Cập nhật thông tin chi tiết về Tục Cúng Đầy Tháng Của Người Hoa? Mâm Cúng Đầy Tháng Có Gì? mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ý nghĩa về mâm cúng đầy tháng của người Hoa
Lễ cúng đầy tháng cho bé được tổ chức long trọng, và kèm theo một bữa tiệc tụ tập tất cả gia quyến cùng bạn bè. Theo truyền thống, trong lễ đầy tháng 1 người cậu đằng mẹ sẽ đặt cho nó một cái tên biệt danh cùng với ý nghĩa tục như: con chó, hay con mèo…
Theo quan niệm dân gian xưa, thì những đứa trẻ dễ thương nhất trong gia đình thường bị ma quỷ ám, để bảo vệ cho nó người ta thường (giao cửa) cho người hàng xóm. Bất cứ 1 sự bày tỏ tình cảm nào của bố mẹ nó đều là không nên. Khi đứa bé lớn lên, bố mẹ nó không làm ra vẻ phấn khởi vì sự trưởng thành của nó do theo quan niệm của người Hoa, làm như vậy để nhằm tránh sự ghen tỵ của ma quỷ. Sở dĩ người ta đặc biệt hiệu cho đứa bé là tên những con vật để ma quỷ không biết nó là người, tên thật của đứa bé chỉ được viết ra cho đến khi nó trưởng thành.
Người Hoa chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé ra sao?
Trong lễ đầy tháng, người Hoa có tục nhuộm đỏ quả trứng gà luộc nhằm cúng tạ ơn bà mẹ sanh (12 bà mụ).
Trước đây người Hoa còn có tục lệ khi đứa trẻ đến tuổi đi học. Ngoài việc chọn ngày tốt cho nó đến trường, người mẹ còn làm bánh (pót chay) làm bằng bột nếp nên dẻo & dính. Người mẹ xúc từng khúc bánh cho đứa bé ăn vào ngày đầu tiên đến trường để cầu mong nó siêng năng học tập, chăm chỉ đến nỗi lúc nào cũng ngồi học (dính) vào ghế chứ không ham chơi và lười biếng.
Ngày nay, những gia đình người Hoa thường tổ chức lễ sinh nhật, đầy tháng cho các cháu bé theo nếp sống mới, những hủ tục mê tín dị đoan hầu như đã bị bãi bỏ. Các tập tục như trọng nam khinh nữ được bài trừ, con trai, và con gái được đối xử quý mến như nhau.
Cách tính ngày để cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái của người Hoa như thế nào?
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé tương đối là đơn giản. Trong dân gian có câu “gái lùi 2, trai lùi 1” tức là nếu bé gái thì ta lùi lại 2 ngày so với ngày sinh của bé. Còn đối với bé trai ta lùi lại 1 ngày so với ngày tròn tháng của bé. Ví dụ thực tế như sau: Bé sinh ngày 17/11 âm lịch thì sẽ cúng đầy tháng cho bé vào ngày 15/12 đối với bé gái và vào ngày 16/12 đối với bé trai. Thông thường ngày cúng đầy tháng cho bé sẽ được tính theo ngày âm lịch âm.
Nghi thức khai hoa
Đặt trẻ ở trên bàn giữa, người lớn trong họ sẽ thắp hương & bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Sau đó, người chủ lễ sẽ bế đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm 1 cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:“Mở miệng ra cho có bông, có hoa, Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ, Mở miệng ra cho có bạc, có tiền, Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
Nghi thức đặt tên cho bé
Sau khi cầu chúc những điều tốt lành đến với đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi thức Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy hai đồng tiền cổ làm bằng bạc thật & gieo vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có 1 mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám & ưng thuận. Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hay 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì cần phải đặt tên khác cho trẻ. Ngày nay, khi sinh đứa bé ra, mọi người thường đặt tên con ngay để làm những thủ tục khai sinh nên tập tục Xin Keo này cũng không còn tồn tại.
Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn giữ được tục này như một truyền thống gia tộc. Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế & kết thúc thời gian ở cữ. Theo đó, mẹ phải bồng trẻ bước qua 1 nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần (trai 7 lần, gái 9 lần) & sau đó đi quanh nhà. Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để mong cầu cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được xem là hũ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở một số ít gia đình.
Sau tất cả những nghi thức này là lời cầu chúc & lì xì của những người họ hàng trong dòng tộc cũng như những vị khách tham dự tiệc mừng.
Tục nhuộm đỏ trứng trong nghi lễ cúng đầy tháng của người Hoa
Văn hóa của người Hoa và Việt Nam có rất nhiều các điểm tương đồng trong tập quán, tín ngưỡng do đó người Hoa hòa nhập rất dễ dàng vào xã hội người Việt. Thực tế, thì ngoài các điểm rất tương đồng trong văn hóa cùng tư tưởng. Người Hoa vẫn có những bản sắc riêng mà có thể khác biệt đôi chút với người Việt Nam, như những ngày lễ hội riêng trong tập quán tín ngưỡng của người Hoa (lễ Nguyên Tiêu, lễ Đông Chí, lễ vía Quan Công, lễ vía bà Thiên Hậu,…). Và 1 số quy chuẩn ứng xử của người Hoa trong 1 số tình huống cũng có thể sẽ khác đôi chút với người Việt.
Nói riêng về tập tục trong mâm cúng Đầy tháng cho trẻ sơ sinh người hoa còn có tục nhuộm đỏ quả trứng gà luộc nhằm cúng tạ ơn bà mẹ sanh (12 bà mụ). Màu đỏ mang ý nghĩa chúc cho đứa trẻ được số đỏ, may mắn và mạnh khoẻ cũng trong lễ đầy tháng ngoài việc biếu tặng cho họ hàng mỗi người hai hoặc bốn trứng nhu.
Màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc và sung túc. Quả trứng tròn là biểu tượng của sự đầy đủ, vẹn toàn, viên mãn & mong muốn cuộc sống no đủ. Do đó, nhuộm trứng là 1 trong những tục truyền lâu đời, không thể thiếu trong nghi lễ cúng đầy tháng của người Hoa, nhằm cầu mong may mắn cho bé…
Cúng Đầy Tháng Của Người Hoa Như Thế Nào?
Ý nghĩa mâm cúng đầy tháng của người Hoa.
Lễ cúng đầy tháng cho bé được tổ chức long trọng, kèm theo một bữa tiệc tụ tập tất cả gia quyến cùng bạn bè. Theo truyền thống, trong lễ đầy tháng một người cậu đằng mẹ sẽ đặt cho nó một cái tên biệt danh với ý nghĩa tục như: con chó, con mèo…
Theo quan niệm, những đứa trẻ dễ thương nhất trong gia đình thường bị ma quỷ ám, để bảo vệ nó người ta thường (giao cửa) cho người hàng xóm. Bất cứ một sự bày tỏ tình cảm nào của bố mẹ nó đều không nên. Khi đứa trẻ lớn lên, bố mẹ nó không làm ra vẻ phấn khởi vì sự trưởng thành của nó vì theo quan niệm của người Hoa, làm như vậy để tránh sự ghen tỵ của ma quỷ. Sở dĩ người ta đặc biệt hiệu cho đứa trẻ là tên những con vật để ma quỷ không biết nó là người, tên thật của trẻ chỉ được viết ra cho đến khi nó trưởng thành.
Người Hoa chuẩn bị mâm cúng đầy tháng như thế nào?
Trong lễ đầy tháng, người Hoa có tục nhuộm đỏ quả trứng gà luộc để cúng tạ ơn bà mẹ sanh (12 bà mụ). Màu đỏ có ý nghĩa chúc cho đứa trẻ được số đỏ, may mắn và mạnh khoẻ, cũng trong lễ đầy tháng, ngoài việc biếu cho họ hàng mỗi người hai hoặc bốn trứng nhuộm đỏ, chủ nhà còn biếu kèm mỗi người vài miếng gừng chua, vì theo tiếng Quảng Đông, chua là (xuyến) đồng âm với hão xuyến, là cháu tốt, cháu tốt… nhằm chúc cho đứa bé được ngoan ngoãn, mạnh khoẻ và tốt đẹp…
Trước đây người Hoa còn có tục khi đứa trẻ đến tuổi đi học, ngoài việc chọn ngày tốt cho nó đến trường, người mẹ còn làm bánh (pót chay) làm bằng bột nếp nên dẻo và dính. Người mẹ xúc từng khúc bánh cho đứa trẻ ăn vào ngày đầu tiên đến trường để mong nó siêng năng học tập, chăm chỉ đến nỗi lúc nào cũng ngồi học (dính) vào ghế chứ không ham chơi lười biếng. Ngày nay, các gia đình người Hoa thường tổ chức lễ sinh nhật, đầy tháng cho các cháu theo nếp sống mới, những hủ tục mê tín dị đoan hầu như đã bị bãi bỏ. Các tập tục coi trọng nam khinh nữ được bài trừ, con trai, con gái được đối xử quý mến như nhau.
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái của người Hoa như thế nào?
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé tương đối đơn giản. Theo dân gian có câu ” gái lùi 2, trai lùi 1” tức là nếu bé gái thì ta lùi lại 2 ngày so với ngày sinh của bé, còn đối với bé trai ta lùi lại 1 ngày so với ngày tròn tháng của bé. Thí dụ thực tế như sau: Bé sinh ngày 17/11 ÂL thì sẽ cúng đầy tháng cho bé vào ngày 15/12 đối với bé gái và 16/12 đối với bé trai. Thông thường ngày cúng đầy tháng cho bé sẽ được tính theo ngày âm lịch âm.
Bài văn khấn cúng đầy tháng cho bé người Hoa.
(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.
Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).
Nhận đặt mâm cúng thôi nôi đầy tháng trọn gói Liên hệ: 1900 636 815 hoặc 0969 69 59 19 Mr.Cường
Đặt trẻ ở trên bàn giữa, người lớn trong họ sẽ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Sau đó, người chủ lễ sẽ bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:
Sau khi cầu chúc điều tốt lành đến với đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi thức Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ.Ngày nay, khi sinh trẻ ra, mọi người thường đặt tên con ngay để làm các thủ tục khai sinh nên tập tục Xin Keo này cũng không còn tồn tại.
Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn giữ tục này như một truyền thống gia tộc.Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế và kết thúc thời gian ở cữ. Theo đó, mẹ phải bồng trẻ bước qua một nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần (trai 7 lần, gái 9 lần) và sau đó đi quanh nhà. Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được coi là hũ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở số ít gia đình.
Sau tất cả các nghi thức này là lời cầu chúc và lì xì của những người họ hàng trong dòng tộc cũng như các vị khách tham dự tiệc mừng.
CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH Nhận đặt mâm cúng đầy tháng, cúng thôi nôi trọn gói, giao hàng miễn phí tận nơi Liên hệ: 1900 636 815 hoặc 0969 69 59 19 Mr. Cường
Bài Cúng Đầy Tháng Cho Con Theo Phong Tục Của Người Việt
Cúng đầy tháng là nghi lễ cực kỳ quan trọng trong những năm tháng đầu đời của bé. Theo phong tục của người Việt, mỗi người sinh ra đều do 12 bà Mụ và Đức Ông che chở để “mẹ tròn con vuông”. Nhiều gia đình đang lo lắng không biết văn khấn cúng đầy tháng thế nào sao cho đúng phong tục. Bài viết sẽ hướng dẫn cho bạn bài cúng đầy tháng cho con theo phong tục của người Việt.
Cúng đầy tháng cần chuẩn bị những lễ vật nào?
Đồ cúng dành cho 12 bà Mụ đầy đủ gồm: Hoa tươi, hương thắp, giấy tiền vàng mã, nến (đèn cầy), 12 ly nước nhỏ, 12 bát cháo nhỏ, 12 ly rượu nhỏ, 12 đĩa thịt lợn quay nhỏ, 12 đĩa bánh dành cho trẻ con, 12 bát chè đậu xanh nhỏ, 12 đĩa xôi (xôi đậu xanh hoặc xôi gấc).
Đồ cúng vị Đức ông và 3 đức thầy (gồm thánh sư, tổ sư và tiên sư): Rượu nếp, hương thắp, tiền vàng mã, 3 đĩa xôi lớn, nến (đèn cầy), 1 con gà luộc, 1 bát cháo lớn, 1 miếng thịt heo quay, Trầu cau (tem trầu cách phượng), 5 loại hoa quả bày trên 1 đĩa. Bên cạnh các đồ cúng trên, lễ vật cần có thêm gạo tẻ, muối hạt sạch, muỗng ăn, 1 đôi đũa có hoa văn.
Bài cúng đầy tháng đúng phong tục
Con xin bái vị Đại tiên chúa.
Con xin bái các vị Thiên đế Đại tiên chúa.
Con xin bái 12 vị Tiên Nương.
Con xin bái 13 vị lục chư vị Tiên Nương.
Hôm nay là ngày lành… Tháng tốt… năm…
Vợ chồng con tên là…………………………… mới vừa sinh được bé (trai, gái) có tên là…………..
Vợ chồng chúng con sinh sống tại:……………Hôm nay là ngày đầy tháng của cháu, con xin kính dâng lên các vị chút hương hoa lễ vật dâng lên chư vị Tôn thân cung kính trình bày:
Nhờ ơn các vị Thánh hiền, thập phương chư Phật, các vị Tiên, các vị thần linh thiêng, các ngài Thổ Công, Thổ Địa và gia tiên bên nội đã giúp cho chúng con sinh ra bé tên là………… ngày sinh…… cả mẹ và bé đã được mẹ tròn con vuông.Thành tâm con cúi xin các tiên Bà, các ngài Tôn thần giáng lâm trước án, làm chứng lòng thành kính dâng lễ vật, phù hộ che chở cho cháu được hay ăn, chóng lớn, mạnh khỏe, giỏi giang, ngoan ngoãn, thông minh, vui vẻ. thân mệnh bình yên.
Gia đình con cầu mong được làm ăn phát đạt, hóa giữ thành lành, quanh năm hạnh phúc, vui vẻ, gia đình mạnh khỏe không ốm đau bệnh tật gì.
Con xin được thành tâm dâng lễ, xin lạy các vị chứng giám lòng thành của chúng con.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Khi đã cúng xong, cha mẹ chắp tay bé lại bái trước bàn thờ cúng 3 bái, thực hiện sau 1 tuần hương thì hạ lễ. Tiếp theo gia đình mang đi hóa vàng mã, tiền vàng và vẩy một ít rượu lúc đang hóa vàng. Nếu có con vật nào đó sống dưới nước thì phải đem đi phóng sinh ở sông. Đồ cúng bằng đồ chơi thì giữ lại cho bé chơi lấy để làm phước. Cuối cùng là cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho bé gặp nhiều điều tốt lành trong cuộc sống.
Ngoài cách đọc bài văn khấn ở trên, gia chủ cũng có thể áp dụng bài khấn ngắn gọn sau:
Người đứng ra đại diện cúng thì phải đọc bài văn khấn: “Hôm nay là ngày lành… tháng tốt, cháu gái được tròn một tuổi, gia đình tôi chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn này, cung thỉnh 12 bà Mụ và 3 Đức Ông về nhận lễ, đồng thời mong các vị phù trợ cho cháu mau ăn chóng lớn, ngoan hiền, tài giỏi, mong các vị phù hộ cho gia đình bình an, hạnh phúc, vui vẻ, gia đình mạnh khỏe, không ốm đau bệnh tật”.
Trên đây là bài cúng đầy tháng cho con theo phong tục của người Việt. Hi vọng rằng với văn khấn này sẽ giúp cho nghi lễ cúng đầy tháng của con thêm trọn vẹn hơn.
Cúng Đầy Tháng Là Gì? Không Cúng Đầy Tháng Cho Bé Có Sao Không?
Cúng Mụ (đầy cữ, đầy tháng, đầy năm) cho bé là một trong những nghi thức quan trọng để thông báo sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình đồng thời bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ.
Không cúng đầy tháng có sao không?
Nhiều người trẻ mới lập gia đình thường thắc mắc liệu có nhất thiết phải làm mâm cúng Mụ vào các dịp đầy cữ, đầy tháng, đầy năm cho bé theo phong tục truyền thống hay không. Một số người thì cho rằng không cần thiết phải làm đúng theo dân gian, tức là bày mâm cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông với các đồ lễ truyền thống mà chỉ cần bày biện mâm cơm tỏ lòng thành và thông báo sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình là được.
“Cái này không có sao đâu bạn. Bé đầu nhà mình cũng vậy đầy tháng gia đình cũng chỉ làm một mâm cơm đầy rồi thắp hương thôi . Không cần cầu kì gì mà. Cái quan trọng là cầu mong con bình an khỏe mạnh thôi chứ không phải lễ lạc gì to tát đầy sân. Gia đình mình vẫn hạnh phúc và vui vẻ 5 năm rồi nên bạn đừng nghĩ gì nhiều”, chị Lan chia sẻ.
“Con mình đứa đầu không cúng đầy tháng chỉ làm mâm cơm thắp hương và mời họ hàng thôi. Đứa thứ 2 giờ cũng sắp đầy tháng và cũng làm vậy”, chia sẻ của chị Nhật Lệ.
Tuy nhiên nhìn chung phần đông các bậc cha mẹ cho rằng nên làm lễ đầy tháng cho con theo phong tục truyền thống để thể hiện sự tôn kính, biết ơn đến các Bà Mụ và ông bà tổ tiên, đồng thời đánh dấu bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời bé khi vừa chào đời, cầu mong hạnh phúc, sức khỏe và được sự giúp đỡ, bảo vệ từ mọi người xung quanh.
Nhiều người cũng đồng tình rằng tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình mà cha mẹ chuẩn bị lễ cúng Mụ cho bé, tuy nhiên nhất thiết không thể thiếu những thứ sau đây.
– Chim (Gái 9 con, trai 7 con)
– Cua (Gái 9 con, trai 7 con)
– Ốc (Gái 9 con, trai 7 con)
– 13 nắm cơm nhỏ bằng gạo tẻ
– 13 miếng bánh đúc nhỏ hoặc bánh rán
– 13 miếng trứng hoặc 13 quả trứng chim cút
– 13 bông hoa
– 13 cái bánh kẹo nhỏ
– 13 miếng trầu têm cánh phượng
– 13 bộ quần áo (một bộ to dành cho Bà Chúa Đầu Thai và 12 bộ nhỏ cho 12 Bà Mụ)
– 13 nén hương
– 13 tờ tiền thật
– Một bát nước to
Cúng đầy tháng cho bé ở đâu?
Nhiều cha mẹ trẻ sắp chào đón đứa con đầu lòng có cùng thắc mắc là cúng đầy tháng cho bé ở đâu là hợp lý? Ở nhà nội hay nhà ngoại? Nếu hai vợ chồng ở riêng thì có nhất thiết phải về nhà nội hay nhà ngoại cúng đầy tháng cho con không? Tổ chức đầy tháng ở nhà hàng có được không?
Thực tế thì khi mang thai và sinh bé dù mẹ ở nhà ngoại hay nhà nội đều được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo, tận tình như nhau vì đó là những bước đầu đời vô cùng quan trọng của đứa trẻ. Chính vì thế nên việc tổ chức lễ cúng Mụ cho bé tại nhà ngoại hay nội đều được, miễn là phù hợp và thuận tiện cho sức khỏe của mẹ và bé.
Bên cạnh đó các gia đình cũng cần lưu ý một chút trong cách đặt mâm cúng Mụ, cụ thể như sau.
– Một là đặt giữa nhà và quay ra cửa chính, cách này được nhiều người chọn nhất vì vừa rông rãi vừa thoáng khí, dễ bày trí, tiện để chụp hình lưu niệm.
– Cách thứ hai là đặt bàn cúng trong phòng bé, gần với chỗ bé nằm.
Dù là lựa chọn đặt mâm cúng ở đâu đi nữa thì cũng cần bày lễ một cách hài hòa, cân đối với những lễ vật dâng Bà Mụ chúa (Bà Chúa Đầu Thai) để ở chính giữa phía trên của hương án, lễ vật dâng 12 Bà Mụ phải chia thành 12 phần giống nhau, lễ mặn cùng hương, hoa, nước để ở trên cùng còn mâm tôm, cua để phía dưới.
Ý nghĩa của tục cúng đầy tháng “nam trồi 2, nữ sụt 1”
Theo truyền thống của người Việt thì ngày đầy tháng của bé sẽ tính theo lịch âm chứ không dựa vào lịch dương. Bên cạnh đó nhiều nơi còn quan niệm tính ngày đầy tháng dựa vào giới tính của đứa trẻ theo nguyên tắc “nam trồi 2, nữ sụt 1”. Cụ thể như sau.
Nếu là bé trai thì sẽ tính ngày đầy tháng trồi lên 2 ngày so với ngày sinh (theo Âm lịch). Ví dụ: Bé trai sinh ngày 18/3 Âm lịch thì trồi lên 2 ngày tức là sẽ làm đầy tháng cho bé vào ngày 20/3 Âm lịch. Tương tự như vậy, nếu là bé gái thì tính ngày đầy tháng lùi lại 1 ngày tức là cùng ngày sinh 18/3 Âm lịch, lễ đầy tháng của bé gái sẽ được làm vào ngày 17/3 Âm lịch.
Cách tính ngày cúng đầy tháng “nam trồi 2, nữ sụt 1” này cũng mang những ý nghĩa tốt đẹp cho tương lai của bé. Sở dĩ “nam trồi 2” là vì dân gian quan niệm rằng con trai phải luôn là người đi trước, đi tắt đón đầu, xông xáo, mạnh dạn tiến về phía trước thì mới dễ thành công. Còn “nữ sụt 1” vì ông cha ta cho rằng con gái phải biết nhường nhịn thì gia đình mới êm ấm, phải biết khiêm tốn thì mới có được hạnh phúc. Mặc dù quan điểm bình đẳng giới bây giờ đã khác xưa rất nhiều nhưng đây vẫn là những lời răn dạy không thừa mà người xưa muốn truyền đạt qua ý nghĩa của tập tục này. Vì vậy, nhiều gia đình ngày nay vẫn giữ cách tính ngày đầy tháng cho bé theo quy tắc trồi, sụt này.
Bên cạnh đó, các gia đình làm lễ cúng đầy tháng cho bé cũng nên chọn giờ hoàng đạo, tránh giờ kị với tuổi hoặc mệnh của em bé theo quan niệm Á Đông. Ví dụ như bé tuổi Thân không nên cúng đầy tháng vào những giờ Dần, Tỵ, Hợi vì thuộc vào tứ hành xung, có thể sẽ không tốt cho đứa trẻ.
Cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái có gì khác biệt?
Người Á Đông có quan niệm phân biệt nam nữ rất rõ ràng. Trong tất cả các nghi lễ cúng bái, không ít thì nhiều giữa nam nữ đều có điểm khác biệt.
Đối với lễ cúng đầy tháng cho bé gái, chè được dùng để cúng thường là chè trôi nước. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, câu thơ của Hồ Xuân Hương so sánh bánh trôi nước như hình ảnh một cô gái đẹp: Bên ngoài trắng mịn, dẻo thơm, pha thêm chút béo bùi của nhân đậu xanh và nước cốt dừa, kết hợp cùng vị ngọt thanh của nước đường đã tạo nên món chè trôi nước độc đáo.
Cúng chè trôi nước trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái hàm ý mong muốn con gái sau này dẻo dai nhưng ngọt ngào và thanh tao. Vị ngọt như những may mắn và an yên mà gia đình muốn con có được. Chè trôi nước tuy dễ làm dễ ăn, nhưng chính nhờ hương vị ngọt ngào khiến cho lòng người vương vấn mãi.
Cúng đầy tháng cho bé trai, gia đình phải cúng món chè đậu trắng. Hạt đậu khi chưa nấu phải còn cứng, hạt tròn dài đều. Hạt đậu cứng cáp ấy chính là sự rắn rỏi của con trai, nhưng sau khi được “nấu chín”, trải qua nhiều thử thách để trưởng thành lại trở nên mềm dẻo. Vị ngọt của nước cốt dừa chan trên mặt bát chè đậu trắng như những lời chúc phúc ngọt ngào mà gia đình muốn gửi đến cho con trai.
Ngoài khác biệt trong cách chọn xôi chè trong lễ cúng và cách chọn ngày làm lễ theo quan niệm “nam trồi 2, nữ sụt 1” thì ý nghĩa và sự thiêng liêng của lễ cúng đầy tháng cho bé là như nhau. Đây chủ yếu là dịp để gia đình bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với các Bà Mụ, Đức Ông đã mang đứa trẻ đến với thế gian và thông báo cho những người thân quen biết sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình để nhận được sự chúc phúc, che chở từ mọi người.
XEM THÊM
Bạn đang xem bài viết Tục Cúng Đầy Tháng Của Người Hoa? Mâm Cúng Đầy Tháng Có Gì? trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!