Top 6 # Ý Nghĩa Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Mâm Cơm Ngày Tết Cổ Truyền Hai Miền Nam

Mâm cơm ngày Tết có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, tùy vào từng địa phương mà ý nghĩa cũng như cách bày trí này có phần khác nhau. Song hầu hết các gia đình từ miền Bắc vào đến miền Nam đều rất cầu kỳ và tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị, bày soạn mâm cơm cúng tổ tiên.

1. Ý nghĩa của mâm cơm ngày Tết

Những món ăn trong mâm cơm cúng tổ tiên ngày Tết đều chứa đựng nhiều giá trị thiêng liêng. Chúng không chỉ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ bao đời mà còn là nét đẹp văn hóa rất đặc trưng của dân tộc. Tết Nguyên Đán được xem là ngày lễ lớn của dân tộc. Đồng thời cũng là thời điểm quan trọng để kết thúc năm cũ, khởi đầu năm mới. Có lẽ vì thế mà nhiều gia đình dù có khó khăn đến mấy cũng cố gắng sắm sửa mâm cơm ngày Tết thật đầy đủ để tưởng nhớ ông bà và mong Tổ tiên phù hộ cho gia đình được ấm no, hạnh phúc.

1.1. Nguyên tắc tứ trụ trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc

Trong cái tiết trời se se lạnh những ngày đầu xuân ở miền Bắc, hầu như gia đình nào cũng đang tất bật chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên. Người miền Bắc nói chung, đặc biệt là người Hà Nội, họ rất coi trọng những giá trị truyền thống. Vì thế mà cuộc sống dù có khó khăn, tất bật đến mấy họ cũng cố vun vén cho mâm cỗ ngày Tết thật trọn vẹn.

Tuân thủ theo những nguyên tắc có từ rất xa xưa, một mâm cỗ cúng tổ tiên ở miền Bắc thường chuẩn bị đầy đủ 4 bát và 4 đĩa. Những thứ này lần lượt tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa và bốn phương. Với những gia đình có điều kiện hơn, mâm cỗ sẽ có đến 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa. Ở đây bên cạnh tứ trụ chúng còn thể hiện ước muốn phát tài phát lộc của nhiều gia đình. Nếu mâm cổ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng thì ngày nay đã có phần giản lược phù hợp.

1.2. Triết lý ngũ hành trong mâm cơm ngày Tết miền Nam

Khác với miền Bắc, mâm cơm ngày Tết ở miền Nam không cần phải tuân thủ một cách khắt khe những quy tắc. Chúng được bày soạn dựa vào điều kiện gia đình, đúng như cái chất hào sảng vốn có của người Nam.

Mặc dù nhìn có vẻ không theo một quy tắc nào, thế nhưng chúng lại được vận dụng khéo léo triết lý ngũ hành, âm dương. Mỗi một món ăn trong mâm cơm cúng Tết đều thể hiện một trạng thái của ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

2. Cách bày trí mâm cơm ngày Tết

Chính vì dựa vào những nguyên tắc khác nhau nên mâm cơm ngày Tết hai miền Nam – Bắc cũng có cách bày trí khác nhau. Chúng thể hiện rất rõ đặc trưng của từng miền.

2.1. Cách bày trí mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Như đã nói, mâm cỗ Tết truyền thống mở miền Bắc rất tinh tế và cầu kỳ. Họ tuân thủ theo nguyên tắc tứ trụ gồm 4 bát và 4 đĩa. Bốn bát bao gồm: một canh bóng thả, một chân giò hầm măng khô, một mọc nấm thả và một miến. Với những gia đình có điều kiện họ còn chuẩn bị thêm một bát su hào thái chỉ, một bát chim hầm để nguyên con.

Bốn đĩa bao gồm: một thịt gà, một nem rán, một bánh chưng và một giò lụa. Nhiều gia đình đông con cháu, họ còn bày thêm đĩa thịt đông, đĩa giò thủ hoặc đĩa cá kho riềng. Bên cạnh đó thì mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho,… được xem là món tráng miệng không thể thiếu.

Đặc biệt, trong những gia đình truyền thống Hà Nội, người ta còn lựa chọn nguyên liệu theo tiêu chí của các cụ ngày xưa. Chẳng hạn như đĩa gà luộc phải dùng gà trống thiến. Hoặc xôi gấc phải có màu đỏ tươi đẹp mắt. Mâm cổ ngày Tết chỉnh chu như thế phần nào thể hiện được ước muốn tài lộc, no ấm của gia đình.

2.2. Cách bày trí mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Những món nhất định phải có

Mặc dù mâm cơm ngày Tết miền Nam thường có gì cúng nấy, phụ thuộc vào điều kiện gia đình, tuy nhiên có những món tuyệt nhiên không thể thiếu. Thịt kho hột vịt, khổ qua nhồi thịt, tôm khô củ kiệu, gỏi ngó sen, lạp xưởng, bánh tét, bánh ít là những món nhất định phải có. Đặc biệt ở những gia đình miền Tây Nam Bộ, người ta còn cho thêm món lẩu cù lao hoặc cá tai tượng chiên xù.

Cũng giống như miền Bắc, mâm cơm cúng miền Nam ngoài những món chính còn có thêm món tráng miệng. Họ thường dùng các loại mứt từ trái cây như: dừa, me, mãng cầu,… để đặt lên mâm cỗ. Đồng thời, các món mứt này cũng thường được chọn để đãi khách ngày đầu Xuân.

Chuẩn bị món ăn theo ngũ hành

Những món ăn phải có trong mâm cơm ngày Tết miền Nam đều tương ứng với từng đặc trưng trong ngũ hành. Ví dụ như món thịt kho tàu có vị mặn sẽ ứng với hành Thủy. Củ kiệu chua ngọt ứng với hành Mộc. Thông thường, để món ăn hài hòa, người ta sẽ kết hợp hai món này với nhau. Vị chua ngọt củ củ kiệu sẽ làm dịu vị mặn của thịt kho tàu. Đúng như nguyên tắc bổ trợ trong ngũ hành.

Bên cạnh đó, trong món thịt kho tàu người ta thường cắt thịt thành khối vuông, tượng trưng cho âm. Còn trứng hình tròn, tượng trưng cho dương. Đây là nguyên lý hài hòa âm dương mà người miền Nam vẫn thường vận dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Tương tự, khổ qua nhồi thịt có vị đắng, ứng với hành Hỏa. Vị ngọt trong đại đa số món mứt tráng miệng ứng với hành Thổ. Và vị cay trong từng chén nước chấm ứng với hành Kim. Ngoài ra, những món ăn này còn thể hiện ước mong mọi việc được suông sẻ, hạnh phúc trong năm mới thông qua việc chơi chữ. Chẳng hạn như mâm cỗ bao giờ cũng có món khổ qua nhồi thịt, thành viên nào cũng nên ăn một miếng để những khó khăn của năm cũ qua đi, chào đón một năm mới với vô số những điều tốt đẹp.

3. Bật mí cách làm hai món canh trong mâm cơm cúng ngày Tết

3.1. Canh bóng thả

Cứ mỗi lần nhìn thấy canh bóng thả thì hương vị ngày Tết như ùa về. Đây là món ăn chưa bao giờ vắng mặt trong mâm cỗ cúng tổ tiên. Tiết trời đầu Xuân ở miền Bắc lành lạnh, húp một bát canh bóng thả nóng hổi, có vị đậm đà từ xương và rau củ, rất dễ khiến người ta siêu lòng.

Nguyên liệu chuẩn bị

200 gram da heo phồng

20 gram gừng

2 quả trứng gà

5 gram bột bắp

100 gram giò sống

200 gram xương heo

50 gram cà rốt

50 gram đậu Hà Lan

50 gram gấc

20 gram hành tây

100 gram súp lơ xanh

50 gram nấm hương

50 ml rượu trắng

Gia vị: nước mắm, hạt nêm, đường trắng, muối, tiêu

Hướng dẫn cách sơ chế nguyên liệu nấu canh bóng thả

Da heo phồng mua về đem ngâm với nước ấm cho mềm, sau đó rửa bằng rượu trắng và gừng giã nhuyễn để loại bỏ mùi hôi. Cà rốt và su hào gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Nếu khéo tay có thể tỉa thành hoa cho đẹp mắt. Súp lơ chẻ miếng nhỏ, cho vào thau nước muối pha loãng ngâm khoảng 15 phút, vớt ra xả lại với nước. Đậu Hà Lan nhặt bỏ xơ. Nấm hương cắt bỏ chân, rửa sạch. Việc lựa chọn các loại rau củ nhiều màu sắc sẽ giúp món canh thêm đẹp mắt.

Trộn giò sống với thịt gấc để tạo màu đẹp mắt. Nêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, trộn đều và để khoảng 15 phút cho gia vị tan đều.

Đập 2 quả trứng gà vào tô, khuấy đều và cho vào chảo chiên chín.

Hướng dẫn cách làm bóng bì và nấu canh

Trải bóng bì ra thớt, dùng muỗng phết giò sống lên trên nhằm tạo độ kết dính để đặt trứng chiên vào. Cuộn bóng bì và dùng hành lá đã chần sơ với nước sôi cột chắt. Cho bóng bì vào nồi hấp chín.

Xương heo mua về rửa sạch, chần sơ qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi. Sau đó cho vào nồi cùng 1 lít nước lọc và bắt đầu ninh. Trong quá trình ninh, thường xuyến vớt bọt nổi lên trên để nước canh trong hơn.

Hầm xương khoảng 45 phút hoặc 1 giờ thì lần lượt vớt ra ngoài, cho các loại rau củ vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn thì mới thả bóng bì đã cắt vào. Canh sôi lại thì tắt bếp. Vớt hết rau củ và bóng bì ra ngoài. Khi nào dùng mới cho nước canh vào. Cách này giúp rau củ vẫn giữ được màu sắc tươi tắn.

Cách nấu canh bóng thả có đôi chút tỉ mỉ, cầu kỳ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa vào dịp Tết cổ truyền. Từng miếng bóng bì mềm mềm, dai dai hòa với vị rau củ tươi mát và nước hầm xương đậm đà mang đến bữa cơm gia đình thật đầm ấm.

3.2. Canh khổ qua nhồi thịt

Nếu ngày Tết miền Bắc có món canh bóng thả truyền thống thì miền Nam lại không thể thiếu món canh khổ qua nhồi thịt.

Nguyên liệu chuẩn bị

3 trái khổ qua

200 gram thịt xay

30 gram nấm mèo

20 gram ngò rí

30 gram nấm hương khô

50 gram hành lá

50 gram nấm rơm

40 gram miến

Gia vị: muối, tiêu xay, đường trắng, hạt nêm

Hướng dẫn cách làm nhân nhồi khổ qua

Nấm hương, nấm mèo và miến tàu đem ngâm trong nước ấm cho nở mềm rồi cắt thành sợi nhỏ. Hành lá nhặt sạch, cắt phần đầu trắng ra để riêng, còn phần lá hành xanh cắt nhuyễn.

Trộn thịt xay, nấm mèo, nấm hương, miến tàu và hành lá vào chung với nhau, nêm thêm 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê tiêu xay và 2 muỗng cà phê đường. Để yên từ 10 đến 15 phút cho gia vị tan đều.

Khổ qua cắt khúc đôi hoặc khúc 3 vừa ăn, nạo bỏ ruột, rửa lại với nước rồi dùng khăn giấy thấm cho sạch nước. Dùng muỗng múc hỗn hợp nhân thịt và nhồi vào khổ qua. Nén chặt để nhân không bị rơi ra ngoài khi nấu.

Hướng dẫn cách nấu canh khổ qua

Bắc nồi lên bếp, cho vào 800 ml nước lạnh, thêm nấm rơm đã rửa sạch, đầu hành và khổ qua vào. Nấu lửa lớn đến khi nước trong nồi sôi thì nêm nếm gia vị vừa ăn và hầm khổ qua khoảng 1 tiếng với lửa nhỏ cho mềm.

Để kiểm tra độ chín của khổ qua, dùng nĩa xiên vào. Nếu thấy nĩa dễ dàng xiên qua thì nghĩa là khổ qua đã mềm. Lúc này bạn có thể tắt bếp, rắc thêm ít hành ngò cắt nhuyễn và chuẩn bị thêm chén nước mắm ớt là có thể thưởng thức.

Mặc dù mâm cơm ngày Tết ở hai miền Nam Bắc có sự khác nhau về cách bày soạn, song hầu hết mỗi gia đình đều rất chăm chút và trân trọng trong từng mâm cỗ cúng tổ tiên. Đây không chỉ là sự tín ngưỡng mà còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua bao đời.

Lệ tổng hợp

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Của Người Dân Miền Nam Và Ý Nghĩa

Người miền Nam xem mâm ngũ quả như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài. Những sản vật này là sự kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa, thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.

Điểm khác biệt của mâm ngũ quả miền Nam so với các miền

Người dân Nam Bộ rất cầu kỳ trong khâu lựa chọn những loại quả xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên.

Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam thường có các loại quả: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Điều đặc biệt mâm ngũ quả ở miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh.

Ông Nguyễn Cung Hà, Viện Nghiên cứu và ứng dụng Tiềm Năng con người cho rằng, ngày nay hoa quả ngày càng phong phú, vì thế có thể mâm ngũ quả có thể trở thành mâm thập quả. Thế nhưng, tên gọi “ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời nên người dân vẫn luôn gọi là mâm ngũ quả.

Nếu như người miền Bắc, nải chuối xanh dần như không thể không có trên mâm ngũ quả thì người miền Nam lại kiêng kỵ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó.

Bên cạnh đó, quả cam cũng ít được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hoặc trái lê cũng ít xuất hiện vì đồng nghĩa với “lê lết”,…

Mâm ngũ quả người miền Nam thường là: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.

Ý nghĩa mâm ngũ quả người miền Nam

Nếu như ở miền Bắc người dân vẫn chọn số quả lẻ khi chưng mâm ngũ quả ngày Tết, thì người dân miền Nam lại thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi chưng.

Với người dân miền Nam mâm ngũ quả ngày Tết luôn thể hiện cho 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây là 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của người Việt nói riêng và của văn hóa Á Đông nói chung.

Mâm ngũ quả ngày tết của người dân miền Nam đều mang một nghĩa chung sâu sắc đó là thể hiện lòng hiếu thảo, ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới.

Mỗi một loại quả được chọn bày biện trong mâm ngũ quả ngày Tết người dân miền Nam đều mang những ý nghĩa riêng:

Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.

Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.

Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.

Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.

Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Cách Bày Và Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ở 2 Miền Nam, Bắc

Ngũ quả còn tượng trưng cho thành quả của những người nông dân sau một năm lao động. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người lao động thành kính dâng lên ông bà tổ tiên. Số năm còn là số tượng trưng cho sự sống, sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.

Trong những ngày tết cổ truyền của người Việt Nam, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu. Mỗi loại quả đều mang ý nghĩa riêng, thể hiện những ước muốn của gia chủ trong năm mới.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Theo truyền thống, mâm ngũ quả gồm 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính với các bậc tổ tiên.

Ngoài ra, ngũ quả còn tượng trưng cho thành quả của những người nông dân sau một năm lao động. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người lao động thành kính dâng lên ông bà tổ tiên. Số năm còn là số tượng trưng cho sự sống, sự phát triển, sinh sôi, nảy nở.

Hiện nay, do một số yếu tố mà người ta không quá cứng nhắc trong việc phải chọn 5 loại quả nữa. Tut nhiên, ở miền Bắc, người ta vẫn chọn số quả lẻ để bày mâm ngũ quả ngày Tết. Trong khi đó, người miền Trung và miền Nam lại thoải mái hơn khi không quan trọng số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu quan tâm đến ý nghĩa của các loại quả.

Dù không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng khi bày mâm ngũ quả, mọi người vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: chỉ bày quả, không bày thêm hoa hoặc thực phẩm khác, số lượng trên mâm chỉ tính loại, không tính quả.

Mâm ngũ quả 2 miền Nam, Bắc

Hiện nay, mâm ngũ quả được bày theo sở thích và điều kiện của gia chủ, tùy từng địa phương với những đặc điểm về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng. Chẳng hạn, mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối xanh để thể hiện ước muốn được thiên nhiên che chở, bảo vệ giúp công việc làm ăn được thuận lợi.

Trái lại, mâm ngũ quả của người miền Nam lại không có chuối bởi theo họ, từ chuối đọc gần giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống. Người miền Nam cũng không bày cam trong mâm ngũ quả bởi người xưa có câu “quýt làm cam chịu”, nếu bày cam thì sẽ không may mắn.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (đọc gần giống như “cầu vừa đủ xài sung), hoặc có thể thêm 3 trái thơm (dứa) để làm chân thể hiện sự vững vàng.

Người miền Bắc lại quan niệm rằng, tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, miễn sao đẹp mắt là được. Ngày nay, cuộc sống hiện đại hơn, các loại trái cây cũng phong phú hơn, do đó, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, tổ tiên nên cách bày mâm ngũ quả ngày Tết cũng bắt mắt hơn.

Mâm ngủ quả không chỉ bó buộc trong 5 loại quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay 10 loại quả. Và quan niệm về số quả là chẵn hay lẻ cũng không còn quan trọng. Dù số quả là bao nhiêu thì người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.

Cùng Danh Mục

Gợi Ý Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam

Việc chuẩn bị một mâm cỗ ngày tết 2020 để cúng gia tiên trong dịp cuối năm và gia đình cùng sum vầy là một truyền thống lâu đời của người Việt. Liệu mâm cỗ ngày Tết miền Nam có giống với vùng miền khác? Cùng khám phá ngay trong bài viết sau.

I. Các món ăn trong mâm cỗ tất niên ngày Tết miền Nam

Nếu ở miền Bắc có bánh chưng thì người miền Nam có món bánh tét trên mâm cỗ ngày Tết. Bánh tét có nhiều loại khác nhau như bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét thập cẩm, bánh tét không nhân.

Bánh tét thường được chuẩn bị gói trước nửa tháng để chuẩn bị cho mâm cơm cúng cuối năm. Bánh tét được gói từ lá chuối và lạc quấn xung quanh. Vỏ bánh được làm từ gạo nếp, còn nhân bánh bên trong thì được làm nhân đậu xanh, thịt heo, đậu đen … tùy thuộc vào từng loại bánh. Bánh được nấu chín rồi đem ra cắt thành từng lát và thường được ăn kèm với củ kiệu chua để tăng thêm hương vị và ngon miệng hơn.

2. Thịt kho nước dừa ngậy ngậy

Thịt kho là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền nam. Bạn nên lựa chọn thịt lợn tươi sống an toàn giá tốt tại siêu thị Adayroi làm món này. Thường để nồi thịt được thơm ngon, bạn nên chọn thịt ba chỉ được kho cùng hột vịt cho đến khi nước dùng săn và miếng thịt cùng trứng có màu vàng nâu cực kỳ bắt mắt và thơm ngon. Nồi thịt càng kho, càng thấm, càng ngon, vì vậy, các gia đình ở miền Nam thường nấu một nồi thịt kho, ăn dần trong Tết. Thịt kho thường dọn chung với cơm trắng, hoặc cuốn bánh tráng, dưa món đều rất ngon.

Canh khổ qua dồn thịt với ý nghĩa cầu mong mọi cơ cực và khó khăn đi qua và mong mọi điều thuận lợi may mắn và tươi sáng cho một năm mới đến. Tuy món ăn này có vị hơi đắng nhưng cực kỳ tốt với sức khỏe đặc biệt là trong những ngày Tết

Canh khổ qua được làm từ những trái khổ qua được lấy hết hạt bên trong ruột sau đó dồn hỗn hợp thịt băm nhuyễn trộn cùng nấm mộc nhĩ, bún và gia vị. Sau đó được nấu chín. Món ăn này luôn có mặt trong các mâm cơm chiều 30 Tết của người miền Nam.

Đây chỉ là món ăn kèm nhưng không thể thiếu trong các bữa ăn cũng như mâm cơm cúng của người miền Nam trong dịp Tết. Củ kiệu tôm khô được ăn kèm cùng các món ăn khác, vị chua của kiệu giúp cho món ăn chính đỡ ngán hơn. Tôm được chọn là loại tôm khô nguyên chất vẫn giữ được mùi vị ngọt không chất bảo quản. Trong mâm cơm cúng ngày Tết thông thường dĩa củ kiệu tôm khô thường được đặt giữa mâm để mọi người cùng thưởng thức .

Nem rán chua ngọt cũng là một món ăn không thể thiếu trong các mâm cơm gia đình ngày Tết của người miền Nam. Nem rán vô cùng thơm vợi vị ngọt bùi béo và với lớp nhân thịt kết hợp bỏ bánh ngoài giòn tan tạo được cảm giác ăn hoài không ngán cho người dùng.

6. Gỏi cuốn

Đôi khi trong mâm cỗ Tết miền Nam cũng xuất hiện món gỏi cuốn. Bên trong món gỏi cuốn có nhiều nguyên liệu đa dạng từ các loại rau, tôm thịt cá tươi sống. Gỏi cuốn thường chấm với tương đen hay mắm nêm đều rất ngon miệng. Món ăn này mang ý nghĩa đem lại một cái Tết sum vầy và trọn vẹn hơn cho các thành viên trong gia đình của bạn.

Ngoài củ kiệu là món ăn kèm thì của cải ngâm chua ngọt cũng là món ăn kèm được nhiều người chế biến và có mặt trên mâm cơm cuối năm. Hai món ăn kèm này cũng có thể được thay thế cho nhau giúp giảm độ ngán khi ăn cùng các món ăn khác.

Đây là món xôi đệ nhất của người miền Nam vì thế việc món xôi này xuất hiện trong mâm cơm cúng của người miền Nam là điều dễ hiểu. Món ăn này mang ý nghĩa gia đình sung túc và ấm no hơn trong năm mới.

Nếu người miền Bắc có giò lụa thì người miền Nam cũng có món chả bò trên mâm cúng ông bà ngày cuối năm. Đôi khi miền Nam cũng dùng chả giò nên 2 món chả này có thể thay thế cho nhau. Chả bò thường ăn với cơm trắng hoặc ăn không, khi ăn cắt ra từng khoanh. Với vị ngon khó cưỡng, có thể bạn sẽ ăn hết lúc nào không hay đấy

Đây là một món ăn truyền thống của người miền Nam và miền Tây nên vì thế các món ăn lạp xưởng có trong mâm cỗ ngày Tết miền nam là điều rất phổ biến. Lạp xưởng có thể được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như chiên, luộc, nướng hay dùng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn khác. Hiện nay, bạn có thể tìm mua lạp xưởng tươi ngon dễ dàng tại các cửa hàng hay ngoài chợ

Mứt dừa được xem là món ăn dân gian của người dân miền Tây và miền Nam. Với vị ngọt thanh cùng vị béo của dừa nên mứt dừa thường được chưng cúng trong các mâm cơm Tết. Với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, hồng, vàng … không chỉ mứt dừa mà các loại mứt thơm ngon giúp tô điểm thêm mâm cúng được màu sắc và đẹp hơn.

II. Gợi ý mâm cỗ ngày Tết miền Nam ngon chuẩn vị Những mâm cỗ Tết của miền Nam bạn có thể tham khảo trong là:

Mâm cỗ số 1: Sự kết hợp của bánh tét, thịt kho, canh khổ qua và củ kiệu. Đây được xem là mâm cỗ cơ bản nhất bạn có thể chuẩn bị. Thường dùng cho gia đình nhỏ, ít người

Mâm cỗ số 2: Bánh tét, gà luộc, canh khổ qua, giò lụa và giò xào, gỏi cuốn ăn kèm củ kiệu tôm khô, lạp xưởng, xôi vò.

Mâm cỗ số 3: Bánh tét, củ kiệu tôm khô, , Gỏi tôm thịt, xôi vò, chả bò, thịt kho trứng.

Mâm cỗ số 4: Bánh tét, xôi vò, của cải ngâm chua ngọt, lạp xưởng, canh khổ qua, trái miệng với mứt dừa và các loại hoa quả

Mâm cỗ số 5: Bánh tét, thịt kho, xôi vò, , gỏi bông chuối, chả bò, lạp xưởng, mứt dừa.

Mâm cỗ số 6: Bánh tét, của cải ngâm chua ngọt, canh khổ qua, chả bà, mứt dừa.

Mâm cỗ số 7: Bánh tét, chả bò, xôi vò, gỏi cuốn, củ kiệu tôm khô, canh khổ qua, mứt dừa.

Với những món ăn trên bạn có thể tự thực hiện một mâm cỗ theo ý của mình sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và sở thích của các thành viên trong nhà. Hy vọng bữa cơm tất niên cuối năm của gia đình bạn sẽ tràn ngập niềm vui và tiếng cười để chào đón năm mới thêm nhiều may mắn.