Top 10 # Ý Nghĩa Cúng Quá Đường Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Nghi Quá Đường Và Cúng Đại Bàng.

Quá đường là tên gọi khác của chữ ăn cơm dành cho người xuất gia, nhân vì người xuất gia không ăn sau giờ ngọ, chỉ ăn buổi sáng và giờ ngọ, cho nên gọi là nhị thời Lâm trai. Trai là nói theo nghĩa rộng, chỉ cho thân tâm thanh tịnh, ngăn chặn sự lười biếng của thân tâm, còn nói theo nghĩa hẹp là chỉ cho 8 pháp trai giới, hoặc chỉ cho giới quá ngọ không ăn. Pháp hội cúng dường thức ăn phẩm vật gọi là Trai thực. Ngoài ra dùng thực vật để cúng dường chư Tăng, cũng xưng là Trai. Pháp hội này gọi là Trai Hội. Phật giáo cho rằng buổi sáng là chư Thiên ăn, buổi trưa là Phật ăn, sau giờ ngọ là loài súc sanh ăn, buổi tối là ngạ quỉ ăn, vì thế buổi tối nghe tiếng chén bát khua lên thì trong cổ của loài ngạ quỉ bốc cháy, chẳng những không được ăn uống mà còn tăng thêm sự thống khổ. Vì lòng từ bi đối với loài ngạ quỉ cho nên ban đêm không ăn. Duyên khởi giới không ăn phi thời của Tỳ kheo là do Ngài Ca Lưu Đà Di buổi tối vào trong thôn khất thực, bấy giờ sấm chớp lóe lên, người phụ nữ trong xóm mang thức ăn đi ra, thấy sấm chớp ánh lên qua làn da đen bóng ngời của Ngài, cô ta tưởng là quỉ nên vô cùng sợ hãi và té xuống đất bất tỉnh, vì lúc ấy cô đang mang thai nên nhaân trải qua sự hoaûng sôï mà sanh non, do đó cô mới mắng Ngài Ca Lưu Đà Di: “Người xuất gia theo Phật, thà rằng rọc bụng mà chết đói còn hơn đi xin ăn buổi tối như thế này”. Sau khi đức Phật biết được điều đó, Ngài liền qui định các Tỳ kheo không nên ăn sau giờ ngọ.

Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc do điều kiện xã hội và văn hóa dân tộc bất đồng cho nên việc đi khất thực giống như ở xã hội Ấn Độ không được thuận tiện cho lắm. Vào thời Nam Bắc triều các tự viện thuận theo kinh tế phát triển của xã hội nên các Tăng sẽ không nương theo cách khất thực để duy trì sinh hoạt thường nhật. Vả lại, sau đời Đường, Thiền Tông trong Phật giáo chủ động lưu hành đề xướng thêm ” Một ngày không làm, một ngày không ăn“. Yêu cầu các tự viện tham gia lao động, cho nên ngoài số ít Tăng sĩ còn giữ qui tắc qua giờ ngọ không ăn, còn đại đa số là ngày ăn ba bữa. Thế nhưng chỉ có buổi sáng và trưa là cử hành theo Nghi thức Quá Đường, đây chính là “Nhị Thời Lâm Trai Nghi”.

1. Vào thời quá khứ có một loại Đại bàng kim xí điểu, thân nó to rộng, một khi giương đôi cánh ra thì bay cả vạn dặm, do đó mà số lượng thức ăn của nó cũng nhiều. Nó chỉ ăn thịt loài rồng ở trong biển. Long Vương sợ hãi nên đến xin cầu đức Phật cứu giúp. Đức Phật bèn lấy một miếng ca sa buộc trên sừng của các con rồng, do đó Đại bàng không dám ăn thịt. Thế nhưng Đại bàng đói khát khó chịu nên đến cầu Phật, Phật bèn dạy phương pháp xuất sanh để thí cho Đại bàng.

2. Vào đời quá khứ có một người phụ nữ nhân vì sân hận mà phát ra lời thề ñoäc: “Ta seõ ăn thịt những đứa con nít trong thành Vương Xá”. Về sau đầu thai làm loài Dạ xoa và sanh ra 500 đứa con, mỗi một bữa ăn là baét ăn thòt một đứa con trai và một đứa con gái trong thành Vương Xá. Người dân trong thành Vương Xá cầu cứu với Đức Phật, Phật dùng thần lực bắt cóc giấu đứa con út mà nó thương nhất. Nó bèn đến cầu cứu đức Phật, đức Phật bảo: “Ngươi có đến 500 đứa con, chỉ mất có một đứa mà còn đau khổ hối tiếc như vậy, huống chi kẻ khác chỉ có 2 đứa mà ngươi còn bắt cóc, thì họ đau khổ biết dường nào”. Quỉ nói: “Vậy con và 500 đứa con của con phải sống bằng cách nào?” Phật bèn dạy phương pháp xuất sanh.

3. Vào đời quá khứ ở khoảnh đất trống, có một ác quỉ chuyên môn ăn thịt người. Sau khi tiếp nhận lời giáo hóa của đức Phật bèn không dám ăn thịt người nữa, do đó cũng đến cầu cứu đức Phật. Thế nên đức Phật sai hàng Thanh Văn đệ tử vào mỗi thời ngọ trai phải xuất sanh, để khiến cho chúng no đủ, mãi mãi không còn bị đói khổ nữa.

Cúng dường thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật.

Viên mãn báo thân Lô Xá Na Phật.

Thiên bá ức hóa thân Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đương lai hạ sanh Di Lặc tôn Phật.

Cực lạc thế giới A Di Đà Phật.

Thập phương Tam thế nhất thế Chư Phật.

Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.

Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát.

Đại Bi Quán Thế âm Bồ tát.

Chư tôn Bồ tát Ma ha tát.

Ma ha Bát nhã Ba la mật.

Tam đức lục vị cúng Phật cập Tăng.

Pháp giới hữu tình phổ đồng cúng dường.

Nhược phạn thực thời.

Đương nguyện chúng sanh.

Thiền duyệt vi thực.

Pháp hỉ sung mãn.

Nếu như ăn cháo sáng thì đem từ câu “Tam đức lục vị” sửa thành:

Xuất thực nếu buổi sáng thì đi ra ngoài thầm niệm bài kệ:

Nếu giờ ngọ trai thì thầm niệm bài kệ chú:

Đại bàng kim xí điểu.

Khoáng dã quỉ thần chúng.

La sát quỉ tử mẫu.

Cam lộ tất sung mãn.

Xuất thực xong trở về chỗ vấn tấn.

Duy Na xướng: Phật chế Tỳ kheo thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu. Chư sư (đại chúng) văn khánh thinh, các chánh niệm. (đánh 1 tiếng dẫn khánh). Đại chúng niệm: A Di Đà Phật. Sau đó bắt đầu ăn cơm.

Khi đại chúng ăn cơm xong, đọc kết trai, Duy Na xướng đại chúng cùng hòa theo:

Nam mô Tát đa nẫm tam miệu tam bồ đề cu chi nẫm đát điệt tha.

Án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.

Sở vị bố thí giả.

Tất hoạch kỳ lợi ích.

Nhược vị lạc cố thí.

Hậu tất đắc an lạc.

Nếu như có trai chủ cúng dường tiền tài thì niệm thêm: Tài pháp nhị thí đẳng vô sai biệt, đàn ba la mật cụ túc viên mãn.

Khi niệm xong vị Tăng trò xướng: Kết trai.

Khi thọ trai không được để bát đũa khua ra tiếng. Lại cũng không được nói chuyện.

Nghi quá đường trong Phật giáo không phải chỉ để ăn cơm, mà là một Phật sự, trước có cúng Phật, Thí thực, sau mới Kết trai. Trải qua một quá trình trang nghiêm và thanh tịnh.

Nghi Thức Cúng Quá Đường

Cúng quá đường là một nghi thức quan trọng trong mùa an cư kiết hạ của Phật Giáo. Trong năm Canh Tý 2020, mùa an cư kiết hạ sẽ được tổ chức từ 1/2 -25/4/2020. Chính vì vậy, dưới đây chúng tôi xin đề cập đôi nét về nghi thức cúng quá đường để quý bạn được hiểu rõ hơn.

Tại sao người xuất gia phải cúng quá đường?

Theo quan niệm của Phật Giáo, thời gian vào buổi sáng là Chư Thiên ăn, buổi trưa là Phật ăn, sau giờ Ngọ là súc sanh ăn, buổi tối là ngạ quỷ ăn. Chính vì vậy, người xuất gia sẽ không ăn cơm sau giờ Ngọ. Và cúng quá đường trước giờ ăn chính là chỉ thân tâm thanh tịnh, ngăn chặn sự lười biếng của thân tâm.

Ngoài ra, đó còn là biểu hiện cho lòng từ bi đối với loài ngạ quỷ, khi các Phật tử phải khất thực vào ban đêm. Bởi lẽ, vào buổi tối nghe tiếng bát cơm thì trong cổ loài ngạ quỷ sẽ bốc cháy, không được ăn uống và sự thống khổ của chúng sẽ được tăng thêm.

Cúng quá đường theo chỉ dẫn của Phật

Các Phật tử đứng trang nghiêm, nghe tiếng khánh chắp tay cùng xá, rồi ngồi xuống, nhiếp tâm trong chánh niệm.

CÚNG DƯỜNG

Cúng dường thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Giá Na Phật.

Viên mãn báo thân lô xá Na Phật.

Thiên bá ức hóa thân Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.

Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật.

Thập phương tam thế nhất thiết Chư Phật.

Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,

Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát,

Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát,

Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát.

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật.

Tam đức lục vị, cúng Phật cập Tăng, Pháp giới hữu tình, phổ đồng cúng dường, nhược phạn thực thời, đương nguyện chúng sanh, thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn.

(Cúng dường rồi để bát xuống).

XUẤT SANH

Phật tử để một cái chung nhỏ trong lòng bàn tay trái, tay mặt gắp 7 hạt cơm để vào chung, quyết ấn cam lồ mặc niệm: Pháp lực bất tư nghì. Từ bi vô chướng ngại. Thất liệp biến thập phương. Phổ thí châu sa giới. Án độ lợi ích tá ha. (3 lần)

Đồng tụng:

Nắng mô tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra tam bạt ra hồng. (3 lần)

Nắng mồ tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô tà bà ha. (3 lần)

Án nga nga nẵng tam ba phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)

TỐNG THỰC

Đại Bàng Kim Xí Điểu, khoáng dạ quỷ thần chúng, La Sát quỷ tử mẫu, Cam Lồ tất sung mãn. Án mục đế tóa ha. (7 lần)

Nghĩa: Chim đại bàng cánh vàng, chúng quỷ thần đồng rộng, mẹ của quỷ la sát, cam lộ no đủ cả.

XƯỚNG TĂNG BẠT

Phật chế tỷ kheo, thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu, đại chúng, văn khánh thanh, các chánh niệm. Nam Mô A Di Đà Phật.

Nghĩa: Phật dạy đại chúng, ăn xét năm điều, nghĩ sai nói chuyện, tín thí khó tiêu, đại chúng nghe tiếng khánh, cùng chánh niệm.

HAI TAY BƯNG BÁT CƠM LÊN TRÁN

Chấp trì ứng khí, đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp khí, thọ thiên nhân cúng. Án chỉ rị chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra. (3 lần)

Nghĩa: Tay bưng bát cơm, nguyện cho chúng sanh, pháp khí thành tựu, nhận trời người cúng dường.

BA ĐIỀU PHÁT NGUYỆN

Nguyện đoạn nhất thiết ác.

Nguyện tu nhất thiết thiện.

Thệ độ nhất thiết chúng sanh.

(Nguyện dứt tất cả điều ác.

Nguyện làm tất cả điều thiện.

Nguyện độ tất cả chúng sinh.)

NĂM ĐIỀU QUÁN TƯỚNG

Một xem phước đức bản thân

Có bằng với lượng thức ăn cúng dường ?

Hai xem công đức tu nhân

Vẹn tròn, xứng đáng cúng dâng, khi dùng ?

Ba xa lầm lỗi, lìa tham,

Bốn xem như thuốc, phòng ngăn bệnh gầy.

Năm vì đạo nghiệp sáng ngời

Trả ơn thí chủ, giúp đời an vui.

UỐNG NƯỚC

Phật thấy trong mỗi ly nước

Tám vạn bốn ngàn vi trùng

Uống nước không trì tâm chú

Như nuốt chúng sinh vào lòng.

Án phạ tất ba ra ma ni sa ha. (3 lần)

KỆ CHÚ KHI ĂN CƠM XONG

Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án, chiếc lệ chuẩn đề ta bà ha. (7 lần)

Mỗi khi cúng dường, bố thí

Gặt được phước báu bình an

Hễ ai ham thích bố thí

Về sau hái quả giàu sang.

Ăn cơm chánh niệm vừa xong

Cầu cho mọi loài chúng sanh

Tất cả việc làm lớn nhỏ

Thấm nhuần Phật Pháp bên trong.

CẦU NGUYỆN TRONG NGHI THỨC CÚNG QUÁ ĐƯỜNG

Thân mặc áo quần, thường nhớ công lao thợ dệt,

Ngày ăn ba buổi, luôn ghi công sức nông dân.

Tăng Ni đạo lực thậm thâm,

Phật tử tin tâm kiên cố.

Trời giác ngộ luôn sáng tỏ,

Xe chánh pháp chuyển không dừng.

Nhà nhà hạnh phúc, khương ninh,

Đất nước thái hòa, hưng thịnh.

Năm châu an định,

Bốn biển thanh bình.

Tình với vô tình,

Đều thành Phật Đạo.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Xem thêm: Lễ cầu an có ý nghĩa như thế nào trong dịp đầu năm.

Trên đây là nghi thức cúng quá đường trong Phật Giáo, là nghi thức dùng cơm của các Phật tử áp dụng trong các bữa ăn. Hy vọng, các thông tin trong motconmuabui.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nghi thức trong Phật giáo.

Nghi Thức Cúng Quá Đường (Ăn Cơm Trong Chánh Niệm)

Bài TỲ-KHEO NGUYÊN TẠNG

Sau khi hành giả vào trong trai đường, nghe thầy Chứng Minh nhịp ba tiếng chuông, chấp tay xá một xá và ngồi xuống, khi nghe một tiếng khánh, mở nắp bình bát ra, cắm chiếc muỗng quay ra phía ngoài vào cơm trong bình bát, sau đó nghe chuông hành giả tay trái nâng bát đưa lên ngang trán, tay phải kiết ấn cam lồ ngang miệng bình bát hay bát cơm để tụng bài cúng dường:

Cúng dường Thanh Tịnh Pháp Thân Tì Lô Giá Na Phật,Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật,Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật,Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật,Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật,Thập Phương Tam Thế Nhất Thiết Chư Phật,Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát,Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát,Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát,Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật.

Tam đức lục vị, cúng Phật cập Tăng, pháp giới hữu tình, phổ đồng cúng dường, nhược phạn thực thời, đương nguyện chúng sanh, Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn.

Dâng cơm lên trán và bắt ấn cúng dường để biểu tỏ lòng tôn kính ba ngôi Tam Bảo. Cúng dường xong để bát xuống, liền xoay hướng muỗng vào bên trong, với ý nghĩa, phần cơm dành cho mình, còn trước khi cúng, quay muỗng ra ngoài là để dâng cúng mười phương Tam Bảo.

Tay phải kiết ấn cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi, như hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm, tay cầm bình cam lồ, tay bắt ấn để ban rải lòng từ bi để cứu khổ chúng sanh. Tay trái kết ấn Tam Sơn biểu trưng cho Giới Định Tuệ, là ba môn vô lậu học, một môn học có thể đưa hành giả đi vào đường giác ngộ.

Ta thấy trong nghi cách dâng bát cơm cúng dường này đã gói gọn ý nghĩa từ bi và trí tuệ, là hai yếu tố quyết định quan trọng trong đời mình, hạnh phúc hay đau khổ cũng chính từ đây mà có. Từ bi là lòng thương không có điều kiện, và trí tuệ là trí hiểu biết không nhiễm ô, đây là mục đích tối hậu của mọi hành giả, ai thành tựu được pháp hành này, người ấy luôn sống an lạc tự tại dung thông ngay trong hiện tại và mai sau, tất nhiên, con đường dẫn đến giải thoát sinh tử luân hồi đã ngắn dần ở phía trước.

Tiếp đó, thầy Chứng Minh để một cái chung nhỏ trong lòng bàn tay trái, tay mặt gắp 7 hạt cơm để vào chung, kiết ấn cam lồ và mặc niệm:

Pháp lực bất tư nghì.Từ bi vô chướng ngại.Thất liệp biến thập phương.Phổ thí châu sa giới.Án độ lợi ích tá ha (3 lần)

Sau đó đại chúng đồng tụng bài biến thực biến thủy chơn ngôn:

– Nẳng mồ tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra tam bạt ra hồng (3 lần).

– Nẳng mồ tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô ta bà ha. (3 lần).

– Án Nga nga nẵng Tam Bà Phạ Phiệt Nhựt Ra Hồng (3 lần).

Thầy Chứng Minh thầm nguyện:

Nhữ đẳng quỉ thần chúng.Ngã kim thí nhữ cúng.Thử thực biến thập phương.Nhất thiết quỉ thần cộng.Án mục lăng tá bà ha. (3 lần).

Theo sau là Thị Giả tống thực, đem chung nhỏ ra trước bàn ngoài sân để cúng Đại Bàng bằng cách hô to:

Chim đại bằng cánh vàng, chúng quỉ thần nơi đồng rộng, mẹ con quỉ la sát, cam lồ được no đủ. Án mục đế tóa ha. (7 lần)

Tiếp theo, Thầy Chứng Minh xướng Tăng Bạt:

Phật dạy đại chúng, ăn xét năm điều, nghĩ sai nói chuyện, tín thí khó tiêu, đại chúng nghe tiếng khánh, cùng giữ chánh niệm. Nam Mô A Di Đà Phật !

Tiếp đó, tất cả đại chúng hai tay bưng bát cơm đưa lên trán và thầm đọc:

Tay bưng bát cơm, nguyện cho chúng sanh, Pháp thí thành tựu, nhận của trời người cúng. Án chỉ rị chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra (3 lần)

Nhận của trời người cúng ở đây là xứng đáng nhận sự cúng dường của người và trời, chỉ cho bậc A La Hán, người đã đoạn tận tam độc tham, sân, si và vô minh phiền não. Trong khi Cúng Quá Đường ý niệm này khởi lên, mong cho chính bản thân mình và hết thảy chúng sinh sớm chứng đắc A La Hán và thoát ly sinh tử luân hồi khổ đau.

Nghe tiếng khánh để bát cơm xuống và múc ít cơm ra chén để lưu phạn. Nghe chuông, bưng chén cơm để trước ngực và thầm đọc:

Nay đem phước đã tu, ban cho tất cả quỉ, ăn rồi hết đau khổ, xả thân về cõi tịnh, hưởng phước của Bồ Tát, rộng lớn như hư không, quả tốt như vậy đó, tiếp tục lớn thêm mãi. Án độ lợi ích tá ha. (3 lần)

Lưu phạn là san sẻ phần cơm của mình cho chúng quỉ thần và cho người ăn sau mình; ý nghĩa bố thí, mở rộng tình thương của mình dành cho người bất hạnh, không đủ cơm ăn áo mặc, ý tưởng này giúp cho hành giả nuôi dưỡng từ tâm ngay trong lúc mình ăn.

Lưu phạn xong, nghe hai tiếng chuông đại chúng bắt đầu dùng cơm, trước khi ăn, hành giả phải khởi niệm Tam Đề và Ngũ Quán, đây là một nghi cách đẹp và có ý nghĩa của nhà Phật mà hành giả không phải chỉ áp dụng trong khi Cúng Quá Đường mà có thể áp dụng trong tất cả các bữa ăn khác của mình trong đời sống.

Tam Đề là ăn ba muỗng cơm lạt đầu tiên, muỗng thứ nhất: thầm đọc, nguyện chấm dứt tất cả những điều ác; muỗng thứ hai: nguyện làm tất cả những việc lành; muỗng thứ ba: nguyện giúp đỡ tất cả chúng sanh.

Ý nghĩa Tam Đề này là nói rõ mục đích tối hậu của hành giả tự độ mình là dứt ác, làm lành, đạt đến giải thoát và thực thi hạnh độ tha là giúp đỡ người khác rõ biết đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, ra khỏi tà kiến để chấm dứt đau khổ trong đời sống để rồi cuối cùng cũng đạt đến giác ngộ giải thoát như bản thân mình.

Tiếp đến bắt đầu ăn cơm phải tưởng Ngũ Quán:

– Thứ nhứt. Con xin biết ơn người đã phát tâm cúng dường, sửa soạn những thức ăn này;

– Thứ hai. Con nguyện nổ lực tu học, trau dồi giới hạnh để xứng đáng thọ dụng những thức ăn này;

– Thứ ba: Trong khi ăn, con nguyện từ bỏ lòng tham dục, tham ăn;

– Thứ tư: Con quán chiếu những thức ăn này như những vị thuốc, để cho thân thể con khỏi bệnh tật;

– Thứ năm: Con nuôi dưỡng chánh niệm, chỉ vì để thành tựu đạo nghiệp giải thoát giác ngộ mà con xin thọ dụng những thức ăn này.

Trong suốt thời gian dùng cơm, hành giả luôn luôn giữ chánh niệm với năm phép quán trên.

Ăn cơm xong, lấy tăm xỉa răng và thầm nguyện:

Nhấm tăm dương chi, nên nguyện chúng sinh, tâm tính thuần hóa, cắn nát phiền não. Án a mộ dà, di ma lệ, nhĩ phạ ca ra, tăng thâu đà nễ, bát đầu ma, câu ma ra, nhĩ phạ tăng thâu đà da, đà ra đà ra, tố di ma lê, sa phạ ha (3 lần),

Ngày xưa tăm dùng trong chùa thường được làm bằng cành dương nhỏ, nên gọi là tăm dương. Ăn xong xỉa răng là thời điểm sau cùng của bữa ăn; thân vừa no đủ và tâm tư thư thái, hoan hỷ, không có chút lo lắng phiền não, nên cũng mong cho người khác cũng giống như chính mình.

Sau đó Thầy Chứng Minh nhịp một tiếng chuông, đại chúng cùng uống nước, hai tay bưng bát nước cung kính trước ngực và thầm nguyện:

Phật nhìn một bát nước, có tám vạn tư vi trùng, nếu không trì chú này, như ăn thịt chúng sanh. Án phạ tất ba ra ma ni sa ha (3 lần).

Qua Phật nhãn, Đức Thế Tôn thấy rõ có vô số vi trùng trong một bát nước, một cái thấy mà mãi đến hơn 2,000 năm sau mới có người phát hiện, đó là vào hậu bán thế kỷ 19, nhà sinh vật học người Pháp Louis Pasteur (1822-1895) khám ra những vi khuẩn gây bệnh qua kính hiển vi. Cũng chính vì bài kệ chú uống nước có tính siêu khoa học này mà nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 20, ông Albert Einstein (1879-1955) đã không ngần ngại khi tuyên bố “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học.”

Uống nước xong, nghe chuông, đại chúng cùng tụng bài Kiết Trai:

Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha (7 lần).

Gọi là bố thí, tất được ích lợi; vui thích bố thí, sau được an vui. Thọ thực hoàn tất, nên nguyện chúng sanh, việc làm hoàn mãn, đầy đủ Phật pháp.

Theo sau là nghi thức niệm Phật và Kinh Hành, đi từ trai đường lên Chánh Điện, hành giả chấp tay nghiêm trang và từng bước chân kinh hành, miệng niệm Phật trong chánh niệm, vào điện Phật, lễ Tứ Thánh, quỳ xuống tụng bài Sám Nguyện và hồi hướng công đức, đó là hoàn mãn thời Cúng Quá Đường!

(Bài này đã được đăng trên trang Facebook của Duyên Giác Ngộ ngày 10 tháng 7, 2020)

Gợi Ý Những Mẫu Mâm Ngũ Quả Tết Đẹp Mắt, Ý Nghĩa Không Quá 300K ~ Ẩm Thực Thông Thái

Đối với mỗi gia đình Việt Nam thì mâm ngũ quả là không thể thiếu vào dịp Tết. Nó không chỉ là lễ vật đem dâng thần Phật, tổ tiên mà còn thể hiện sự nhớ thương, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đồng thời, ngũ quả còn được xem là biểu tượng cho thành quả lao động suốt một năm trời của con người.

Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Ngoài ý nghĩa của từng quả thì nó còn phải đảm bảo 5 yếu tố Kim – Thủy – Hỏa – Thổ để đảm bảo hợp phong thủy với mọi gia đình.

Có rất nhiều loại quả để lựa chọn và cách bày trí sao cho đẹp mắt, hợp phong thủy nhất. Tuy nhiên, mâm ngũ quả ngày Tết đều mang chung một ý nghĩa là thể hiện lòng hiếu thảo, cầu mong may mắn, an lành, những điều tốt đẹp trong năm mới tới.

Đây là cách bày mâm ngũ quả khá bắt mắt, đầy đủ. Điểm đặc biệt ở đây chính là bó hướng dương có treo những câu đối chúc tết rất thú vị.

Mâm ngũ quả tài lộc “Cầu sung vừa đủ xài” có ý nghĩa mong cho gia đình luôn sung túc, vạn sự như ý, thành công trong năm mới. Những cành hoa tô điểm thêm vừa gây chú ý vừa tạo thêm màu sắc hấp dẫn.

Một cách bày trí khác cho mâm ngũ quả long – phụng sum vầy. Ý tưởng này rất hay, bắt mắt và ý nghĩa

Mỗi loại quả đều có một ý nghĩa riêng, do đó, mọi người nên lựa chọn sao cho hợp với ý muốn của mình nhất. Ví dụ trên mâm quả này có táo phú quý, xoài tiêu xài không hết, quýt an lành, nho con đàn cháu đống, dứa thành đạt.

Một điểm cần chú ý nữa, đó là tùy phong tục, quan niệm của mỗi vùng miền mà mọi người lựa chọn loại quả mang ý nghĩa riêng.

Mâm ngũ quả miền Bắc thì thường có bưởi, dưa hấu, xoài, đu đủ, thanh long….

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả có cách bày trí truyền thống là nải chuối xanh ở giữa, các quả khác xếp xung quanh hoặc có thể thay chuối bằng bưởi vàng, phật thủ chín vàng nổi bật.

Mâm ngũ quả miền Trung thì do ảnh hưởng sự giao thoa văn hóa Nam – Bắc nên thường chọn quả có sự kết hợp: Chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài

Trong khi đó, mâm ngũ quả người miền Nam khá cầu kỳ. Trong khâu lựa chọn quả, họ đặc biệt chú trọng vào cách phát âm của quả đó, ví dụ như chuối đọc giống “chúi” nên họ sẽ không chọn loại quả này. Thay vào đó là các quả: Mãng cầu, đu đủ, dừa, xoài, sung (Câu sung vừa đủ xài), có thể có thêm dứa, dưa hấu xanh vỏ đỏ ruột.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trái cây thơm ngon, mẫu mã đẹp mắt, giá cả phải chăng để mọi người lựa chọn. Do đó, để có được một mâm ngũ quả đầy đủ ý nghĩa, hợp phong thủy mà lại vừa túi tiền thì mọi người nên cân nhắc để chọn mua cho đúng.

Ví dụ một mâm ngũ quả cơ bản gồm: 1 nải chuối xanh, 1 quả bưởi hoặc phật thủ, 2 quả thanh long, 5 quả cam canh hoặc quýt, 1 quả dứa hoặc 2 – 3 quả xoài sẽ có giá rơi vào khoảng 300.000 đồng – 400.000 đồng. Với những mâm quả có thêm nhiều trái cây đắt tiền hơn như dưa hấu, táo đỏ, nho… thì sẽ có giá khoảng trên 500.000 đồng.

Để có được một mâm ngũ quả hoàn hảo ngày Tết thì chị em nên ghi nhớ một số lưu ý sau:

Định sẵn các loại quả cần phải mua, và mua sớm trước ngày 29, 30 Tết kẻo giá hoa quả thị trường tăng

Nên chọn mua hoa quả tại những hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng

Khi mua kiểm tra cẩn thận, tránh mua quả sắp chín, chín nẫu hoặc có dấu hiệu dập, nát, nứt…

Nên mua những quả còn xanh để bày trên ban thờ được thời gian lâu.