Top 15 # Ý Nghĩa Cúng 21 Ngày Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Status Về Cha, 50+ Dòng Status Về Ngày Của Cha 21/6 Hay Ý Nghĩa

Ngày lễ này dựa trên ý tưởng ban đầu của Sonora Smart Dodd, một phụ nữ trẻ ở Spokane, bang Washington, Mỹ. Khi Sonora muốn tổ chức một ngày lễ đặc biệt để biết ôn người cha đã hi sing nuôi 6 người con sau khi me cô qua đời. Ngày của cha đầu tiên được tổ chức vào ngày 19/6/1910 ở Spokane.

STT Về Người Cha Ý Nghĩa

1. Tình cảm lặng thầm nhất trên thế giới này là tình yêu của cha. Người không bao giờ nói câu: Cha yêu con, mà chỉ dùng hành động để thể hiện. Mỗi một người cha đều là một bức tường. Cho dù hồi nhỏ bạn chỉ muốn chạy đi thật xa, nhưng đến một ngày, tổn thương đủ rồi, sẽ muốn quay trở về, dựa vào cha, thời khắc đó mới cảm thấy thật sự an toàn.

2. Cha là người không bao giờ nói nhiều, không bao giờ rời xa, không bao giờ nồng nhiệt nhưng lại luôn thâm tình.

3. Nếu tôi có con gái, chỉ cần nó muốn phóng hỏa, tôi sẽ giúp nó châm lửa.

4. Cha luôn nói tôi là niềm tự hào đời này của cha. Thực ra tôi cũng muốn nói cha là niềm kiêu hãnh trong sinh mệnh của tôi.

5. Tốc độ thành công của chúng ta nhất định phải nhanh hơn tốc độ già đi của cha mẹ. Chỉ sợ cây muốn lặng mà gió không ngừng thổi, con muốn nuôi mà cha mẹ không thể đợi. Không cần làm những việc sau này khiến bản thân hối hận, không cần mang tình yêu biến thành sự chờ đợi. Cha mẹ nuôi con khôn lớn, con cùng cha mẹ già đi.

6. Mỗi lần cho tiền đều dặn không được nói cho mẹ biết. Nhưng mỗi lần đó đều là tự cha nói với mẹ

7. Bởi vì tôi là bố của nó, nó ở với tôi, chỉ có thể hạnh phúc, những thứ khác đều không được. Đây chính là tâm nguyện của một người làm bố.

8. Bố luôn không muốn mình lấy chồng xa, không phải vì sợ xa rồi thì tình cảm sẽ nhạt đi, mà vì bố sợ, nếu có một ngày tôi đột nhiên xảy ra chuyện gì, dù có ngồi máy bay thì cũng cần cả quá trình, quá trình ấy bố sẽ rất lo lắng, rất sợ hãi, bố không muốn phải chịu đựng cái quá trình ấy, bố muốn khi nhớ tôi có thể tới thăm tôi bất cứ lúc nào.

9. Bố là người anh hùng đầu tiên của những cậu con trai. Là mối tình đầu tiên của các cô con gái.

10. Trên thế giới này, Ba của chúng ta chính là người Ba tốt nhất. Người đó trong tim bạn, là người tài giỏi nhất.

11. Nếu bạn không có một người cha tốt, hãy tìm một người cha tốt cho con bạn, hoặc chính bạn hãy trở thành một người cha tuyệt vời.

12. Thắng và thua đều là chuyện thường tình mà con không thể kiểm soát được, chỉ cần đừng ngủ quên trên chiến thắng và gục ngã trong thất bại, cha sẽ thấy rất tự hào vì con.

13. Khi cha ở tuổi của con, nhìn các bạn khác học vẽ, học hát, học nhảy… cha vẫn luôn ghen tị trong khi mình chỉ được đi học trên lớp.

14. Cha không có gì để cho con ngoại trừ dạy con biết sống ngay thẳng, dũng cảm và độc lập. Để rồi một ngày nào đó, con sẽ tự hào trả lời trước cha: Con đã thành công!

15. Ba à! Hôm nay con buồn. Hôm nay là ngày của cha, một ngày làm con nhớ cha hơn. Nhớ về những kí ức đẹp của con với ba. Bây giờ con mới nhận ra thiếu ba nó đau đớn và tự ti đến thế nào.

16. Con chỉ mong cha giữ gìn tốt sức khỏe của mình thôi. Con lớn rồi con sẽ tự chăm sóc tốt cho mình, con sẽ không để cha và mẹ phải lo cho con nhiều nữa.

17. Đối với tôi cha là duy nhất, tôi luôn tự hào mình được lớn lên trong vòng tay của cha. Vòng tay người lính hình sự luôn khô khan và lạnh nhạt, nhưng không đối với tôi bàn tay cha luôn ấm áp, luôn bên tôi che chở và bảo vệ tôi.

18. Cha, người vốn dĩ bình thường bỗng chốc biến thành anh hùng, nhà thám hiểm, người kể chuyện và cả ca sỹ bởi vì tình yêu đối với con.

19. Vì con hiểu đó là sự thay đổi của một đứa con trai đang dần trưởng thành với cha mình.

20. Con người rồi cũng sẽ già đi, cha tôi cũng đang dần điểm bạc cho mái tóc. Dù nhiều chuyện đã đang xảy ra, dù nhiều lúc bực mình mình, thì đó vẫn là Cha tôi. Tôi vẫn vui, vẫn tự hào về điều đó. Cảm ơn vì đã giúp con trưởng thành hơn.

21. Tôi ít nói về bố không có nghĩa là tôi không yêu bố. Nhưng ở đời, phàm yêu ai nhiều mà không đáp ứng hết kỳ vọng của họ ở mình, thì áp lực và tự ti lại càng lớn, luôn sống trong sự sợ hãi. Vì biết rằng mình yêu thật, yêu nhiều nhưng không làm cho người mình yêu có được sự kỳ vọng, mong muốn từ mình thì tình cảm đó dẫu cho lớn bao nhiêu thì cũng không chứng minh được.

22. Nhớ bố. Thèm cảm giác đc bố quan tâm. Thèm cảm giác đc bố chỉ dạy những điều hay lẽ phải trong cuộc. Làm sai bố sẽ nói con gái bố sai rồi, con người phải biết cho đi, biết quan tâm mọi người. Làm đúng bố sẽ xoa đầu khen con gái bố giỏi quá. Lúc buồn đau bế tắc sẽ có bố nói rằng không sao đâu con, mọi chuyện sẽ ổn thôi.

23. Sáng nào bố cũng đưa mấy chị em đi hết những năm tháng tiểu học. Nắng, mưa, sương muối bất kể trời có rét căm căm lông mày lông mi bốc trắng xóa vì sương muối. Bàn tay bố đỏ lên vì lạnh vì buốt. Kí ức không bao giờ quên được.

24. Cuộc sống tha phương những chiều sương buốt lạnh. Ngọn gió hiu hiu thấy se lạnh bờ vai. Nghĩ đến mẹ cha phải vất vat ngược xuôi cảm thấy tủi thân khi chưa làm được gì.

25. Thương bố cả cuộc đời bố dành cho con. Bố là một người đàn ông một người bố rất tốt bố không uống rượu không hút thuốc, bố yêu thường chúng con rất nhiều. Mong bố luôn ở mãi bên con.

26. Công cha, áo mẹ, chữ thầy. Gắng công mà học có ngày thành danh.

27. Nhân ngày của cha, cả nhà chúc Bố luôn vui vẻ, luôn mạnh khỏe, luôn vui vẻ và mãi bên mẹ và chúng con. Chúng con cám ơn bố đã hy sinh vất vả vì gia đình mình. Bố ơi chúng con tự hào về bố lắm, Cả nhà yêu bố nhiều lắm.

28. Hôm nay là ngày ngày của cha, chúng con luôn kính chúc bố nhiều sức khỏe và hạnh phúc bên con cháu.

29. Là khi bạn trưởng thành và bước ra khỏi ông ấy hay đi xây dựng hạnh phúc cho riêng mình, rồi sau đó bạn mới đong đếm và hoàn toàn trân trọng sự tuyệt vời của bố mình.

30. Bố trong mắt nhiều người có thể là người ít nói, ít khi thể hiện sự yêu chiều, ít khi nói thương con cái. Nhưng ẩn đằng sau vẻ lạnh lùng đó lại là một tình yêu thương con không kém người mẹ.

31. Bố vẫn có thể cõng con một đoạn đường dài dù rất mệt chỉ vì con đang bệnh hoặc con đang mệt. Dù bố có nắm giữ vị trí cao thế nào, nhưng khi về nhà bố có thể là người bạn để con trải lòng, là bờ vai vững chắc nhất để con dựa vào. Con thích gì bố đều biết hết và âm thầm tặng con những gì cần thiết cho cuộc sống hoặc đơn giản là làm con vui.

32. Giữa bố và mẹ, có lẽ đa phần mọi người sẽ gần gũi, yêu thương mẹ hơn. Nhưng bố không bao giờ so đo, mà vẫn mỉm cười, vẫn yêu thương và vẫn dõi theo từng bước chân con. Bố chính là người nâng đỡ bước chân con từ khi con chập chững tập đi cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời bố.

33. Bố mạnh mẽ và cứng rắn như thế, nhưng thực ra đôi khi bố cũng cần một nơi để ngã người nghỉ ngơi, cần một không gian yên tĩnh để trút bỏ những phiền muộn và lấy lại năng lượng để tiếp tục bước đi cùng con cái.

34. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi chán chường, hãy nghĩ đến cha mẹ đang vì bạn mà cố gắng. Đây chính là lý do bạn phải tiếp tục kiên cường.

35. Bố à! Con cũng muốn cho con của con tất cả những gì tốt đẹp, những kỷ niệm sâu sắc và tình thương sâu sắc giống như bố đã dành cho chúng con.

Các Bạn Đang Xem Bài Viết Status Về Cha, 50+ Dòng Status Về Ngày Của Cha 21/6 Hay Ý Nghĩa Tại Danh Mục STT Hay Về Cuộc Sống của Blog chúng tôi . Truy Cập Blog Thường Xuyên Để Xem Nhiều Bài Viết Mới Hàng Ngày Nhé!

21 Món Chay Ngon Ngày Giỗ!

Ngày giỗ tết, ngày rằm,.. bạn không biết nên chọn thực đơn như thế nào?

Collagen là gì? https://menard.vn/collagen/? Collagen là một loại protein được tìm thấy ở động vật, đặc biệt là trong các mô liên kết và mô thịt của động vật có vú. Collagen giữ vai trò qun trọng trong việc tái tạo biểu bì da và là thành phần quan trọng liên kết các mô trong cơ thể, do đó nếu thiếu hụt collagen sẽ ảnh hưởng đến làn da như: da khô, không còn trắng sáng, mịn màng vốn có nữa. Ở mỗi độ tuổi nhu cầu sử dụng collagen sẽ khác nhau do lượng collagen trong collagen thiếu hụt khác nhau vì vậy mà trước khi sử dụng nên tìm hiểu thật kỹ.

1. Nem chay kiểu mới

Món ăn vừa đơn giản lại rất ngon miệng này là một lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu một tháng mới. Đậu phụ không chỉ là món ăn thông dụng mà còn rất có ích cho việc làm đẹp, cũng ít chất béo rất thích hợp cho người béo phì.

Đậu đũa là món ngon nhiều chất xơ và khoáng chất, rất thích hợp dùng trong mùa hè. Vị ngọt thanh kết hợp với sốt mè đậm đà sẽ khiến bữa cơm chay ngày Rằm trở nên hấp dẫn hơn.

Xôi gấc là một món ăn phổ biến trong dịp Tết hoặc trong các dịp cưới hỏi, đặc biệt là vùng đông bắc bộ. Món xôi nóng hổi mang màu đỏ của may mắn, mùi nếp dẻo mang theo hương thơm lan tỏa thấm vào lòng thực khách.

Sự kết hợp giữa hẹ với đậu phụ sẽ đem lại giá trị bổ dưỡng cho cơ thể, ngoài ra cách chế biến đơn giản và tiết kiệm thời gian cho các bạn bận rộn.

Gạo lứt và dong biển đều là những thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng tuyệt vời không chỉ trong việc phòng chống và chữa bệnh mà còn có tác dụng làm đẹp.

Bún gạo xào chay là món ăn đơn giản đảm bảo các tiêu chí ngon, bổ và rẻ. Nguyên liệu làm món bún hoàn toàn làm từ rau củ quả tốt cho sức khỏe.

Canh kiểm có vị ngọt, thường nấu từ các loại nông sản như bí đỏ, khoai lang, đậu que, đậu phộng, bột khoai, đậu hũ và quan trọng không thể thiếu nước cốt dừa. Hương vị của món ăn này là sự kết hợp của ngọt, mặn và béo.

Lẩu là món món ăn đậm đà rất phù hợp cho những buổi sum họp gia đình quây quần bên nhau. Không những thích hợp để ăn vào các dịp đầu thắng hay ngày rằm âm lịch, món ăn này còn mang vị ngọt thanh đạm, rất khác biệt với các loại lẩu động vật chúng ta thường ăn.

Với vị ngọt tự nhiên của rau củ quyện cùng chút béo béo của tàu hũ ky, món Rau củ kho chay có hương vị đậm đà thật khó cưỡng. Đây cũng là một món chay có cách chế biến đơn giản, nguyên liệu tiện lợi và thời gian chế biến nhanh chóng.

Canh rong biển hạt sen là một món ăn ngon rất bổ dưỡng và thanh mát, cùng với cách thực hiện khá đơn giản, món ăn này sẽ giúp cho bữa ăn chay gia đình bạn thêm phong phú và ngon miệng.

12. Cơm sen cốm

13. Bánh xếp chay

14. Cà tím nhồi đậu phụ

15. Cuốn rau đậu hũ

Cuộn rau củ giòn giòn chứa nào là bắp cải, bắp non, đậu hũ…, thơm mùi đậu nành lên men hoà quyện mùi thính đặc trưng nữa chứ, ăn vừa ngọt mát tự nhiên lại vừa giúp bổ sung thêm chất xơ mỗi ngày.

Chỉ với đậu phụ và nấm hương, món đậu phụ sốt nấm chay là lựa chọn số một của bạn đó! Đậu phụ sốt nấm chay thơm mùi nấm, đậu phụ béo ngậy và nước sốt ngon miệng sẽ kích thích vị giác, khiến bạn mê mẩn. Thích hợp với người đang tìm kiếm các món ăn thanh đạm và ít béo.

Củ sen nhồi gạo nếp vừa giòn thơm lạ miệng, lại có hương vị ngọt thanh dễ chịu. Chỉ mất chút thời gian là bạn đã có ngay một món chay ngon lành và vô cùng bổ dưỡng cho mâm cỗ ngày Rằm rồi.

Đậu phụ là một trong những thực phẩm chay giàu chất dinh dưỡng nhất trong thực đơn của người ăn chay. Nhiều tài liệu coi đậu phụ là một loại thịt thực vật vì hàm lượng chất đạm rất cao của nó. Thậm chí hàm lượng protein được tìm thấy trong đậu phụ còn cao hơn so với hàm lượng protein trong thịt bò.

Nấm giòn ngọt, được xào cùng với sả, ớt cay cay ăn mãi không ngán, cách làm lại đơn giản và rất nhanh chóng. Chất dinh dưỡng có trong nấm cũng không hề thua kém thịt mà còn có lợi cho sức khỏe.

Đậu hũ hấp la hán là món ăn chay rất ngon mà đẹp mắt, Cách làm món đậu hũ hấp la hán này chế biến rất đơn giản, nguyên liệu cũng không khó tìm, ít chất béo nên các chị em ăn thoải mái vừa đẹp da vừa đẹp dáng.

Chả đậu xanh Hoặc nếu không có thời gian tự chuẩn bị những món ăn chay tại nhà, hãy liên hệ HAPI Vegan để đặt mua ruốc nấm hương chay để thực đơn ngày giỗ thêm phong phú, cho tâm hồn thêm thanh tịnh, cho bản thân thêm phần an yên và một chút bình yên cho người “đã đi xa”.

HAPI VEGAN – Sống để yêu thương!

Ý Nghĩa Ngày Lễ Húy Kỵ

Lễ húy kỵ, còn gọi là kỵ nhật, húy nhật, mệnh nhật, kỵ thần, húy thần, kỵ thần, đám giỗ, giỗ quải, đám quải, dọn đám giỗ.

Theo “Lễ ký tế nghĩa” chép: “Người quân tử có cái hiếu xót xa trọn đời đó chính là ngày giỗ kỵ”.

Trịnh Huyền nói: “Kỵ nhật, tức là ngày kỷ niệm đau buồn mà người thân qua đời”.

Thời chế độ phong kiến, ngày sinh nhật, ngày qua đời của Vua, Hoàng hậu, thì gọi chung là ngày kỵ.

Chữ Húy theo tiếng tính từ có nghĩa là kiêng cữ, tránh không nói hoặc viết ra, cho nên mới nói: chữ húy, ẩn húy, tên húy, phạm húy.

Như húy danh là tên phải kiêng cữ, ngày xưa đi thi phải thuộc làu hết húy danh của vua để tránh, nếu phạm húy thì sẽ bị đánh rớt, bị phạt. Trong sách Thiền uyển kế đăng lục có câu: Chu Mục Vương chi tự (寺), tức là Chu Mục Vương chi thời (時), chữ thời khắc thiếu bộ nhật (日), là do kỵ húy vua Tự Đức, vì ông hiệu là Phúc Thì (Thời). Đây là bản khắc vào triều Nguyễn đời vua Tự Đức nên phải như thế.

Còn chữ Kỵ là kiêng cữ, giỗ chạp, đám kỵ, kỵ cơm, giỗ. Kỵ nhật tức là ngày giỗ, ngày cúng cơm người mất mỗi năm, thường thì tính theo Âm lịch.

Như vậy Húy kỵ theo tiếng động từ có nghĩa là kiêng cữ. Húy nhật là ngày giỗ kỵ cúng cơm.

– Ngày tiên thường và chánh kỵ:

Trong việc cúng vào ngày giỗ thì bao gồm 2 lễ quan trọng: Lễ Tiên thường (先嘗) lễ cúng vào ngày trước người chết qua đời một hôm, lễ Chính kỵ (正忌) chính là ngày mất.

Tiên thường còn được gọi là ngày Cáo giỗ, tức giỗ trước 1 ngày người qua đời. Trong ngày này, con cháu cúng cáo giỗ để mời người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ.

Khi cúng, gia chủ cần phải cúng để mời người được hưởng giỗ trước, tiếp theo mới đến mời gia tiên nội ngoại từ bậc cao nhất đến thấp nhất và cáo thỉnh gia thần cùng về đây để dự tiệc giỗ.

Đối với thế tục, trước chánh kỵ một ngày, thì có lễ thỉnh cửu huyền, tiên linh; còn trong nghi lễ Phật giáo thì có nghi thỉnh giác linh, thỉnh tổ sư. Vào ngày này gọi là ngày Tiên thường nghĩa là nếm trước, nếm thử, tức lễ cúng sơ sơ trước ngày giỗ một hôm, như chúng ta thường nghe: Cúng tiên thường, lễ tiên thường, hôm nay là lễ tiên thường của thầy tôi, cha mẹ… chúng tôi, mai là ngày chánh kỵ mời các vị đến tham dự.

Vào ngày này thì những người quen biết hoặc đã từng thọ ân, vì nhớ tưởng đến người đã qua đời, đến để truy niệm, thông thường người Việt Nam ta gọi là ngày giỗ, ngày kỵ.

Tại sao gọi là kỵ? Chữ kỵ có nghĩa là tránh né kiêng kỵ, vì vào ngày này những người thân thuộc tránh những cuộc vui chơi, tập trung lại một chỗ để tụng kinh lễ Phật tu phước, tổ chức pháp hội, chẩn tế trai tăng… để hồi hướng công đức cho người quá vãng, nương nhờ công đức đạo lực này mà đạo phẩm thêm cao.

Ngày kỵ một tháng sau khi người qua đời thì gọi là Nguyệt kỵ, sau 35 ngày gọi là Tiểu luyện kỵ, sau 49 ngày gọi là Đại luyện kỵ.

Ngày kỵ đúng theo ngày tháng mà người qua đời gọi là chánh kỵ, có khi gọi là tường nguyệt, tường nguyệt mệnh nhật.

Hôm trước của ngày chánh kỵ gọi là Túc kỵ. Ngày chánh kỵ tròn một năm gọi là Tiểu tường kỵ. Ngày chánh kỵ đúng hai năm gọi là Đại tường kỵ, tam hồi kỵ,… những danh từ đại tường, tiểu tường,… đã ghi chép rất rõ trong sách Lễ ký. Tuy nhiên những từ này đều mượn dùng từ trong thuật ngữ của các Nho gia”

Ngoài ra, cứ 7 ngày thiết lập một trai tuần, đến 49 ngày gọi là trung ấm pháp yếu, còn gọi là: tuần tứ cửu, tuần định nghiệp, tuần chung thất,… đúng 100 ngày thiết trai hội gọi là tuần bách nhật.

Nghi thức thiết trai tụng kinh vào ngày kỵ đã có từ thời đức Phật, trong kinh điển Phật giáo cũng đề cập rất nhiều về pháp sự này.

Kinh phạm võng, quyển hạ chép: “Khi cha mẹ, anh em, hòa thượng, a xà lê qua đời, trong vòng 21 ngày đến 49 ngày nên đọc tụng Kinh, Luật đại thừa”.

Thích Thị Yếu Lãm chép: “Ngày 15 tháng 2 Âm lịch là ngày Phật Niết Bàn, tăng tục ở khắp nơi có lập hội để cúng dường, tức là có công việc gì vào ngày đó phải nên tránh kỵ. Theo lễ ở thế tục thì người quân tử có cái hiếu trọn đời, nghĩa là ngày kỵ vậy. Lại gọi là ngày không vui, vì không nên hưởng thụ cái vui, có khi gọi là húy nhật, hoặc viễn nhật. Hàng Thích tử khi có thầy qua đời thì nên gọi là ngày quy tịch, bởi họ Thích không có kỵ húy.

Đám giỗ là đáo lệ cúng hằng năm, đúng ngày chết của một người nào đó, còn gọi là: ăn đám giỗ, dọn đám giỗ.

Người Việt Nam ta, cúng giỗ còn gọi là cúng quải, là tên gọi chung cho các cuộc cúng cơm thầy tổ, ông bà, cha mẹ,… kể từ sau khi mãn tang.

Giỗ là một buổi lễ, theo nghi thức phong tục tập quán của người Việt, nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất. Giỗ được tổ chức cúng vào đúng ngày người mất theo Âm lịch.

Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những đạo đức đẹp của người đi trước, gắn kết tình cảm các thành viên trong một gia đình, dòng họ, làng xóm, đôi khi trong cùng ngành nghề.

Cúng giỗ là ngày bày tỏ tấm lòng thương xót, sự nhớ tưởng của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Trong đạo Phật cũng vậy, khi giỗ thầy Tổ, đây cũng là dịp nêu cao lòng hiếu kính biết ơn sâu sắc.

Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần nhang đèn bông trái, vài món ăn giản dị cúng người mất cũng được rồi.

– Giỗ đầu, giỗ hết, giỗ thường:

Đây là 3 giỗ quan trọng trong nghi lễ thờ cúng:

Giỗ Đầu gọi là Tiểu tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên, sau thời gian người mất đúng một năm, nằm trong kỳ tang chế, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ đầu, những người thọ tang vẫn mặc đồ tang phục.

Giỗ Hết gọi là Đại tường (chữ Hán: 大祥), là ngày giỗ sau thời gian người mất hai năm, vẫn nằm trong kỳ tang chế. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm, những người thọ tang vẫn mặc đồ tang phục.

Giỗ Thường còn gọi là ngày Kiết kỵ (chữ Hán: 吉忌), là ngày giỗ sau thời gian người mất từ ba năm trở đi. Kiết Kỵ nghĩa là Giỗ lành. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, lúc này sự bi ai, sầu thảm, đã nguôi ngoai, là dịp để con cháu sum họp để tưởng nhớ người đã khuất.

Theo nghi tiết thế gian, ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Sau năm đời, vong linh người quá cố kể như đã được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại, nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Cúng giỗ tùy theo hoàn cảnh khả năng, không nhất thiết phải quá linh đình cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần giữ đạo hiếu với tổ tiên là được.

Còn trong Thiền môn đặc biệt nhất là những chốn Tổ đình, mỗi một năm có rất nhiều lễ giỗ, thậm chí một tháng có tới 6 lễ giỗ, như vậy rồi làm sao? Thường trong Tông môn họp lại chọn ngày giỗ của vị khai sơn hoặc vị Tổ nào đó mà kỵ chung hết, trường hợp này gọi là Hiệp kỵ. Như Tổ đình chùa Hội Phước – Nha Mân, hằng năm Hiệp kỵ Chư vị tiền bối Tổ sư vào ngày giỗ Tổ khai sơn tức mùng 3 tháng 3 Âm lịch. Có nơi thì cứ xoay vần năm này giỗ vị A lớn, năm sau đổi lại vị B…, cứ xoay vần như thế cho đến hết, rồi trở lại như ban đầu. Tuy nhiên, đây là một sự tùy nghi thống nhất của Chư sơn trong tông môn.

Nhìn chung ngày giỗ kỵ thầy tổ, ông bà cha mẹ đối với những người tin Phật, thì mỗi người thân quen dù xa hay gần, bận bịu cách mấy đi nữa cũng nán lại mọi công việc, sắm sửa lễ vật ít nhiều mang dâng lên bàn thờ người đã quá vãng, thắp hương, lễ lạy… có khi phải đến trước vài ngày để bao sái, sắp đặt trang nghiêm từ đường,… gọi là bày tỏ chút lòng thành kính tưởng niệm người đã quá vãng mà ta từng thọ ân tiếp nối.

Đồng thời vào ngày này cũng là dịp mọi người trong thân tộc họ hàng, thầy trò, tình huynh nghĩa đệ gặp nhau đông đủ, trau đổi những kinh nghiệm tu tập, cuộc sống đời thường, ôn lại công hạnh của người quá vãng… tinh thần ấy gọi là hiếu kính, tri ân báo ân, hoài niệm người đã khuất trong ngày giỗ kỵ.

Phù sinh kiếp sống có bao lâu Kẻ ở người đi vạn nỗi sầu Thăng trầm tội phước nào ai biết Thoáng chốc ngày qua trải mấy thâu.

Thích Thiện Phước

Ý Nghĩa Ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ tức ngày 5 tháng Năm Âm lịch, trong truyền thống người Việt là ngày lễ đặc biệt quan trọng. Ngày 5 tháng Năm gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ, vì số 5 thuộc dương.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Ở Đông Nam Á, thời tiết vào dịp mồng 5 tháng Năm thường rất nóng. Đây là thời điểm khí hậu nóng, côn trùng và sâu bọ sinh nở nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta gọi Tết Đoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ”.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam, tại nhiều nơi người ta phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị giết chết hết.

Lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Ngày Tết Đoan Ngọ đến vào sau vụ mùa. Lúa nếp, bắp đậu và kê khá dồi dào, nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Vì thế mà mâm lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng khá phong phú

Đồ cúng Tết Đoan Ngọ cần có:

– Hương, hoa, vàng mã.

– Các loại hoa quả: