Xem Nhiều 3/2023 #️ Tu Sửa Và Xây Mộ Cho Ông Bà Tổ Tiên Cần Lưu Ý Những Gì? # Top 5 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tu Sửa Và Xây Mộ Cho Ông Bà Tổ Tiên Cần Lưu Ý Những Gì? # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tu Sửa Và Xây Mộ Cho Ông Bà Tổ Tiên Cần Lưu Ý Những Gì? mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc tu sửa hay xây mộ cho ông bà tổ tiên nên làm tháng nào phù hợp?

Theo kinh nghiệm thực tế cũng như theo kiến thức phong thủy thì thời gian xây dựng tu sửa xây dựng mộ trong một năm thích hợp nhất là vào trước tiết thanh minh và thời điểm cuối năm.

Theo phong tục của người Việt Nam thì tiết thanh minh chính là thời điểm con cháu tưởng nhớ về ông bà, cha mẹ, và đây cũng là thời điểm hợp lý để xây lại khang trang nơi an nghỉ cho tổ tiên.

Bên cạnh đó, thời điểm tiết thanh minh là tháng 3 hàng năm nên đó là khoảng thời gian để con cháu có thể thoải mái trong công việc hơn. Khoảng thời gian này rất thích hợp hãy tranh thủ tu sửa cho phần mồ mả của gia tiên.

Bên cạnh khoảng thời gian trước tiết thanh minh thì tại Việt Nam việc xây mộ cho ông bà tổ tiên cũng diễn ra phổ biến từ tháng 8 âm lịch trở đi đặc biệt là tháng 10, 11. Theo các nhà nghiên cứu phong thủy thì đây là thời gian vô cùng thuận lợi để các gia đình xây dựng mồ mả.

Bên cạnh việc chú ý về thời gian tu sửa xây mộ tháng nào thì gia chủ cũng cần chú ý một số điểm quan trọng:

Chọn một khu đất tốt chính là yếu tố quan trọng và tiên quyết đầu tiên để có được một phần xây dựng mồ mả hợp phong thủy. Chọn vị trí cao tránh ngập lụt, tránh nơi nhiều cây lớn, nơi đất yên tĩnh…

Xây dựng mộ theo kích thước Lỗ Ban phong thủy

Chọn mẫu xây dựng lăng mộ, mồ mả theo nhu cầu, theo phong thủy

Công viên nghĩa trang Bình Định An Viên tọa lạc trên khu đất đắc địa có quy mô 60 hecta tại phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây được xem là vùng đất nghỉ ngơi của Rồng với sự giao thoa hài hòa về mọi mặt.

Giáp ranh thành phố Quy Nhơn mang nét đẹp tổng hòa giữa vẻ đẹp hiện đại và sự yên bình của thành phố Biển là nơi lý tưởng xây mộ cho ông bà.

Tổng thể Bình Định An Viên được phát triển theo mô hình một không gian mở liên hoàn, không tách biệt với không gian xung quanh nhưng vẫn đảm bảo được sự uy nghiêm cần thiết.

Bên cạnh những khu chức năng, phần lớn cảnh quan của công viên được bao phủ bởi các mảng xanh xen kẽ kênh đào và hồ nước, tạo cho người viếng thăm cảm giác yên bình và dễ chịu, khác với không khí ngột ngạt khô cằn thường thấy của các khu nghĩa trang mà cũng hợp yếu tố phong thủy vượng tài lộc cho gia chủ có người thân an táng nơi đây.

Quý khách có nhu cầu đến tham quan Công viên nghĩa trang vui lòng liên hệ:

CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG BÌNH ĐỊNH AN VIÊN

VPDD: Tầng 1 Tòa nhà Pisico, 99 Tây Sơn, P. Ghềnh Ráng, Tp. Quy Nhơn, Bình Định

Hotline: 0899 986 968

Email: anvienbinhdinh@gmail.com

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tu Sửa Lăng Mộ, Sửa Chữa Mộ Phần

Như đã nói ở trên, xây dựng cho ông bà tổ tiên đã sớm trở thành một nét văn hóa trong tâm linh của người dân Việt. Không chỉ vậy quá trình này còn được chuẩn bị vô cùng cẩn thận để tránh những sai sót cũng như đảm bảo chất lượng tốt nhất cho ngôi mộ được xây nên. Tuy nhiên, không có thứ gì là bền đẹp mãi mãi cả. Lâu dần cũng có những trường hợp khiến gia chủ bắt buộc phải tu sửa. Khi đó gia chủ cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi sửa chữa mộ phần để tránh những ảnh hưởng xấu đến phong thủy.

Khi nào phải tu sửa lại mộ phần?

Đầu tiên, chính là khi xuất hiện các tình trạng sụt lún, nứt vỡ. Đây là tình huống rất dễ xảy ra nếu điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chính những tác động vô hình của thiên nhiên đã khiến cho những ngôi mộ hỏng và nứt vỡ. Đặc biệt với những ngôi mộ đã được xây dựng từ lâu, đã cũ thì việc sửa chữa mộ phần là công việc mà con cháu nghĩ ngay tới.

Thứ hai, chính là trong gia đình bạn, vẫn luôn an lành nhưng bỗng một ngày nhiều chuyện kỳ lạ không may xảy đến liên tục. Thì gia chủ cần xem xét ngay về mộ phần có đúng vị trí hay không và di dời đến nơi phù hợp.

Thứ ba, trong gia đình thường xuyên có người bệnh tật hoặc của cải cứ dần tiêu tan thì cần xem xét về vấn đề mộ phần tổ tiên.

Thứ tư, con cháu trong gia đình có nhiều thay đổi về tính nết, cách cư xử với mọi người. Nhiều khi có chú ngỗ nghịch, làm điều xấu mà trước đó chưa từng như vậy.

Thứ năm, khu vực quanh mộ cây cối đều chết dù đang phát triển rất xanh tốt.

Sửa mộ vào tháng nào (Xem ngày tốt xấu để sửa mộ)

Theo quan niệm dân gian, thời điểm nên xây lăng mộ đá là từ đầu tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hay trước dịp tết Thanh minh. Thời tiết vào thời điểm này ít mưa, quang đãng, rất thích hợp cho việc xây sửa mộ, tu sửa mộ phần. Tuy nhiên, để chọn được ngày giờ để sửa chữa mộ phần chính xác và đẹp nhất, gia chủ nên nhờ thầy phong thủy tư vấn và chọn ngày.

Có 2 thủ tục xây lại mộ (sửa chữa mộ phần) quan trọng mà gia chủ cần lưu ý:

Báo cáo, xin phép gia tiên dòng họ trước khi khởi công

Trước khi sửa chữa mộ phần, gia chủ cần sắm lễ cúng để báo cáo ý định tu sửa lăng mộ đá và xin phép gia tiên dòng họ. Lễ này chỉ cần làm đơn giản với mâm lễ gồm: xôi thịt, hoa quả, rượu nước, trầu cau… và chuẩn bị bài văn khấn sửa sang phần mộ. Gia chủ có thể mời thầy về cúng hoặc tự cúng.

Ngoài ra, cũng cần làm lễ cúng thổ công thổ địa ở khu lăng mộ để xin phép được tu sửa lăng mộ.

Làm lễ tạ sau khi sửa chữa mộ phần

Sau khi hoàn thành xong các nghi thức và công việc, cần phải thực hiện các thủ tục thắp nhang lễ thổ thần tại lăng mộ và gia tiên tại nhà để báo cáo việc xây sửa mộ hoàn thành một cách suôn sẻ.

Bài văn khấn xin sửa mộ, tu sửa lăng mộ

Kính lạy: Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần.

Bản cảnh thành hoàng: thiên thần vọng hào, thái hoàng thái hậu họ vũ, đại vương linh quy.

Ngũ phương ngũ thổ long mạch tôn thần, các ngài tôn thần cai quản trong khu vực này.

Các hương linh tiền nhân đã khuất ở trong ngoài

Hôm nay ngày……….tháng…………..năm………….., ngày lành, tháng tốt.

Tín chủ……….đồng gia quyến, nguyên quán……….,xã ……….,huyện ………., Tỉnh(Thành phố)………..

Thành tâm biện hương hoa, lễ vật dâng bày ra trước án. Xin thánh thần cùng các hương linh cho phép tín chủ……….và gia quyến khởi tạo Tháp “Báo ân họ……….” là biểu tượng lòng biết ơn của hậu duệ với tổ tiên họ ………., cũng là nơi an nghỉ hương linh thân phụ, mẫu………sinh năm………., quy tiên ngày ……….tháng……., năm……. và các anh…..

– Rượu thơm cùng với xôi gà,

– Gạo muối cùng với tiền vàng, hoa tươi

– Ngũ quả thể hiện lòng người

– Thành tâm dâng hiến đất trời cao xa

Tới Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.

Ba Ngài Thành Hoàng: THIÊN THẦN VỌNG HÀO, THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ, ĐẠI VƯƠNG LINH QUY, Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa. Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.

Các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, cúi xin giáng lâm trước án chứng minh đồng lai thọ hưởng.

Lai độ cho Tín chủ……….và gia quyến, ông………. cùng mọi người tham gia thi công Tháp “Báo ân họ……….”, người người đều đặng bình an, đồng lòng, tận tâm, tận lực xây dựng công trình bền vững, kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan, hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường, làm nơi linh hồn tổ tiên họ chúng tôi nghỉ, linh ứng phù hộ độ trì cho hậu duệ họ ………. phát Phúc, phát Quan, phát Tài, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.

Ai có hai lòng mong được thần linh soi xét uốn, nắn về đúng đạo.

Muôn bái Càn, Khôn, Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần. Ba Ngài Thành Hoàng: THIÊN THẦN VỌNG HÀO, THÁI HOÀNG THÁI HẬU HỌ VŨ, ĐẠI VƯƠNG LINH QUY, Chư Vị Đại Vương, Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.

Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.

Các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, đồng lai thụ hưởng lễ này, độ cho tín chủ và gia quyến hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, muôn sự cát tường.

Văn khấn lễ tạ sau khi sửa mộ

Nam mô a di đà phật!

Con kính lạy:

– Quan đương xứ thổ địa chính thần

– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,

– Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ

– Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.

Con kính lạy vong linh ….

Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..

Chúng con là:…………

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.

Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:…….hiện phần mộ an táng ở noi này.

Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối.

Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.

Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong)

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Những lưu ý khi tu sửa mộ phần

Trước khi sửa chữa mộ phần, bạn cần xác định rõ là cần chuyển mộ hay xây sửa mộ. Nếu chuyển mộ cần xem xét vị trí hợp phong thủy để chuyển mộ đến và thủ tục di chuyển mộ. Thời điểm thích hợp để chuyển mộ thường rơi vào Tết Thanh Minh.

Đối với sửa chữa mộ phần cần xem xét hướng có sinh khí để chuyển hướng mộ phần. Để tăng thêm sinh khí cho mộ phần cũng như tăng thêm may mắn, phúc lộc cho dòng họ.

Cúng Ông Công Ông Táo Cần Những Gì Và Những Điều Lưu Ý Bạn Cần Biết

1. Những điều cần biết về ngày ông Công, ông Táo

1.1. Nguồn gốc của ngày ông Táo

Theo quan niệm của người Việt. Ba vị thần có quyền định đoạt phước đức cho gia đình là thần Đất, thần Nhà, vị thần Bếp núc. Phước đức này xuất phát từ những việc làm đúng với đạo lý, của những gia chủ và những người trong gia đình. Ngoài ra các Táo còn giúp ngăn cản sự xâm hại của ma quỷ vào trong mảnh đất của gia đình giữ cho gia đình hạnh phúc, yên bình.

Các Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện trong gia đình gia chủ. Cứ mỗi năm các táo sẽ về nhà một lần để thông báo mọi chuyện xảy ra trong nhà với gia chủ gồm cả chuyện tốt và chuyện xấu.

1.2. Phong tục thờ cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm của người Việt cứ đến ngày 23 tháng Chạp ông Táo sẽ bay về trời. Báo cáo mọi chuyện trong gia đình với Ngọc Hoàng. Nên các gia đình làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời, làm một mâm cỗ rất thịnh soạn. Với ngụ ý xin ông Táo thưa với Ngọc Hoàng những gì tốt đẹp. Những chuyện xấu không hay sẽ được nói ít đi. Việc làm này là do văn hóa truyền thống, thói quen xưa truyền lại.

Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có bàn thờ Táo quân (thường đặt ở bếp) thì thắp hương ở bàn thờ này. Còn không có bàn thờ ông Táo thì có thể thắp hương tại tại thờ thần linh, tổ tiên.

1.3. Thời điểm cúng ông Công, ông Táo

Lễ tiễn ông Táo về Trời được cúng vào ngày 22 tháng Chạp âm lịch. Muộn nhất sáng ngày 23 tháng Chạp. Nếu để quá trưa thì ông Táo đã về trời, ông Táo sẽ không nhận được lễ vật thành kính của gia đình. Tùy thuộc vào thời gian của mỗi gia đình không nhất thiết phải cúng ông Táo trước 12h ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

Cá chép được coi là linh vật đưa ông Táo về trời. Vì vậy khi cúng nên để cá chép gần khu vực thờ cúng. Sau khi bày đủ lễ thắp hương, khấn vái xong, lễ tạ tội rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông suối…. Làm lễ tiễn ông Táo xong thì gia đình cùng nhau lau chùi bàn thờ tổ tiên, treo tranh, câu đối ở những nơi sang trọng. Cầu cho một năm mới bình an, gia đình hạnh phúc ấm no, phúc lộc đầy nhà….

1.4. Vị trí đặt đồ lễ cúng ông Công, ông Táo

Thông thường, đồ lễ sẽ đặt ngay ở ban thờ thần linh gia tiên. Không nên đặt đồ lễ ở ban thờ Phật, nên lập riêng bàn thờ Táo quân. Một số nơi, nhất là khu vực miền Nam thường lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp. Đây là điều không cần thiết và không nên vì trong một nhà thờ nhiều thần linh sẽ hay xảy ra tranh cãi, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, con cái khó bảo hoặc gây ra những trục trặc khác về tình cảm, tình duyên. Khi hương cháy đến 2/3 là có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh.

2. Cúng ông Công ông Táo cần những gì?

2.1. Cúng ông Công, ông Táo ở Miền Bắc cần những gì?

Người miền Bắc thường cúng ông Công, ông Táo từ khoảng 20 tháng chạp và muộn nhất là 12h trưa ngày 23 tháng chạp. Bởi theo quan niệm của người dân nơi đây, nếu cúng sau giờ đó thì ông Công, ông Táo đã về chầu trời mất rồi.

Các lễ vật cúng thường có:

Hai mũ cho hai Táo ông và một mũ cho Táo bà.

Mũ của Táo ông thì có hai cánh chuồn chuồn, còn mũ của Táo bà thì không có. Để thuận tiện hơn, nhiều gia đình chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông và kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Mâm cỗ cúng:

1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, thịt gà, 1 bát canh, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi, 1 đĩa hoa quả, 3 chén rượu, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Và quan trọng nhất chính là cá chép. Bạn có thể chọn cá sống hoặc cá vàng mã. Đây là phương tiện chính để các ông Táo về chầu trời.

Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ hóa vàng. Nếu sử dụng cá chép thì sẽ đem thả xuống sông hoặc hồ.

2.2. Lễ cúng ông Công, ông Táo ở miền Nam

Ở miền Nam, người dân thường tiễn ông Công, ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm, vì họ quan niệm rằng, ngày này chính là thời điểm bắt đầu vào mùa Tết nguyên đán và người dân còn gọi là Tết ông Táo.

Một khác biệt lớn so với các miền khác là miền Nam, người dân thường tiễn ông Táo về trời vào buổi tối, từ 8h – 11h đêm.

Các lễ vật cúng thường có:

Mâm cỗ cúng ngày 23 tháng chạp của người miền Nam thường có: Hoa tươi, một dĩa đậu phộng, kẹo thèo lèo (kẹo mè đen), nhang, đèn cầy, 3 ly nước lọc và một bộ “cò bay, ngựa chạy”, lễ vật này sẽ thay thế cho áo mũ có khung tre của miền Bắc.

Mâm cỗ cúng:

Thịt heo luộc, gà luộc hoặc quay, đĩa rau xào, hành muối, xôi gấc, giò heo, canh mọc, trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

2.3. Lễ cúng ông Công, ông Táo ở miền Trung

Vào ngày 23 tháng chạp, người miền Trung thường làm lễ tiền ông Công, ông Táo rất trọng thể. Việc làm đầu tiên chính là thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Vào ngày này, người dân sẽ tiễn tượng ông Táo, bà Táo cũ trên bàn thờ mang đến đặt ở gốc cây cổ thụ hoặc các miếu ở đầu làng, đầu xóm và thay tượng mới trên bàn thờ.

Ở một số nơi như Huế hay Hội An, sau khi làm lễ cúng người dân bắt đầu dựng câu nêu ở đầu làng, xóm hay ở các đình, chùa. Điều này cũng báo hiệu cho một mùa Tết cổ truyền đã bắt đầu.

Lễ vật:

Phong tục cúng ông Công ông Táo ở miền Trung được cho là cầu kì nhất trong ba miền. Vào ngày này, người dân sẽ chuẩn bị: một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật cho các Táo.

3. Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình. Bên cạnh đó, để việc cúng ông Công ông Táo được suôn sẻ, bạn cần nắm rõ những lưu ý sau đây:

Khi khấn ông Công, ông Táo thường không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, tránh nói điều không hay.

Lễ cúng trong ngày này không cần phải quá cầu kỳ, nhưng cần phải tươm tất. Tùy điều kiện, bạn có thể chuẩn bị lễ chay hoặc mặn.

Sau khi cúng và thả cá chép, nên thả nhẹ nhàng. Tránh ném từ trên cao xuống nước sẽ khiến cá chết.

Đặc biệt, bạn không nên ném cả túi nilong xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường nước.

Mọi người cũng cần hạn chế cãi vã, xích mích. Nên giữ tâm trạng vui vẻ để đón Tết cùng những điều may mắn, tốt đẹp trong năm mới.

Tuyệt đối không nên cúng muộn hơn 23h đêm ngày 23 tháng chạp. Điều này sẽ làm trễ buổi chầu của ông Táo.

Không đốt tiền âm phủ trong ngày này vì họ là thần tiên, không phải là vong hồn. Nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.

Cúng ông Công ông Táo cần những gì và cúng như thế nào cho ý nghĩa. Vì đây là thời khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua. Bên cạnh đó, mong Ngọc Hoàng giúp đỡ để có một năm mới thuận lợi hơn. Thế nên bạn cần quan tâm đến những vật cúng trong ngày đưa ông Táo về trời để tỏ rõ thành ý của mình.

Lê Linh tổng hợp

Bài Văn Khấn Sửa Nhà Cửa Và Những Điều Cần Lưu Ý

Bài văn khấn sửa nhà cửa và những điều cần lưu ý

Lễ cúng sửa chữa nhà cửa là một trong những nghi lễ quan trọng đối với người Việt. Không ai được phép bỏ qua nghi lễ này nếu muốn sửa sang nhà cửa. Theo truyền thống của người dân Việt Nam ta, bất cứ một việc quan trọng nào như xây nhà, sửa nhà, đầy tháng cho con,… đều phải có lễ cúng lên ông bà tổ tiên, thổ công, thần đất trong nhà. Việc này giống như báo cáo với các vị thần linh thổ thần về việc xây dựng lại nhà cửa, có tầm quan trọng tương đương với việc làm giấy phép ở trên trần gian. Tuy nhiên, không ai ép buộc phải làm lễ cúng này cả. Người xưa quan niệm, lễ cúng sửa nhà tổ chức nhằm báo cáo và cầu xin thần linh phù hộ trong quá trình sửa nhà được thuận lợi, mọi việc diễn ra tốt đẹp.

Gà trống thiến luộc

1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 trứng vịt luộc, 1 tôm luộc)

1 đĩa xôi hoặc bánh chưng

1 đĩa gạo, nước

1 đĩa muối

1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng

Nửa lít rượu trắng

1 bao thuốc, lạng chè

1 đinh vàng hoa

5 cái oản đỏ

5 lễ vàng tiền

Mâm ngũ quả (5 loại quả trở lên)

5 lá trầu, 5 quả cau. (hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm)

9 bông hoa hồng đỏ

3 hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước và 1 đĩa muối gạ

Khi chuẩn bị đồ cúng cần lưu ý một vài lời nhắc sau:

Lựa chọn đồ ngon nhất, tươi nhất, sạch nhất để làm lễ.

Không nên mặc cả khi mua trái cây, đồ lễ cúng dường.

Nên chọn mua những món đồ ngay tại quê hương, nơi làm lễ, nên dùng những sản vật ở quê hương mình theo lệ hiện có.

Các bước cúng sửa nhà cửa

Cách bài trí: Nên đặt lễ vật trong một chiếc mâm nhỏ. Nếu động thổ đào móng nhà, xưởng (trường hợp sửa nhà cũ thành nhà mới, nâng móng nhà) thì đặt mâm lễ lên một cái bàn con (hay ghế cao) ở giữa khu đất.

Cách thức thực hiện: Gia chủ sau khi đã tắm rửa, quần áo nghiêm trang bắt đầu lên hương, vái bốn phương 8 hướng rồi quay vào mâm lễ đọc bài cúng khởi công sửa nhà (hoặc người được mượn tuổi sửa nhà đọc bài khấn mượn tuổi sửa nhà trường hợp gia chủ mượn tuổi người khác để sửa nhà – nếu vậy gia chủ phải lánh mặt cho đến khi kết thúc lễ nghi). Sau khi khấn xong đợi nhang tắt rồi đốt giát, vàng bạc và rải muối gạo, gia chủ (hoặc người được mượn tuổi sửa nhà) cầm quốc quốc ba phát đầu tiên tại vị trí dự định động thổ. Sau đó tốp thợ tiến hành công việc.

Bài văn khấn sửa nhà cửa và những lưu ý

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy Quan Đương niên. Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: …………

Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm …… tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ……. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

Bạn đang xem bài viết Tu Sửa Và Xây Mộ Cho Ông Bà Tổ Tiên Cần Lưu Ý Những Gì? trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!