Cập nhật thông tin chi tiết về Về Nơi Bà Triệu Được Suy Tôn Thành Hoàng Làng mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Về nơi Bà Triệu được suy tôn Thành Hoàng làng
Thành Hoàng làng được thờ ở đình Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc chính là Bà Triệu, một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Đình làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) vốn là một trong những ngôi đình cổ mang nhiều nét độc đáo, hiếm có của Việt Nam. Đặc biệt, Thành Hoàng làng được thờ trong đình chính là Bà Triệu, một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt.
Nhắc đến Bà Triệu, hậu thế nhớ đến hình ảnh vị nữ tướng anh hùng trong cuộc chiến chống giặc Ngô xâm lược đầu thế kỷ thứ 3 ở đất Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay).
Bà Triệu (tên là Triệu Thị Trinh, còn gọi là Trinh Nương, hay Triệu Ẩu), sinh năm 226, người huyện Quân Yên (Quan Yên), quận Cửu Chân. Bà có dung mạo hơn người, võ nghệ cao cường, có hoài bão lớn thể hiện qua câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người!”.
Năm 248, Bà Triệu cùng anh trai Triệu Quốc Đạt tập hợp trai tráng trong vùng tụ nghĩa chống lại ách đô hộ nhà Ngô. Một thời gian ngắn sau, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời, Bà được tướng sĩ tôn làm Chủ tướng. Trước sức mạnh của quân ta, các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị đánh hạ. Cuộc khởi nghĩa phát triển, lan rộng ra các vùng Giao Chỉ, kéo dài vào tận Nhật Nam. Trước tình hình đó, Ngô vương Tôn Quyền đã phải cử viên tướng Lục Dận làm Thứ sử đem quân sang đàn áp.
Theo đó, từ núi Ngàn Nưa, nữ tướng Triệu Trinh Nương đã lãnh đạo nghĩa quân tiến xuống đồng bằng, chiến đấu với quân xâm lược. Tuy nhiên, do kẻ thù gian xảo, cùng với tương quan lực lượng chênh lệch khiến cho cuộc khởi nghĩa rơi vào khó khăn, bế tắc. Không chấp nhận khuất phục, Triệu Ấu đã một mình lên đỉnh Tùng Sơn (xã Triệu Lộc ngày nay) tuẫn tiết khi mới tròn 23 tuổi.
Cảm thương cho vị nữ tướng anh hùng, quân sĩ và người dân làng đã cùng nhau đắp mộ cho bà ngay trên đỉnh núi Tùng, để muôn đời tưởng nhớ.
Di tích đình Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc hiện vẫn còn lưu giữ 64 sắc phong cổ có ấn chỉ qua các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
Cụ Phan Văn Tào (86 tuổi), làng Phú Điền, xã Triệu Lộc bộc bạch: “Bà Triệu không chỉ là vị nữ tướng anh hùng của dân tộc, với Nhân dân Phú Điền suốt cả nghìn năm qua, bà chính là vị thần đã giúp đỡ, phù trợ cho sự phát triển, no đủ và yên lành của người dân chúng tôi”.
Người dân Phú Điền xưa nay vẫn tin rằng, sau khi tuẫn tiết trên đỉnh núi Tùng (xã Triệu Lộc) thì Bà Triệu vẫn luôn dõi theo và phù trợ cho đất nước, Nhân dân. Khi đất nước gặp nguy nan trước họa ngoại xâm, bà hiển ứng giúp đấng quân vương đánh tan kẻ thù. Khi làng quê thanh bình trở lại, Bà lại “giúp đỡ” cho mùa màng được tốt tươi, cuộc sống no đủ, trù phú.
Có lẽ, cái tên Phú Điền cũng bắt đầu từ ước vọng giàu có của người dân. Chính vì niềm tin ấy, từ thế kỷ thứ 7, dân làng Phú Điền đã cùng nhau lập nên ngôi đền nhỏ ngay giữa làng để thờ vị vua Bà.
Đến khoảng thế kỷ 18, một ngôi đình làng bằng gỗ khang trang, bề thế ngay bên ngoài ngôi đền nhỏ đã được khởi dựng và Bà Triệu chính thức được suy tôn là Thành Hoàng làng, vị thần bảo trợ cho dân làng Phú Điền. Niềm tin tâm linh ấy được truyền tiếp, đời nối đời, là mạch nguồn văn hóa, góp phần làm nên niềm tự hào của một vùng đất.
Truyền thuyết địa phương vẫn còn lưu truyền câu chuyện Bà Triệu phù trợ cho vua Lý đánh thắng giặc Ai Lao. Theo đó, trên đường hành quân về phương Nam, qua vùng đất này, đêm xuống nằm nghỉ ngơi, nhà vua đã nằm mộng thấy điều kỳ lạ, dù mộng nhưng lại rất thực. Tỉnh dậy hỏi dân làng thì được biết đây là vùng đất mà vị vua Bà đã yên giấc ngàn thu. Ngay hôm sau, nhà vua đã cho sắm sửa lễ vật cùng lời khẩn nguyện xin Bà Triệu giúp đỡ. Sau khi thắng trận khải hoàn trở về, không quên ơn phù trợ của thần linh, đấng quân vương đã phong cho Bà là “Thượng đẳng Đại vương”, đó là vào năm 1037. Nhân dân trong làng cũng được miễn phu thuế ba năm.
Đã từng nhiều năm làm thủ từ, ông Đặng Văn Cường tự hào chia sẻ: Việc xây dựng đình làng Phú Điền cũng hết sức đặc biệt. Hai đội thợ Đạt Tài và Đông Hưng được mời đến, mỗi đội đảm trách thực hiện một phần công trình và khi hoàn thiện thì được dân làng “chấm điểm”. Vậy nên ngày nay, đến thăm đình Phú Điền, người tinh ý có thể nhận ra sự khác nhau giữa những chạm khắc hoa văn còn lưu giữ tại đình. Đây là một ngôi đình cổ mang đậm kiến trúc độc đáo, hiếm có của đồng bằng Bắc bộ.
Trải qua hàng trăm năm, di tích đình Phú Điền vẫn được xem là công trình kiến trúc cổ điển hình với nhiều giá trị về niên đại thời gian, ý nghĩa tâm linh và kiến trúc nghệ thuật. Đặc biệt, đến nay tại di tích đình Phú Điền hiện vẫn còn lưu giữ 64 sắc phong cổ có ấn chỉ qua các triều đại phong kiến trong lịch sử. Và đó được xem như báu vật của làng.
Ông Lê Ngọc Doãn, Chủ tịch UBND xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, cho biết: Hằng năm, từ ngày 19 đến 24-2 âm lịch, Nhân dân và du khách thập phương lại đổ về dự hội với dân để tưởng nhớ Bà Triệu. Vào dịp này đình làng Phú Điền có tổ chức nghi thức hội với trò diễn “Ngô, Triệu giao quân” khá hấp dẫn. Nhưng có lẽ, nghi thức rước bóng (rước kiệu quay) mang nhiều yếu tố tâm linh vẫn được nhiều du khách đặc biệt chú ý.
Theo đó, sau khi kết thúc phần tế lễ, dân làng Phú Điền sẽ rước kiệu từ đền Bà Triệu dưới chân núi Gai về đình Phú Điền, lên đền Eo, đến khu lăng mộ Bà ở đỉnh núi Tùng xin chân nhang rồi rước về đình làng thờ một ngày đêm. Đến ngày hôm sau thì rước kiệu trở về đền Bà Triệu (núi Gai). Và đến ngày 24-2 (âm lịch) thì dân làng cùng tập trung ở đình Phú Điền để làm lễ “giỗ” vua Bà.
“Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, người dân làng Phú Điền vẫn xem đây là một nghi thức tâm linh, nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần. Cứ thế, từ đời này sang đời khác, người dân nơi đây vẫn luôn gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của muôn đời để lại”, ông Lê Ngọc Doãn nói.
Hoài Thu
Chuyện Kể Ly Kỳ Về Thành Hoàng Làng Ở Hà Nội (1)
Vượt luồn qua con ngõ ấy là chạm ngôi đình Ứng Thiên mà cách đây gần 1.000 năm, chính vua Lý Thánh Tông đã cho dựng để thờ nữ thần giúp vua đánh bại giặc Chiêm Thành.
Đình Ứng Thiên trải qua gần 1000 năm tuổi.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương dù đã rất yếu, nhưng khi nghe chúng tôi tham vấn về huyền tích nữ thần Hậu Thổ, một thần Hoàng làng mà hiện đang được thờ ở ngôi đình cổ này, thì cụ Xương nhanh nhẻo hẳn. Một phần cũng vì từ lâu, cụ đi tầm các tư liệu chính thống về nữ thần Hậu Thổ mà chưa được tỏ tường. Duy có một tư liệu nói về nguồn gốc lập dựng đình Ứng Thiên. Đó là “Báo Cực truyện”. Sách này chép: Xưa kia, Lý Thánh Tông nam chinh Chiêm Thành, đến cửa biển Hoàn Hải thoắt bị gió to mưa lớn, sóng cuộn ầm ầm, long thuyền dao động cơ hồ muốn chuyển; nguy cấp không ngờ, vua rất lo sợ. Giữa lúc đang bàng hoàng, vua bỗng thấy một người con gái ước độ hai mươi tuổi, mặt tựa hoa đào, mày đậm màu dương liễu, mắt sáng như sao, miệng cười như hoa nở; nàng mặc áo trắng, quần lục, lưng mang đai, dịu dàng bước đến bạch với vua rằng:
Thiếp là tinh của đại địa Nam Quốc, thác cư ở làng Thuỷ Vân đã lâu lắm, xem thời mà ra nếu gặp được lúc tốt. Bây giờ gặp được long nhan, chí nguyện sinh bình được thỏa, cúi xin Bệ hạ chuyến đi này nên hết sức mẫn cán, toàn thu hoạch thắng lợi. Thiếp tuy là bồ liễu mong manh cũng nguyền đem sức mọn mặc nhiên phù tá Bệ hạ; ngày khải hoàn, thiếp xin chờ đây để bái yết. Nói đoạn biến mất. Vua kinh hãi tỉnh giấc, nhưng lại hoan hỉ triệu tả hữu đến, thuật chuyện trong mộng; tăng thống Huệ Lâm Sinh tâu rằng: Thần có nói là thác sinh trên cây, ở làng Thuỷ Vân, bây giờ nên tìm ở cây hoặc giả có linh nghiệm gì chăng?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương cho rằng: “Báo Cực truyện” tuy không phải nguồn sử liệu mang tính chính thống; ngược lại còn mang nhiều huyền tích liêu trai, nhưng dù sao đó gần như là tư liệu duy nhất, đầy đủ nhất để nói về Hậu Thổ phu nhân.
15 đạo sắc phong.
“Báo Cực truyện” cũng viết tiếp sau lời tâu của tăng thống Huệ Lâm Sinh, rằng: Vua cho là phải, mới bảo người tùy tùng đi tìm ở các bãi sông quả nhiên được một cái cây, đầu rất giống người, hình như có dấu sơn cũ giống trong giấc mộng. Vua mới lập hiệu là Hậu Thổ phu nhân, đặt hương án trong ngự thuyền, tự nhiên sóng gió im lặng, cây cối hết lay chuyển.
Kịp lúc vua đến Chiêm Thành, trong khi giáp trận như có Thần giúp, được đại thắng. Ngày khải hoàn, ngự thuyền đậu lại chỗ cũ, sắc lệnh lập đền, gió mưa lại nổi như xưa. Sư Huệ Lâm tâu: Để xin một keo, về Kinh Sư sẽ lập đền. Xin một keo liền được ngay. Về đến kinh đô, vua bảo thầy xem đất, xây đắp đền thờ ở làng An Lãng, rất có linh ứng, hễ có người nào phỉ báng nguyền rủa, lập tức mắc phải tai họa.
Thời vua Anh Tông, nhân trời đại hạn, quần thần xin đắp một cái đàn hình tròn ở Nam Giao để tế trời, thỉnh Nguyên Quân làm đàn chủ. Nguyên Quân cho vua nằm thấy rằng: Bản bộ có thần Câu Mang làm mưa rất giỏi. Vua lấy làm mừng mới hội nghị quần thần lại, định rước thần Hậu Tắc phối với trời, thần Hậu Thổ phối với đất, lập đàn ở Nam Giao mà đảo. Quả nhiên được mưa to xối xả. Vua cả mừng, sắc hạ rằng: Hậu Thổ Phu Nhân có Câu Mang Thần Quân là chủ về việc mùa xuân; từ nay về sau phàm đến lễ Lập Xuân có con trâu đất phải đem về nạp ở đền thờ.
Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Hậu Thổ Thần Địa Kỳ Nguyên Quân. Năm thứ tư, gia phong hai chữ Nguyên Trung. Năm Hưng Long 21, gia phong bốn chữ Ứng Thiên Hóa Dục.
Các cán bộ Ban quản lý di tích đình Ứng Thiên cho biết, đình này còn có tên gọi dân gian là đình Mẫu. Cùng với việc thờ Hậu Thổ phu nhân, đình còn phối thờ hai vị đại vương khác làm Hoàng làng. Đó là hai vị thần không có tên tuổi cụ thể, được gọi là “thần mưa” và “thần gió”. Theo huyền tích, thì hai vị đại vương là người giúp việc cho Hậu Thổ phu nhân trong việc hô mưa gọi gió khi nhân gian cầu khấn.
Chiếc chuông đồng cổ đình Ứng Thiên.
Theo bật mí của một cán bộ quản lý, thì hiện nay đình Ứng Thiên còn giữ được tổng thảy 15 đạo sắc phong các triều phong kiến. Cùng với đó là chiếc chuông đồng quý giá và một số vật cúng tế từ thời lập đình. Hiện nay, qua nhiều lần tôn tạo, đình Ứng Thiên khá khang trang. Sân đình lát gạch đỏ, các cột kèo được tu bổ chắc chắn. Còn lại 3 cây cổ thụ khá lớn, gồm một cây mít và hai cây muỗm.
Nhiều nhà nghiên cứu khi đến đình Ứng Thiên đều trầm trồ về kiến trúc tinh xảo và đặc sắc ở các phù điêu hình rồng, hình hoa văn thực vật, vân mây trên thần kẻ của nhà tiền tế và cung cấm. Đặc biệt, những mảng chạm nổi trên côn-nê đỡ mái dưới phương đình thể hiện tài hoa của những hiệp thợ mộc xưa.
Hiện nay, đình Ứng Thiên còn giữ được bảo vật mà hiếm có đình nào có được, đó là ba thần tượng cổ kính. Cùng với đó là hai bức hoành phi: Trợ Lý bình Chiêm/Phù Trần bãi vũ.
Hai bên ban thờ vẫn còn rõ mồn một câu đối hay khắc chữ theo lối đá thảo: “Ỷ mộc thế nhân vân tắc y trường kinh đế mộng phù Trần, trợ Lý – Hạn cam vũ lộ phúc dân sinh” – xin lược dịch: Nương cây, ẩn bóng xiêm áo mây hồng kinh mộng đế giúp Lý phù Trần/Nắng lâu mưa ngọt phúc ban dân”.
Thờ Cúng Cha Mẹ Hay Ông Bà Quá Vãng Nhiều Nơi Có Được Không?
Ngày nay, thì có khác. Tuy người Việt mình cũng vẫn duy trì phong tục thờ cúngtheo lệ cổ truyền đó. Nhưng vì hoàn cảnh xã hội, nhất là hoàn cảnh sinh sống hiện nay của mỗi người mỗi khác. Vì nhu cầu sự sống, hoặc vì một hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà người Việt mình phải sinh sống rải rác mỗi nơi cách xa nhau. Kẻ ở nước này, người nước nọ. Những gia đình có con cháu đông, thì họ sinh sống rải rác nhiều nơi trên thế giới. Vì đường xá xa xôi cách trở, nên việc họp mặt với nhau trong ngày kỵ giỗ thì thật là bất tiện. Do đó, nên người ta phải linh động uyển chuyển mà thờ cúng ông bà cha mẹ ở mỗi nơi khác nhau.
Ðiều quan trọng, tuy con cháu thờ cúng ở mỗi nơi khác nhau, nhưng tinh thần của mỗi người qua lời cầu nguyện hướng về người thân vẫn là hợp nhất. Như trường hợp cha mẹ chết ở Việt Nam hay ở Mỹ chẳng hạn, thì người con ở Úc cũng có thể thiết lập bàn thờ để thờ cúng cha mẹ hoặc ông bà của mình. Ðiều này, theo tôi, thì không có gì là sai trái cả. Vì hoàn cảnh bất như ý, kỳ thật trong thâm tâm không ai muốn như thế. Vả lại, đây chỉ là hình thức tưởng niệm, kỳ thật đâu có ông bà cha mẹ nào chờ đợi cho con cháu cúng mình.
Thử hỏi một năm 365 ngày mà con cháu chỉ cúng cho ông bà cha mẹ ăn có một lần, còn lại 364 ngày khác, thì cha mẹ, ông bà phải chịu chết đói chết khát hết hay sao? Hiểu thế, thì chúng ta mới thấy tục lệ thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ của chúng ta, là nhằm nói lên tinh thần tri ân và báo ân, hướng về cội nguồn, theo một nền văn hóa hiếu đạo thật sâu sắc tuyệt vời của người Việt Nam. Ðây mới chính là bản sắc văn hóa cổ truyền có gốc rễ vững chắc cấm sâu vào lòng dân tộc từ ngàn xưa và mãi đến ngàn sau vậy.
Về 12 Bà Mụ Được Thờ Cúng Ở Hội An
Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên – Bà chúa Đầu thai và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 Tiên Nương – hay còn gọi là 12 bà Mụ nặn ra ban cho. Tại Hội An, Bà Mụ được thờ cúng tại nhiều di tích tín ngưỡng như chùa Bà Mụ, lăng Bà Mụ tại Cù Lao Chàm, Hội quán Phước Kiến… Trong đó, nổi bật nhất là hoạt động thờ cúng tại Hội quán Phước Kiến.
Tục thờ cúng bà Mụ là tín ngưỡng người Việt tiếp thu từ Trung Hoa. Theo truyền thuyết, lệ tục này có từ lâu đời và đã từng được giải nghĩa trong nhiều tác phẩm. Sanh thai nương nương là 3 bà Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu, môn đồ của Quy Linh Thánh Mẫu; 3 bà đã được phong thần và có nhiệm vụ chuyên lo nặn tạo bào thai, 12 bà Mụ – Kim hoa nương nương thì chuyên lo việc dạy cho đứa trẻ sau khi sinh biết khóc, biết cười, biết ngủ, biết lật…
Ở Hội quán Phước Kiến, hàng năm đến dịp vía bà Mụ vào ngày mồng 1 tháng 2 âm lịch, rất đông bà con đến dâng hương cầu cúng, cầu mong cho mẹ tròn con vuông, sinh đẻ thuận lợi, con cái phát triển khỏe mạnh, hay cầu tự, cầu có con. Theo lệ hàng năm, vào đầu tháng 2 âm lịch Hội quán Phước Kiến được vệ sinh, trang hoàng trang trọng, đặc biệt là bàn thờ 12 bà Mụ. Sau khi chuẩn bị xong lễ vật, bắt đầu tổ chức lễ cúng do các bà trong Hội đảm nhận, nghi thức tế lễ rất đơn giản chỉ dâng lễ vật và thấp hương khấn vái, sau đó bà con và du khách thập phương đến dâng hương… Lễ chính diễn ra vào ngày 2/2 âm lịch, trong ngày này, sau khi cúng tế còn có tổ chức ăn uống và phát quà cho các cháu trong bang.
Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng 12 bà Mụ tại Hội quán Phước Kiến nói riêng và ở Hội An nói chung là một nét đặc trưng văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân Hội An, thể hiện niềm tin của nhân dân trong việc thờ cúng những vị thần bảo trợ cho các bà mẹ mang thai, mỗi đứa trẻ khi chào đời và lớn lên đều có các Bà Mụ đi theo làm nhiệm vụ chăm sóc, nâng đỡ.
Bạn đang xem bài viết Về Nơi Bà Triệu Được Suy Tôn Thành Hoàng Làng trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!