Top 11 # Ý Nghĩa Dâng Hoa Cúng Phật Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Dâng Hoa Cúng Phật: Luận Về Ý Nghĩa

Bên cạnh dâng nước, dâng quả thì dâng hoa cúng Phật cũng là hoạt động thường quy khi lễ Phật. Vậy trong Phật giáo hoa tượng trưng cho điều gì? Và dâng hoa lên cúng Phật có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Dâng hoa cúng Phật tượng trưng cho Lục độ vạn hạnh Bồ Tát

Trong Phật pháp, hình ảnh hoa tượng trưng cho Lục độ vạn hạnh Bồ Tát. Bao gồm Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ.

Bố thí và Trì giới

Bố thí là hành động san sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hành động bố thí con người làm mỗi ngày là bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy.

Bố thí tài là mang tiền bạc, vật chất, tinh thần, thể chất của mình giúp đỡ người khó khăn. Mong muốn họ có thêm tinh thần, nghị lực để vươn lên.

Bố thí pháp là mang tiền bạc của mình thực hiện ấn tống tượng Phật, kinh sách. Hay mang những lời lẽ tốt đẹp, chân lý đúng đắn Phật dạy để khuyên răng người đời. Giúp người đời hiểu về đúng sai, tâm thanh tịnh và tu đức nhân quả.

Bố thí vô úy là sự bất sợ hãi. Hãy thực hiện phóng sanh, mang niềm vui, hạnh phúc đến cho người khác.

Trì giới là hành động giữ gìn giới luật nhà Phật. Sống thanh tịnh và thực hiện theo đạo giới tốt đẹp của minh.

Nhẫn nhục và Tinh tấn

Phật pháp có lời Tất cả pháp muốn thành tựu đều bắt đầu từ nhẫn nhục. Người biết nhẫn nhục ít sẽ thành công ít. Người biết nhẫn nhục nhiều sẽ thành công nhiều. Thế nên, nhẫn nhục là gốc để chuyển xấu thành tốt.

Tinh tấn là thái độ chuyên cần, siêng năng và chăm chỉ trong công việc. Khi thực hiện bất kỳ điều gì, cần tinh tấn để phấn đấu đến thành công.

Thiền định và Trí huệ

Thiền định là sự tập trung tư duy, tâm ý vào đối tượng nhất định. Thiền định là phương pháp tu tư duy, tập trung suy nghiệm, suy cứu bằng tâm thức. Thiền định thể hiện cái tĩnh tại giữa hư không, dùng tâm thanh tịnh để nghiệm lý đúng sai.

Trí huệ là sự quyết đoán, lựa chọn đúng sai. Trí huệ biểu hiện ở sự thông minh và tư duy nhanh nhạy. Với Phật pháp, trí huệ là công phu tu tập, thiền định nhờ giữ đạo giới. Sự thuyết pháp của Đức Phật luôn ứng với chân lý và căn cơ chúng sanh. Điều quan trọng là chúng sanh phải minh thông trí huệ để đón lấy những lẽ phải ấy.

Ý nghĩa của việc dâng hoa cúng Phật

Hoa là biểu tượng cao đẹp và chân quý trong Phật giáo. Dâng hoa lên cúng Phật thể hiện cho những điều tốt đẹp, thơm tho, thiện lành. Đó là những điều cao quý con người muốn dâng lên cho Đức Phật.

Dâng hoa cúng Phật thể hiện lòng ngưỡng mộ, thành kính đối với chư Phật mười phương. Thông qua những tràng hoa tươi tắn, con người muốn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn. Thầm cảm ơn phước lành mà Đức Phật đã mang đến cho chúng sanh.

Dâng hoa lên tượng Phật còn hàm nghĩa về sự tu nhân của con người. Xưa nay, con người vẫn luôn sinh tồn trong vòng xoay của triết lý nhân quả. Cũng như lời Phật dạy gieo nhân nào sẽ gặp quả ấy. Thế nên, con người luôn muốn tu nhân tích đức, làm điều tốt đẹp để được an lành.

Mỗi loài hoa đều tỏa hương, khoe sắc và thể hiện những điều tốt đẹp nhất. Khi dâng hoa lên cúng Phật, con người cũng mong nguyện được Phật ban phước lành.

Ý Nghĩa Dâng Hương Trầm Dâng Cúng Phật

Trong văn hóa dân gian, làn khói hương tượng trưng cho việc truyền tín hiệu từ thế giới thực tại đến cõi tâm linh (thần linh, cửu huyền) khi muốn thông báo một sự việc hoặc cầu xin điều gì đó, vì thế mà hương còn được gọi là “hương tín”. Nói cách khác, đó là nhịp cầu kết nối giữa thế giới hữu hình và vô hình.

Với người phật tử, nén hương khi dâng trước Phật cũng mang ý nghĩa “hương tín”, hiểu theo nghĩa đang báo tin đến chư Phật, Bồ-tát rằng: “Con đang đứng trước hình tượng của Ngài và nguyện tu học theo hạnh nguyện của Ngài”. Tuy nhiên, trong đạo Phật, ngoài ý niệm truyền tin, hương còn giữ vai trò lớn hơn thế.

Thật vậy, tầm ảnh hưởng của hương được thể hiện khi có mặt trong hầu khắp các nghi thức như: tụng kinh, ngồi thiền, lễ tắm Phật, lễ khai quang, cầu an, phóng sanh,… Cũng vì thế, đứng đầu “LỤC CHỦNG CÚNG DƯỜNG” chư Phật, Bồ Tát phải kể đến hương, gồm: hương, đăng, hoa, đồ, quả, nhạc.

Điều này thật dễ hiểu bởi khi Đức Phật còn tại thế đã có truyền thống dâng hương cúng Phật, tức là thắp (đốt) nén hương khi đảnh lễ (1). Vậy nên với người phật tử, dâng hương lên Tam Bảo là cách thể hiện cái tâm thành kính, vì “dâng” là đưa (một cái gì đó) lên theo cách thức cung kính. Chẳng thế mà có bài kệ (2):

Nguyện thử diệu hương vân,

Biến mãn thập phương giới,

Cúng dường nhất thiết chư Phật, Tôn Pháp, Bồ Tát,…

Từ công năng của việc đốt hương…

Đối với người xuất gia tu hành hoặc phật tử, việc dâng hương trước Phật không quan trọng ở số lượng nhiều, khói tỏa mịt mù (dễ gây nhiễu sự thanh tịnh) mà chỉ cần một nén hương, khói bay nhẹ nhàng, mùi thơm phảng phất nhưng tôn quý.

Tuy nhiên, dù tôn quý đến mấy, loại hương ta thắp vẫn không thể bay ngược gió, nên không thể đi vào Pháp giới và không thể sánh với hương của người có đức hạnh, hoặc Giới hương (3).

Dù vậy, nén hương khi dâng trước tượng Phật sẽ làm tăng dần độ cảm nhận về vẻ đẹp của Ngài, và đến lúc nào đấy, khi tâm trí quán chiếu, tâm hồn định tĩnh và lòng thành cao độ, ta sẽ cảm như Phật cốt của bức tượng tan biến và hiện ra là Đức Phật khả kính (4).

Vì thế, đốt hương, dâng hương là một phương thức quan trọng để giữ cho tâm hồn được trong sáng, nhắc nhớ thực hành điều lành để giữ đức hạnh, và bước đầu mở ra cánh cửa vào Đạo pháp.

Đốt nén tâm hương trước Phật đài,(5)

Ngũ phần dâng trọng Đức Như Lai,

Đốt nén tâm hương cúng Phật Đà,

Lòng thành gởi tận chốn bao la,

Đốt nén tâm hương ở Ta Bà,

Nhớ lời di huấn Đức Thích Ca,

… đến công đức của việc dâng hương

Kinh điển có ghi lại việc trưởng giả Phổ Nhãn Diệu Hương giảng “pháp môn khiến tất cả chúng sinh hoan hỷ phổ môn” chủ trương thắp hương cúng dương chư Phật, cứu hộ chúng sinh, hay như Thanh Liên Hoa trưởng giả “giỏi biết chư hương pháp môn” chuyên giảng chủng loại và của các thứ hương, bao gồm hương xông cho Phật được xem là một loại công đức (6). Điều này đã cho thấy, việc dâng hương, nhất là hương quý là một việc làm luôn được khuyến khích.

Trầm hương và kỳ nam hương, loại hương tôn quý nhất khi cúng Phật

Trong các loại hương dâng Phật thì hương trầm được suy tôn như mùi “hương của Niết-bàn”, đặc biệt là loại hương kỳ nam. Khái niệm Niết-bàn là một danh từ khó có thể giải thích toàn vẹn bằng lời, nhưng hết thảy người xuất gia hoặc phật tử đều hiểu, Niết-bàn là mục tiêu chính yếu của Phật giáo và cũng là mục tiêu cuối cùng của người tu Phật. Chính vì lẽ ấy, khi nói hương trầm là mùi “hương của Niết-bàn” đã cho thấy đây quả là một mùi hương vô cùng tôn quý.

Trầm hương có 03 đặc điểm là:

1. Thật khó mà tìm được.

2. Mùi thơm tuyệt đối.

3. Tất cả ai ai cũng ưa chuộng và ca tụng.

Cũng như Niết Bàn có 03 đặc điểm là:

1. Thật khó mà tìm thấy và khó mà gặp được.

2. Mùi thơm của Tam học (Giới – Định – Huệ) là mùi thơm tuyệt đối.

3. Là nơi của các bậc Thánh nhân an nghỉ.

Bởi thế, khi dùng trầm hương để dâng lên Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng) chính là cách mà người phật tử thể hiện lòng tôn kính hết mực.

(1) Trường A-Hàm Kinh, quyển 2: Kinh Du Hành.(2) Kinh Phổ Môn.(3) Kinh Pháp Cú (54-55).(4) Lược giải bổn môn Pháp Hoa kinh – phẩm Nguyện hương (HT. Thích Trí Quảng).(5) Sđd.(6) Kinh Hoa Nghiêm, quyển 49.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3/2016

TRẦM HƯƠNG KỲ ANH

Địa chỉ: 20/H3 Cây Trâm- P. 8- Q. Gò Vấp – chúng tôi

ĐT: 0868 703 848 -0938 210 499

Email: TramHuongKyAnh@gmail.com

Ý Nghĩa Của Hoa Sen Cúng Phật Để Không Phạm Đại Kỵ P, Dâng Hoa Cúng Phật

Rate this post

Hoa sen: Hình ảnh quen thuộc với người Việt và Đạo Phật

 Những bông sen hồng thơm ngát luôn được xem là quốc hoa của Việt Nam. Đặc biệt, đây cũng là một hình ảnh cao đẹp, thiêng liêng, gắn liền với Đạo Phật. Chúng ta có thể thấy hình ảnh của loài hoa này xuất hiện trong mọi công trình Phật giáo. Các vị Phật, bồ tát cũng ngồi trên đài hoa sen.

Đang xem: Hoa sen cúng phật

Bạn có thể thấy hình ảnh hoa sen trong mọi công trình Phật giáo

Ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo là gì?

Tìm hiểu về loài hoa sen thiêng liêng

 Hoa sen còn có tên gọi là Nelumbo Nucifera. Đây là loại hoa tuyệt đẹp mọc lên từ phần rễ củ nằm dưới lớp bùn đất sâu trong nước. Hoa sen thường có màu trắng hoặc hồng, có khi phơn phớt vàng, tím hoặc xanh lam, xanh lá tùy thuộc từng loại hoa.

 Khi mọc, hoa sen mọc vươn lên khỏi mặt nước và làm lộ bày đài hoa, nhụy hoa. Hoa sen có hương thơm nhẹ nhưng vô cùng tinh khiết. Chính vì vậy, nó đặc biệt được mọi người ưa chuộng, sử dụng trong cuộc sống thường ngày với nhiều mục đích khác nhau.

Hoa sen gắn liền với Đức Phật

 Người Ấn Độ có một truyền thuyết về hoa sen. Đó chính là nó mọc lên từ rốn của thần Vishnu giữa thời điểm khởi đầu của vũ trụ. Giữ hoa có Phạm thiên ngói kiết già. Cũng có một truyền thuyết kể rằng khi Đức Thích Ca đản sinh, Ngài ngay lập tức bước đi 7 bước. Mỗi bước đi đều có hoa sen đỡ dưới chân ngài.

 Đặc biệt, loài hoa sen còn có những đặc tính tuyệt vời sau:

Dù mọc trong bùn, nó không hề bị nhiễm tạp bẩn. Hoa sen mọc lên vẫn vô cùng thanh khiết, dịu dàng và cao quý.Thanh tịnh, bình yên, an vui hòa dịu.Hương thơm tinh khiết làm mọi người dễ chịu.Vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết khiến bất kỳ ai cũng yêu thích.

Ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo là gì?

Hoa sen giống như những lời răn dạy cho người theo đạo Phật

Lìa xa tất cả sự ô nhiễm, tạp bẩn như hoa sen không nhiễm bùn.Không cùng chung chỗ với cái xấu, cái ác như hoa sen không bao giờ dính nước bùn.Giữ đủ giới luật của người tu hành như hoa sen luôn tỏa khắp xung quanh, xua tan những mùi khó chịu.Bản thể thanh tịnh, giữ nguyên vị trí như hoa sen tinh khiết.An vui, hòa dịu bình yên như hình ảnh hoa sen tuyệt đẹp.Nhu nhuyễn, bình yên không thô tháp.Làm an lòng người như hoa sen thơm dịu.Răn dạy người tu hành phải viên mãn, phước trí tròn đầy như hoa sen nở rộ, phô bày hạt sen với hương thơm tuyệt diệu.Thành thục, thanh tịnh với trí tuệ sáng ngời của người tu hành.Luôn luôn hoan hỉ, tin vào và đợi chờ những điều tốt đẹp như ai cũng muốn ngắm nhìn hoa sen mới nở.

Những loài hoa sen quen thuộc trong Phật giáo

 Phật giáo phân biệt 4 màu hoa sen khác nhau. Theo đó, chúng mang những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

Mỗi sắc hoa sen lại mang những ý nghĩa khác nhau

Sen trắng: Là loài hoa tượng trưng cho trí tuệ tuyệt đối.Hoa sen hồng: Là loài hoa tượng trưng cho Đức Phật và lịch sử tôn quý tối thượng.Sen đỏ: Là loài hoa tượng trưng cho âm tính vốn từ bi thanh tịnh của Đức quán Thế âm.Hoa sen xanh là loại hoa tượng trưng cho trí tuệ tuyệt đối. Thông thường, hoa sen xanh gắn liền với hình ảnh ngài Văn Thù Bồ Tát.

Mua nến hoa sen: Lựa chọn tuyệt vời cho mọi người

 Từ xưa, hoa sen luôn là loài hoa được ưa thích bậc nhất trên bàn thờ Phật cũng như bàn thờ tổ tiên. Những đồ vật thờ cúng cũng thường được làm theo hình loài hoa này.

 Hiện tại, sản phẩm nến phát quang hình hoa sen đang được rất nhiều người yêu thích. Là hình ảnh mang tính biểu trưng, nó sẽ khiến việc thờ cúng trong những dịp trọng đại của người Việt thêm phần ý nghĩa.

FacebookTwitterPinterestlinkedinTelegramNewerÝ nghĩa tháp văn xương và cách khai quangBack to listOlder So sánh dạ quang và phản quanggmail.com

Chăm Sóc Khách HàngVề Chúng TôiBán Hàng Cùng Hằng Phát CandleNẾN CAO CẤP HẰNG PHÁT 2020Search

Giỏ hàng

Đóng

Cách Dâng Hoa, Ý Nghĩa Và Những Lưu Ý Khi Dâng Hoa Trên Ban Thờ Ngày Tết ” Shop Hoa Vô Ưu

Ngày rằm, mồng một, giỗ chạp lễ tết… bàn thờ thơm nức hương trầm và hương hoa, tạo nên không gian linh thiêng rất riêng biệt

Theo nhiều nhà tâm linh, ngày nay bên cạnh nén hương, chén nước, mâm cơm… bàn thờ của các gia đình Việt Nam luôn có bình hoa đẹp thay cho các đĩa hoa xưa.

Trong đạo Phật, hoa dâng cúng đẹp tượng trưng cho sự thanh khiết, thơm tho, có ý nghĩa dâng điều thiện lành, tốt đẹp, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn cúng chư phật và gia tiên, dù giá trị vật chất không nhiều.

Với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên 1 cách thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả).

Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.

Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống

Đối với các phật tử, hoa là nhân, sau đó là kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.

Xưa đĩa hoa cúng có nhiều bông hoa các loại (bông huệ trắng muốt thơm ngát, bông ngọc lan thơm nồng, nhánh hoàng lan thơm mềm mại, nhánh hoa sói, bông hoa cúc, đóa thược dược)… tùy theo mùa.

Hoa rất thơm, cúng xong các mẹ thường để khô, đến lần cúng sau mới thay hoa mới. Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp.

Hoa bây giờ có hàng trăm loại, tùy mùa mà dâng hoa cúng khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là cúc, hồng, sen, huệ… Nhiều loài hoa, nhưng chỉ có một số loại dùng để thờ cúng như hoa hồng, hoa huệ dùng để dâng cúng, còn hoa nhài chỉ để chơi và tẩm ướp trà…

Do đó, cần biết để chọn hoa cúng phù hợp mới trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Hoa cúng lễ Phật ngoài mẫu đơn nên chọn hoa có màu vàng và đỏ

Hoa cúng lễ Phật ngoài mẫu đơn nên chọn hoa có màu vàng và đỏ – là những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ (hồng không chọn hồng phơn phớt hoặc màu khác).

Hoa cúc, hoa hồng không nên chọn những hoa nở to, nên lựa kỹ từng bông. Hoa thờ gia tiên ngày Tết nên cho vào nước vài viên thuốc B1 để có dinh dưỡng nuôi hoa tươi lâu.

Hoa huệ có nhiều loại, nhiều màu, nhưng để cúng thì nên mua huệ ta, trưng được lâu và chỉ nên cúng một màu để tạo sự trang nghiêm cho bàn thờ gia tiên.

Nếu trưng mai, đào trên bàn thờ, nên chọn cành nhiều nụ to, cánh hoa mịn, điểm lá non và nên mua trước Tết khoảng 3-5 ngày thì hoa mới nở rộ đúng dịp Tết.

Tục dâng hoa xưa:

Xưa, các loại hoa được chọn để dâng cúng thường là loại có hương thơm ngào ngạt như huệ, ngọc lan, hoàng lan, thược dược, cúc, hoa trang..

Xưa, các loại hoa được chọn để dâng cúng thường là loại có hương thơm ngào ngạt như huệ, ngọc lan, hoàng lan, thược dược, cúc, hoa trang…

Để tỏ lòng tôn kính, các cụ sẽ bọc chúng trong một chiếc lá sạch có thể là lá dong, lá bàng non hay lá riềng và đặt vào một chiếc đĩa nhỏ, vốn dành riêng cho việc thờ phượng trước khi dâng lên bàn thờ.

Không chỉ riêng những ngày đặc biệt trong năm mà trong các ngày giỗ của mỗi gia đình, hoa cúng là một phần không thiếu của phong tục thờ cúng thiêng liêng.

Cách dâng hoa ngày nay:

Ngày nay, theo những thay đổi của xã hội và các nghi thức thờ cúng, những đĩa hoa dâng bàn thờ đã không còn. Thay vào đó là các bình hoa đủ loại, đủ sắc. Và mỗi một loại đều có những ý nghĩa nhất định.

Dâng hoa theo ý nguyện

Nếu như trước đây hoa dâng kính trên ban thờ nói chung và ban thờ tổ tiên nói riêng đều phải đảm bảo các tiêu chí về hương và sự biểu trưng cho hình tượng thanh thoát thì ngày nay nhiều gia đình nương theo ý nguyện và sở thích của người đi trước để chọn loại hoa dâng kính phù hợp.

Nếu sinh thời, ông cha thích loại hoa nào thì đó sẽ loại hoa được chọn để làm hoa dâng ban thờ trong những ngày đặc biệt như giỗ chạp, lễ Tết.

Nếu sinh thời, ông cha thích loại hoa nào thì đó sẽ loại hoa được chọn để làm hoa dâng ban thờ trong những ngày đặc biệt như giỗ chạp, lễ Tết.

Dâng hoa theo ý nghĩa

Sen hoặc địa lan thích hợp để dâng bàn thờ Phật

Riêng với ban thờ Phật, hoa chọn dâng phải có ý nghĩa nhất định về sự thoát tục, thanh khiết và cao đẹp như mẫu đơn, hoa sen, hồng thắm, cúc đại đóa… Ngoài ra, về màu sắc, mọi người cũng thường chọn đúng màu vàng hoặc đỏ.

Dâng hoa theo mùa

Hoa nở theo mùa. Vì thế, khi chọn hoa dâng kính, mọi người cũng phải tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên này. Nếu là tháng 7, hoa dâng kính thường là hoa huệ, hoa hồng, hoa địa lan…

Nhưng nếu đó là ngày đầu năm mới, mọi người sẽ thường chọn hoa cúc, hoa cát tường hoặc hoa lay ơn… Ngoài ra, tùy theo điều kiện thời tiết của mỗi một vùng miền mà hoa được chọn dâng ban thờ sẽ có những khác biệt đáng kể.

Hoa nở theo mùa. Vì thế, khi chọn hoa dâng kính, mọi người cũng phải tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên này. Nếu là tháng 7, hoa dâng kính thường là hoa huệ, hoa hồng, hoa địa lan…

2. Những loại hoa không nên dâng cúng trên ban thờ ngày Tết

Khi dâng hoa lên bàn thờ cũng cần hiểu ý nghĩa, chọn cho đúng loại để ban thờ được trang trọng.

Với hoa ly rực rỡ, thơm ngát không nên dâng lễ Phật nhưng có thể dâng gia tiên và nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Một số người kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở ban thờ gia tiên.

Hoa phong lan đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ dịp Tết, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.

Hoa phong lan đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ dịp Tết, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan

Hoa địa lan thơm, không rực rỡ (chỉ có màu xanh, vàng), lại trồng ở đất (khác phong lan) nên không có tính chất khác. Dâng Phật, thánh, gia tiên đều được.

Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp.

Hoa đại (sứ, chămpa) thơm, màu đẹp, nhưng không dùng cúng trên bàn thờ vì giống bộ phận sinh dục nữ, còn theo tích Lào thì là chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng.

Ngoài ra, có những loại hoa không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên, ví dụ, hoa nhài tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (hoa nhài cắm bãi cứt trâu).

Hoa cúc áo (hoa cứt lợn), tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.

Hoa râm bụt có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có chữ “râm” đằng trước. Hoa phù dung tuy tên đẹp nhưng mau tàn, có tích không hay nên cũng không được dùng.

3. Ý nghĩa của các loại hoa dâng ban thờ ngày Tết

Có hàng trăm loài hoa cắm bình dâng cúng vừa đẹp, vừa thơm. Nhưng không phải hoa nào cũng có thể cúng lễ, mà cần chọn hoa cúng phù hợp để việc cúng lễ thêm phần trang nghiêm, thành kính.

Tùy mùa mà chọn hoa bày ban thờ, nhưng xưa nay dân gian hay chọn một số loại hoa tên đẹp, thơm dâng cúng. Cơ bản là hoa cúc, hồng, sen, huệ…

Chọn hoa cúng trên ban thờ như thế nào?

Theo phong thủy ban thờ thì hoa nào dâng cúng trên bàn thờ cũng cần hiểu ý nghĩa, tùy vùng miền mà linh hoạt dùng hoa, không nên cố chấp quá và càng không nên thoải mái quá bởi có nơi hiếm hoa người dân cắt cây chuối non cắm hoa lục bình để cúng.

Hoa cúng không nên kết hợp quá nhiều loại vì sẽ giảm mất sự thanh tao và mất thẩm mỹ. Nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp, và chỉ nên cúng một màu để tạo sự trang nghiêm.

Nhiều nhà có bàn thờ Phật riêng, hoa cúng Phật nên chọn hoa có màu vàng và đỏ như mẫu đơn, cúc vàng, hồng đỏ… là những màu tượng trưng cho nhà Phật để ban thờ được trang trọng (người kỹ tính còn không chọn hoa màu hồng phơn phớt, hoặc màu khác).

Chọn những bông hoa nở to, lựa kỹ tránh những bông bị sâu đục lỗ giữa bông, hoặc úa lá.

Bàn thờ gia tiên chọn dâng hoa cúng như bàn thờ Phật, nhưng có thể chọn thêm hoa màu sắc khác.

Lưu ý:

– Hoa huệ nên mua huệ ta, trưng được lâu.

– Hoa cúc vạn thọ tên hay, màu vàng tươi tắn, biểu trưng cho sự may mắn, thịnh vượng (miền Trung dùng nhiều).

– Hoa cúc vàng đại đóa: tượng trưng cho sự thanh cao, sang trọng và phú quý

– Hoa địa lan thơm, màu xanh, vàng (khác phong lan).

– Hoa đào: xua trừ sự dữ và cầu an lành

4. Những lưu ý khi dâng hoa trên ban thờ

– Linh hoạt: Không nên quá cứng nhắc trong việc chọn hoa bởi nó còn tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng vùng miền. Điều quan trọng hơn hết vẫn là lòng thành của mỗi người. Ngoài ra, nếu không chọn được hoa có màu vàng rực hay đỏ thắm, có thể dùng chọn những loại hoa khác có sắc độ nhạt hơn.

– Tiết chế: Trong một bình hoa, không nên cắm quá nhiều loại hoa với nhiều màu sắc khác nhau vì nó làm mất đi sự trang trọng và ý nghĩa của hoa.

– Cân đối: Theo tín ngưỡng dân gian, sự cân đối là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, ban thờ trang trọng luôn phải đạt được điều này ngay cả với cách trưng hoa.