Cập nhật thông tin chi tiết về Trấn Trạch Là Gì? Lễ Trấn Trạch Nhà Mới Nên Chuẩn Bị Gì? mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trấn trạch là một trong những nghi thức, thủ tục thường thấy ở các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên trấn trạch là gì? Có những loại trấn trạch nào? Cần chuẩn bị những gì? Vẫn đang là thắc mắc của khá nhiều người. Để mọi người hiểu rõ hơn, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp tất tần tật thông tin về trấn trạch để mọi người cùng tham khảo.
Trấn trạch nhà là gì?
Trấn trạch là một từ Hán Việt, hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là canh giữ nhà cửa. Mục đích của nghi thức trấn trạch chính là giúp ngôi nhà ổn định, tránh những tác động xấu từ bên ngoài hay các tà khí. Tạo vượng khí cho căn nhà để gia chủ làm ăn phát đạt, khỏe mạnh và bình an.
Khi nào cần trấn trạch nhà?
Ở Việt Nam, các gia đình sẽ tiến hành nghi thức trấn trạch cho gia đình mình khi gặp một trong những trường hợp sau đây:
Long mạch tổn thương
Theo quan niệm từ xưa, mỗi vùng đất đều có long mạch phía dưới, long mạch vượng thì ngôi nhà trên đất đó sẽ vượng theo. Long mạch bị tổn thương, bị đứt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến gia đình, nhất là trong việc làm ăn, gây lục đục trong nhà. Vậy nên khi phát hiện ra long mạch đất bị tổn thương, gia chủ sẽ tiến hành trấn trạch và làm lễ hàn long mạch.
Trấn trạch nhà mới
Hiện nay, để đề phòng những năng lượng xấu xâm nhập, khi làm lễ nhập trạch nhà mới, các gia chủ sẽ thực hiện luôn nghi thức trấn trạch. Mục đích chính là làm vượng khí cho ngôi nhà mới của mình, tạo bình an, cầu sức khỏe cho cả gia đình để an cư lạc nghiệp.
Đất nền nhà có nhiều hàn khí
Đất nền có hàn khí, mức năng lượng thấp hoặc không có cũng là một trường hợp cần phải trấn trạch. Bởi hàn khí và năng lượng thấp sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của những người trong gia đình như: Đau ốm liên miên, luôn trong tình trạng mệt mỏi,…
Xung quanh nhà có nhiều âm khí
Nếu nhà ở gần khu nghĩa địa, hay gần bãi chiến trường xưa, hố chôn tập thể,…. thường phải làm lễ trấn trạch. Như vậy sẽ tránh được những sự xâm nhập của những vong hồn vất vưởng, âm khí từ ngoài vào đất nhà, gây ra sự xáo trộn, thậm chí là phá đường làm ăn của gia chủ.
Các biện pháp trấn trạch hữu hiệu
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp trấn trạch để các gia chủ có thể lựa chọn. Mỗi biện pháp sẽ có những thế mạnh khác nhau để trấn áp, bảo vệ bình an cho nhà cửa, đất đai.
Dùng linh vật hoặc vật phẩm phong thủy
Biện pháp đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là dùng linh vật. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong phong thủy nội thất, linh vật là những vật mang sức mạnh có thể trấn áp được những năng lượng xấu xâm nhập.
Còn vật phẩm phong thủy sẽ là những vật phẩm hợp mệnh của gia chủ để tạo năng lượng tốt, hình thành nên vượng khí cho căn nhà, mảnh đất đó. Các loại linh vật và vật phẩm phong thủy thường sử dụng để trấn trạch bao gồm:
Rồng
: Rồng được xem là linh vật mạnh nhất trong tứ linh. Sở hữu sức mạnh hàng đầu và có thể sống ở trên trời hoặc dưới nước. Với nguồn sức mạnh này sẽ bảo vệ được bình an cho gia chủ.
Rùa đầu rồng
: Hay còn gọi là long quy, loài linh vật này cũng được nhiều gia đình sử dụng để trấn trạch nhà cho mình. Theo quan niệm dân gian, rùa đầu rồng có thể xua đuổi tà khí, mang đến nhiều sức khỏe và trí tuệ cho các thành viên trong gia đình.
Sư tử, chó đá
: 2 loại này được xem là thần canh cửa tốt nhất, có thể xua đuổi tà khí, nhưng vong hồn quấy phá. Linh vật này thường sử dụng để trấn trạch những ngôi nhà xung quanh có nhiều âm khí.
Hồ lô
: Thông thường khi sử dụng hồ lô để trấn trạch, người ta sẽ bỏ thêm các viên tiên đan bên trong. Mục đích chính là bảo vệ thành viên trong nhà khỏi bệnh tật và mang lại sinh khí cho ngôi nhà.
Gương bát quái
: Gương bát quái cũng là một trong những vật phẩm phong thủy dùng để trấn trạch cực kỳ hữu hiệu. Tương truyền trong dân dân, các đạo sĩ sử dụng gương bát quái để thu phục yêu ma, quỷ quái. Do đó, sử dụng vật phẩm này để trấn trạch chính là để xua đuổi tà khí, năng lượng xấu cho ngôi nhà.
Tỳ hưu
: Tỳ hưu là loài linh thú đại diện cho sự giàu sang. Dùng tỳ hưu để trấn trạch giúp tăng cát khí cho ngôi nhà và giúp chủ nhân có được sự tinh thông, sáng suốt, thuận lợi trong công việc, tiền tài.
8 vật phú quý
: 8 loại vật phú quý này khi làm trấn trạch nhà sẽ mang đến rất nhiều may mắn và tiền tài cho gia chủ. Tuy nhiên cần phải tìm đủ 8 loại gồm:
Liên hoa, bảo bình, song ngư, như ý kết, bảo tản, pháp la, bạch cát, pháp luân
mới có hiệu nghiệm.
Dùng bùa trấn trạch
Một biện pháp có phần phức tạp hơn nhưng lại vô cùng hữu hiệu khi trấn trạch đó chính là dùng bùa. Vậy bùa trấn trạch là gì?
Bùa trấn trạch là một loại bùa chú xin từ các pháp sư có tiếng. Khi tạo bùa chú phải được thực hiện ban đêm, pháp sư cần phải tịnh khẩu, tịnh thân và tịnh đàn mới có thể vẽ ra được tấm bùa trấn trạch tốt nhất. Sau khi vẽ xong, lá bùa này sẽ phải được pháp sư đó bái lạy, trình bày rõ ràng khi cầu xin vị thần nào ẩn thân trong lá bùa, trấn trạch nhà nào, gia chủ tên gì.
Lưu ý khi sử dụng bùa trấn trạch, gia chủ cần phải có chút kiến thức về phong thủy và tham khảo chọn thầy pháp uy tín để thực hiện. Tránh mất tiền lại dính phải tai họa gió bay.
Lễ trấn trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì?
Trong lễ trấn trạch nhà mới, các gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những điều kiện sau đây.
Mâm lễ
Mâm lễ làm trấn trạch nhà mới sẽ tùy tâm. Nếu cả gia đình là theo Phật từ trước có thể làm mâm cúng chay. Còn nếu không theo Phật có thể làm mâm cơm, tuy nhiên các đồ mặn cần phải mua ở ngoài về. Tuyệt đối không sát sinh vào ngày làm lễ trấn trạch đó.
Chuẩn bị thêm 1 lọ hoa 5 – 7 – 9 bông ở bên cạnh.
Linh vật hoặc bùa chú trấn trạch
Tùy theo gia chủ có thể chọn linh vật hoặc bùa chú để trấn trạch. Nếu chọn linh vật nên tìm vị trí đặt phù hợp. Nên tham khảo ý kiến của nơi bạn thỉnh linh vật hoặc bùa trấn trạch để có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Văn khấn trấn trạch
Sau khi chuẩn bị mâm lễ và linh vật. Nếu không mời được sư thầy hoặc thầy pháp về làm lễ. Mọi người tiến hành làm lễ và đọc văn khấn trấn trạch sau đây:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
– Con kính lạy Ngài Thành Hoàng Bản Thổ chư vị đại vương
– Con kính lạy đức Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
– Con kính lạy nhị thập tứ khí thần quan, 24 long mạch thần quan, 24 địa mạch quan cùng nhị thập bát tinh tú thần quang.
– Con kính lạy Thanh Long Bạch Hổ, Thổ Trạch, Thổ Khảm, Thủy Bá, Thổ Hầu, Thổ Tú, Thổ Tôn, Thần Quan.
Con kính lạy gia Tiên tiền tổ nội ngoại họ ……..gia, cùng phần âm khuất mày khuất mặt hiện tiền nơi đây.
Tên con là:…………………………………………………………..Sinh năm: …………………….
Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….)
Hôm nay, ngày…… Tháng ….. năm….. (Âm lịch) Tại địa chỉ:…………………………..
Nhân ngày lành tháng tốt chúng con nhất tâm xin phép lễ Trấn trạch trên đất này để xây vách dựng nhà. Kính cẩn sắm biện hương hoa đăng trà quả thực lòng thành tấu lên các chư vị Tiên gia, Tôn Thần cùng Gia tiên họ…….
Chúng con kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức chính thần, các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp ở xứ này, hôm nay con xin phép các Ngài chứng giám lòng thành cho phép chúng con được phép trấn trạch linh vật để trạch đất được an định. Xin các Ngài che chở, hộ mệnh hộ trạch để thợ thuyền thi công thuận may an toàn, căn nhà xây xong thì sinh khí tràn đầy, người tươi cảnh ấm, cho gia đình chúng con sau này cư ngụ nơi đây phong thủy yên lành, sức khỏe dồi dào, tài lộc vượng tiến.
Chúng con kính mời các các cụ Hội đồng Gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng tiếp dẫn lễ vật phù hộ cho con cháu công việc được thuận may mọi nhẽ.
Tín chủ con lại kính mời vong linh Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con nguyện năng tu phước thiện, tránh dữ làm lành, giúp đỡ người hoạn nạn khó khăn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Toàn thể gia đình chúng con thành kính cảm tạ!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”
Ban Biên Tập: Nội Thất Tứ Gia
5
/
5
(
2
bình chọn
)
0/5
(0 Reviews)
Kinh nghiệm: 10 năm
Một kiến trúc sư với nền tảng kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua các công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều anh mang đến cho từng khách hàng.
Trấn Trạch Khi Về Nhà Mới
Trước khi chuyển về nhà mới, người Việt thường có các lễ nghi cổ truyền như nhập trạnh, trấn trạch. Lễ nhập trạch thì chúng ta đã biết rồi. Còn trấn trạch là gì, nghi lễ này còn khá mới mẻ với nhiều người
Trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về trấn trạch. Trấn trạch là gì? và vì sao phải trấn trạch hay có nên trấn trạch hay không.
Trong thuật phong thủy, trấn trạch khi về nhà mới là một công việc không kém phần quan trọng để đảm bảo cho căn nhà nơi bạn và gia đình ở, làm việc được vững vàng và những người sống trong căn nhà đó được an lành, thịnh vượng,.
Vậy khi nào cần trấn trạch : Khi thầy phong thủy xem xét một mảnh đất có nghịch với gia chủ như – mảnh đất có âm phần, có người âm ngụ do để lâu ngày không sử dụng, do thế đất không hợp mệnh gia chủ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ, mà cần trấn trạch – và việc trấn trạch cũng phụ thuộc vào các hướng các thế đất, các long của trạch, việc trấn trạch phụ thuộc vào việc có nên trấn lâu dài hay chỉ tạm thời trong một thời gian nhất định.
Các đối tượng cần trấn trạch
– Khi long mạch khắc trạch chủ: Do không hợp hướng, ví dụ như gia chủ khắc với kim long mà hướng đó lại là kim long thì nên dùng phương pháp khắc chế kim long giảm sự nhọn sắc bén của kim long mà không ảnh hưởng đến sức khỏe công việc làm ăn của gia chủ, Và cũng cần nhận biết đó là âm kim – hay dương kim để sử dụng việc trấn trạch cho phù hợp.
– Khi mảnh đất có âm phần : Âm phần lại chia làm nhiều loại âm khác nhau, như Âm phần ngụ cư và âm phần tạm cư, âm phần chiếm ngụ. Dựa vào từng loại mà sử dụng cách trấn trạch có thời hạn hay trấn trạch lâu dài cho phù hợp.
+ Với âm phần ngụ cư “Vong” : Trấn trạch sao cho hai bên âm- dương cùng chung sống hòa bình trên mảnh đất nhà bạn. Cùng tôn trọng cuộc sống riêng của nhau.
Nhiều khi lạm dụng, đuổi vong đi không giải quyết được việc mà còn ngăn cản chính tổ tiên của mình không thể về được mỗi khi cúng lễ.
+ Đối với âm phần ngụ cư, hay chiếm cư: Nên dùng phương pháp trấn trạch có thời hạn, giới hạn nào đó nhằm ngăn cản sự ngụ cư, chiếm cư bất hợp pháp và tự hết khi thời gian trấn đó hết hiệu lực. Trong đó có sự cải thiện của gia chủ về “phong thủy” giúp việc trấn trạch được tốt hơn.
– Trong việc trấn trạch kể trên khó nhất là trấn phong thủy, Âm trạch, dương trạch cho một mảnh đất đã định sẵn nếu không phù hợp với gia chủ do phải kết hợp với việc tạo long mới – các loại long do con người tạo ra trên phần dương long và dùng bùa pháp, phương pháp ngũ hành trấn trạch bền vững lâu dài.
– Trong việc trấn trạch âm phần “Trấn Vong” việc tác pháp đơn giản hơn tuân theo quy luật chung của tạo hóa, quy luật của sự xắp xếp âm dương. Và pháp sự cũng đơn giản không có gì là cầu kỳ huyền bí.
Nhiều khi chính tư tưởng và suy nghĩ của chúng ta làm nên sự huyền bí của việc trấn. Nếu bạn mời được một người thầy phong thủy chân chính thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn, họ thường không cần các lễ nghi cầu kỳ mà chỉ cần đầy đủ các lễ vật cơ bản là mọi việc hoàn thành nhanh chóng đúng pháp sự, ít tốn kém, họ cũng ít khi sử dụng việc này như một nghề kiếm tiền mà thường tùy duyên mà làm, thuận theo mệnh số và quy luật tự nhiên.
Cũng như công việc của dương gian có sự sắp xếp theo trật tự thứ bậc dõ ràng, chức sắc, chức vị rõ ràng như một thể chế chính quyền các cấp hiện nay.
Rất mong rằng những chia sẻ này giúp cho mọi người hiểu thêm về phương pháp trấn trạch cũng như việc làm của những thầy phong thủy hiện nay. Hãy tìm một thầy phong thủy thực sự có tâm giúp chúng ta thực hiện nghi lễ chứ không phải là một thầy tự xưng lợi dụng lòng tin để trục lợi.
Cách Cúng Trấn Trạch Khi Chuyển Về Phòng Trọ Mới
Trước khi tìm hiểu xem ở nhà trọ có cần cúng nhập trạch hay không, bạn cần hiểu được lễ cúng nhập trạch về nhà mới là như thế nào. Theo quan niệm của ông cha ta thời xưa để lại, lễ nhập trạch được xem là một hình thức ra mắt, xin phép thần linh, thổ địa tại nơi ở mới. Theo suy nghĩ đó, có ý kiến trái chiều là thuê nhà thì không cần làm lễ nhập trạch, bởi lễ này chỉ dành cho gia chủ, mình là người lạ chỉ tới ở tạm nên không cần làm lễ.
Tuy nhiên, có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nếu bạn là người cẩn thận trong tâm linh thì vẫn nên cúng nhập trạch khi ở nhà trọ. Hãy yên tâm rằng lễ cúng nhập trạch tại nhà thuê sẽ đơn giản hơn so với lễ nhập trạch ở nhà mới. Vậy cách cúng khi về phòng trọ mới ra sao.Dịch vụ vận chuyển Kiến Vàng
cúng trấn trạch khi chuyển phòng trọ mới
Cách Cúng Khi Về Phòng Trọ Mới
Lễ nhập trạch tại phòng trọ được tối giản thủ tục, giảm bớt phức tạp trong khâu chuẩn bị nên đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều so với làm lễ nhập trạch tại nhà mới mà bạn là gia chủ. Đối với nhà mới bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ như bếp ga, muối gạo, nước, ấm đun, hoa quả bánh kẹo, rượu thịt… còn nhà thuê thì không quá cầu kỳ. Những vật dụng không thể thiếu trong lễ nhập trạch tại phòng trọ như sau:
Bếp ga mini: Ý nghĩa của vật dụng này là nhằm sưởi ấm căn nhà bạn thuê, thể hiện mong muốn đem lại cảm giác ấm áp cho ngôi nhà. Bên cạnh đó ngọn lửa từ bếp ga cũng thể hiện việc loại bỏ, đốt cháy những việc không may còn sót lại trong nhà.
Muối, gạo, nước – Mỗi loại một hũ: Đây là những vật phẩm không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người, cúng những món đồ này sẽ thể hiện việc duy trì sự sống, đủ đầy, phát triển của cả nhà.
Ấm đun nước: Việc đun nước cũng tượng trưng cho căn bếp, đun nước là hoạt động, nước sôi là mang lại sự ấm áp.
Các Bước Thực Hiện Nghi Lễ Nhập Trạch Tại Phòng Trọ
Tương tự như thủ tục chuyển đến nhà mới, bạn cần chọn ngày lành tháng tốt, giờ đẹp để mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi. Sau khi đã chọn được ngày giờ, hãy tiến hành nghi lễ nhập trạch theo lần lượt các bước sau:
Bước 1: Chờ tới giờ Hoàng Đạo, bật bếp ga mini và đặt trước cửa nhà, việc làm này nhằm tận dụng nguồn lửa ấm áp của bếp để xua tan âm khí, loại bỏ những điều không may còn sót lại trong ngôi nhà.
Sau đó từng người trong gia đình lần lượt bước qua bếp lửa để vào trong ngôi nhà, việc làm này dân gian hay gọi là “đốt vía”, để cắt bỏ sự xui xẻo, âm khí bên ngoài trước khi bước vào nhà. Nếu bạn thuê nhà nguyên căn có bàn thờ, trong lễ nhập trạch, chủ nhà sẽ đi đầu tiên và cầm bát hương, người bê mâm cúng đi cuối cùng
Bước 2: Người trụ cột trong gia đình thắp hương, vái 3 vái và đọc văn khấn thổ địa, thần linh, gia tiên để xin phép cho gia đình được ở trong ngôi nhà.Bước 3: Đun nước, pha trà dâng lên thần linh, tổ tiên.Bước 4: Đợi hương tàn thì tiến hành dọn lễ, hóa vàng. Sau khi hóa vàng xong, hãy báo cáo với gia tiên, thổ địa, thần linh trong khu vực.
Hoàn thành 4 bước trên là lễ nhập trạch nhà thuê đã được thực hiện xong, gia đình bạn chỉ việc chuyển tới sinh sống bởi đã có thổ địa, thần linh chấp nhận và phù hộ cho cả nhà.
Lưu Ý Khi Làm Lễ Nhập Trạch Ở Phòng Trọ
Sau khi chuyển tới nhà mới, vào mỗi ngày rằm và mồng 1 Âm lịch hàng tháng, nên có đĩa hoa quả, bánh trái, thắp nén hương để thể hiện lòng thành kính với gia tiên, thổ công thổ địa.
Lễ nhập trạch cần được tiến hành trang trọng, thành kính, thành tâm dù là nhà trọ, nhà thuê.
Khi khấn, nhớ trình tự khấn từ thần linh tới gia tiên, không được đảo lộn thứ tự hay gộp lại bởi như vậy là bất kính với bề trên.
Khi hạ lễ cần làm lễ bái tạ để cảm ơn thần linh, gia tiên và xin sự phù hộ độ trì của các bề trên.
Không để phụ nữ mang thai hoặc người tuổi Dần dọn nhà, phụ dọn nhà
Chọn hướng bàn thờ đẹp, đúng phong thủy, cần thiết có thể nhờ người có kinh nghiệm hoặc thầy phong thủy, tránh hướng tối kỵ như đối diện nhà vệ sinh, nhà kho, cửa ra vào…
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc ở nhà trọ có cần cúng nhập trạch và cách cúng khi về phòng trọ mới, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc dọn nhà, chuyển nhà để bắt đầu một khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi. Nếu bạn chưa tìm được dịch vụ chuyển nhà trọn gói như ý Kiến Vàng sẽ giúp bạn. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết nên chọn hay chuyển nhà trọn gói nào thì hãy lựa chọn ngay dịch vụ vận chuyển văn phòng hà nội Kiến Vàng Việt Nam nhé chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ uy tín giá rẻ chất lượng nhất trên thị trường hiện nay.
Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm, dàn xe vận chuyển hiện đại, đời mới, chúng tôi cam kết sẽ mang lại sự hài lòng đến với mọi khách hàng. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 0967 116 685 để được tư vấn nhanh nhất.
Nghi Lễ Trấn Trạch, Nhập Trạch, Và Bồi Hoàn Long Mạch Tại Gia
Trước khi Nhập Trạch chuyển về nhà mới, chúng ta nên làm lễ Trấn Trạch. Vậy thế nào là Lễ Trấn Trạch, làm lễ Trấn Trạch cần chuẩn bị những gì, và Cách tự làm lễ Trấn Trạch tại nhà như thế nào. chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách tự làm lễ Trấn Trạch tại nhà đơn giản, có nhiều phước báu theo hướng dẫn của Đại Đức Thích Đạo Thịnh, Trụ trì chùa Khai Nguyên.
1.Chuẩn bị Sắm lễ Trấn Trạch:
Hương, Hoa, Trà Quả, nước lọc,..
Tiền vàng, đèn, nến, quả cau, lá trầu…
Một mâm cúng chay thì tốt ( nếu không có thì không sao)
“Nhà có công việc lớn, sát sinh hại vật cúng bái quỷ thần, không chỉ không có công đức mà còn mất phúc.”- Kinh Địa Tạng
Người đời chưa có học Phật , chưa có niềm tin vào Đức Phật, cúng chay chưa hoan hỉ, họ sợ cúng chay các ngài trách tội, các ngài không ăn cho nên vẫn còn lăn tăn. Tuy nhiên, nếu đã là người Phật tử thì chúng ta biết Cúng chay về nhà mới được là tốt nhất, nếu không có điều kiện làm cỗ chay thì chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo là được. Có điều kiện làm mâm cơm là tốt nhất, và không nên sát sinh trong ngày hôm đó.
2. Hướng Dẫn Tự Thực Hiện Lễ Trấn Trạch Tại Nhà:
Khi Nhập Trạch, vào nhà mới có một nghi lễ gọi là Nghi Lễ Trấn Trạch, Trấn Trạch được hiểu là biện pháp sử dụng các Vật Phẩm Phong Thủy Trừ Tà như Đá phong thủy, bùa chú, tiền cổ, tơ lụa, xương động vật …để hóa giải tà khí cho ngôi nhà. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không hướng dẫn bạn đọc cách Trấn Trạch như trên mà sẽ hướng dẫn Nghi Lễ Trấn Trạch cực kỳ đơn giản, đó là phương pháp Tụng Kinh, mời bạn đọc cùng tham khảo
Mẫu bùa Trấn Trạch theo Phong Thủy
Tụng Kinh Phổ Môn, hoặc Kinh Dược Sư, nếu có thời gian thì tụng kinh Địa Tạng.
(Nếu có điều kiện tụng 3 ngày, 10 ngày, 100 ngày, 1 năm, 3 năm…càng tụng nhiều thì càng tốt)
Trong Các nghi lễ tụng Kinh Phổ Môn hoặc Kinh Dược Sư thì đều có Chú Đại Bi và Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.
Nghi Lễ Trì Tụng Kinh Phổ Môn Nghi Lễ Trì Tụng Kinh Dược Sư Nghi Lễ Trì Tụng Kinh Địa Tạng
3. Hướng Dẫn Nghi lễ Bồi Hoàn Long Mạch
Trước khi làm Nghi Lễ Bồi Hoàn Long Mạch đọc 3 Biến Chú Đại Bi và Thập Chú.
3 Nén Hương, ta sẽ đốt 3 nén hương rồi viết vào chậu nước các chữ sau : “Thanh-Tịnh-Thủy-Liền-Hoàn Long-Mạch”. Các thầy sẽ kết ấn Chuẩn Đề còn Gia chủ không biết kết ấn thì niệm 21 Biến Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú, Đọc xong vẩy xung quanh đất cát nhà cửa.
Chú Chuẩn Đề: Khể thủ quy y Tô-tất-đế, Đầu diện đảnh lễ thất cu chi. Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn đề, Duy nguyện từ bi thùy gia hộ. Nam-mô tát đa nẩm tam-miệu tam-bồ đề, cu chi nẩm, đát điệt tha. Án, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề, ta bà ha!
Bạn đang xem bài viết Trấn Trạch Là Gì? Lễ Trấn Trạch Nhà Mới Nên Chuẩn Bị Gì? trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!