Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Và Bí Ẩn Phong Thủy Có Thể Bạn Chưa Biết mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đánh Giá Bài Viết
Yếu tố ngũ hành trong mâm ngũ quả ngày Tết
Có lẽ nhiều người chỉ biết rằng mâm ngũ quả có 5 loại quả mà không biết rằng đó là ảnh hưởng của tư duy ngũ hành. Ngũ quả là 5 loại quả tương ứng với ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Điều này còn biểu tượng cho mong ước có được ngũ phúc. Đó là Giàu có, Sang trọng, Trường thọ, Khỏe mạnh, Bình an.
Trên mâm ngũ quả thường có đủ các màu sắc. Từ đỏ – Hỏa, trắng – Kim, xanh – Mộc, đen – Thủy, vàng – Thổ. Mỗi một hành lại có những loại quả và màu sắc tương ứng. Tất cả tạo nên một ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết với màu sắc hài hòa và vô cùng nổi bật.
Tuy thuyết âm dương ngũ hành bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa. Song trong quá trình du nhập và chọn lọc vào Việt Nam thì những nét văn hóa tiêu biểu này được người dân Việt tiếp thu. Đồng thời thay đổi sao cho phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Những loại hoa quả được chọn để bày mâm ngũ quả thường là hoa quả theo mùa. Vì thế mà nó chính là thành quả lao động sau một năm chăm chỉ cần cù của người nông dân. Được kết tinh từ đất trời và thấm đẫm mồ hôi, công sức của con cháu muốn dâng lên tổ tiên.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng số quả chẵn hay lẻ. Nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước của dân gian. Cụ thể như mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì khác.
Quy tắc chọn trái cây đúng ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước nên sâu trong tiềm thức mỗi người con đất Việt. Tín ngưỡng thờ phồn thực, mưu cầu cuộc sống đầy đủ chưa bao giờ phai nhạt. Điều này được thể hiện rõ ràng trong cách chọn lựa trái cây để bày trên mâm ngũ quả ngày Tết ở Việt Nam.
Người Việt thường có xu hướng chọn những quả có nhiều múi, nhiều móng, nhiều hạt như quả chuối, bưởi, na, phật thủ, mãng cầu… Chẳng những màu sắc phong phú khiến mâm ngũ quả thêm đẹp mắt. Mà còn thể hiện được mong muốn con đàn cháu đống, của cải dư giả, sung túc đủ đầy.
Sự khác biệt giữa mâm ngũ quả ở các vùng miền
Ở mỗi vùng miền trên mảnh đất hình chữ S, mâm ngũ quả ngày Tết sẽ có những điểm tương đồng cũng như những nét riêng độc đáo. Ví dụ ở miền Bắc, người ta sẽ chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả. Trong khi ở miền Trung và miền Nam lại không quá quan trọng điều này. Họ chú trọng đến ý nghĩa của các loại quả được bày lên mâm ngũ quả ngày Tết.
Ở miền Bắc, loại quả được bày lên mâm ngũ quả không quá quan trọng. Cũng không quá đề cao mặt ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết. Người miền Bắc chỉ cần trông đẹp mắt và đảm bảo đủ 5 màu sắc là được. Các loại quả thường có trong mâm ngũ quả miền Bắc thường là chuối, bưởi, cam, táo…
Còn đối với người miền Trung. Do khí hậu khắc nghiệt cộng thêm đất đai không được màu mỡ. Nên người dân chỉ xem trọng tấm lòng. Không quá cầu kỳ về mặt ý nghĩa cũng như màu sắc. Riêng đối với người miền Nam, mâm ngũ quả có các loại quả như mãng cầu, đu đủ, xoài, sung… Các loại quả này kết hợp với nhau sẽ đọc thành một câu vừa vui vừa ý nghĩa “cầu vừa đủ xài”. Thể hiện mong ước về đời sống sung túc, ấm no.
Một điều đặc biệt nữa thể hiện sự khác biệt của mâm ngũ quả giữa miền Nam và miền Bắc đó là không có sự xuất hiện của quả chuối. Bởi âm đọc của quả này gần giống với “chúi” mang ý nghĩa không may mắn. Đây là nét riêng được người dân Nam Bộ thay đổi để phù hợp với văn hóa vùng miền.
Có thể bạn sẽ quan tâm:
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
Bạn muốn nhận thông tin qua zalo hay cuộc gọi? ZaloGọi điện thoại
Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Nguyên Đán Có Thể Bạn Chưa Biết
Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đạo Phật, được nhắc đến trong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) với hình ảnh “trái cây năm màu”. 5 màu tượng trưng cho “ngũ thiện căn” theo quan niệm nhà Phật, gồm: tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt).
Tại sao lại là 5 loại quả mà không phải là con số nào khác? Trong văn hóa phương Đông, nhiều quy luật tự nhiên được gắn với chữ “Ngũ” như ngũ hành, ngũ cốc, ngũ quan, ngũ vị, ngũ tạng… Số 5 tượng trưng cho sự sống, sự đầy đủ và 5 loại quả cũng ứng với thuyết ngũ hành.
Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa bày tỏ tấm lòng thành kính với các bậc tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.
Việc lựa chọn 5 loại quả bày lên mâm ngũ quả tùy thuộc vào quan niệm văn hóa cũng như đặc trưng về sản vật của các vùng miền. Mỗi loại quả có những ý nghĩa riêng, thể hiện qua hình dáng, hương vị, màu sắc hay thậm chí là cả cách đọc tên.
Mâm ngũ quả là vật không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình trong những ngày Tết.
Ý nghĩa một số loại quả trong mâm ngũ quả
Chuối xanh: Màu xanh tượng trưng cho hành Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa để che chở đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết.
Quả phật thủ: Phật thủ có hình dạng đặc biệt tựa như những bàn tay của Phật, che chởm bảo vệ cho gia đình. Phật thủ thường được đặt ở trung tâm, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.
Quýt/quất: Theo âm Hán của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”. Bày quất trên mâm ngũ quả ý nghĩa mang lại sung túc, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
Bưởi: Phúc lộc, viên mãn.
Xoài: Cầu mong không thiếu thốn.
Thanh long: Mang ý nghĩa rồng mây hội tụ, tượng trưng cho sự cát tường, thịnh vượng.
Sung: Với mong muốn có sự sung túc, tròn đầy, sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc
Đu đủ: Là biểu tượng của đầy đủ, thịnh vượng.
Bạn Đã Biết Ý Nghĩa Và Cách Bày Mâm Ngũ Quả Đúng Cách Chưa?
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cúng ngày Tết cũng là yếu tố thể hiện thành quả làm việc của một năm. Ngoài ra, tùy ở những góc độ mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác.
Có rất nhiều cách bày mầm ngũ quả đẹp và hợp phong thủy:
Mâm ngũ quả ngày tết gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam mới sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên. Như nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương. Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.
Số chẵn và lẻ
Hiện nay mâm ngũ quả cũng được bày biện phù hợp với tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng. Ví dụ, mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối – thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Nhưng người Nam lại cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.
Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài (là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài), thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng. Trong khi đó, với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, kể cả quả ớt, miễn sao đẹp mắt là được.
Ngày nay, do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.
Nhưng với các ý nghĩa trên nên khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.
Chuẩn bị nguyên liệu bày mâm ngũ quả
Chuối xanh
Là loại quả chiếm vị trí quan trọng trong cách bày trí mâm ngũ quả. Chuối gần gũi với người dân Việt, đặc biệt với người dân miền Bắc, sự có mặt của lọai quả này không thể thiếu trong những ngày Tết.
Màu xanh của chuối biểu tượng cho mùa xuân, sự tinh túy của đất trời, mang ý nghĩa che chở bao bọc.
Phật thủ (bưởi )
Được đặt ở giữa mâm ngũ quả, loại quả này mang ý nghĩa cầu mong trời phật ban lộc, ban sự may mắn bình an nhân thế.
Đủ đủ, sung
Đây là hai thứ quả mà mọi người luôn muốn đặt lên bàn thờ gia tiên vào những ngày Tết, với mong muốn sự sung túc, đầy đủ sẽ đến với gia đình mình và tránh được sự khó khăn, bần hàn.
Cam, quýt chín, hồng, mận…
Mỗi loại quả tượng trưng cho các mùa khác nhau. Điều đó thể hiện sự mong muốn suốt năm gia đình sẽ được no đủ và hạnh phúc.
Cách bày mâm ngũ quả ngày tết
Quả bưởi thường được “ôm” trong “vòng tay” của nải chuối, xung quanh là hồng, quýt , đào mận, sung đan xen vào nhau tạo thành hình tháp… Và mâm ngũ quả sẽ ý nghĩa nhất nếu có đầy đủ những loại quả tượng trưng cho mỗi điều mong ước khác nhau, tượng trưng cho trời đất và các mùa trong năm
Để bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt cũng tốn khá nhiều thời gian với nhiều người. Với kinh nghiệm cũng như quan niệm của cha ông ta thì nên bày những loại quả to nhất, thể hiện ý nghĩa nhiều nhất ở giữa như chuối, đu đủ, dưa hấu, dứa, hay dừa sẽ dễ dàng bày những loại quả xung quanh hơn.
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
Chuẩn bị: Chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
Trình bày: Cách trình bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt, đào bày đan xen vào nhau.
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
Chuẩn bị: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.
Trình bày: Người ta thường chọn ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó, bày những quả khác chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp.
Theo DanViet
Có Thể Bạn Chưa Biết: Vàng Mã Cúng 49 Ngày
Theo quan niệm dân gian ta, mỗi một con người sẽ có 1 phần là thể xác và 1 phần linh hồn. Khi con người chúng ta chết đi, đó là chết về thể xác còn phần linh hồn sẽ sang một thế giới mới. Chính vì vậy, đối với những người thân của người đã khuất phải chuẩn bị những lễ cúng để giúp linh hồn người đã khuất có thể siêu thoát sang một thế giới mới. Một trong những lễ cúng vô cùng quan trọng – Đó chính là lễ cúng 49 ngày.
1. Phong tục Vàng mã cúng 49 ngày có từ khi nào?
Lễ cúng 49 ngày còn có tên Hán – Việt là Chung Thất, là một trong những tín ngưỡng tâm linh của phật giáo. Buổi lễ này không chỉ quan trọng với người đã khuất mà còn quan trọng đối với thân nhân của họ. Đối với người đã khuất thì đây được coi là lễ cúng giỗ mở đầu, còn với người thân thì lễ cúng 49 ngày để giảm bớt đau thương, cầu khấn cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát và cũng là để tưởng nhớ tới người đã khuất.
Phong tục cúng 49 ngày cho người mất là một trong những lễ nghi đặc biệt quan trọng được ông cha ta truyền lại từ ngàn đời nay. Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày là để tỏ lòng thành kính, sự tưởng nhớ, tiếc thương vô hạn đến người đã khuất.
Trong kinh Phật có dạy rằng: Con người sau khi mất được 49 ngày (Chung thất) thì linh hồn họ sẽ tùy theo nghiệp mà họ gây ra ở kiếp này mà thọ sanh vào cảnh giới tương ứng. Nếu lúc sinh thời tạo nhiều phước báo, làm nhiều điều lành sẽ được thọ sanh về miền cảnh giới an lạc. Ngược lại sẽ đạo vào các cảnh giới địa ngục, có thể thọ sanh làm các loài vật hoặc các cảnh giới khác nhau trong lục đạo luân hồi. Cũng bởi ý nghĩa này mà các Phật tử thường cúng Trai tăng khi được 49 ngày
Theo quan niệm từ thời xưa, sau khi chết đi, linh hồn của con người sẽ lưu lại nhân gian 49 ngày. Từ này mất cho đến ngày làm 49 ngày, ngày nào thân nhân cũng phải làm cúng cơm đều đặn. Ý nghĩa của việc này là do quan niệm họ vẫn còn sống, chưa thực sự sang một thế giới khác vẫn có những nét sinh hoạt giống như lúc còn sống.
Trong khoảng 49 ngày đầu tiên sau khi mất, người mất vẫn còn chưa ý thức được rằng mình đã chết, lễ cúng 49 ngày mang ý nghĩa như lời tiễn biệt linh hồn người đã khuất sang một thế giới khác. Đồng nghĩa với đó, lễ cúng 49 ngày như là lời cầu nguyện của người thân đối với người đã khuất được siêu thoát, bắt đầu 1 cuộc sống tốt đẹp hơn ở một nơi khác.
Ngày lễ cúng 49 ngày là một ngày vô cùng quan trọng, chính vì vậy việc sắm lễ hay những khâu chuẩn bị phải được làm rất chu đáo. Như vậy mới giúp người đã khuất dễ dàng siêu thoát. Trong ngày cúng 49 ngày nhất định không thể thiếu những thứ sau:
Mâm lễ cúng 49 ngày cả ở nhà và ở phần mộ – nơi chôn cất của người đã khuất (nếu như người thân chết ở ngoài đường thì cần có lễ cúng tại nơi gặp tai nạn).
Bài cúng 49 ngày tại mộ, bài văn cúng 49 ngày tại nhà.
Hoa, quả, tiền âm phủ, quần áo – đồ vật thường dùng bằng vàng mã, hương….
Mời nhà sư hoặc các thầy cúng về để cúng siêu thoát cho người đã khuất.
Mâm lễ cúng 49 ngày chắc chắn không thể thiếu những thứ sau đây: hoa quả, bánh kẹo, xôi, gà – chả – sườn – giò (nếu có những đồ cúng này trên mâm cỗ cúng thì nên là đồ chay). Đặc biệt, không được cúng thịt mèo, thịt chó cùng các loại sâu bọ.
Công tác chuẩn bị đồ cúng trong ngày Chung Thất rất quan trọng, các gia đình không nên làm sơ xài, qua loa. Đặc biệt chú ý cần tránh các việc sát sinh,giết hại các loài vật, vì như vậy sẽ làm tăng thêm nghiệp cho người mất.
Cúng 49 ngày là lễ cúng chính thức kể từ ngày chết đi. Cho nên, trong ngày cúng này người thân của người đã khuất phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho người đã khuất để mang sang thế giới bên kia, như để bắt đầu 1 cuộc sống mới. Một số món đồ vàng mã không thể thiếu: các loại giấy tiền âm phủ, quần áo, giầy – dép – mũ – nón, xe máy, điện thoại, nhà, đồng hồ….
Đồ cúng 49 ngày nên sử dụng các đồ chay như bánh, trái, hương, hoa các đồ chay, nên cúng thêm các loại tiền âm phủ làm lộ phí đi đường cho người mất. Hạn chế sử dụng các đồ tạp uế hay gây hại tới chúng sanh
Ngoài những đồ cần chuẩn bị trên, nhân thân người mất sau khi cúng có thể tiến hành hóa đồng thời mọi người trong gia đình thay nhau niệm Phật. Luôn luôn gọi tên người mất, nói cho họ biết là họ đã chết rồi. Bảo họ hãy mau niệm Phật để được giải thoát. Nếu họ không tin có thể tự nhìn vào gương. Khi đã hiểu họ sẽ làm theo người thân nhân dẫn dắt.
Là một trong những cơ sở làm vàng mã lâu năm tại Làng Cót- Một trong những làng nghề nổi tiếng tại Hà Nội nói chung và miền Bắc nói riêng. Cơ sở tiền âm phủ Quyết Vượng đã có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực cung cấp các loại tiền âm phủ với mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng.
Hotline liên lạc mua hàng
Địa chỉ: Số 8, Ngõ 74 Yên Hòa, Cầu giấy, Hà Nội
Hoặc Số 17 ngõ 61, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
4. Bài văn cúng khấn 49 ngày cho người mất
Nguyên văn trong lễ cúng 49 ngày (lễ Khốc Tốt):
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.
Tại (địa chỉ): ……………..
Con/cháu/ phu/ thê là………cùng các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Chung Thấtt heo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm có:…………………………..
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của …tên người đã khuất…
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Cha/ mẹ/vợ/ chồng/con/cháu… đi đâu, vội vàng chi mấy;
Trời cao có thấy, thảm thiết muôn phần thương thay!
Đời người giấc mộng, hình ảnh phù vân;
Ngày tựa chim hay, tiết vừa bốn chín (hoặc trăm ngày);
Thoi đưa thấm thoát nay đã bảy tuần (hoặc trăm ngày).
Cây lặng gió lay, khóc làm sao được;
Lưng cơm đĩa muối, gọi chút đền ân.
Xin cha (mẹ) về thượng hưởng.
Trong lễ cúng 49 ngày phải chuẩn bị lễ vật, bài văn cúng phải đúng. Trong lễ vật nói đến là mâm cỗ cúng nên là mâm cỗ chay không nên sử dụng mâm cỗ mặn. Bởi nếu cúng mặn là gây sát sinh, khiến cho người đã khuất khó siêu thoát.
Trong lễ cúng phải mời các nhà sư, thầy cúng về để cúng cho đúng, tính ngày cúng phải là 49 ngày, tại có nhiều người hỏi “cúng 49 ngày hay 50 ngày?”.
Những người trong gia đình tuyệt đối không được khóc, không được sát sinh kể từ ngày trong nhà có người mất đến qua lễ cúng 49 ngày. Làm như vậy sẽ giúp người đã khuất dễ siêu thoát và tránh dẫn đến sự vương vấn không muốn rời đi.
Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Và Bí Ẩn Phong Thủy Có Thể Bạn Chưa Biết trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!