giải quyết cho cuộc đời họ, đồng thời họ cũng tựa vào đức tin, họ mới có đủ niềm tin và nghị lực để phấn đấu trong cuộc sống. Chung quy chỉ vì bốn chữ bình an và lợi lộc.

Riêng có một tôn giáo, tôn giáo này không chủ trương ban phước giáng họa, tôn chỉ nhằm hướng dẫn cho con người hiểu được nhân quả và nghiệp báo, để họ tự cải hóa trong cuộc sống hằng ngày, để tìm đến an lạc và giải thoát mọi khổ đau. Còn mục đích của tôn giáo này chỉ cho con người thấy rõ được nguyên nhân từ đâu đem lại sự bất an trong cuộc sống. Nguyên nhân này từ tha lực đem đến, hay tự mình gây nên, rồi chuốc lấy, tôn giáo đó chính là đạo Phật. Thế thì, đạo Phật vẫn có chủ trương CẦU AN và CẦU SIÊU.

Vậy chúng ta muốn cầu an cho ta, cho gia đình, trước hết ta phải tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho chúng ta KHÔNG AN. (Vì không an nên mới đi CẦU AN). Trong kinh tạng và rải rác trong giáo lý, Phật dạy: “Tâm bất tham luyến, ý bất điên đảo”… (trong bài Sám Nhứt Tâm). Sở dĩ không an do tâm tham và luyến còn ý, lúc nào cũng điên đảo vọng tưởng. Vì do lòng tham dục, luyến ái và vọng tưởng, kết quả bị khổ đau.

Tiền bạc, ngọc ngà, châu báu… các thứ này nó luôn cám dỗ con người không biết sao gọi là đủ, có một trăm nó muốn một triệu, có một triệu nó muốn một tỷ, nó không lúc nào dừng lại vì “túi tham không đáy”. Khi lòng tham dấy khởi, thì ý nó phải ước mơ vọng tưởng, để đạt cho kỳ được, nếu đạt không được thì lo nghĩ trằn trọc, quên ăn, bỏ ngủ…, lâu ngày thần trí bất minh, lúc tính toán không sáng suốt, phán quyết việc gì thất bại nhiều hơn thành công.

Còn thân xác vì biếng ăn bỏ ngủ, tuy ăn đầy đủ, nhưng lúc ăn đầu óc vẫn nghĩ lo. Do đó, tuyến não thùy bị chi phối, không tiết chế cho bộ phận mật, gan, trợ cho thức ăn mau tiêu hóa, lâu ngày đau bao tử. Lúc ngủ suy tính mông lung, giấc ngủ chập chờn cho đến khi mỏi mòn, ngủ trong uể oải sinh ra nhiều bệnh tật.

Đây là nguyên nhân bất an thứ nhất, do lòng tham tài không biết đủ. Đức Phật dạy: ” Đa dục vi khổ ” (nhiều tham muốn là khổ) (Bát Đại Nhơn Giác 2)

Chữ sắc ở đây theo pháp tướng tôn thì có hai thứ sắc.

a. Sắc đẹp: đối tượng của thể xác, do lòng tham vọng không lường, hay so sánh. Đã có vợ có chồng cùng nhau chung sống rồi, thế nhưng lòng tham không muốn vô bờ bến, khi gặp người khác phái nó muốn chiếm hữu để đáp ứng sự thỏa mãn. Một khi lòng dấy lên thì ý nó phải vọng tưởng ước mơ, để rồi tìm mọi lời lẽ, mọi thủ thuật, bất chấp thuần phong mỹ tục, vợ con, bạn bè…, nói chung là bàn quan thiên hạ.

Nhưng khi đối tượng từ chối không đáp ứng lại được, thì bấy giờ tinh thần lúc nào cũng mơ mộng, thể xác biếng ăn, thẫn thờ tương tư. Rồi nó lây họa cho gia đình, làm cho cha mẹ lo lắng, vợ con buồn khổ, lâu ngày trở nên quạo quọ, cau có, làm cho bản thân và gia đình xào xáo, mất hạnh phúc, bất an.

b. Sắc pháp: Chỉ chung mọi hình tướng như : Nhà cửa, xe cộ…

Chung quy lại, nhu cầu vật chất, nếu tâm không biết đủ, ý dấy lên so sánh và ước muốn. Thấy nhà người kia đẹp hơn, thì muốn xây dựng lại cái nhà của mình bằng hoặc đẹp hơn người đó. Thấy xe người kia model mới, ta phải đua đòi sắm mới cho bằng được.v.v…, vì tham vọng đua đòi model này model nọ, rồi khởi tâm tiền vay bạc tháng để đáp ứng nhu cầu, lúc tham muốn đó nó che lấp tâm trí, tính sai nước cờ kinh tế, để rồi nhắm mắt mở mắt đến tháng đóng lãi, nợ nần chồng chất, mất ăn mất ngủ. Do lòng tham sắc không biết đủ nêu trên làm cho khổ đau. Đó là nguyên nhân bất an thứ hai.

Danh vọng, danh dự, danh tước gọi chung là danh tướng. Danh tướng từ nơi bản ngã mà sinh ra. Đức Phật dạy, danh vốn không thật có, nó là giả danh, hư vọng.

Ví dụ: tên của mình Nguyễn Văn A, vốn nó không có. Nếu nó thật có, thì lúc mẹ vừa sinh ra thì nó phải có tên là A đi. Như vậy, tên A đã không có ngay từ đầu, xong cha mẹ lại đặt cho nó cái tên A, từ đó nó có tên A rồi chấp nhận ta là tên A.

Ai đụng đến tên A, chửi đến tên A thì bênh vực nổi nóng lên, có thể chết sống vì cái tên giả danh A kia. Và chưa đủ, nó còn tham tên, muốn mọi người phải biết đến tên tuổi của mình, thán phục mình, khom cúi trước mình và địa vị phải trên mọi người v.v… Vì tham vọng như thế nên phải so tài đấu trí, khôn dại, thế thần … để thỏa mãn danh tước.

Muốn thỏa mãn danh vị bất chấp mọi thủ đoạn, mưu tính; hoặc luồn cúi như Hàn Tín, thủ đoạn như Tào Tháo, sát phạt như Napoléon như Hitlèr v.v… dẫm trên xương máu của mọi người. Chung quy chỉ vì danh vị. Một khi không đạt được thì thất vọng ê chề, đâm ra mê tín, xây nhà, sửa hướng, trấn bếp, coi tay, di dời mồ mả ông bà… để địa vị vững vàng thăng cao.

Người tham danh không biết dừng nghỉ, ý niệm luôn luôn củng cố danh vị cho mình, mải mê khoác chiếc áo danh lên mình ngã tướng, để rồi khổ đau, lo âu, sợ hãi. Hậu quả chất chồng thù oán… Cổ đức dạy: “Càng cao danh vọng, càng dài gian nan”. Đây là nguyên nhân không an thứ ba.

Phàm là con người có thân xác, cần phải ăn uống để nuôi dưỡng nó. Nhưng nếu để tâm tham, xen lẫn vào thì rất là ty tiện hèn hạ (tham ăn). Một khi tâm tham nổi lên làm mất đạo nghĩa, nhân cách và sĩ diện con người. Ví dụ: Sáng ra chợ chỉ vì một con cá, đôi bên có thể cãi vã với nhau và dập thúng lên đầu nhau. Anh em ruột thịt tham nhau một tấc đất có thể đâm chém lẫn nhau, xã hội chỉ một trái ớt, trái cà cũng cự cãi gây gỗ. Tục ngữ có câu:

“Miếng ăn là miếng tồi tàn Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”

Thế nhưng lòng tham con người vô hạn, ý nghĩ luôn luôn tính toán hơn thiệt. Chịu khó xét soi cho kỹ: một tấc đất có thể làm giàu được không? Có thể lưu giữ cho con cháu hưởng thụ đời đời hay không? Đừng nói chi cọng rau trái ớt, chỉ thưởng thức ngoài chót lưỡi chút xíu, khi nuốt sâu xuống 3 tấc nó là vật gì? Có thơm ngon không? Có đạo nghĩa lý thú không?… Tất cả đều thúi tha đáng ghét. Nhưng vì lòng tham che lấp, làm cho tối tăm tâm trí, làm cho gia đình thù hận nhau, xã hội mất phẩm chất văn hóa, quốc gia mất đạo đức văn minh, thế giới gây chiến, tàn hại sinh linh, tất cả cũng chỉ vì tham ăn. Đây là nguyên nhân bất an thứ tư.

Thùy là giấc ngủ mê, người sống trong u tối mê lầm gọi là mê ngủ hay say ngủ, phải luôn luôn tỉnh thức, cho tâm trí minh mẫn. Người tham ngủ (Thùy) biết việc đó là sai lầm, là nguy hiểm vẫn dấn thân vào, hành động cố chấp làm theo ý riêng của mình, bất chấp mọi lời khuyên bảo, đến khi đụng việc mới tỉnh ngộ là chuyện đã rồi. Sự mê ngủ này nó hàm chứa 4 loại tham: tài, sắc, danh, thực nêu trên. Vì mê lầm không nhận thức được tiền tài có nghĩa hay vô nghĩa, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống v.v… bởi nhân tố đó gây ra khổ đau lầm lạc. Đó là nguyên nhân bất an thứ năm.

Do năm nguyên nhân không an nêu trên, nó làm cho ta điên đảo trong cuộc sống, vọng tưởng những chuyện ảo huyền, tâm lúc nào cũng nơm nớp tính toan; thân hệ lụy kiệt sức mỏi mòn. Phật dạy: “Đa dục vi khổ, sanh tử bì lao, trùng tham dục khởi…”

Nếu tài, sắc, danh, thực, thùy không đáp ứng lại thì khổ đau quằn quại, còn điều nào được như ý thì tâm luyến ái không muốn buông bỏ, tâm lúc nào cũng luyến tiếc của cải, vật chất, chức tước, địa vị, ăn uống, ngủ nghỉ (mê lầm). Sự luyến ái bao giờ nó cũng vun vén cho “cái ta” (bản ngã), nào là nhà của ta, tiền bạc của ta, xe cộ của ta, vợ của ta, chồng của ta, con cháu của ta, danh vị của ta v.v. và v.v…

Phật dạy: ” Con là nợ, vợ chồng là oan gia, của cải, nhà cửa là nghiệp báo “. Vì vô lượng kiếp đến nay, chúng sinh mãi vùi đầu trong giấc ngủ say, lấy giả cho là thật, rồi cứ ôm ấp luyến tiếc. Rốt cuộc, cũng do tham luyến làm cho không an. Vì không an, nên mới ghi danh sách cúng thập tự, bá tự để CẦU AN, đến miếu môn cầu khấn ban cho những điều an. Đa số cúng kiến, vái van đều cầu cho gia đình tự thân được bình an, tai qua nạn khỏi.

Trở lại ý nghĩa cầu an trong tinh thần đạo Phật. Phật dạy: ” Thiểu dục vô vi thân tâm tự tại ” (bớt lòng tham muốn thì thân và tâm an lạc tự tại).

Như vậy, khi cầu an nên hiểu căn bản của năm thứ tham nêu trên; giảm bớt ít thì an ít, giảm bớt nhiều thì an nhiều. Nếu tham luyến không còn thì bình an vô sự, đó là tôn chỉ của đạo Phật, là chân lý cứu cánh của đạo Phật, chứ Phật không phải là người ban phước giáng họa. Giáo lý của đạo phật là phương thuốc hay, khi Ngài chẩn đoán được tâm bệnh của chúng sinh (nguyên nhân bất an), Ngài giúp cho toa thần dược để trị liệu.

Nếu người bệnh muốn hết bệnh thì nên ứng dụng toa lương dược mầu nhiệm này. Chứ còn cầm chén thuốc mà cứ nói: “Thuốc hay quá, thuốc hay quá” (vái van an bình) mà không chịu uống (không thực hiện năm điều tham luyến nêu trên) thì bệnh bất an vẫn hoàn bất an, uổng công vô ích, vô tình đưa đạo Phật vào con đường thần quyền mê tín.

Thích Nhật Quang (Chùa Long Phước, Lấp Vò, Đồng Tháp)

Thích Nhật Quang

Sự kiện nổi bật

Tìm kiếm

Giờ Mở Cửa, Lịch Làm Việc Của Bưu Điện Mới Nhất

Giờ mở cửa của bưu điện

Thông thường, các bưu cục mở cửa lúc 7h00-7h30, đóng cửa lúc 17h00-18h00.

Tuy nhiên, ở những điểm giao dịch lớn, quan trọng, bưu điện có thể mở cửa sớm hơn (6h30) và đóng cửa muộn hơn (19h00-20h00.

Một số điểm giao dịch có làm việc ngày Thứ 7, Chủ Nhật. Tuy nhiên hầu hết các bưu cục chỉ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Quy định về chuyển phát nhanh

Hệ thống bưu điện cung cấp dịch chuyển phát nhanh thư, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa từ người gửi đến người nhận giữa Việt Nam trong nước và các nước trên thế giới.

Hiện dịch vụ này được cung cấp trên toàn quốc và 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

– Khối lượng bưu gửi EMS thông thường: Tối đa 31,5kg/bưu gửi.

– Đối với bưu gửi là hàng nguyên khối không thể tách rời, vận chuyển bằng đường bộ được nhận gửi tối đa đến 50kg, nhưng phải đảm bảo giới hạn về kích thước theo quy định.

– Đối với bưu gửi là hàng nhẹ (hàng có khối lượng thực tế nhỏ hơn khối lượng qui đổi), khối lượng tính cước không căn cứ vào khối lượng thực tế mà căn cứ vào khối lượng qui đổi theo cách tính như sau: Khối lượng qui đổi (kg) = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm) / 6000

– Đối với bưu gửi quốc tế: Thực hiện theo thông báo của Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện đối với từng nước.Kích thước:

– Kích thước tối thiểu:

+ Ít nhất một mặt bưu gửi có kích thước không nhỏ hơn 90mm x 140mm với sai số 2 mm.

+ Nếu cuộn tròn: Chiều dài bưu gửi cộng hai lần đường kính tối thiểu 170 mm và kích thước chiều lớn nhất không nhỏ hơn 100mm.

– Kích thước tối đa: Bất kỳ chiều nào của bưu gửi không vượt quá 1500mm và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá 3000mm.

– Bưu gửi có kích thước lớn hơn so với kích thước thông thường được gọi là bưu gửi cồng kềnh và có quy định riêng phụ thuộc vào từng nơi nhận, nơi phát và điều kiện phương tiện vận chuyển.

– Đối với bưu gửi quốc tế: Kích thước thông thường đối với bưu gửi EMS là bất kỳ chiều nào của bưu gửi cũng không vượt quá 1,5m và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá 3m.

Giá cước gửi bưu phẩm (chuyển phát nhanh, thường…):

Giá cước gửi chuyển phát qua bưu điện thường được tính theo VNĐ/ gram và kích thước.

Để tra cứu giá cước bưu điện đi các địa phương, có thể vào theo đường link sau:

http://www.vnpost.vn/vi-vn/tra-cuu-gia-cuoc

Bạn có thể gọi số hotline của Bưu điện Việt Nam để được giải đáp: 1900 54 54 81