Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Khấn Cầu Phúc Thọ, Giải Trừ Vận Hạn mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài cúng cầu phúc cầu an khi đi chùa
Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Có người đi lễ chùa để cầu công danh tài lộc, trong khi đó có người thì lại cầu phúc thọ, hóa giải vận hạn bệnh tật. Dưới đây là bài văn khấn cầu an giải trừ bệnh tật khi đi chùa để các bạn cùng tham khảo.
Văn cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ Bài khấn xin giải trừ vận hạn khi đi chùa Hương Văn khấn cúng Thần tài Thổ địa
Theo phong tục tập quán cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khỏe, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yên vui thân mệnh, gia đình hòa thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hòa bình, văn minh xã hội và ngoài ra chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được sinh sinh tịnh độ…. Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.
Sắm lễ khi đi chùa
Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa theo phong tục tập quán đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:
– Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,…vv. Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,….
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,..) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.
– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.
– Hoa tươi lễ phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại….
– Trước ngày dâng hương lễ phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,…vv.
Xem thêm: Văn khấn khi đi chùa
VĂN KHẤN CẦU AN, CẦU PHÚC THỌ
“Tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa trà quả, kính dâng lên Đức Đông phương giáo chủ tiêu tai duyên thọ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Đệ tử chúng con là:………………………………………………………..
Hôm nay tại ……………………….. Là ngày:…………………………………………..
Đệ tử con đến trước Phật đài nơi chùa thành tâm kính lễ, sám hối cầu xin, dâng nén tâm hương, nguyện tăng phúc tuệ.
Chúng con thiết nghĩ: Sinh nơi trần thế, ở cõi Sa Bà. Công mẹ cha sinh dưỡng tày trời, ơn đất giữ gìn tựa bể. E đời này nhân tốt ít trồng, ngại kiếp khác duyên lành hạn chế. Vòng quanh cõi thế tội phúc khôn lường. Nay tới Phật đường lễ cầu sám hối, xiết bao lầm lỗi nguyện được sạch làu, tha thiết khẩn cầu hướng về đường thiện, dốc lòng phát nguyện Chư Phật chứng minh.
Kính lễ:
– Vô lượng thường trụ Tam Bảo khắp mười phương.
– Đức Phật Thích Ca Mầu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Kính lễ Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, giáo chủ phương Đông.
– Đức Đại Từ, Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.
– Tây Thiên Đông Đô Việt Nam Lịch Đại Tổ Sư.
– Hộ Pháp Thiên Thần, Chư Thiên Bồ Tát.
Kính nguyện.”
VĂN KHẤN XIN GIẢI TRỪ VẬN HẠN BỆNH TẬT
Văn khấn cầu phúc thọ, giải trừ vận hạn
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con xin kính lạy Đức Đông phương giáo chủ tiêu tai duyên thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
– Con xin kính lạy Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn, Tầm Thanh cứu khổ cứu nạn Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Tín chủ con là ……………………………………………………………………….
Ngụ tại………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày… tháng…..năm………………………………………………
Tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa trà quả, kính dâng lên Đức Đông phương giáo chủ tiêu tai duyên thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn, Tầm Thanh cứu khổ cứu nạn Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Xin các ngài linh thiêng giáng thế, thụ hưởng lễ vật nghe lời tâu trình:
Nhân duyên chưa hết
Sớm được nhẹ nhàng
Bệnh tật tiêu trừ
Thân, tâm an lạc
Chí thành bái đảo
Tam bảo chứng minh
Thương xót hữu tình
Rủ lòng cứu độ
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Những lưu ý khi làm lễ cầu an tại chùa
Tinh thần buổi lễ cầu an đầu năm rất thiêng liêng, không đơn giản như dâng cơm lên quý, cúng lễ… và nhiều người lầm tưởng giao cả để sư thầy cúng bái làm hết là xong. Hoặc không cần cầu, chỉ cần tâm mình là đủ… Như thế đều không đúng.
Vì tâm mình không có đủ lực để mình khắc phục được nghiệp, mà cần nhiều người hợp lực lại, cùng sự gia trì của Tam Bảo, sự chú nguyện của chúng Tăng để hồi hướng.
Nếu cầu bên ngoài, không sám hối, không phát nguyện thì sư thầy có cầu, chúc phúc với tâm tha thiết cũng không thể giúp tâm nguyện mọi người thành tựu.
Đời này, hay đời trước ai cũng có nhiều lỗi và sẽ bị gặt quả. Hãy tích cực làm lợi ích cho chúng sinh, gieo trồng phúc đức, an lạc, tín tâm với Phật cho mọi người. Những phúc đức đó mới khiến chúng ta được bình an, cởi bỏ oan khiên nghiệp báo.
Ngày lễ cầu an đầu năm, hãy phát nguyện tha thiết và hồi hướng cho mọi người, chứ không phải riêng cho mình để lòng Từ Bi được tăng trưởng.
Nguyện Tam Bảo gia hộ cho thành tựu sở nguyện, sức khỏe, an lạc, tu học tinh tấn… Gia đình được nương nơi công đức lành này mà tăng phúc, lộc thọ…, đại chúng được vô lượng an lạc.
Đầu năm đi chùa lễ Phật, sám hối, phát nguyện, nỗ lực tinh tấn tu tập mong năm ấy được phúc lành. Khi phát nguyện, hồi hướng cần có ấn tượng sâu sắc với những lời đó, giúp chúng ta một năm hoàn thiện mình, xây dựng phúc đức để cả năm gặt hái quả lành. Phật tử muốn cầu an lạc, giải thoát không gì bằng gieo phúc lành cho mình và mọi người.
Trong kinh Phật có dạy rằng, từ khi Phật còn sống người ta cũng kêu gọi mọi người bố thí để cho Phật hành pháp. Những người bố thí được nhiều có khi được trở thành bồ tát. Đức Phật cũng răn dạy mọi người dân rằng, Phật là tại tâm, coi đó là cội nguồn, là tâm niệm của mọi người khi đến với Phật.
Vì thế, khi mọi người đến với Phật thì cũng nên tùy tâm. Người có nhiều thì cung tiến, đóng góp nhiều, có ít thì đóng góp ít. Việc đóng góp cho Phật cũng không thể quy định theo một quy chế cụ thể nào cả. Người giàu thì cung tiến theo kiểu giàu, nghèo thì cung tiến ít cũng không sao.
Hiện nay, khi nhiều người cho rằng, cứ phải sắm mâm cao cỗ đầy thì mới nhiều lộc, nhiều tài cho năm mới. Điều đó cũng không nói được là đúng hay sai được mà tùy thuộc vào quan niệm của mọi người.
Nhưng với những người quan niệm rằng mình cứ mang nhiều lễ vật đi cầu cúng đức Phật thì mọi thứ sẽ đến là hoang đường. Nhưng không phải mình làm cái ác mà vào cầu xin sự bình an được. Trong người bình an thì cầu mới bình an. Phật là hướng đạo sư chỉ cho con người ta con đường đi, chứ không phải làm ô để che chở cho mọi người. Ở những nơi tâm linh nên cúng tiền thay bằng hàng mã vừa tiết kiệm vừa đúng với thế giới tâm linh.
Download Văn Khấn Xin Giải Trừ Vận Hạn Khi Đi Chùa Hương
Khi nhắc đến vận hạn, bạn sẽ có thể gặp phải một số hạn như tính khí nóng nảy bất thường, khiến công việc không được như mong muốn, bị tai bạn xe cộ, bị thương tích, bị kiện, tiền mất tật mang, công việc không ổn định, thất nghiệp, hoặc công ty phá sản, bị oan ức, có tang gia trong gia đình,…vì vậy, bạn có thể đến chùa Hương để xin thần linh hóa giải những vận hạn đó cho mình bằng bài Văn khấn xin giải trừ vận hạn khi đi chùa Hương được giới thiệu ngay sau đây. Khi sử dụng bài Văn khấn xin giải trừ vận hạn khi đi chùa Hương, bạn cần thể hiện được sự thành kính, thành tâm của mình.
Khi gặp sao chiếu mệnh xấu, các gia đình sẽ tiến hành làm lễ dâng sao giải hạn hoặc làm lễ đón sao tốt để thực hiện mong muốn cả năm gia đình làm ăn thuận lợi, có được sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc, sung túc,… Chùa Hương là một ngôi chùa lâu năm và rất linh thiêng, vì vậy, nhiều người thường lựa chọn ngôi chùa này để xin giải trừ các vận hạn của mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết được một bài Văn khấn xin giải trừ vận hạn khi đi chùa Hương hoàn chỉnh và chính xác để có thể khấn một cách quy củ, giúp thần linh có thể thấu hiểu được mong muốn, ước nguyện của bạn.
Bên cạnh văn khấn giải hạn là các bài văn khấn cầu công danh khi đi chùa Hương dùng để cầu cho sự nghiệp thuận lợi, hay văn khấn cầu phúc ở chùa hương để cầu phúc cho gia đình.
Trong Văn khấn xin giải trừ vận hạn khi đi chùa Hương, bạn cần nói rõ được thời gian bạn làm lễ (nên nói ngày Âm), tên của người khấn (Nói rõ họ và tên, địa chỉ của người khấn), nói tên các vị thần linh có trong chùa, ước muốn của bạn (Mong muốn thần linh giải trừ các vận hạn trong năm mới, cầu mong gia đình luôn luôn mạnh khỏe, bình an, hòa thuận,…). Bạn hãy đến với Phật bằng sự thành tâm của mình, đồng thời có thể đóng góp cho chùa chiền tùy tâm, người có ít đóng ít, người có nhiều đóng nhiều. Bên cạnh đó, không phảicứ sắm mâm cao cô đầy thì mới được Phật ban cho tài lộc, tuy nhiên, bạn cũng cần sắm một mâm cỗ tươm tất, gọn gàng với đầy đủ các lễ vật theo yêu cầu để có thể thực hiện các thủ tục đúng nhất.
Văn khấn xin giải trừ vận hạn khi đi chùa Hương là một bài văn khấn cần thiết cho bạn trong những dịp đầu năm khi mà bạn đang có ý định đi ngôi chùa này để cầu giải hạn, hóa giải những xui xẻo mà bạn sẽ gặp phải trong năm mới. Khi khấn bài Văn khấn xin giải trừ vận hạn khi đi chùa Hương, bạn cần nói một cách rõ ràng, lưu loát để thần linh có thể nghe thấy và thực hiện được mong muốn đó cho bạn.
Cách Viết Sớ Phúc Thọ Phục Dĩ Phúc Thọ, Cách Viết Sớ Giải Hạn Đầu Năm 2022
Đang xem: Cách viết sớ phúc thọ
Hiện nay trên internet đã có rất nhiều bài viết, clip của các thầy cúng, các cô, các cậu hướng dẫn cách viết lá sớ đi lễ. Tôi chỉ xin có một số ý kiến đóng góp. Trước để giúp những ai muốn tìm hiểu về cách viết sớ. Sau để các vị hữu duyên tùy hỷ góp ý giúp con đường tu học Đạo của chúng ta có thể ngày một tinh tấn hơn.
Có rất nhiều mẫu sớ, tùy vào mục đích, khoa cúng, buổi lễ… ngoài ra còn rất nhiều các mẫu trạng, hịch…khác nhau.Nhưng để quý vị viết sớ đi lễ hành hương thì chỉ cần dùng mẫu sớ Phúc Thọ là được ( ở một số nơi ghi là mẫu Phúc Lộc Thọ). Sớ này có thể dùng để đi lễ Chùa, Đền, Phủ, Đình, Điện… vào các ngày sóc, vọng hàng tháng (mùng 1, rằm), ngày tiệc Thánh hay dịp đầu năm, cuối năm… Các bản in tờ sớ Phúc Thọ ở mỗi nơi tuy có thể khác nhau một số chữ nhưng nội dung thì nhất quán. Để viết 1 lá sớ Phúc Thọ, quý vị chỉ cần điền đủ thông tin vào (6) vị trí như hình:
“Phục dĩ Phúc Thọ Khang Ninh nãi nhân tâm chi cờ nguyện tai ương hạn ách bằng Thánh lực… “Đây là dòng quý vị điền thông tin về nơi cư trú của quý vị hoặc củangười đi lễ. Với quy định địa danh lớn viết trước rồi sắp xếpnhỏ dần.Ví dụ “…Bắc Ninh tỉnh, Gia Đông huyện, Thuận Thành xã, đệ bát tổ dân, thập tám gia số hiệu…” (tổ số 8, nhà số 18)“…Hồ Chí Minh thành phố, Gò Vấp quận, cửu bách cửu ngõ, nhị thập cửu gia số hiệu…” (ngõ 909, nhà số 29)“Việt Nam quốc Hiện sinh cư tại hải ngoại Đức quốc (Hà Lan quốc hoặc Mỹ quốc…hiệu đầu vu).”Cuối dòng này luôn được kết thúc bằng 2 chữ “Đầu Vu” nghĩa tương đương giống: gửi tới, hướng về…Nếu địa chỉ của quý vị quá dài dẫn đến viết 1 dòng không đủ thì có thể chia làm 2 dòng song song. Cách viết này gọi là “viết song cước”.
– Cần phân biệt “Tên tự” và “Tên thường gọi”. Đây là điều rất nhiều người, kể cả các thầy viết sớ lâu năm vẫn mắc phải.Nói ví thửnhư “tên tự” là tên một người dùng trên các giấy tờ có tính pháp lý như giấy khai sinh,chứng minh thư, bằng lái xe…Còn “tên thường gọi” là biệt danh, bút danh, tên gọi hàng ngày, không có giá trị giấy tờ pháp lý. Cũng vậy,“Tên tự” là tên Đền, Chùa được ghi trên hoành phi nơi chính điện.Còn “tên thường gọi” là dân gian vẫn truyền khẩu gọi tên.
Ví dụ: “Chùa Hà” là tên thường gọi nhưng tên tự để viết sớ là “Thánh Đức Tự” ( 聖 德 寺) “Chùa Giáp Bát” là tên thường gọi nhưng tên tự là “Phổ Chiếu Tự” (普 照 寺) v.v…
Vậy mà nhiều quý vị, nhiều thầy vẫn dùng “tên thường gọi”của Chùa, Đền để điền vào sớ. Khác nào khi ta lập hợp đồng mua bán đất mà dùng tên thường gọi. Vậy sao pháp luật chứng nhận. Thiết nghĩ vậy là chưa chuẩn xác!Nhiều quý vị đặt câu hỏi: “Khi không biết tên tự nơi ta dâng sớ, thì làm sao điền được cho đúng đây? “ -Tên nơi dâng lễ ghi trên chữ “Thượng phụng”, không ghi phía dưới mới đúng cách hành văn trong sớ.Nếu ko nhớ rõ tháng, quý vị ghi là “Đương thiên” hoặc “Đương tiết”, đều có thể được. 4.”…Tiến lễ… Giải hạn…”
Tại đây quý vị có thể điền hai chữ “Kim Ngân”, “Tài Mã”, “Hoa man”, “Phù Lưu”… sao cho hợp hoàn cảnh của quý vị.
Xin tác giả hỗ trợ cách điền đầy đủ trong tờ sớ, bản thân có đọc phần trên nhưng cho mình hỏi cách ghi các vật phẩm như nhất phẩm hoa như thế nào? và tiến vu hoặc cung tiến vu. Tên quý nhân âm phần nhận ghi thế nao? Xin cám ơn
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tên *
Email *
Trang web
Thành Tâm Đọc Bài Văn Khấn Giải Xui Trừ Hạn Này, Thần Tài Sẽ Mỉm Cười Ban Lộc, Vận Đỏ Kéo Đến Ầm Ầm
– Nước: 3 chén đầy ắp
– Muối và gạo: mỗi loại 1 bát con
– Quả cau lá trầu: 3 cặp
– Thắt lưng: cắt làm 3 mảnh đều nhau
– Thuốc lá: 3 điếu
– Bộ Tam Sanh gồm 1 quả trứng vịt lộn đã luộc đập ra bát, 1 con tôm luộc, 1 miếng thịt rọi luộc cho ra đĩa
– Tóc rối của người gặp vận xui
– Đồng bạc: 3 xu lấy giấy đỏ bọc lại
– Vàng mã, hoa tươi, các loại trái cây
Bày mâm cỗ cúng ngoài sân. Sau khi sắp đủ lễ vật, thắp 3 nén nhang, khấn cúng rồi để mâm cỗ ở đó, đến khi tàn hết 3 nén nhang thì bỏ đồ cúng đi, tuyệt đối không ăn.
Bài văn khấn giải xui trừ hạn
Nam mô bậc hữu thiên chí tôn kim quyết Thượng đế ngọc hoàng.
Con kính thỉnh: Mông Long Đại Tướng …(1) Tam Tai …(2) ách thần quang!
Hôm nay là ngày … tháng … năm … (Đọc ngày tháng năm theo âm lịch)
Con tên là:…
Ngụ tại:…
Nay con thành tâm sử biện hương hoa, lễ vật cùng các thứ cúng dâng giải hạn, kính dâng Mông Long Đại Tướng …(1) Tam Tai …(2) Ách Thần Quang giá đáo đàn tràng, chứng minh lòng thành mà thọ hưởng.
Cúi lạy 3 lần rồi hóa vàng.
Một số lưu ý khi đọc văn khấn
Trước khi đọc, bạn nên tra xem phần (1) là tên các vị thần cai quản từng năm:
– Năm Tí là Địa Vong, cúng vào ngày 22, khi đặt mâm cúng hướng về phía Bắc.
– Năm Sửu có thần Địa Hình, cúng ngày 14 hướng Đông Bắc.
– Năm Dần cúng thần Thiên Linh vào ngày rằm theo hướng Đông Bắc.
– Năm Mão có thần Thiên Hình cúng ngày 14 theo hướng Đông.
– Năm Thìn thần Thiên Kiếp cúng ngày 13 hướng Đông Nam.
– Năm Tị cúng thần Hắc Sát vào ngày 11 cũng hướng Đông Nam.
– Năm Dậu có thần Thiên Họa cúng ngày mùng 7 hướng Tây.
– Năm Tuất là thần Địa Tai cúng ngày mùng 6 theo hướng Tây Bắc.
– Năm Hợi cúng thần Địa Bại ngày 21 hướng Tây Bắc.
Phần (2) là ngũ hành của năm đó, được tính như sau:
– Năm Thân và Dậu là ngũ hành Kim.
– Năm Dần và Mão là ngũ hành Mộc.
– Năm Hợi và Tí thuộc ngũ hành Thủy.
– Năm Tị và Ngọ thuộc ngũ hành Hỏa.
– Các năm Thìn, Sửu, Mùi, Tuất ứng với ngũ hành Thổ.
Ngoài cách trên, một cách hóa giải rất hiệu quả khi bị vận xui đeo bám, đó là bốc một nắm muối, sau đó ném nắm muối này qua vai trái của mình. Mọi điều xui rủi sẽ đi theo nắm muối này mà ở lại phía sau lưng, nhường chỗ cho những điều tốt đẹp, may mắn. Nếu là phụ nữ thì hãy nắm muối bằng tay phải, đàn ông thì nắm muối bằng tay trái. Nhất định phải nắm muối qua vai trái, nếu nhầm sang vai phải thì vận đã đen lại càng đen hơn.
Một cách khác là nếu gia chủ cảm thấy vận xui sắp đến hoặc chuẩn bị đến những nơi không may mắn, thì tốt nhất nên đặt trong túi áo hoặc túi quần một mảnh vải đỏ.
Bạn đang xem bài viết Văn Khấn Cầu Phúc Thọ, Giải Trừ Vận Hạn trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!