Top 4 # Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Iseeacademy.com

Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Ở Ba Miền Bắc

Ý nghĩa mâm ngũ quả trong ngày Tết.

Mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Ngoài ra mâm ngũ quả còn tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.

Dưa hấu, bưởi tượng căng tròn, mát lành hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.

Hồng, quýt với màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.

Lê ( phật thủ) ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.

Lựu nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: thể hiện sự thăng tiến.

Táo: mang ý nghĩa phú quý.

Thanh long: ý rồng mây gặp hội.

Dừa có âm tương tự như là vừa, có nghĩa là không thiếu.

Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.

Xoài có âm na ná như là xài, cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc.

Với người miền Bắc, mâm ngũ quả thường gồm: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa với các màu sắc hài hòa, tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.

Mâm ngũ quả của người miền Trung.

Với mâm ngũ quả miền Trung không câu nệ về chủng loại hay số lượng quả, thường có các loại trái cây có màu sắc tươi sáng như hồng, bưởi, thanh long, dưa hấu.

Mâm ngũ quả của người miền Nam.

Miền Nam có sự phong phú các loại trái cây, người dân lựa chọn các loại quả có tên mang theo sự mong ước ” cầu sung vừa đủ xài” và ” cầu thơm vừa đủ xài”. Các loại trái cây tương ứng là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,…

Đặc biệt, người miềm Nam không chọn cam quýt, lê, táo, lựu, sầu riêng cho mâm ngũ quả. Vì theo quan niệm truyền thống từ xưa là tên gọi của các loại quả trên đồng âm với những ý nghĩa không may mắn.

Các loại quả kiêng kỵ trong mâm quả như sau: Cam, quýt mang ý nghĩa cam chịu,quýt làm cam chịu.

Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Ngày nay để thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên cộng với tính thẩm mỹ người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng với người miền Bắc vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Với người miền Trung và miền Nam không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Một số người thường rửa trái cây cẩn thận để quả bóng, đẹp khi chưng lên mâm tuy nhiên việc làm này sẽ làm cho quả nhanh bị héo, thối rữa nếu có chỗ đọng nước. Vì thế bạn cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch trái cây đó là được.

Nhiều gia đình có thói quen sắm đồ Tết sớm từ ngày 27-28 tết, thậm chí sớm hơn. Trong khi mâm ngũ qua chỉ dâng lên bàn thờ vào đêm 30 Tết. Do đó bạn không nên chọn ngay những quả đã chín đẹp vì khi bày mâm ngũ quả, trái cây có thể bị chín quá, lá héo và vỏ nhũn mềm, thay vào đó bạn có thể chọn những quả già chưa chín hẳn khi bày mâm ngũ quả, quả chín tới và không bị thối

Tuy mỗi miền có sự khác biệt về văn hóa, song việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết luôn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam. Cho dù sinh sống ở phương trời nào, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp Tết nguyên đán nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc &Amp; Ý Nghĩa Của Nó

Người dân miền Bắc nổi tiếng là những người khuôn khổ, nguyên tắc với lối suy nghĩ rất chu toàn. Chính vì vậy những phong tục tập quán trong ngày tết được họ chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong đó có mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc là cả tấm lòng họ gửi gắm vào đó để tiễn biệt một năm cũ qua đi và chào đón năm mới tới với bao điều mong ước mới.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc? Người miền bắc rất ưa chuộng chuối và đây được xem là loại quả chủ lực cho toàn bộ mâm hoa quả cúng tết. Chính vì vậy chuối là loại quả không thể thiếu trên bàn thờ hoa quả. Tiếp theo chính là phật thủ tượng trưng cho bàn tay phật) hoặc bưởi – hai loại trái cây này có thể sử dụng thay thế cho nhau. Tiếp theo là các loại quả nhỏ còn lại có màu đỏ, hồng hoặc các màu sắc khác như cam quýt, mận, táo… để xung quanh các loại quả chính trên. Đặc biệt người miền Bắc quan niệm và quan trọng dĩa đựng hoa quả. Nhất định dĩa đựng phải là loại dĩa tròn chứ không phải các loại hình thù khác. Dĩa tròn tượng trưng cho sự tròn đầy, sung túc và no đủ, điều này tượng trưng cho năm mới với mong muốn của người dân được ấm no và đầy đủ tốt lành hơn năm mới.

Tiếp theo bạn bày phật thủ hoặc bưởi thay thế (một trong hai loại quả bạn chọn loại quả nào cũng được vì có ý nghĩa tương tự nhau). Tuy nhiên với những người theo phật hoặc theo đạo thì nhất quyết phải dùng quả phật thủ. Một trong hai loại quả này sẽ được đặt ngay chính giữa nải chuối.

Cuối cùng các loại quả nhỏ khác được trình bày xung quanh giữa kẽ của các quả chuối hoặc đặt phía trên quả chuối sao cho đẹp mắt và gọn gàng là được. Mâm ngũ quả của người miền Bắc phải càng tròn trịa khi bố trí sắp xếp các loại quả xong thì càng tốt và càng có ý nghĩa.

Ý nghĩa đặc trưng của mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Nhiều ý kiến cho rằng mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường được chỉnh chu và quan trọng hơn so với các miền còn lại. Tuy nhiên trên thực tế là tùy quan niệm và suy nghĩ của người dân ở từng vùng khác nhau mà mâm ngũ quả mang những nét đặc trưng rất riêng. Người miền Bắc trọng lễ nghĩa và rất coi trọng đời sống tâm linh. Chính vì vậy ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết được họ đặc biệt coi trọng. Những ý nghĩa nổi bật tốt đẹp mang đậm truyền thống người Việt Nam có thể khái quát như sau:

Mâm ngũ quả thể hiện toàn diện và đầy đủ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”của dân tộc ta. Đây chính là tỏ rõ lòng thành kính và sự biết ơn của người dân tới ông bà tổ tiên, các đấng sinh thành cũng như những người che chở họ trên cao mà họ thầm kính trọng, ngưỡng mộ. Dĩa hoa quả bày lấy thơm lấy thảo cùng các món ăn khác để mời ông bà tổ tiên về ăn tết chung vui với gia đình của mình, với con cháu.

Thứ ba, việc bày mâm ngũ quả chính giữa bàn thờ – nơi trang trọng và linh thiêng nhất trong gia đình còn mang ý nghĩa tâm linh hết sức tốt đẹp là mong muốn ông bà tổ tiên, những người ở trên cao phù trì phù hộ cho con cháu trong năm mới với nhiều điều tốt đẹp và may mắn hơn; mong ngóng bà che chở con cháu vượt qua những điều tai ương hoặc vận xấu kém may mắn có thể ập tới.

Mâm ngũ quả bắt buộc phải có đầy đủ năm loại trái cây khác nhau với những ý nghĩa khác nhau mang sự tốt đẹp riêng muốn gửi gắm. 5 loại trái cây này không chỉ có kích thước nhau mà còn có màu sắc khác nhau cũng mang những ý nghĩa đặc trưng riêng. Cụ thể mâm ngũ quả với 5 loại trái cây tượng trưng cho Phú, quý, thọ, khang, ninh. Ngoài ra xét theo góc độ vũ trụ thì năm loại trái cây này còn tượng trưng cho năm hành mệnh khác nhau của con người lần lượt là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ý nghĩa của từng loại trái cây tượng trưng trong mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc có thể hiểu như sau:

Nải chuối xanh tượng trưng cho bàn tay ngửa lên trên bao bọc và che chở tất cả mọi thứ khác. Đây là biểu tượng cho mùa xuân tươi thắm và căng tràn sức sống đem đến sự bình an và phúc lộc cho gia chủ.

Phật thủ hoặc bưởi tượng trưng cho chữ lộc với mong ước các bậc trên ban phước lộc, bình an đến cho con cháu trong gia đình và xua tan đi những điều xu xẻo không may mắn hoặc tai ương có thể ập tới với gia đình.

Đu đủ hoặc sung tượng trưng cho mong ước sung túc đầy đủ, một năm mới làm ăn phát đạt và tấn tới hơn năm cũ.

Các loại trái cây khác như cam, hồng, mận, quýt… có màu sắc tươi sáng tượng trưng cho sự tươi vui, hòa thuận và may mắn của cả gia đình trong năm mới tới.

Đặt vé máy bay tết giá rẻ tại chúng tôi

Bạn đang mong muốn đặt được tấm về với gia đình nhưng giá thành tới nơi đó lại quá mắc? Bạn đang có công việc cần gấp một tấm vé máy bay với mức giá rẻ nhất nhưng không đủ thời gian xoay xở tìm vé giá rẻ trên mạng vì công việc quá bận bịu?

Hãy ngừng lo lắng và nhanh chóng liên hệ với của chúng tôi qua hotline (028) 7300 1886. Đây là địa chỉ đặt vé máy bay trực tuyến đơn giản và thuận tiện nhất được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bạn chỉ cần để lại thông tin cá nhân cần thiết cho nhân viên của chúng tôi, đội ngũ booker chuyên nghiệp sẽ nhanh chóng tìm cho bạn tấm vé máy bay theo yêu cầu với mức giá rẻ nhất. Sau khi đặt végiá rẻ thành công thì chúng tôi sẽ nhanh chóng liên hệ lại với bạn và cung cấp đầy đủ các thông tin về chuyến bay cho bạn. Sau khi xem xét bạn có quyền quyết định có mua vé hay không tùy vào nhu cầu của bản thân.

Ý Nghĩa Của Mâm Ngũ Quả 3 Miền (Bắc

Ở Việt Nam, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền, mỗi loại quả đều mang ý nghĩa riêng. Gốm Sứ bảo Lộc xin được phép chia sẻ về Ý nghĩa của mâm ngũ quả 3 miền như thế nào để các gia đình cần phải hiểu và gửi gắm cầu mong trong năm mới.

Mâm ngũ quả là mâm quả có 5 loại khác nhau, mỗi loại quả tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc của loại quả đó. Ngoài ra, từ ” ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt để đạt ngũ phúc lâm môn gồm: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.

Tùy từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng, người ta còn chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả trên ban thờ.

Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, đón may mắn, bao bọc và chở che.

Phật thủ: Bàn tay Phật để che chở cho cả gia đình.

Bưởi: Mong ước an khang, thịnh vượng.

Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt và thăng tiến trong công việc.

Cam và quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt.

Lê: Vị ngọt thanh, ngụ ý làm việc gì cũng suôn sẻ.

Lựu: Có nhiều hạt tượng trưng cho con đàn cháu đống.

Đào: Tượng trưng sự thăng tiến.

Táo: Tượng trung cho phú quý và giàu sang.

Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện cho sự phát tài phát lộc.

Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào và may mắn.

Quả trứng gà: Mang ý nghĩa là lộc trời cho.

Sung: Gắn với biểu tượng của sự sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.

Đu đủ: Tượng trung cho sự thịnh vượng, đủ đầy.

Xoài (phát âm giống như từ “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không hề thiếu thốn.

Mâm ngũ quả của miền Bắc

Mâm ngũ quả của người miền Bắc được bày theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì vậy, mâm ngũ quả được phối theo 5 màu khác nhau gồm: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.

Cách bài trí, sắp xếp màu sắc của từng loại quả phải xen kẽ với nhau để trông đẹp mắt, hợp phong thủy của ngày Tết. Tuy không quan trọng việc có nhiều hay ít, nhưng mọi người đều phải sắm đầy lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa của từng loại để bày cúng.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có 5 loại gồm: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.

Cách bày mâm truyền thống: Chuối đặt ở dưới cùng để đỡ lấy các loại quả khác. Giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng, các loại quả được bày xung quanh. Những chỗ còn trống được đặt xen kẽ như quýt vàng, táo xanh, hoặc ớt chín đỏ.

Do hoa quả ngày càng đa dạng nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Giờ đây người ta cũng không quá câu nệ cứng nhắc ngũ quả nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả, có thể thêm nho, táo xanh, ớt đỏ, hồng xiêm,… Dù bày biện nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả của người miền Trung

Miền Trung có nhiều vùng nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên cũng không quá câu nệ về hình thức. Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính lên tổ tiên. Vì vậy, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn tươi ngon là được.

Các loại quả thường thấy ở miền Trung như thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt,…

Mâm ngũ quả của người miền Nam

Mâm ngũ quả miền Nam được bày theo ” Cầu sung vừa đủ xài “, với ý nghĩa mong muốn năm mới đủ đầy và sung túc, tương ứng với 5 loại quả là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả dứa với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu mong may mắn.

Người miền Nam kiêng kỵ cúng vài loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang lại ý nghĩa không tốt, như:

Chuối: còn có nghĩa là chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.

Lê, táo: có nghĩa là lê lết, đổ bể, dễ dàng thất bại.

Cam, quýt: Đơn giản là quýt làm cam chịu.

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, dù khác nhau về vùng miền nhưng ý nghĩa của mâm ngũ quả 3 miền như thế nào thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong có một năm mới an khang, thịnh vượng, hạnh phúc và đủ đầy.

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Bày trí mâm hoa quả cúng trên bàn thờ ngày tết là thứ không thể thiếu. Một phần thể hiện sự trang nghiêm nơi thờ cúng, thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, cội nguồn. Một phần đem lại may mắn, vận khí tốt lành cho gia chủ.

Theo quan niệm xa xưa, mâm hoa quả thờ cúng cần chuẩn bị tối thiếu 5 loại trái cây. Năm loại quả này tượng trưng cho 5 yếu tố trong ngũ hành âm dương Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Mặc khác theo quan niệm dân gian thì mâm ngũ quả còn biểu tượng cho sự hòa hợp, sự sinh sôi nảy nở và phát triển của sự sống. Tùy theo vùng miền mà việc lựa chọn năm loại hoa quả này khác nhau. Mỗi loại quả tượng trưng một ý nghĩa, điềm tốt lành trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, một số quan niệm cho rằng mâm ngũ quả trưng ngày tết còn tượng trưng cho những sản vật đúc kết từ công sức, mồ hôi, nước mắt của người lao động. Hi vọng những sản vật này được dâng lên tổ tiên và phù hộ gia chủ được bình an, khỏe mạnh và hạnh phúc viên mãn trong cuộc sống.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Tùy theo vùng miền mà cách bày trí mâm ngũ quả ngày tết khác nhau. Với mâm ngũ quả miền Bắc không thể thiếu những loại quả như chuối, cam/ quýt, bưởi, đào, hồng, lựu,… Mỗi loại quả tượng trưng cho một ý nghĩa và điềm tốt lành riêng.

+ Nải chuối hoặc quả phật thủ: loại quả này tượng trưng cho sự che chở và bảo vệ của trời Phật. Hi vọng trời phật thương phù hộ cuộc sống ngày càng thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

+ Bưởi, cam, quất,.. : tượng trưng cho vẹn tròn, viên mãn, đại diện cho năm mới tài lộc đầy nhà, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

+ Đào, hồng: đại diện cho sự may mắn, thành công, sự tươi tắn và thành đạt trong cuộc sống.

+ Lựu: đại diện cho may mắn về đường con cái, sức khỏe dồi dào và bình an.

Tùy theo sự khéo léo của từng người mà cách bày trí mâm ngũ quả ngày tết khác nhau. Thường mâm ngũ quả miền Bắc sẽ đặt nải chuối hoặc quả phật thủ ở chính giữa mâm. Sau đó đặt những quả bưởi, hồng, đào… chín mọng đặt xung quanh. Tùy theo kích thước to nhỏ mỗi loại mà cách bố trí sao cho phù hợp nhất. Một mâm ngũ quả đẹp mắt luôn đòi hỏi nhiều yếu tố.

Mâm ngũ quả miền Nam

Với phong tục người miền Nam, nhất là người miền Tây. Mâm ngũ quả ngày tết thường là cầu – dừa – đủ – xoài – sung. Năm loại quả này tượng trưng cho sự khao khát trong cuộc sống năm mới.

Hi vọng mâm ngũ quả cúng bàn thờ sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ. Bên cạnh đó nhiều người còn chọn thêm trái khổ qua để trưng trong mâm ngũ quả. Hi vọng mọi khó khăn, khổ sở của năm cũ đều tan biến. Năm mới đón nhận nhiều điều tốt lành trong cuộc sống.

Đặc biệt trong quan niệm người miền Nam kiêng kỵ mâm ngũ quả có chuối. Bởi họ nghĩa trưng chuối là cả năm làm ăn đều “chúi” xuống, khó ngẩn đầu lên được. Bên cạnh mâm trái cây cúng bàn thờ, mọi gia đình chọn cặp dưa hấu để hai bên bàn thờ. Điều này sẽ giúp gia chủ tạo thêm phần trang nghiêm nơi thờ cúng.

Mâm ngũ quả miền Trung

Mâm ngũ quả miền Trung có phần giống với miền Bắc. Tuy nhiên năm loại trái cây này được biến tấu khác nhau. Tùy theo mỗi gia đình mà mâm ngũ quả khác nhau.

Khi bày trí mâm ngũ quả, bạn nên đặt những quả to và nặng ở phía dưới, tiếp đến là những quả nhỏ và mọng nước phía trên. Để tạo nét đẹp và ấn tượng riêng, nhiều người chọn hoa cúc cài vào vị trí rỗng giữa các quả.

Cần lưu ý gì khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

Thường mâm ngũ quả ngày tết được bày trí vào ngày cuối năm và thờ cúng đến hết mùng. Để đảm bảo vẻ đẹp của mâm ngũ quả, gia chủ cần chú ý những vấn đề sau đây:

– Nên chọn quả trái cây tươi, còn cuống lá, đặc biệt không có vết dập hoặc sâu.

– Với nải chuối, nên chọn chuối chín cây và còn xanh. Mỗi nải tầm 12 – 16 quả, đặc biệt không được chuối quá chín.

– Tuyệt đối không rửa hoa quả trước khi cúng, thay vào đó hãy dùng khen lau sạch. Tránh trái cây nhanh chóng hơn trong thời gian cúng.

– Hãy luôn đặt mâm ngũ quả bên trái bàn thờ, vị trí này so với bàn thờ và hướng ra ngoài cửa chính của ngôi nhà.

Bên trên là cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc, Trung, Nam. Tùy theo vùng miền, phong tục từng nơi mà cách bày trí mâm ngũ quả cúng bàn thờ khác nhau. Việc bày trí mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ tạo vẻ đẹp, sự trang nghiêm trên bàn thờ. Nó còn đem lại vận khí may mắn, tài lộc cho gia chủ. Giúp các thành viên trong gia đình được khỏe mạnh, bình an và gặp nhiều may mắn.