Top 7 # Ý Nghĩa Cúng Giao Thừa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Của Lễ Cúng Giao Thừa:ý Nghĩa Của Lễ Cúng Giao Thừa

Nếu xem giao thừa là khoảnh khắc bắt đầu một năm mới thì ta cũng có thể xem đó là sự kết thúc của một năm cũ. Cho nên giao thừa có nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Cũng vì ý nghĩa đó để hoàn thành việc bàn giao để lại những cái cũ ta có lễ trừ tịch.

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ chuẩn bị bước qua năm mới. Với ý nghĩa để lại những cái cũ, những cái xui và bắt đầu một năm mới thì ta làm lễ trừ tịch.

Lễ trừ tịch còn có ý để “trừ khử ma quỷ” đó cũng là ý nghĩa của từ “trừ tịch”. Vì thời điểm trừ khử vận xui và đón mừng những điều mới xảy ra ngay vào lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừa.

Theo dân gian lưu truyền thì mỗi một năm đều có một ông (thần) coi khiển việc nhân gian, hết năm thì ông này bàn giao lại cho ông kia cho nên ta sẽ cúng để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Lễ trừ tịch (lễ giao thừa) được tiến hành cúng ở ngoài trời vì người xưa hình dung trong lúc cựu vương hành khiển bàn giao trách nhiệm trông coi việc nhân gian cho tân vương luôn có quân đi, quân về trong không trung tấp nập. Do đó việc cúng ngoài trời sẽ giúp “lễ trừ khử tà ma” linh thiêng hơn.

Giây phút cúng giao thừa của các gia đình với hoa quả, xôi gà, bánh trái sẽ được thực hiện ngoài trời, với lòng thành khẩn tiễn người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới cai quản nhân gian trong năm mới.

Cũng vì ý nghĩa việc bàn giao của nhà trời diễn ra trong khẩn trương nên các vị không thế khề khà măm bát trong nhà được và vì thế sẽ không thể chứng giám lòng thành khẩn của gia chủ.

Mâm cúng tiêu biểu

– Gà trống tơ luộc – Bánh chưng – Xôi (gấc). – Trái cây (chuối, quít…) – Đèn nến – Vàng mã (ra tiệm vàng mã hỏi cúng trừ tịch hay cúng giao thừa) – Trầu cau – Rượu/trà (Rượu trước sau đến trà) – Một chiếc mũ chuồn mua của hàng mã, chính là mũ để cúng tế vị thần. – Nhang đèn.

Gợi Ý Mâm Cỗ Cúng Giao Thừa Ngon Ý Nghĩa

Những món ăn sau sẽ là gợi ý tuyệt vời cho mâm cỗ cúng giao thừa ngon đúng chuẩn truyền thống, cực ý nghĩa nhưng đồng thời cũng đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng thực hiện. 9 món ăn sau với ý nghĩa cửu sinh sẽ là thực đơn hoàn hảo nhất cho các bà nội trợ.

1. Gà luộc ngậm hoa hồng

Mâm cỗ cúng truyền thống của người Việt khó có thể thiếu món gà luộc. Nhất là vào dịp giao thừa càng đòi hỏi mâm cỗ độc đáo, đẹp mắt hơn với gà nguyên con ngậm hoa hồng.

2. Giò lụa, chả chiên

Giò lụa và chả chiên là hai món truyền thống trong mâm cỗ của người Việt. Đây cũng là thực phẩm được chế biến sẵn khá an toàn và đảm bảo dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Không những thế, món ăn này còn dễ bảo quản, có thể dùng lâu dài trong dịp tết, tiện lợi khi bày mâm cỗ mà không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

3. Canh măng khô

Canh măng khô cũng là một trong những gợi ý tuyệt vời cho mâm cỗ giao thừa. Các bà nội trợ có thể thoải mái chế biến và sáng tạo với các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp như xương hầm, chân giò, móng giò nấm, mộc nhĩ, măng, miến, bánh đa hay các loại rau xanh phù hợp như rau cần, rau thơm…

Món ăn này không chỉ bổ dưỡng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà còn chứa hàm lượng chất xơ cực lớn trong rau xanh và măng khô hỗ trợ tốt cho tiêu hóa. Món ăn này cũng làm phong phú thêm mâm cỗ ngày Tết và đem lại cảm giác bớt ngán, ngon miệng hơn.

4. Giò xào

Giò xào hay còn gọi là giò thủ cũng là một trong những món ăn truyền thống trong dịp Tết. Món ăn này được làm từ nhiều thành phần nguyên liệu có sự cân bằng giữa nhóm thực phẩm chứa protein, lipit có trong thịt, mỡ và các chất xơ có trong mộc nhĩ, nấm. Giò xào là sự lựa chọn tuyệt vời cho mâm cỗ cúng giao thừa đồng thời giúp đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể.

5. Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống. Bánh chưng cũng là một trong những thực phẩm được làm sẵn, cực tiện lợi và giúp mâm cỗ thêm ý nghĩa. Không chỉ có ý nghĩa truyền thống, bánh chưng cung cấp năng lượng khá lớn nhờ nguyên liệu được sử dụng là gạo nếp và nhân đỗ xanh đều là những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

6. Xôi gấc

Tương tự như bánh chưng, xôi gấc cũng là một trong những món mà các bà nội trợ dụng tâm chuẩn bị cho mâm cỗ cúng trong dịp Tết. Xôi gấc màu đỏ có ý nghĩa may mắn tài lộc cho cả gia đình trong năm mới. Hơn thế nữa, món ăn này còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, hàm lượng vitamin A có trong gấc giúp bổ mắt, sáng mắt và cho làn da mịn màng hồng hào trong những ngày xuân sang.

7. Miến xào lòng gà rau củ

Đây là món đổi vị và tận dụng tối đa các thực phẩm tươi trong mâm cỗ ngày Tết. Các bà nội trợ có thể dùng lòng gà đã làm sạch, xào cùng miến, mộc nhĩ nấm hương, giá đỗ hay các loại rau củ tươi khác để đem lại món ăn đầy đủ hương vị, cực bắt mắt và cân bằng các chất dinh dưỡng. Món ăn này cũng được nhiều người yêu thích bởi sự thanh đạm, giản dị giúp tăng hương vị. Đồng thời nó cung cấp rau xanh, hàm lượng vitamin và chất xơ lớn kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

8. Nem cuốn

Bánh đa nem hay còn gọi là nem Sài Gòn là món ăn được nhiều người yêu thích trong dịp Tết. Các bà nội trợ có thể sáng tạo món ăn này theo khẩu vị và sở thích của những người thân trong gia đình bằng các nguyên liệu phổ biến như thịt băm, trứng, cà rốt, hành rau thơm, mộc nhĩ…. Sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại nguyên liệu sẽ đem lại hương vị độc đáo và ngon miệng hơn đồng thời cũng giúp cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng trong cơ thể.

9. Ngũ quả

Hoa quả tươi bày thành mâm ngũ quả là điều không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Giao thừa. Thông thường, những loại hoa quả được chọn theo ngũ hành và ngũ sinh để đem lại may mắn, ý nghĩa trong năm mới.

Người dân miền Nam ưa chuộng mâm ngũ quả bao gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với ý nghĩa cầu mong năm mới sung túc đầy đủ. Người miền Bắc thường sắp mâm ngũ quả bao gồm các loại quả thông dụng như chuối, bưởi, cam, đu đủ, táo,.. với màu sắc đa dạng.

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ít Người Biết Về Cúng Giao Thừa

Cúng giao thừa là một nghi thức phổ biến, nguồn gốc sâu xa của nghi lễ này để đón thần Hành binh – Hành khiển của năm, hoặc gắn với việc cầu mong thần Thái Tuế bảo hộ cá nhân.

Việc tiễn Táo, tiễn thần, Phật diễn ra vào những ngày cuối năm, đến giao thừa là thời khắc đón về. Đón ông Táo bằng việc gầy lửa mới, đón thần, Phật gắn với việc đón thần Hành binh – Hành khiển của năm mới.

Cúng các vị thần thay mặt Ngọc Hoàng trông coi thế gian

Thái Tuế là tên gọi của thần cai trị mỗi năm của Đạo giáo. Tín ngưỡng này gốc từ việc sùng bái các vì sao thời cổ của người Trung Quốc. Trong khoa thiên văn, sao Thái Tuế là sao Mộc trên bầu trời. Chu kỳ của sao Mộc quay quanh mặt trời là 12 năm nên sao Mộc còn được gọi là Tuế tinh, sau phát triển thành Thái Tuế tinh quân, hay Tuế quân, Thái Tuế tôn thần.

Do là Tuế tinh nên được tôn thành 12 thần Hành khiển. Theo Đạo giáo, thần Thái Tuế là võ tướng, xuất thân là những hung thần trên thiên giới. Còn theo tín ngưỡng phổ thông, đây là tập họp 12 vị thần Hành khiển (quan văn) – Hành binh (quan võ) luân phiên thay mặt Ngọc Hoàng thượng đế trông coi mọi việc ở thế gian từ năm Tị đến năm Hợi, phụ tá là Phán quan. Các thần lo việc thi hành mệnh lệnh của Ngọc Hoàng thượng đế, còn Phán quan lo việc ghi chép công tội của mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đồng thôn xã.

Mỗi năm đều có một vị thần Hành binh, Hành khiển và Phán quan khác nhau. Ví dụ, năm Hợi có Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan; năm Tí có Chu Vương hành khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan; năm Sửu có Triệu Vương hành khiển, Tâm Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan…

Mọi người cho rằng, các vị Hành binh, Hành khiển có vị nhân từ, có vị hung dữ. Năm nào gặp vị thần nhân từ thì mưa thuận gió hòa, cuộc sống khang thái; ngược lại năm nào đói kém mất mùa, dịch bệnh, tai ách loạn lạc triền miên thì người ta cho rằng các tai họa ấy do vị thần Hành khiển – Hành binh năm đó giận dữ gây nên.

Tập hợp 12 vị thần Hành binh – Hành khiển là thần Thái Tuế, gốc từ tín ngưỡng sùng bái tinh tú, cụ thể là Mộc tinh. Nói cách khác, Thái Tuế là dụng ngữ lịch pháp và thuật số cổ đại, đây là tên gọi khác của can chi trực tuế mà lịch pháp cũ dùng để ghi năm. Nếu là năm Giáp Tuất thì Giáp Tuất sẽ là Thái Tuế, năm Ất Sửu thì Ất Sửa là Thái Tuế. Theo đó, từ năm Giáp Tí đến năm Quý Hợi là hết một vòng tổng cộng 60 Thái Tuế.

Đạo Giáo coi đây là 60 vị thần, gọi là 60 thần Giáp Tí (phối hợp 10 thiên can với 12 địa chi, khởi đi từ Giáp Tí đến Quý Hợi, hết một chu kỳ là 60 năm), và cũng coi đây là Lục Thập Nguyên thần (60 vị nguyên thần). Đạo Giáo cho rằng đây là 60 thần bản mệnh. Mỗi người sinh ra vào một năm, tùy vào năm sinh đó mà họ thuộc vào một trong 60 Nguyên thần, đó chính là thần bản mệnh.

Chính vì vậy, việc cầu cúng thần bản mệnh, gọi là “cầu thuận tinh” hay “cầu thần bảo hộ” để cầu thần bảo vệ cho bản thân mình một năm được những điều tốt lành, an khang, hanh thông.

Theo tập quán phổ biến, việc cúng Hành khiển – Hành binh vào giao thừa phổ biến thay cho việc cúng sao Thái Tuế hàng năm của từng cá nhân.

Tuy vậy, từ tín niệm và tín ngưỡng thờ cúng Thái Tuế để cầu sự bảo hộ, hóa giải vận hạn cá nhân, hay cúng thần Hành khiển – Hành binh vào đêm giao thừa dịp Tết là một biến thể riêng, tùy tập tục tế tự đầu năm của mỗi địa phương, gia đình.

Nghi lễ cúng giao thừa diễn ra như thế nào?

Nghi lễ cúng giao thừa của người Việt trước đây được Nguyễn Văn Huyên miêu tả trong cuốn Hội hè lễ tết của người Việt. Vào quá nửa đêm, người ta kê một cái bàn ở giữa sân cúng Thượng đế và Táo quân sắp từ trời về sau khi dâng tờ tấu trình hàng năm. Người ta đặt trước các mũ thần bằng giấy nhiều màu những đĩa kẹo, những chén trà, rượu, hương, nến…

Ở nhiều nhà, người ta bày lên bàn thờ một con gà trống mà chân gà sẽ nói cho chủ nhân biết, nhờ sự giải thích của các thầy cúng va thầy bói, điều ông ta phải chờ đợi trong năm.

Chủ nhà quỳ lạy trước bàn thờ, và cũng lạy cả bốn phương trời, để cầu xin ân huệ của tất cả các thần trên thế gian. Bàn thờ tổ tiên cũng được thắp đèn sáng, và kẹo bánh được dâng cúng giữa khói hương dày đặc.

Đêm giao thừa này còn được đánh dấu bằng những cuộc đi lễ đền chùa. Ai cũng vui thích tự thấy mình có bổn phận phải ra đình, đến các đền chùa. Ở các đền chùa, khói hương nghi ngút, mọi người đến dâng lên chư Phật cùng những thần linh khác những lời cầu nguyện đầu tiên. Ta có cảm tưởng sống một cuộc sống thật thanh bình sâu lắng giữa đám đông sùng mộ, giản dị và thành tâm.

Ý Nghĩa Tâm Linh Của Mâm Cơm Cúng Tất Niên Trước Giao Thừa

Mâm cơm tất niên chính là dịp để gia đình có thể tụ hop đầm ấm, cùng nhau nhìn lại những gì đã diễn ra ở năm cũ để an ủi, chia sẻ và động viên nhau tốt hơn trong năm sắp tới với những mong ước và kỳ vọng tốt đep.

Làm cơm tất niên được thực hiện vào tối 30 trước khi thực hiện lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm mọi người trong gia đình sẽ tụ họp đông đủ, cùng nhau dùng bữa nói chuyện về những điều xảy ra trong năm cũ và động viên nhau cố gắng trong năm mới sắp tới.

Trong những năm gần đây, nhiều gia đình thường cúng tất niên sớm hơn để có thể luân phiên nhau hoăc tính lính lich phù hơp cho việc đi du lịch.

Mâm cơm cúng tất niên chuẩn bị đón năm mới

Bữa cơm tất niên sẽ được chuẩn bi thịnh soạn hơn so với những ngày thông thương. Mâm cơm gồm những món gì và được bày trí ra sao thì còn phu thuôc vào từng vùng miền, ví du như ở miền Bắc thì trên mâm cơm thường có canh móng giò hầm cùng măng khô, miến dong xào cùng với lòng gà, xôi đỗ, bánh chưng, nem cuốn, giò lụa và giò xào…; người miền Trung thì lai có, bánh tét, đĩa giò lụa, gà bóp cùng rau răm, thịt lơn luộc, giá chua…; còn ở miền Nam thì có bánh tét, bát canh măng, đĩa thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò… Viêc bày trí cũng khác nhau tùy thuôc vào từng gia đình, tuy nhiên cơm cúng là mặn hay chay thì cũng chỉ đăt ở bàn con bên dưới, không bày lên ban thời chính. Trên ban thờ chính chỉ bày cúng hoa tươi, quả tươi, cùng với một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng cho tiền lộc. Ngoài ra cũng có thể bày thêm bánh chưng, hoăc xôi chè. Tuyêt đối không cắm “cành vàng lá ngọc” vì nó mang theo nhiều trường khí âm bất lợi cho gia đình. Mâm ngũ quả cũng là một nét đăc trưng trong ngày tết, không quy định đich danh là những loai quả nào tuy nhiên nên chon những loại hoa quả thông dụng, có thể ăn được, bắt mắt. Không nên dùng hoa quả xanh, hoăc hoa quả giả. Khi đặt mâm ngũ quả nên chú ý không đặt vào chính giữa bát hương như thế sẽ chắn mất trục khí chính, nên để lệch sang hai bên. Khi cắm hoa trên ban thờ cũng nên chọn hoa tươi thay vì hoa giả, hiện nay môt số người thường nói rằng”miễn thành tâm là được” để ngụy biện cho chính bản thân, nhưng thực chất khi cúng bái lại chay theo hình thức, nhằm mục đích khoe mẽ với người ngoài là chính mà quên mất chất lượng của hoa quả để thờ cúng. Viêc chuẩn bị mâm ngũ quả hiện nay còn bị nhiều người suy diễn theo nhiều hướng với những suy luận vô căn cứ khác nhau như: bày quả lựu có nhiều hạt, sẽ cầu được sự đầy đủ, phát triển; bưởi và dưa hấu căng tròn, cũng tượng trưng cho sự đầy đủ, may mắn hoặc như cam, với ý nghĩa gốc của nó là ngọt, mong rằng có thể đồng cam cộng khổ, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi thì bị suy diễn thành cam chịu. Thậm chí môt số người còn mê tín như: chọn chuối nhất đinh phải lẻ quả, hay phật thủ phải lẻ nhánh mới tốt. Mâm cơm tất niên chính là dịp để gia đình có thể tụ hop đầm ấm, cùng nhau nhìn lại những gì đã diễn ra ở năm cũ để an ủi, chia sẻ và động viên nhau tốt hơn trong năm sắp tới với những mong ước và kỳ vọng tốt đep.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác