Top 7 # Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trên bàn thờ của mọi gia đình người Việt đều bày mâm ngũ quả cúng tổ tiên. Ngũ quả – thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của Khổng giáo.

Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại trái cây.

Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm của mỗi vùng mà có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau.

Với màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo cùng những ý nghĩa sâu xa, mâm ngũ quả làm cho ngày Tết cổ truyền dân tộc thêm phần sinh động và thiêng liêng hơn.

Những quả chin đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.

Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú!

Mâm ngũ quả miền Nam Khác với người miền Bắc, người dân Nam Bộ có phần cầu kỳ hơn trong khâu chọn lựa những loại quả sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam óng ả vui mắt như người Bắc.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái:mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Ngày nay, hoa trái ngày càng nhiều và phong phú. Vì vậy mâm ngũ quả theo đó mà có thể trở thành thập quả, tuy vậy, cái tên gọi:“ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết và không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp và rực rỡ.

Nó thể hiện sinh động cho ý tưởng, triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tuy mỗi miền mỗi khác nhưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây của nét văn hóa dân tộc và ý nguyện cầu hòa, an, đủ mà người dân Việt Nam gửi gắm.

Sưu tầm

Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc gồm những loại gì và có ý nghĩa tượng trưng cho điều gì chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Mâm ngũ quả ngày tết được xem là điều không thể thiếu trong các lễ vật dâng cúng tổ tiên đêm 30 tết.

Đây không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ và mong chờ ông bà đoàn tụ về ăn tết cùng con cháu mà còn là nét đẹp tâm linh ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Ở mỗi miền nước ta đều có những quan niệm riêng và cách bài trí mâm ngũ quả ngày tết khác nhau. Cùng chúng tôi khám phá mâm ngũ quả ngày tết của những người dân miền Bắc nước ta để tìm hiểu được những nét đẹp và quan điểm rất riêng

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Mâm ngũ quả ngày Tết Miền Bắc nói chung thể hiện ý nghĩa lớn lao nhất chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đến tổ tiên cũng như những bậc đi trước. Ngoài ra, chúng cũng ẩn chứa ý nghĩa quan trọng là thành quả lao động của người dân sau một năm làm việc và sự báo cáo với các bậc cấp trên. Ngoài ra, tùy theo sự bày biện mâm và từng vùng miền khác nhau mà mâm ngũ quả còn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc hay của bất cứ miền nào cũng bao gồm 5 loại quả khác nhau với 5 màu sắc nổi bật khác nhau. 5 loại trái cây này tượng trưng cho 5 mong ước và 5 ý nghĩa riêng của từng vùng miền. Tuy nhiên chung quy lại chúng mang ý nghĩa tượng trưng cho 5 chữ Phú, quý, thọ, khang, ninh. Xét về nguồn gốc màu sắc thì 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên ông bà của mình. Ngoài ra, 5 loại màu của trái cây ở một số vùng còn tượng trưng cho các ngũ hành trong vũ trụ lần lượt là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Một điểm nhấn khác về ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc chính là chúng tượng trưng cho lịch sử tín ngưỡng dân tộc Việt Nam của ta. Ngày nay, tùy thuộc điều kiện mùa màng các loại trái cây sẵn có ở địa phương, tùy thuộc vào nét văn hóa vùng miền và đặc điểm quan niệm riêng mà mâm ngũ quả ngày tết được bày biện theo từng địa phương riêng có nét khác nhau.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường bao gồm các loại trái cây gồm chuối, tay phật, đu đủ, sung, cam, quýt chín, hồng, mận… Ý nghĩa của các loại quả này có thể hiểu lần lượt như sau.

Nải chuối xanh

Mâm ngũ quả ngày Tết Miền Bắc không thể thiếu nải chuối xanh. Đây là một trong những loại trái cây không thể nào thiếu trên mâm ngũ quả ngày tết của người miền bắc kể cả trong các dịp giỗ hoặc thờ cúng thông thường. Đây được xem là loại hoa quả chính không thể thiếu và là loại có ý nghĩa quyết định chủ lực trên bàn thờ.

Chuối là loại cây dễ sống, được trồng nhiều ở miền quê và rất thân thuộc với người dân miền Bắc. Nải chuối xanh tượng trưng cho bàn tay ngửa lên nên có ý nghĩa đem đến sự bình an, đa phúc lộc. Màu sắc của chuối biểu tượng cho mùa xuân và là sự tinh túy xanh ngát của đất trời.

Phật thủ (hoặc bưởi)

Loại quả này cũng được bày chính giữa mâm như “con át chủ bài” cho toàn mâm ngũ quả. Ý nghĩa của loại trái cây này là người dâng lên cầu mong trời phật ban lộc, ban sự may mắn bình cho gia đình và những người thân yêu của mình.

Hai loại quả này là những loại quả tiếp theo không thể thiếu trên mâm ngủ quả ngày tết có ý nghĩa biểu tượng cho sự đầy đủ, sung tung mà người dâng muốn những bậc trên che chở và mang tới cho gia đình mình. Ngoài ra họ cũng mong tránh xa được sự khó khăn, bần hàn.

Cam, quýt, hồng, mận

Những loại quả này có thể thay thế cho nhau tùy thuộc theo mùa có loại quả nào thì người ta sẽ sử dụng loại quả đó. Những loại quả nhỏ có màu sắc tươi sáng này tượng trưng cho ý nghĩa no đủ và hạnh phúc.

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Cách trình bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc sao cho đúng theo ý nghĩa và phong tục xưa nay của người dân. Loại dĩa mà người dân miền bắc thường dùng là loại mâm tròn tượng trưng cho sự no đủ, sung túc mà họ mong muốn có được thông qua hình dáng của chiếc đĩa. Các loại trái cây được bày biện như sau:

Đầu tiên nải chuối xanh sẽ được đặt ngay chính giữa mâm làm chủ chốt và nâng đỡ cho tất cả các loại trái cây còn lại. Loại này cũng được bỏ dưới cùng trong tất cả các loại chuối xanh. Bàn tay tượng trưng này giúp che chở nâng đỡ và hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng lại quả ngọt cho gia đình gia chủ.

Thứ hai, có thể là phật thủ màu vàng hoặc bưởi để thay thế nếu không có chuối hoặc được đặt cùng với chuối. Loại này tượng trưng cho hành thổ nên sẽ được đặt chính giữa mâm trong lòng của nải chuối một cách trang trọng, chỉnh chu và hết sức cẩn thận. Loại này có màu vàng hoặc vàng sẫm với các múi chụm lại nhau như bàn tay phật. Chính vì vậy những gia đình nào theo đạo thì nhất quyết không thể thiếu loại trái cây này. Loại trái cây được gọi là bàn tay phật này có ý nghĩa mang theo niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Trong trường hợp không có bàn tay phật thì có thể sử dụng quả bưởi để thay thế với ý nghĩa tương tự như phật thủ.

Thứ ba, các loại quả nhỏ còn lại có màu đỏ, hồng hoặc các màu sắc tươi sáng sẽ được bày biện tiếp theo xung quanh phía xung quanh hoặc được để giữa các quả chuối. Các loại cây cụ thể gồm: Loạt trái cây có màu đỏ ứng với mùa hạ thuộc hành hỏa (cam, quýt chín, trứng gà, quả hồng, quả ớt sừng…); tiếp theo là loạt trái cây có màu ứng với hành kim tượng trưng cho mùa thu có màu trắng như quả mận trắng hoặc quả đào. Cuối cùng là loạt quả có màu đen hoặc màu sậm tối tượng trưng cho hành thủy của mùa đông như mận, hồng xiêm…. Tất cả những loại quả này không bắt ép phải tuân thủ theo tuần tự nào mà có thể trình này tuần tự xung quanh và người bày phải tạo được hình tháp sao cho trông tròn địa và đẹp mắt nhất thì đạt.

Alonhadat theo TẠP CHÍ SHTT

Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Trung Thu

Tết trung thu hay còn gọi là tết đoàn viên, là dịp để mọi người quây quần bên nhau, chia sẻ và yêu thương nhau nhiều hơn. Trong ngày tết đặc biệt này không thể thiếu đi bánh dẻo, bánh nướng, hạt dưa, hạt bí, và tất nhiên, quan trọng nhất là phải có mâm ngũ quả.

Nguồn gốc của mâm ngũ quả Mâm ngũ quả đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc của mâm quả đặc biệt này. Thực ra, mâm ngũ quả ra đời là dựa theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả là tượng trưng cho sự đủ đầy, yên ấm.Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, số năm của mâm ngũ quả là con số chỉ sự trung tâm, là con số của sự sống. “Quả” được cho là biểu tượng của sự sung túc, là biểu thị của tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Chính vì vậy mà mâm ngũ quả đã ra đời để thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt Nam ta.Ý nghĩa mâm ngũ quả trong ngày tết trung thu Mang ý nghĩa chung là thế nhưng mâm ngũ quả ở từng vùng miền lại không giống nhau và mỗi vùng lại mang một ý nghĩa khác.Ở miền Bắc Mâm ngũ quả bao gồm chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Người miền Bắc sẽ đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác và chuối thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Tiếp theo, chính giữa nải chuối là quả bưởi và đào, hồng, quýt đặt ở xung quanh. Có thể thay thế bưởi bằng quả phật thủ cũng được. Còn lại những chỗ khuyết thì đặt xen kẽ quýt vàng, táo xanh hoặc ớt đỏ. Ngày nay thì nhiều người thường chọn những loại trái cây có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên tất cả đều nhằm để cầu tiền tài, sung túc và ấm no.

Ở miền Trung Mâm ngũ quả của người miền Trung thì thường không quá cầu kì, có gì cúng nấy vì đặc điểm của mảnh đất miền Trung là thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi và còn ít hoa trái, thường có nhiều nhất là: đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối… Cách sắp xếp mâm ngũ quả cũng tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi người và thành kính dâng lên tổ tiên để cầu được bình an, may mắn trong cuộc sống.Ở miền Nam Người miền Nam rất coi trọng phong tục thờ cúng và mâm ngũ quả vì thế cũng được chuẩn bị khá cầu kì. Trên mâm ngũ quả của người dân miền này thường có đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung, được hiểu là “Cầu sung vừa đủ xài”. Đặc biệt, mâm ngũ quả phải có chân đế là 3 trái dứa thể hiện sự vững vàng và một cặp dưa hấu tượng trưng cho lòng trung nghĩa của người phương Nam.Mặc dù ở mỗi vùng miền lại có sự khác nhau về các loại quả và cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết trung thu nhưng hàng trăm năm nay, mâm ngũ quả đã trở thành một nét đặc trưng trong phong tục của người Việt Nam. Mâm ngũ quả là cách để người Việt thể hiện tấm lòng, sự tôn kính của mình đối với tổ tiên và cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình và dòng họ mình.

Ý Nghĩa Sức Khỏe Từ Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Mong một năm thịnh vượng, sung túc, mâm ngũ quả còn có ý nghĩa sức khỏe chống lão hóa, bổ sung vitamin, chất điện giải…

Theo quan niệm truyền thống, mâm ngũ quả tượng trưng cho 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ trong cấu trúc vũ trụ.

Mâm ngũ quả chưng vào ngày tết với ý nghĩa: “cầu – dư – vừa – đủ – xài” (cầu mong được dư dả). Tùy theo quan niệm và vùng miền, chọn 5 loại trái cây chưng tết, có vùng thay thế dưa hấu thành quả sung: “cầu – sung – dừa – đủ – xài” để cầu mong sự sung túc.

Bên cạnh các giá trị văn hóa, các loại trái cây trong mâm ngũ quả còn có nhiều giá trị dinh dưỡng.

Các loại trái cây trong mâm ngũ quả còn có nhiều giá trị dinh dưỡng.

Mãng cầu

Tên loại quả này phát âm giống lời cầu chúc năm mới.

Theo Healthline, mãng cầu chứa nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa… giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn bệnh tim, tiêu diệt tế bào ung thư…

Dừa

Người miền Nam phát âm “vừa” thành “dừa”. Họ cầu mong mọi sự luôn ở mức vừa phải, không quá túng thiếu và dư dả.

Quả dừa cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, magie, canxi, kali… ngăn ngừa sỏi thận, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, bổ sung chất điện giải…

Đu đủ

Đu đủ tượng trưng cho sự đủ đầy, sung túc trong năm mới.

Đây là loại quả tốt cho tiêu hóa, sức khỏe tim mạch, chống lão hóa, ung thư, giúp mắt khỏe mạnh…

Xoài

Người miền Nam phát âm thành “xài”, mong muốn việc tiêu xài trong năm mới không thiếu thốn.

Xoài được mệnh danh là vua của các loại trái cây. Nó có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hỗ trợ phát triển thị lực, ngăn ngừa ung thư…

Dưa hấu

Dưa hấu là loại quả mọng nước, tươi mát, tượng trưng cho sức sống và sự may mắn trong năm mới.

Đây là loại quả nhiều nước, chất xơ và vitamin C, tốt cho da và tóc, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm đau nhức cơ, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng…

Sung

Quả sung biểu tượng cho sự sung túc. Loại quả này chứa nhiều dinh dưỡng như chất xơ, canxi, chất chống oxy hóa, vitamin A, C, K, B… Sung cải thiện sức khỏe xương, chữa táo bón, các bệnh về da như vảy nến, chàm, cải thiện bệnh tiểu đường…