Top 12 # Ý Nghĩa Mâm Cơm Tất Niên Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Mâm Cơm Tất Niên Của Người Việt

Mâm cơm tất niên là nét đẹp trong văn hóa người Việt

Năm hết, Tết đến là lúc con cháu đi học, đi làm ăn xa trở về quê hương, gia đình đoàn tụ. Mâm cơm tất niên vào ngày 30 Tết có ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Sau những tháng ngày học tập và làm việc chăm chỉ, đây là lúc tất cả thành viên được gặp nhau. Từ thời xa xưa, dù có thiếu thốn đủ bề thì vào ngày Tết, mọi nhà đều chuẩn bị một mâm cơm cho thật đủ đầy, với nguyện ước năm mới sẽ được ấm no, làm ăn đại phát hơn năm cũ. Người xưa quan niệm nhà càng có nhiều con cháu sum họp trong bữa cơm cuối năm thì càng may mắn. Vì thế, cảnh mọi người quây quần bên mâm cơm thể hiện phúc lộc và hạnh phúc.

Mâm cơm tất niên thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn

Mâm cơm tất niên không chỉ là lúc đại gia đình được gặp lại nhau. Nó còn là lúc con cháu được bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên. Một năm trôi qua làm ăn thuận lợi, học hành tiến tới, nhờ có ông bà phù hộ cho con cháu thuận buồm xuôi gió. Ngày cuối năm này là thời điểm mà con cháu tìm về và tri ân đến tổ tiên đã giúp đỡ mình. Đó là truyền thống đẹp của dân tộc ta, thể hiện đạo lý làm người mà cha mẹ, ông bà đã dạy dỗ.

Mâm cơm tất niên là phong tục cần được gìn giữ

Bữa cơm vào ngày cuối năm này luôn để lại ấn tượng khó phai nhòa. Mỗi con người Việt Nam dù có đi đâu xa nhưng trong lòng vẫn sẽ mãi luôn khắc ghi hình ảnh những người yêu thương đang quây quần bên mâm cơm sum họp. Mâm cơm tất niên, mâm cơm chào tạm biệt năm cũ và chuẩn bị cho một mùa xuân mới. Vì ý nghĩa vô cùng tuyệt đẹp đó mà từ xưa tới nay, nó không thể thiếu được trong dịp Tết.

Những món ăn tuy không quá cầu kỳ nhưng đủ để thể hiện lòng thành kính của con cháu. Mỗi vùng miền sẽ có những món ăn khác nhau, cách bày trí có khác nhau một chút. Nhưng cái chung nhất không thể thiếu đó là hương vị ngày Tết. Là những món ăn quen thuộc của ngày Tết: Bánh chưng xanh, bánh tét, bánh giò hay đĩa xôi, con gà. Không cần quá cầu kỳ, những món ăn thân thuộc được dâng lên với lòng thành kính là đã thể hiện được tất cả. Lòng thành không phụ thuộc vào mâm cao cỗ đầy mà cốt lõi là chính ở cái tâm của người chuẩn bị. Ông bà tổ tiên sẽ nhìn thấy được điều đó.

Cuộc sống đang vô cùng hối hả. Mọi người giờ đây ai cũng hối hả bận rộn với trăm công nghìn việc. Nhưng cứ chiều 30 Tết, nhà nhà vẫn tranh thủ thời gian chuẩn bị bữa cơm dâng lên ông bà. Đó là một phong tục đẹp, thật đáng trân quý. Nó cần phải gìn giữ và phát huy muôn đời. Để con cháu sau này sinh ra và lớn lên biết nhớ về cội nguồn. Các bạn trẻ sẽ biết và tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp này

Mâm Cơm Cúng Tất Niên Đầy Đủ Ý Nghĩa

Bạn đã từng chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên cùng với gia đình chưa? Vậy mâm cơm cúng tất niên cần có những gì? Cùng Phụ nữ và Gia đình tìm hiểu ngay qua bài viết này!

Cúng tất niên là một phong tục tập quán mang nét đẹp văn hóa Việt Nam. Đây cũng là bước đánh dấu sự kết thúc của năm cũ, đón năm mới đến với mong muốn mang sự bình yên đến cho gia đình.

Lễ cúng tất niên được thực hiện vào chiều ngày 30 tết, ngày cuối cùng của một năm âm lịch. Bên mâm cơm tất niên sẽ có những chuyện vui nhưng cũng không thiếu những chuyện buồn, những khó khăn trong cuộc sống. Mọi người cùng nhau ăn cơm, cùng nhau giãi bày, chỉ đơn giản là gia đình là nơi họ có thể tin tưởng mà chia sẻ và gia đình luôn là chỗ dựa, là người lắng nghe tuyệt vời nhất.

Đây chính là ý nghĩa quan trọng nhất mà lễ tất niên mang đến, sự sum vầy và tình yêu thương của gia đình cho những đứa con làm ăn nơi xa tìm về. Không khí ấm cúng của gia đình là điều quý báu nhất sau khi đã trải qua bao nhiêu chuyện trong cuộc sống.

Cùng chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên sẽ có đầy đủ:

Món ăn trong mâm cơm cúng tất niên miền Bắc

Sáu bát: giò heo hầm măng, lưỡi lợn, miến, mọc, mực, nấm thả

Tám đĩa: thịt gà, thịt lợn, giò lụa, chả quế, bánh chưng, trứng muối, dưa hành, cá kho

Mâm cỗ tất niên miền Trung và miền Nam gần giống với miền Bắc nhưng có thêm một số món như:

Bố trí mâm cúng tất niên

Cách bày biện cỗ cúng tất niên như sau:

Mâm ngũ quả, hương hoa, trầu cau, trà rượu được đặt trên bàn thờ

Mâm cỗ được đặt ở phía dưới, trên một chiếc bàn dài hình chữ nhật và trước bàn thờ

Cách thắp hương tất niên

Trong lễ cúng tất niên, thông thường người nam gia chủ sẽ đọc văn khấn. Bài văn khấn sẽ bao gồm hai phần, phần 1 là bài cúng tất niên cuối năm khi cúng gia tiên ở trong nhà. Ở phần văn khấn thứ hai sẽ được khấn ở ngoài trời với mục đích cúng thần linh.

Món chay cúng tất niên

Canh rau củ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Rau củ luộc

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Súp lơ và cà rốt sau khi tạo hình thì rửa sạch lại với nước

Đun sôi nước trên bếp, bạn thêm vào một chút muối để màu rau đẹp hơn

Sau khi nước sôi thì cho súp lơ vào đun sôi 3 phút, cho cà rốt vào đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp.

Giò, chả chay

Món này làm tại nhà khá cầu kỳ và mất công, nên nếu không có thời gian và vật dụng để làm bạn có thể mua tại các cửa hàng bán đồ chay.

Hành muối

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Hành củ ngâm với nước vo gạo qua đêm để lột vỏ và bỏ phần rễ ngoài

Để hành ráo nước sau đó đem phơi ngoài trời cho héo bớt

Đun sôi đường và giấm theo tỉ lệ 1:1 sau đó để thật nguội

Xếp số hành bên trên vào hũ thủy tinh, củ to thì bạn xếp bên dưới sau đó đổ hỗn hợp giấm đường vào

Dùng nan tre chèn hành để hành không bị nổi lên.

Để lọ hành ở chỗ thoáng mát từ 5 đến 7 ngày là dùng được

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Ngâm gạo nếp qua đêm sau đó vo lại và để ráo nước

Lấy phần ruột gấc, nếu không có gấc tươi bạn có thể dùng gấc trữ đông

Thêm một chút rượu vào ruột gấc rồi trộn cùng với gạo nếp

Bạn có thể bỏ hạt hay giữ tùy theo sở thích

Xóc gạo cùng với muối trắng sau đó cho vào nồi hấp

Sau 20 phút nước sôi là sẽ được xôi, bạn dùng đũa xới đều sau đó cho thêm đường và dầu ăn để món xôi ngon hơn.

Ý Nghĩa Của Bữa Cơm Tất Niên Ngày Tết

Bữa cơm tết niên ngày tết không chỉ là lúc cả gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Mà đây là còn dịp con cháu tri ân đến ông bà, tổ tiên đã phù hộ suốt một năm qua làm ăn phát đạt, học hành thuận lợi. Thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Bữa cơm tất niên vào chiều cuối năm còn là khoảnh khắc thiêng liêng của tất cả gia đình. Sau một năm làm ăn, học hành vất vả thì mọi người lại quây quần bên nhau, dù ai đi đâu, làm gì thì cũng đoàn tụ lại, sum họp vào ngày hôm nay. Không chỉ là một bữa cơm bình thường, bữa cơm tất niên còn là lục mọi người cùng nhau chia sẻ những khó khăn, những vui buồn của năm cũ, cùng nhau chúc phúc cho một năm mới sắp đến.

Vào chiều 30, mọi gia đình đều đã chuẩn bị xong việc đón Tết, đặc biệt bữa cơm Tất niên, cùng chuẩn bị mâm cơm ngày tết và mọi người càng đông đủ thì càng tốt. Với quan niệm gia đình nào càng có nhiều thành viên, càng có nhiều thế hệ đoạn tụ trong bữa cơm tất niên ngày Tết thì chứng tỏ gia đình đó có “phúc lộc đề đa” nhiều may mắn, hạnh phúc.

Từ thời bao cấp khó khăn, thiếu thốn trăm bề những tới bữa cơm tất niên ngày Tết, ai ai cũng cố gắng lo đủ một mâm cơm với đầy đủ, nhiều món ăn thể mong muốn năm sau được no đủ, sum vầy hơn nữa. Trên mâm cỗ cúng mỗi nơi một khác, nhưng không thể thiếu những món ăn như bánh chưng, bánh tét, gà luộc, xôi, …. Ngoài mâm cơm cúng thì không thể thiếu mâm ngũ quả, những loại quả thường được sử dụng là chuối, bưởi, sung, táo, … Tùy từng gia đình mà có thêm câu đối đỏ, “gậy ông vải” (là 2 đôi mía còn đủ cả ngọn, lá tươi tốt, buộc khum vào nhau ở hai bên bàn thờ).

Những phong tục ngày tết cổ truyền ở Việt Nam

Ngày nay, tuy nhịp sống gấp gáp hơn, cuộc sống vội vã nhưng mọi gia đình vẫn duy trì cúng cỗ chiều 30 tết như một phong tục đẹp. Có một thực tế là bên cạnh những người thực hiện nghi thức này theo đúng lệ xưa, đáng chê trách có nhiều người vẫn còn mua nhiều vàng mã đốt trong ngày lễ tất niên mà chưa chắc đã hiểu hết ý nghĩa của nghi thức đó, hoặc chọn những món ăn quá cầu kỳ tốn kém, không hợp khẩu vị và phong tục người Việt. Sự thành kính đâu cốt bởi đồ cúng lễ hay mâm cao cỗ đầy mà điều chính là phải ở tâm của mỗi người. Bữa cơm tất niên cần để lại ấn trong mỗi người một cảm xúc khó quên, đến nỗi dù có đi đâu xa, người Việt vẫn thường nhớ đến bữa cơm đặc biệt này, và cùng hướng về nơi có những người thân đang quây quần bên mâm cơm tiễn biệt năm cũ, chuẩn bị đón xuân sang nơi quê hương yêu dấu.

Ý Nghĩa Của Mâm Cơm Tất Niên Và Lễ Cúng Chiều 30 Tết

Đừng nên làm những điều này trong tháng 12 âm lịch nếu không muốn mang vận xui vào người

Những điều cần biết khi lau dọn ban thờ, tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp để rước thêm tài lộc

Ba lễ cúng quan trọng không thể thiếu trong tháng 12 âm lịch

Những điều cần lưu ý khi dọn bàn thờ ngày tết nếu không muốn tiền tài không cánh mà bay

Phân biệt mâm cơm tất niên và mâm cơm cúng giao thừa

Mâm cơm tất niên nằm trong lễ cúng chiều 30 tết phải đủ đầy bánh chưng (hoặc bánh tét), gà luộc, xôi, hương hoa, rượu… Bên cạnh đó là mâm ngũ quả gồm nải chuối xanh, bưởi, sung, quất, ớt… Tùy vào điều kiện của mỗi nhà mà thức món chuẩn bị cầu kì hay đơn giản.

Còn mâm cúng đêm giao thừa lại diễn ra vào đúng 12h ngày 30 tết (hoặc 0h ngày mùng 1 tết) với lễ vật gồm gà luộc, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, 9 chén rượu (3 chén có rượu màu đỏ, 3 chén có rượu màu vàng, 3 chén có rượu trắng), 5 chén trà, vàng mã, 2 cây nến và một đĩa xôi gấc. Do đó, không nên nhầm lẫn giữa 2 mâm cơm này là một.

Ý nghĩa của mâm cơm tất niên Lễ cúng chiều 30 tết

Đối với người Việt, chuẩn bị lễ cúng chiều 30 và bữa cơm tất niên được coi là công việc cuối cùng của năm cũ. Năm nào cũng vậy, chiều 30 tết, con cháu trong gia đình lại tất bật với việc dọn mâm cỗ đầy, trước để kính mời ông bà, tổ tiên về thăm con cháu, sau là để đoàn tụ cả gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên.

Theo phong tục cổ truyền, mâm cơm tất niên sẽ được sử dụng trong lễ cúng vào chiều ngày 30 tết trước ban thờ tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Trong đó, lễ cúng chiều 30 đóng vai trò như một thủ tục, còn mâm cơn tất niên được coi là món quà “cây nhà lá vườn” của thế hệ con cháu để cảm tạ, tri ân đối với thế hệ đi trước vì đã luôn dõi theo, soi chiếu và chở che cho mình trong suốt một năm sắp qua.

Mặt khác, với quan niệm tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho thế hệ đi sau để gặp nhiều may mắn, tránh được vận đen điều gở, dụ như có gặp thì cũng nhanh chóng tai qua nạn khỏi, bình an vô sự, mâm cơm tất niên đóng vai trò như một “món quà hối lộ” của thế hệ con cháu cầu mong tổ tiên giúp đỡ trong năm mới.

Ngoài ra, bữa cơm tất niên sau khi đã thực hiện xong lễ cúng chiều 30 sẽ là một dịp để quây quần con cháu. Vì vậy, theo phong tục xưa, đây chính là dịp để bậc bố mẹ trong gia đình giới thiệu các con, các cháu; bậc con cháu có dịp ra mắt, “diện kiến” với ông bà, tổ tiên. Từ đó, tổ tiên mới biết được công việc, nghề nghiệp, những khúc mắc, khó khăn… trong một năm mà thế hệ đi sau gặp phải để phù hộ độ trì.

Tuy nhiên, mâm cơm tất niên (bữa cơm tất niên) không chỉ mang nhiều tầng ý nghĩa đối với việc tỏ lòng thành kính của người sống và người đã mất trong một gia đình mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng giữa những người thuộc thế hệ con cháu với nhau.

Theo đó, bữa cơm tất niên là “trung tâm” quây quần tất cả các thành viên trong gia đình với nhau, từ già đến trẻ, từ trai đến gái, từ người làm ăn xa đến người sống trên đất tổ tiên… Có thể trong cả một năm sắp qua, các thành viên trong gia đình khó có thời gian gặp gỡ và trò chuyện cùng nhau thì đây chính là dịp để cả nhà đoàn tụ. Mọi người ngồi quanh mâm cơm tất niên, nâng ly rượu chúc nhau năm mới và kể cho nhau nghe những chuyện đã qua cùng những mục tiêu sắp tới.

Trẻ nhỏ lâu ngày không gặp nhau cũng được một dịp vui chơi, tụ hội và “biết mặt anh, mặt em, biết người trên kẻ dưới” trong gia đình, họ hàng quanh mâm cơm tất niên.