Xem Nhiều 3/2023 #️ Văn Sớ, Điệp, Biểu, Trạng, Hịch… Khoa Cúng … St P1 # Top 8 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Văn Sớ, Điệp, Biểu, Trạng, Hịch… Khoa Cúng … St P1 # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Sớ, Điệp, Biểu, Trạng, Hịch… Khoa Cúng … St P1 mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

DÂNG HƯƠNG TẠI GIA  

Dâng hương tại gia là một tập tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Xưa, nay dù thuộc tầng lớp nào của xã hội, người Việt Nam đều không bỏ tục ấy, đều lập ban thờ (giường thờ) Gia Tiên và Gia Thần. Gia Thần và Gia Tiên có thể được thờ trên cùng bàn thờ, cũng có khi được tách ra ở hai vị trí khác nhau. Ngoài ra, một số gia đình theo Đạo Phật hay Công giáo còn có thêm ban thờ Phật, thờ Bồ Tát – Nhất là Bồ Tát Quán Âm, hay thờ Chúa. Dù được thờ chung hay riêng, người Việt Nam vẫn phân biệt rõ Gia Thần và Gia Tiên.

1. Thờ Gia Tiên: Là thờ “vong linh” của bố, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ mà “theo dòng máu, mủ” đã sinh ra mình.

Đạo lý làm người của người Việt Nam là “uống nước nhớ nguồn”, kính trọng ông bà cha mẹ khi còn sống, phụng dưỡng khi ốm đau, thờ cúng khi đã khuất. Vì tin rằng “Chết là thể xác, hồn là tinh anh”, cho nên dù ông bà cha mẹ … đã “khuất núi” thì cũng chỉ là phần hữu hình, thể xác. Còn “vong linh” thì vẫn cảm ứng cùng cuộc sống của cháu, con, vẫn theo dõi, phù trì cho cuộc đời con, cháu mỗi khi có việc đau buồn hay vui vẻ cùng các kỳ giỗ chạp, tuần tiết, sóc, vọng … 2. Thờ Gia Thần: Đó là các vị thần tại gia như Thổ Công, Thổ Địa, Thần tài, Thần hổ, Đức Thánh quan … Trong đó Thần Thổ Công được thờ phổ biến, được coi như vị Thần “Đệ nhất gia chi chủ” (vị Thần quan trọng nhất trong một gia đình). Thậm chí có gia đình còn quan niệm: vợ chồng mình là con thứ nên không thờ Gia Tiên, nhưng không thể bỏ qua việc thờ cúng dâng hương vị Thổ Công vào các dịp tuần, tiết sóc vọng … Hiện nay Thần Tài cũng được nhiều gia đình rất coi trọng.

Nếu thờ Gia Thần, Gia Tiên cùng một ban thờ: thì vị trí bát nhang thờ Gia Thần phải đặt cao hơn bát nhang thờ Gia Tiên một chút.

Người Việt Nam xưa, nay thờ Thổ Công, Thổ Địa có 2 cách: Hoặc đặt trên bàn cao, hoặc đặt trên nền nhà. Theo khảo cứu, cách đặt thờ Thổ Công. Thổ Địa trên nền nhà là theo tục của người Tầu xưa. Trên bàn thờ Thổ Công của người Việt Nam thường đặt thờ ba mũ: hai mũ ông, một mũ bà, cũng có thể chỉ là một mũ ông. Mỗi mũ này có màu sắc khác nhau, tượng trưng cho màu ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, vì mỗi năm thuộc các hành khác nhau. Bài vị cũng đồng mầu sắc như vậy.

3. Một số nguyên tắc chung của tục dâng hương tại gia vào các dịp tuần, tiết, sóc vọng.

Mỗi tuần, tiết dâng hương tại gia đều có những khác nhau nhất định từ phẩm vật dâng cúng tới một số nghi thức và văn khấn, sông giữa các kỳ tuần, tiết ấy vẫn có những nguyên tắc chung:

a. Vào ngày tuần, tiết dâng hương phải khấn Gia Thần (thần ngoại) trước, Gia Tiên sau.

b. Vào ngày giỗ Gia Tiên thì phải cáo yết Thần Linh trước sau mới cúng Gia Tiên.

– Khi cúng giỗ ai thì phải khấn người đó trước rồi tiếp đến Tổ Tiên nội ngoại, thứ đến Thần Linh chúa đất, sau cùng mới là tiền chủ, hậu chủ.

c.Khi dâng hương lễ Thần ngoại Thổ Công, Táo quân, hay Thần Thánh thì bắt buộc phải nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ).

d. Khi dâng hương lễ thần nội (Tổ tiên) thì không được nhập quán và xưng quốc hiệu (nêu địa chỉ).

Nếu:

– Bố chết thì phải khấn là Hiền khảo

– Mẹ chết thì phải khấn là Hiền Tỷ

– Ông chết thì phải khấn là Tổ khảo

– Bà chết thì phải khấn là Tổ tỷ

– Cụ ông chết thì phải khấn là Tằng Tổ khảo

– Cụ  bà chết thì phải khấn là Tằng Tổ tỷ

– Anh em đã chết thì phải khấn là Thệ Huynh, Thệ Đệ

– Chị em gái đã chết thì phải khấn là Thệ tỷ, Thệ muội

– Cô dì, chú bác đã chết thì phải khấn là Bá thúc cô dì tỷ muội

Hoặc khấn chung là Cao tằng tổ khảo tỷ nội ngoại Gia Tiên.

đ. Các phẩm vật dâng cúng: Có thể “lễ chay” và lễ mặn. Những gia đình có ban thờ Phật thì chỉ dâng “lễ chay”, lễ có thể “bạc mọn”, hay “sang trọng” nhưng không thể thiếu: Hương, Đăng, (đèn, nến), trà (chè), quả, tửu (rượu) nước thanh thuỷ, trầu cau (thường 1 hoặc 3 quả cau còn cuống với 1 lá trầu) Tiền vàng (Kim ngân). Riêng đèn, nến thường là 1 cặp hai bên phải, trái (Tả, hữu) bàn thờ và đặt cao hơn các phẩm vật khác. Đôi đèn, nến này tượng trưng cho 2 vầng Nhật Nguyệt (mặt Trời, mặt Trăng) và được thắp sáng suốt buổi lễ dâng hương.

e. Thắp nhang: Dù là kỳ dâng hương nào, lễ vật dây cúng trên bàn thờ có thể chung nhưng nếu có nhiều bát nhang thì bát nganh nào cũng đều phải thắp hương, hương được thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7 … vì số lẻ thuộc dương. Theo luật “cơ ngẫu” của dịch lý thì số lẻ thuộc dương, tượng trưng cho phần vô hình, cho trời, cho trong sạch, cho sự mở của vạn vật …

Nói là số lẻ nhưng theo lệ thường thì mỗi bát nhang 3 nén, khi nhang bén gần hết 1 tuần nhang thì gia chủ thắp 1 tuần nữa rồi xin phép Gia Thần. Gia Tiên hoá vàng ngay giữa 2 tuần nhang. Tiền vàng khi hoá thành tro gia chủ thường vảy rượu vào tro.

Tại sao lại thường thắp 3 nén ? Tục xưa tin rằng khi thắp nhang lên trời thì Trời – Đất – Người có sự cảm ứng. Cũng theo triết lý của người Phương Đông thì cái nguyên lý phổ quát của vũ trụ, vạn vật tương ứng, tương cảm là: Thiên – Địa – Nhân. Vậy nên, có lẽ 3 nén là tượng trưng cho 3 ngôi Trời – Đất – Người chăng ?

Tại sao lại rót rượu vào tro hoá vàng, tiền cúng ? Vì người xưa tin rằng có làm như vậy thì người cõi âm mới nhận được. Chưa rõ sự tích và triết lý của việc ấy ra sao. Ngày nay chỉ thấy ai cẩn thận lắm mới làm điều ấy.

g. Vái và lễ: Mỗi kỳ dâng hương đều có vái và lễ.

Vái thì các ngón tay đan vào nhau.

Lễ thì hai bàn tay áp vào nhau, các ngón tay của 2 bàn tay phải, trái không so le, không choãi các ngón ra như hình rẻ quạt và đều đặt ở vị trí ngang trước ngực.

Vái và lễ chỉ được thực thi sau khi các phẩm vật cúng lễ đã được đặt trên bàn thờ, đèn, nến đã được thắp sáng; nhang (hương) đã châm lửa. Có người cẩn thận không dùng lửa ở hai ngọn đèn (nến) để đốt hương, bảo rằng đó là “lửa thơd”. Các nén nhang sai khi đã châm lửa, người làm lễ kính cẩn dùng hai tay dâng các nén nhang ở vị trí ngang trán, vái ba vái rồi cắm nhang vào bát nhang trên ban thờ. Cũng có người cắm nhang vào bát nhang rồi mới vái. Vái ba vái xong thì đọc văn khấn. Khấn xong, lễ bốn lễ và thêm ba vái.

Vái và lễ là hai biểu tượng nghi lễ có đôi chút khác nhau nhưng có điểm chung: đều là biểu tượng của sự giao hoà, cảm ứng Âm – Dương. Hai bàn tay tượng trưng cho hai nửa Âm Dương của vòng tròn thái cực, tay trái thuộc dương, tay trái thuộc âm, nên khi các ngón tay của hai bàn tay được dan vào nhau hay áp vào nhau là biểu tượng của sự giao tiếp, giao thái, giao hoà Âm Dương, còn các ngón tay thì tượng trưng cho Ngũ Hành.

Ngón cái – Thổ

Ngón trỏ – Kim

Ngón giữa – Thuỷ

Ngón deo nhẫn – Mộc

Ngón út – Hoả

Ấy là cái  vòng tương sinh ngũ hành của hai nửa Âm – Dương.

h. Khi lễ Phật: Dù có xưng địa chỉ hay không xưng địa chỉ, nói tên hay không nói tên cũng đều được cả, chỉ cốt dãi bày lầm lỗi  và ăn năn trước Phật đài sau đến cầu nguyện những điều mình mong muốn là được.

A. CÁC KỲ DÂNG HƯƠNG VÀO CÁC TIẾT LỄ TRONG NĂM

1. Dâng hương “Ông Táo chầu trời” (23 tháng Chạp)

Trong các vị thần thời cổ, Táo thần (thần bếp) là vị thần theo sát cuộc sống của mọi người với vai trò tay chân của Ngọc Hoàng đến với muôn nhà, thườngngày ghi lại những công tội tốt xấu của mọi người để hàng năm vào 23 tháng Chạp lại trở về trời báo cáo với Ngọc Hoàng, làm cơ sở để Ngọc Hoàng thưởng cho cái tốt và phạt những cái xấu, cái ác. Trong “bão phác tử” của Tấn Cát Hồng còn nói: Cứ vào cuối mỗi tháng. Táo thần lại về trời để phản ánh tình hình nhân gian. Nếu ai có lỗi với Táo thần (Việt Nam hay gọi là Táo quân) bị Táo quân tố cáo với Ngọc Hoàng, tội nghiêm trọng thì bị cắt bớt 300 ngày sống, nếu tội nhẹ thì bị cắt 100 ngày sống. Kiểu phạt bằng cách cướp đi thời gian sống của đời người, thì ai mà không sợ. Vì thế, thời cổ dân gian hầu như nhà nào cũng hết sức mình thành tâm thờ cúng Táo quân không dám đơn sai. Tất nhiên mọi người thờ cúng Táo quân không chỉ vì sợ mà chủ yếu hơn là mọi người muón cầu xin Táo quân ban cho mình những điều tốt đẹp. Sách “Hậu Hán thư” có ghi một câu chuyện như sau: Vào năm Hán Tuyên Đế phong tước, có một người tên là Âm Tử Phương nấu cơm vào sáng sớm mồng 8 tháng chạp (8 tháng 12 âm lịch). Táo thần đột ngột xuất hiện. Nhà anh ta lúc này chỉ có một con thó, thế là Âm Tử Phương liền giết con chó để cúng Táo thần (chó được dùng để cúng tế gọi là “Hoàng dương”. Từ đó, Âm Tử Phương luôn gặp vận may, trở thành nhà giàu một cách nhanh chóng. Gia đình anh ta hưng thịnh. Làm nhà cao cửa rộng, không chỉ nhà ngói mà còn có ruộng tốt tới 700 khoảnh (đơn vị đo diện tích của Trung Quốc). Ăn thì toàn là sơn hào hải vị, mặc thì toàn là lụa là gấm vóc. Con là Âm Thức, Âm Hưng đều sáng láng, được làm quan to trong triều. Tin tức truyền đi, mọi người biết được Táo thần còn đem lại của cải giàu có cho mọi người, thế là uy phong của Táo thần ngày càng lớn.

Câu chuyện được thêu dệt, nhằm mục đích ổn định trật tự xã hội, buộc dân chúng phải an phận thủ thường. Còn việc dân gian cúng Táo thần là bắt nguồn từ sự sùng bái của loài người đối với “lửa”. Từ thuở hoang sơ con người vật lộn với thiên nhiên và học được cắch dùng lửa. Lửa đem lại ánh sáng, hơi ấm cho con người. Và với thức ăn chín nhờ có lửa khiến cho thể chất con người khoẻ mạnh cường tráng hơn. Lửa dần dần trở thành một trong những vật sùng bái tự nhiên của con người, và vào mùa hè hàng năm người ta đều cúng Táo thần họ cho rằng Táo thần đã ban phúc đức cho loài người. Đống lửa không bao giờ tắt phải được ủ và đốt trong bếp vì thế thần lửa và thần bếp (hoả thần và Táo thần) là một. Đời Hán, các đại sư nhà nho đã có cuộc tranh luận về Táo thần là nữ hay nam. Hứa Thuận dẫn kinh điển nói Táo thần là nam; Trịnh Huyền thì xuất phát từ thực tế phụ nữ là người nấu bếp chủ trì việc ăn uống, và cho rằng Táo thần là nữ. Cuộc tranh luận giới tính của Táo thần phản ánh quá trình diễn biến của tục thờ cúng Táo quân, từ thời hoang sơ, tiến vào xã hội Mẫu hệ, việc quản lý lửa thiêng và dùng lửa để nướng thức ăn, rồi chia cho từng người trong bộ lạc, đều do một phụ nữ có uy tín tối cao trong bộ lạc đảm nhận. Vì thế Táo thần cũng được tạo ra bằng hình tượng nữ tính. Vào thời kỳ phụ hệ, tất cả mọi quyền lực từ tay phụ nữ chuyển sang cho nam giới, giới tính của Táo thần cũng chuyển từ nữ sang nam. Từ đó, Táo thần là một vị Thần Linh nam tính đã ăn sâu vào trong lòng mọi  người, trở thành một hình tượng sâu sắc nhất trong xã hội phong kiến. Vào ngày này các gia đình Việt Nam thường làm lễ dâng hương tiễn ông Táo. Ngoài những phẩm vật cúng lễ thường kỳ trong năm, người ta thường mua thêm 1 hoặc 2 con cá chép sống, cúng xong thường phóng sinh (thả) ra ao hồ, sông ngòi vì tin rằng cá chép sẽ hoá rồng đưa ông Táo lên Trời.

Mũ và bài vị thờ ông Táo năm cũ được hoá (đốt) đi cùng với tiền, vàng (đồ mã) sau khi làm lễ tiến, đồng thời thay vào bàn thờ: mũ và bài vị mới. Chân hương cũ cũng được hoá cùng với đồ hàng mã cũ. Có người thường để lại 3 chân nhang cũ để thờ tiếp.

Lễ tiến ông Táo chầu trời thường được tiến hành vào chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Nguồn Gốc Sớ, Điệp, Thiết, Trạng, Bảng

Về hình thức thì tất cả các loại văn bảng này đều dùng giấy màu vàng. Kích thước ngày xưa qui định dài khoảng 64 cm, rộng 40 cm gấp làm đôi theo chiều ngang, gấp xong bề dài là 40 cm, bề ngang 30 cm, xếp thành 4 khổ bằng nhau, không được viết 2 mặt, phía trước chừa một bàn tay, phía sau nửa trang (tiền nhất chưởng, hậu bán trương前一掌後半張), viết chữ chân phương.

Phía trên đầu tờ giấy chừa một lóng tay, phía dưới chừa chỉ đủ đường con kiến bò, không được đưa nét bút xuống quá tờ giấy, hình thức này gọi là “thượng thông thiên đường, hạ triệt nghị tẩu上通天堂下徹蟻走- trên thông thiên đường dưới đủ kiến bò”.

Phần cuối ghi ngày tháng năm, phải ghi khổ giấy thứ 2 tính từ bên phải qua, tứ là khi xếp lại để trông một khổ, ghi câu tuế thứ….theo câu kệ “Bán thứ, bán niên, bình thiên hạ半次半年平天下, nghĩa là chữ thứ (次)một nửa trên dấu tam bảo, một nửa trong dấu, chữ niên (年) một nửa trong dấu một nửa ngoài dấu ở phía dưới.

Nếu là văn sớ thì có bố cục như sau:

Phục dĩ伏以: phần dẫn nhập, viết ở hàng đầu tiên ngay chữ thứ tư của hàng thứ 2.

Sớ vị疏為: ghi rõ địa chỉ hiện tại của người đứng cúng.

Ngôn niệm言念,thiết niệm窃念,thống niệm痛念:bày tỏ tâm tư nguyện vọng của người đứng cúng.

Hòa nam bái bạch和南拜白: đảnh lễ chư Phật Bồ Tát gia hộ cho tâm nguyện người đứng cúng được thành tựu.

Phục nguyện伏願: Cầu xin và phát nguyên tu tập của người đứng cúng để cho âm dương đều lợi.

Cũng gọi là tuyên sớ, sớ văn, tấu sớ, chỉ cho lá sớ tuyên đọc trước Phật, để bày tỏ ý chí phát nguyện trong pháp hội, như khai bạch sớ, kỳ an sớ, kỳ siêu sớ…

Lá sớ cũng là bài văn biểu bạch ca tụng đức Phật hoặc các bậc cao Tăng đạo hạnh.

Tức là lời bạch Phật, bởi vì sớ thông với ý nghĩa sửa soạn việc trai. Khi có thầy qua đời tuy tôn trọng quý kính, nhưng đối với Phật phải gọi tên.

Kinh Lễ chép: Trước Vua không né tên cha. Đây là nói rõ không dám kỵ né tên trước những bậc tôn quý vậy.

Bộ Ngũ Sam chép: “Tiểu sư… phụng vì Thân giáo Hòa thượng … ngày … thiết lễ cúng trai hiện tiền Tăng, nhằm để trang nghiêm con đường thành Phật,… tức là không nên trao chuốc lời lẽ không thật mà phải tự mắc tội nói dối”.

Trong thiền lâm, thường nhân dịp thỉnh bậc danh đức trụ trì có thoái quen làm sớ nhằm bày tỏ tấm lòng tha thiết, văn sớ do chùa viện nói lên lời lẽ của các bậc danh đức trụ trì gọi là sơn môn sớ.

Sớ của những người đồng môn chúc tụng tân trụ trì gọi là đồng môn sớ, sớ của các chùa lân cận chúc tụng trụ trì gọi là chư sơn sớ, ngoài ra còn có các loại sớ như: Giang hồ sớ, đạo cụ sớ, pháp quyến sớ…

Nói chung sớ ngữ là những ngôn ngữ tán thán Phật tổ và các bậc danh đức.

Văn sớ đa phần dùng thể loại biền ngẫu bác học, hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc, có nhiều điển tích pháp số…về thể loại văn trong lòng sớ được trước tác theo hoàn cảnh nhơn duyên khế cơ khế lý.

Điệp vốn là tên gọi của một thể loại văn thư trong chốn quan phủ triều đình xưa, nó là một bài văn chuyển giao giữa cấp dưới và cấp trên, nó cũng như một tờ trình. Người xưa thường viết trên thẻ tre hoặc miếng giỗ. Kể từ niên hiệu Nguyên Phong (1078-1085) thời Bắc Tống trở về sau các văn từ tố tụng gọi là trạng, chỉ có các văn từ chuyển giao của các quan phủ gọi là điệp.

Trong pháp sự khoa nghi, điệp là một loại văn thư không thể thiếu, nội dung cáo bạch nội dung buổi lễ, đàn tràng khoa nghi trong Phật giáo Việt nam, có nhiều loại điệp như: Điệp Phóng Hoa Đăng, Điệp Cấp Vong, Điệp Cúng Trai Tuần, Điệp Cấp Trành, Điệp Hoàn Trạng Am, Điệp Hoàn Trạng Dương, Điệp Khánh Trạch….

Báo thiếp: dùng để thông báo như Thỉnh Tiên Linh Thiếp (Thiệp Mời Các Tiên Linh), Thỉnh Cô Hồn Thiếp (Thiệp Thỉnh Cô Hồn), Thỉnh Vong Thiếp (Thiệp Mời Vong),…

Tạ thiếp: nội dung bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh hay người thường, sau khi đã hoàn thành một công việc nào đó, Tạ Thổ Thiếp (thiệp tạ ơn thổ địa)…

Bản văn trình bày về sự thật của một hiện trạng nào đó nhằm trình lên chư vị thần linh, thánh chúng, loại văn bản này đối với tập tục ở Trung Hoa thì dùng để đốt không đọc, riêng ở Việt Nam ta các bản văn Trạng dùng để tuyên dọc xong rồi mới đem đốt, đối với nghi lễ Phật giáo Việt Nam có nhiều loại trạng khác nhau như: Tiến Lễ Lục Cúng Trạng, Nhương Tinh Trạng, Quan Sát Trạng, Nhương Ngũ Quỷ Trạng, Nghinh Thủy Trạng, Nghinh Sơn Trạng,…

Bảng là một loại văn bản được sử dụng trong các nghi thức trai đàn của Phật Giáo cũng như Đạo Giáo, loại văn thư này dùng để niêm yết, nhằm để thông cáo cho mọi người biết trình tự của đàn tràng được diễn ra như thế nào, thành phần tham dự, nội dung đàn tràng, chức vị đàn tràng….

Bì sớ, điệp: là phần vỏ bên ngoài, sau khi viết sớ xong để lòng sớ vào trong đó, khi tuyên sớ xong lấy ra đọc. Riêng sớ thì bỏ vào đầu trên, điệp bỏ vào đầu phía dưới “Sớ thông thượng, điệp thông hạ”. Có khi người ta xếp thành cái hòm sớ hình chữ nhật vuông vức để trên cái khay trông rất trang nghiêm và đẹp.

Những chủng loai văn bản được nêu trên, ngoài việc đáp ứng như cầu tâm linh trong nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo ra, lời văn rất cô đọng, hàm chứa triết lý cao sâu giải thoát của đạo Phật. Vì vậy chúng ta là người kế sự nghiệp Phật Tổ, cần phải giữ gìn và phát huy để không bị mai một theo thời gian.

Sớ Điệp Công Văn: Những Điều Cần Biết

Nói đến Sớ điệp công văn trong Phật giáo Việt nam là đề cập đến nghi thức, nghi lễ và mẫu mực tất cả các loại giấy tờ được dùng trong các lễ tiết của dân tộc. Tất cả nghi thức và ý nghĩa các lễ trong Phật giáo đều phát xuất từ kim khẩu đức Phật, hoặc chư Tổ được ghi lại trong kinh điển. Về sau quý vị Cổ Ðức đã sang định lại cho phù hợp với nghi lễ cổ truyền của mỗi dân tộc mà không mất mục đích tối thượng của Ðạo Phật là giải thoát và lợi sanh.

Không cổ xuý hay thoả hiệp những điều mê tín dị đoan sẵn có của dân tộc đó, ngược lại còn dùng Phật pháp để soi sáng và đẩy lùi bóng tối mê tín dị đoan. Bằng cách áp dụng phương tiện hết sức thiện xảo trong nghi lễ, luôn luôn khế cơ, khế lý cho mỗi một chúng sanh hầu cứu vớt họ ra khỏi tam đồ, lục đạo và không bỏ rơi một chúng sanh nào cả.

Nghi lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam chúng ta ít nhiều cũng đã ảnh hưởng nghi lễ Trung quốc, nhưng với tinh thần Quốc gia ,Dân tộc, tiền nhân đã gạn lọc để giữ lại những tinh túy phù hợp với tâm lý, đạo lý làm người và cuộc sống hàng ngày của dân tộc để phát triển, và loại bỏ những điều quá câu nệ, phức tạp, hình thức không cần thiết. Các ngài đã lập nên những bộ sách Gia Lễ cho toàn dân xử dụng như Thọ Mai Gia Lễ do ngài Hồ Sĩ Dương hiệu Thọ Mai người tỉnh Hải Dương -Bắc Việt viết vào đới Trần, bộ Thành Luận Gia Lễ do ngài Lê Quý Ðôn viết vào đời Lê.v.v…và cận đại cũng có rất nhiều sách nói về nghi lễ cổ truyền của dân tộc. Nhưng Phật giáo được truyền vào Việt nam sớm hơn những thời điểm này rất xa, nên nghi thức Phật giáo đã hoà nhập vào nghi lễ phổ thông của quần chúng Việt nam một cách êm đẹp mà không thấy có bất cứ một điều gì nghịch lý cả. Nghi lễ Phật giáo đã chứa đựng nhiều mặt sinh hoạt của xã hội và con người Việt nam. Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ khảo sát về phương diện công văn mà thôi. Khi đọc qua những tài liệu này, chúng ta cũng hiểu được phần nào công việc hoằng dương đạo pháp và phương pháp hành trì của người xưa qua phương diện nghi lễ, hầu rút tỉa được ít nhiều kinh nghiệm mà ứng phú đạo tràng trong hiện tại và tương lai, bất cứ ở đâu.

Sớ điệp công văn trong Phật giáo Việt nam là những cách thức, mẫu mực giấy tờ dùng để biểu bạch lên Tam bảo,hoặc tâu trình lên Thánh, Thần, Linh, Cô hồn.v.v…trong pháp giới lục đạo. Mục đích là giúp cho trai tín chủ tóm tắt những lời phát nguyện, những lời sám hồi tội khiên, cùng những ước nguyện hòng vun trồng công đức, tu hành.

Những loại văn bản sau đây hiện đang áp dụng: 1/ SỚ: Một tờ điều trần dâng lên bậc bề trên, trong Phật giáo Việt nam gọi là sớ hay sớ đầu, có tính cách như một lời phát nguyện dâng lên Tam bảo. 2/ BIỂU: Nói đầy đủ là Biểu bạch, nêu rõ ràng sự kiện cần trình bày lên Tam bảo hoặc chư vị Bồ Tát. 3/ TRẠNG: Bài văn giai bày sự việc trình lên Thánh, Thần. 4/ HỊCH: Lời của người trên hiểu dụ (kêu gọi) người dưới “vd:Hịch Nguyễn Trãi”. 5/ ÐIỆP: Bản văn có tinh cách làm sáng tỏ vấn đề để người xử dụng được dễ dàng trong việc đi lại hay thi hành nhiệm vụ. 6/ DẪN: Một thể văn dùng để nói đến một sự việc khác. 7/ PHAN: Một khổ vải dài rũ xuống có ghi chữ trên đó tuỳ theo mục đích của buổi lễ “vd: như Chẩn tế, bạt độ…”. 8/ BẢNG: Dùng để yết thị chương trình hành lễ (ngày nay gọi là chương trình). 9/ NHO: Một lá cờ có ghi tên của các vị Thần ngũ phương dùng để triệu thỉnh các Ngài trong một công việc nào đó. 10/ BÀI VỊ: Tên chung của một thông báo về chỗ ngồi của chư vị Thần, Linh.v.v… 11/ THIẾP: Một bản văn để làm tin.

A/ Hình thức: a/ Màu sắc: Sớ, Biểu, Trạng, Dẫn đều được viết trên giấy bản màu vàng. Còn các loại khác viết trên giấy màu đỏ hoặc trắng. b/ Kích thước: Ngày xưa quy định tờ giấy bản dài khoảng 64 phân tây (cm), rộng 40 phân tây (cm), gấp làm đôi theo chiều ngang, gấp xong, bề dài là 40 cm, bề ngang là 32 cm, xếp thành 4 khổ bằng nhau. Mỗi khổ 8 cm bằng khoảng 4 ngón tay như người xưa đã dạy:”tiền nhất chưởng, hậu bán trương”. c/ Cách trình bày: Phải viết đúng theo khuôn phép đã được người xưa quy định như: chỉ được viết một mặt mà thôi, viết chữ chân, không được viết chữ thảo. Hồng danh chư Phật, Bồ Tát, tên kinh, chú phải viết hoa lên hàng đầu hoặc giữa hàng gọi là Ðài hay Ðài lọng (nếu viết theo kiểu chữ nho xưa). Phía trên đầu tờ giấy phải chừa một khoảng trống bằng một lóng tay giữa (khoảng 3 cm), phía dưới cùng tờ giấy phải chừa một khoảng nhỏ nhất cũng phải đủ đường cho một con kiến bò (khoảng 2 cm) như người xưa đã căn dặn:”Thượng thông thiên đường, hạ triệt nghị tẩu”.Phần cuối cùng ghi ngày, tháng, năm và vị dâng sớ ký tên và đóng dấu. B/ Nội dung: a/ Nội dung của Sớ, Biểu.v.v…căn cứ vào bài kệ trong phảm “Biểu Bạch” ở tập luận “Thuyết pháp Minh nhẫn” như sau: Biểu bạch Tam bảo cảnh. Ðồng biệt trú trì Phật. Tiên tán tu thiện thể, Tứ thán thí chủ ý. Thánh linh thành Bồ đề, Thánh chúng nguyện thành tựu. Hồi hướng pháp giới chúng, Chư Thiên tăng uy quang.

Nghĩa là: Tờ sớ, biểu dâng lên Phật, Bồ Tát…(Tam bảo) là phải nêu rõ dâng lên vị nào: đồng trú trì Phật hay biệt trú trì Phật, tức là dâng lên một đức Phật hay nhiều đức Phật. Ðiều trước tiên là phải tán dương công đức tu thiện của ngài, sau đó nói rõ và ca ngợi thành ý của thí chủ, cầu nguyện bậc Thánh Linh phát tâm Bồ đề, lắng nghe cùng độ trì cho lời nguyện của chúng sanh được thành tựu. Tiếp theo là hồi hướng khắp thảy chúng sanh và cầu nguyện chư Thiên đều được tăng phần oai nghiêm, sáng lạng.

b/ Văn thể: Các lòng sớ, biểu… đều tuỳ cơ duyên mà trước thuật, phải hợp vào cảnh huống lúc khấn nguyện, tức là khế cơ và khế lý, nên chư Tổ ngày xưa, các vị Cổ Ðức, các vị thiện trí thức, Cư sĩ, Phật tử uyên bác đã trước thuật nội dung các lá sớ, biểu.v.v… để dâng cúng Phật, chư Bồ Tát. Theo quan niệm chư Phật là bậc Thế tôn, nên cách hành văn cho đến văn thể đều có quy cách nhất định, thường theo thể văn Biền ngẩu đối nhau rất sát (đối câu, đối chữ, đối ý…).

Ví dụ: Nhứt niệm chí thành đối Thập phương cảm cách. Ta bà Giáo chủ hoằng khai giải thoát chi môn đối Cực lạc Ðạo sư tiếp dẫn vãng sanh chi lộ. Phước, thọ, khương, ninh nãi nhân tâm chi tự nguyện đối Tai, ương, hạn, ách bằng Phật lực dĩ siêu thăng.v.v… Hầu hết các lòng văn sớ, điệp…của Phật giáo Việt nam đang xử dụng đều ở trong bộ Tâm Nang và Thiện bổn. Nhưng càng về sau càng có nhiều việc xẩy ra như lễ thành hôn tại chùa chẳng hạn, dù lòng sớ đã được trước tác nhưng chưa được ghi vào các bộ công văn của Thiền môn để áp dụng. Do đó bất cứ ai, dù xuất gia hay tại gia có văn tài liễu đạt nghĩa kinh đều có thể trước thuật và làm bản văn mẩu mực cho người sau tùy duyên mà xử dụng sau khi đã được các ngài Cao tăng, Ðại đức trong giới Thiền môn chấp nhận.

Tóm lại: Sớ, Biểu, Trạng, Hịch…là những án văn chương tuyệt tác, có vần có điệu được trình bày một cách hợp đạo, khiến người đọc cảm thấy hòa mình vào mà tự phát nguyện dâng trọn niềm tin lên chư Phật, chư Bồ Tát, xem như phương tiện dắt người vào đạo. Trên phương diện tinh thần là những yếu tố gây niềm tin một cách vững chắc đối với trai tín chủ.

Sớ điệp công văn trong Phật giáo Việt nam là một công việc khá năng nề, đòi hỏi người đảm trách phải có kiến thức chuyên môn và tinh thần trách nhiệm để ứng phó và giải quyết tất cả mọi vấn đề từ trên bàn thờ đến tận nhà bếp, và phải có tinh thần cầu tiến, thường xuyên học hỏi với các bậc tôn túc, các vị chuyên khoa nghi lễ về các ngành thuộc khoa đó như: cách xử dụng các loại pháp khí, am hiểu các cung điệu, lễ nhạc, am tường khoa nghi, ý nghĩa các bài kệ để xử dụng đúng chỗ, đúng lễ, biết cách tổ chức các loại đàn tràng hầu giúp trai chủ hoàn thành sở nguyện. Ðăc biệt nhất là phải sang bằng tất cả mọi trở ngại xẩy ra trong tiến trình cung hành nghi lễ để tránh bỏ mất bất cứ một lễ lạc nào đã có trong chương trình. Ðược như vậy thì âm dương đều lợi lạc.

Khi thiết lập và trình bày nội dung của một văn sớ, cần nắm vững một số yếu tố sau đây:

1./ Những danh từ chỉ tháng. Tháng 1: Thần duy Dần nguyệt, tiết thuộc mạnh Xuân, liễu đính hoàng kim, mai khai bạch ngọc. Tháng 2: Thần duy lan nguyệt, tiết thuộc trung hòa, oanh chuyển như hoàng, hoa phi tợ cẩm. Tháng 3: Thần duy đào nguyệt, tiết thuộc mộ Xuân, đào vũ phiên hồng, bính tinh điểm lục. Tháng 4: Thần duy mạch nguyệt, tiết thuộc thanh hòa, hòe ấm dinh đình, hà hương mãn chiểu. Tháng 5: Thần duy bồ nguyệt, tiết thuộc đoan dương, lựu hỏa thư đơn, ngải kỳ dương lục. Tháng 6: Thần duy thử nguyệt, tiết thuộc quang dương, tử kết liên phòng, hương lưu lệ phố. Tháng 7: Thần duy qua nguyệt, tiết thuộc lan thu, ngọc vũ sinh lương, kim phong đản thứ. Tháng 8: Thần duy quế nguyệt, tiét thuộc trung thu, quế ảnh phù cơ, thiềm quang hiệu khiết. Tháng 9: Thần duy cúc nguyệt,tiết thuộc trùng dương, lý cúc phiên hương, giang phong thấu cẩm. Tháng 10: Thần duy dương nguyệt,tiết thuộc mạnh đông, nhứt tuyến thiêm trường, tam dương phục thủy. Tháng 11: Thần duy gia nguyệt, tiết thuộc trọng đông, tuyết điểm hàng mai, gia phi ngọc quản. Tháng 12: Thần duy lạp nguyệt, tiết thuộc quý đông, trúc diệp phù bôi, mai hoa ánh tịch.

Cách ghi thông thường._ Mỗi mùa có 3 tháng: Tháng đầu mùa là “Mạnh”,tháng giữa mùa là “Trọng”,tháng cuối mùa là “Quí”. Do đó, vị công văn chỉ ghi tháng và mùa là đủ. Ví dụ; Lễ được tổ chức vào tháng 7 thì ghi “Thần duy mạnh nguyệt, tiết thuộc Thu thiên” là được rồi.

2./ Đóng Ấn triện:

Dấu Tam bảo: Dấu hình vuông, mỗi cạnh khoảng 7cm5 (7phân rưỡi tây), dùng để đóng trên sớ điệp và trên bì các loại công văn. Dấu chỉ được đóng khi nào đã được vị chứng minh hay chủ sám duyệt qua và đồng ý. Tuyệt đối không được đóng dấu trước (khống chỉ). Vị trí dấu đóng phải cách trên đầu công văn một khoảng cách bằng cạnh con dấu. Dấu Tam bảo khắc dương 4 chữ “PHẬT PHÁP TĂNG BẢO” theo lối chữ triện.

Dấu niêm phong: Dấu hình vuông, mỗi cạnh 6cm5 (6 phân rưỡi tây), dùng để đóng phía dưới bì sớ điệp ở mặt trước. Dấu khắc dương 2 chữ “CẨN PHONG” cũng theo lối chữ triện.

Dấu đóng trên Ðiệp: Dấu hình chữ nhật, chiều dài khoảng 8cm5 (8 phân rưỡi tây), rộng 4cm5 (4 phân rưỡi tây); dùng để đóng trên 4 chữ mở đầu và 3 chữ kết thúc của tờ điệp. Dấu đóng cách trên đầu tờ điệp cở 5 phân tây. Dấu khắc dương 4 chữ “PHẬT TỔ GIA PHONG”.

Dấu của vị chứng minh hay chủ sám: Dấu hình chữ nhật, chiều dài khoảng 3cm (3 phân tây), có hai loại:

a/ Loại dấu dương: khắc Pháp danh vị Tỳ kheo theo lối chữ triện, chữ nổi lên khi đóng dấu. Loại dấu này dùng để đóng trên sớ khi biểu bạch lên Tam bảo.

b/ Loại dấu âm: khắc Pháp hiệu của vị Tỳ kheo cũng theo lối chữ triện, chữ chìm trong dấu, khi đóng chữ không dính mực. Loại này dùng để đóng trên các điệp văn cấp cho Linh.

Vị trí đóng dấu: Dấu được đóng ngay trên Pháp danh hay Pháp hiệu và chữ ký của vị Chứng minh hay Chủ sám

3./ Xưng Hô trong Văn Sớ:

Cách xưng hô với người được dâng cúng:

Sống Chết Cha Hiển khảo (đã mai táng rồi) Cố phụ (khi còn trên đất, chưa chôn)

Mẹ Hiển tỷ (đã chôn rồi) Cố mẫu (chưa mai táng)

Ông nội (đời thứ 3)Hiển tổ khảo Bà nội Hiển tổ tỷ Ông cố (đời thứ 4)Hiển tằng tổ khảo Bà cố Hiển tằng tổ tỷ Ông cao (đời thứ 5)Hiển cao tổ khảo Bà cao Hiển cao tổ tỷ Từ đây trở lên, mỗi đời thêm một chữ “cao” và chỉ thêm tố đa là 2 chữ nữa mà thôi. Nếu trên 3 chữ cao thì chỉ dùng thêm một chữ “thượng” nữa. Ví dụ: Thượng cao cao cao tổ khảo.

Con Hiển thệ tử (con trai) Hiển thệ nữ (con gái) Cháu nội (3 đời) Hiển đích tôn (cháu nội trưởng) Hiển nội tôn (cháu nội thứ) Cháu cố (4 đời) Hiển tằng tôn Cháu cao (5 đời) Hiển huyền tôn

Cách xưng hô của người đứng cúng:

Cha chết, con trai xưng: Cô tử (chưa chôn), con gái xưng: Cô nữ

Mẹ chết, con trai xưng: Ai tử, con gái xưng: Ai nữ

Cha, mẹ đều chết (một người đã chết trước, nay thêm một người nữa) Con trai xưng: Cô ai tử, Con gái xưng: Cô ai nữ

Con gái đã có chồng: Giá nữ

Cha,mẹ chết chôn cất xong xuôi, từ đây về sau.

Con trai xưng: Hiếu tử hay Thân tử, Con gái xưng: Hiếu nữ hay Thân nữ

Rể xưng: Nghĩa tế, Dâu xưng: Hôn

Cháu nội trưởng (cha chết trước ông bà) : Ðích tôn thừa trọng

Cháu nội trưởng (cha chưa chết): Ðích tôn Cháu nội : Nội tôn

Cháu gọi bằng cố (4 đời) : Tằng tôn Cháu gọi bằng cao (5 đời) : Huyền tôn

Cháu 6 đời: Lai tôn Cháu 7 đời: Côn tôn Cháu 8 đời: Nhưng tôn Cháu 9 đời: Vân tôn Cháu 10 đời: Nhĩ tôn Dòng trực hệ, cháu gọi là tôn, sau đời thứ 10 đều gọi là Tự tôn.

Vợ của cháu thêm chữ hôn sau chữ tôn; ví dụ: vợ của cháu nội là nội tôn hôn Cháu gái thêm chữ nữ sau chữ tôn; ví dụ: cháu nội gái là nội tôn nữ.

Chồng của cháu gái thêm chữ tế sau chữ tôn; ví dụ: chồng của cháu nội gái là nội tôn tế. .Dòng bàng hệ, hậu duệ tôn, cháu gọi là Ðiệt.

Đọc Truyện Nghiệp Duyên Tam Kiếp P.1

Thiên quốc – Văn Vương trị vì. Ngoại ô Cát Luân

Tuyệt Tình Cốc là một nơi non nước hữu tình, quanh năm hoa nở. Tựa như một bức tranh mùa hạ tuyệt đẹp. Trên bãi cỏ xanh biếc, một đôi hài đồng tựa như Tiên đồng Ngọc nữ cùng ngồi trò chuyện rất vui vẻ. Nam khoảng bảy, tám tuổi; nữ khoảng năm tuổi. Bất chợt, nam hài lấy từ trong tay áo một con hồ điệp bằng gỗ đưa cho nữ hài.

– Phong ca ca, đó là cái gì vậy? – Giọng của nữ hài tử trong vắt như tiếng chuông vang, vô cùng êm tai. Nàng nghiêng đầu, tay cầm hồ điệp gỗ nam hài đưa, tò mò hỏi.

– Đây là hồ điệp mà huynh tự mình làm tặng muội đó. Điệp nhi, muội có thích không? – Nam hài ngây ngô cười, trong đáy mắt có đôi chút tự mãn

– Thích. Thích, đương nhiên là thích. Huynh thật tốt, muội cũng có vật tặng huynh. – Nàng đáp lời, rồi lấy trong hầu bao một chiếc trâm bạc.

– Trâm? Ta là nam tử, muội tặng ta trâm cài làm gì?

-… – Nữ hài có chút bất ngờ, hơi dừng lại. Sau, lại tiếp tục hào hứng nói. – Không sao. Cứ coi như huynh giữ giúp muội, đợi sau này muội lớn, huynh đem tặng lại cho muội là được.

– Hô, muội xem ta là hầu bao cất đồ sao. Đợi đó, cù chết muội… – Nam hài gật đầu tỏ vẻ đã hiểu, sau đó bản tính đùa nghịch nổi lên, đùa giỡn cùng nữ hài.

– Nhaaa, ha ha, nhột quá. Phong ca ca, đừng… cù nữa

Trong sơn cốc vang vọng tiếng nô đùa của hai hài tử ngây ngô, trong sáng. Sợi tơ hồng ẩn hiện, trong ánh nắng nối đi duyên phận của hai người. Nhẹ nhàng, êm dịu như một khúc nhạc thần tiên…

Mười năm sau – Thủ phủ ngũ tiểu thư, thất tiểu thư, thuộc Nam Cung gia – Hậu viện

“… Tháng năm trôi qua thật nhanh, tựa như mũi tên lao đi trong gió.

Nhẹ nhàng như giấc mộng hồng trần, như trong cõi thần tiên ảo diệu.

Nhưng sự thật lại chỉ là hư ảo, tan vào thứ quyền lực trên cao.

Người có thấu, tấm lòng tôi?

Có thể bỏ giang sơn, cùng ta du ngoạn?

Có thể vứt đi kiêu ngạo, đi với ta đến cuối cuộc đời… “

Dưới tàng cây bạch dương, ba nữ tử tuổi tác không quá chênh lệch, dung mạo xinh đẹp vô cùng. Nữ tử mặc tử y mang vẻ thanh tú, cử chỉ đoan trang – Nam Cung Nhạc Cầm. Hồng y nữ tử nhìn nhỏ tuổi hơn lại mang theo vẻ tinh nghịch nhưng không kém phần kiều diễm – Nam Cung Nhạc Sương. Còn lại bạch y nữ tử, dung mạo lại có phần nổi trội hơn – Nam Cung Nhạc Tuyết. Mày lá liễu, cặp mắt trong veo nhưng sắc bén, khuôn mặt trái xoan mang theo lạnh lùng. Khí chất hơn người, khiến ai nhìn thấy cũng phải kính nể ba phần, sợ hãi bảy phần. Giọng hát thánh thót như tiếng chuông ngân, từng chữ, từng chữ theo tiếng đàn mà vang vọng. Không sai, ngoài pháp thuật, cầm nghệ chính là niềm tự hào của nàng, là thứ làm cho nàng mang danh đệ nhất tài nữ Thiên Quốc.

– Tuyết nhi, tiếng đàn của muội càng lúc càng hay đó. Không hổ danh là tài nữ nha! – Nhạc Cầm vui vẻ bám lấy một bên vai Nhạc Tuyết nói. Bên cạnh là Nhạc Sương cũng vô cùng cao hứng, đôi mắt lấp lánh tỏ vẻ ‘Muội cũng muốn học’.

– Được rồi, hai người cũng không cần tỏ vẻ sùng bái, ta không có giỏi như vậy đâu. Hơn nữa… – Nhạc Tuyết nhẹ nhàng nói. Đột nhiên một giọng nói cắt ngang cô:

– Ai nói vậy? Nếu muội nói cầm nghệ của mình đứng thứ hai, vậy thì tìm khắp thiên hạ này cũng không tìm được kẻ nói mình đứng thứ nhất. – Người cắt ngang là một nam tử tuổi quá nhược quán, đôi mắt phượng xinh đẹp câu nhân. Khắp người tỏa ra sự quyến rũ khó cưỡng, tay phải cầm 1 chiếc quạt ghi sáu chữ ‘Thiên hạ đệ nhất phong lưu’ – Âu Phương Sách

– Biểu ca! – Cả ba người đồng thanh nói, Nhạc Cầm, Nhạc Sương là vẻ vui mừng. Còn Nhạc Tuyết lại là nghi hoặc. – Cầm nhi, Tuyết nhi, Sương nhi. Ba muội khỏe chứ? – Phương Sách nói, đồng thời mắt phượng hơi giương lên, hút hồn người đến khó đỡ.

– Dĩ nhiên khỏe. Nhưng huynh tới đây làm gì? – Nhạc Tuyết cau mày hỏi.

– Tới thăm các muội. Chẳng lẽ muội không mong biểu ca đến thăm sao? – Phương Sách

Lời này hắn nói ra, Nhạc Cầm, Nhạc Sương hai tỉ muội dĩ nhiên tin. Nhưng, Nhạc Tuyết tuy tuổi nhỏ hơn Nhạc Cầm rất nhiều, nhưng mười hai tuổi đứng vững trên giang hồ, vài lí do qua loa dĩ nhiên không qua được mắt nàng.

– Dẹp cái kiểu đó đi, huynh không nói cũng không sao, miễn là đừng có trêu hoa ghẹo nguyệt trước mặt ta là được. – Nói xong Nhạc Tuyết quay người bỏ đi, Nhưng chợt nhớ ra điều gì, nàng dừng lại nói một câu. Song, người cũng không quay lại. – Nhớ đừng đến trễ.

Bạn đang xem bài viết Văn Sớ, Điệp, Biểu, Trạng, Hịch… Khoa Cúng … St P1 trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!