Xem Nhiều 5/2023 #️ Ý Nghĩa Và Cách Thỉnh Bài Vị Ông Táo # Top 6 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 5/2023 # Ý Nghĩa Và Cách Thỉnh Bài Vị Ông Táo # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Và Cách Thỉnh Bài Vị Ông Táo mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

5

/

5

(

7

bình chọn

)

Bài vị Ông Táo là gì?

Bài vị thờ Ông Táo hay còn gọi là Bài vị Táo Quân. Ông Táo hay Táo Quân (có khi gọi là Ông Công) là vị thần bếp cai quản việc khói lửa của nhân gian yên hỏa. Theo phong tục người Việt, Táo Quân là vị thần bếp, cai quản họa phúc trong mỗi gia đình.

Bài vị Ông Táo thường được làm bằng những loại gỗ chuyên biệt làm đồ thờ như gỗ Mít hay Vàng Tâm. Trên bài vị Táo Quân viết hoặc khắc chữ Hán “Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân” (Chữ Hán – 東廚司命灶府神君)  hoặc “Bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân thần vị”.

Bài vị ông táo thường được đặt cùng hàng với bài vị thổ địa, Ngũ phương ngũ thổ (thần cai quản trời đất). Có khi, viết hay khắc chung trên cùng một bài vị, gọi chung là bài vị Thần linh bản thổ.

Ý nghĩa bài vị ông táo

Nghĩa

Bài vị thờ Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian của người Việt là sự hiện diện của vị thần bếp, an ngự trong mỗi gia đình. Khi đến ngày 23 tháng chạp, gọi là tết Ông Công ông Táo, các vị thần coi việc thiện ác của từng nhà cuối năm rồi nên tâu Ngọc Hoàng. Trong văn khấn có  thỉnh “Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân” (Chữ Hán) Đông trù (東廚) là chủ căn nhà bếp, tư mệnh (司命) là chủ quản sai kiến, Táo (灶) có nghĩa là bếp.

Truyền thuyết

Truyền thuyết truyền miệng của người Việt kể rằng: Ngày xưa, có hai vợ chồng cuộc sống quá nghèo khó đến nỗi phải bỏ nhau. Sau đó, người vợ lấy được người chồng khác giàu có. Một hôm, vô tình gặp người chồng trước đến ăn xin, hai bên nhận ra nhau. Người vợ động lòng thương cảm nghĩa vợ chồng, đem cơm gạo tiền bạc ra cho.

Chồng sau trở về nhà, sợ chồng bắt gặp thì khó giải thích, nên người vợ dẫn chồng trước ẩn tạm trong đống rơm. Chồng sau về nhà thì ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Chồng trước không dám chui ra nên bị chết thiêu. Người vợ trong nhà chạy ra thấy đống rơm đang cháy, lòng đau xót nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Chồng sau vì thương xót cũng nhảy vào nốt. Cả ba đều chết cháy. Ngọc Hoàng thấy ba người đều có nghĩa, nên phong cho làm Táo Quân.

Ý nghĩa bài vị Ông Táo

Có quan niệm cho rằng:

Ngọc hoàng thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân (定福灶君), nhưng mỗi người giữ một việc:

Người chồng trước Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân (東廚司命灶府神君).

Người Chồng sau làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần (土地龍脈尊神).

Người vợ Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần (五方五土福德正神).

Thật ra, người ta cũng không suy nghĩ gì về thuyết này thuyết kia, mà chỉ biết thành kính thờ phụng, tin tưởng vào thần lực uy quyền. Mỗi khi mua vật nuôi cho đến khi bán thịt, mọi nhà đều cúng Ông Công Ông Táo để được phù hộ.

Trong nhà có lủng củng đau yếu, nhất là đau mắt, là nghĩ đến Ông Công Ông Táo và xem nom giữ gìn cho bếp núc có sạch sẽ không. Như vậy dù là tín ngưỡng cũng thật có ích cho việc vệ sinh nhà cửa.

Cách thỉnh bài vị ông táo

Khi chuyển về ở nhà mới, ngoài việc an vị bàn thờ thì việc lập bài vị thờ cúng gia tiên, thần tài, thổ công,… thì việc thỉnh bài vị ông Táo về nhà mới cũng cực kỳ quan trọng. Người Việt có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, nghĩa là ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản ở đó. Cũng như nhà ai cũng có bếp vậy. Cho nên, bếp ở đâu thì có Ông Táo ở đấy. Và việc lập, thỉnh bài vị thờ ông Táo là cũng không thể thiếu được.

Bài vị thần linh thờ Ông Công Ông Táo thường được đặt ở ban thờ nhỏ gian bên tay phải nhìn từ ngoài vào. Ngày nay, với không gian diện tích không còn được rộng như xưa, các gia đình thường khắc thờ ông táo cùng thần linh bản thổ thờ chung với ban thờ gia tiên.

Có những phong tục địa phương, bài vị thần linh đặt trên ban thờ treo bên bức tường thuận trong nhà. Hiện nay, văn phòng công ty thờ Ông Táo, Ông Công cũng đặt bài vị trên bàn treo tường như như vậy. Với những cửa hàng kinh doanh đi thuê,  thì cũng thấy bài vị Ông Táo đặt hay khắc thờ chung với trên ban thờ thần tài.

Bày lễ

Lễ vật cúng ông công Ông Táo thường là trầu rượu, hoa quả xôi gà hay chân giò heo. Mọi nhà cúng cùng gia tiên khi nhậm trạch. Đến ngày cúng chạp Ông Công Ông Táo, các gia đình đều mua cá Chép về thả sống trong chậu nước để bày lên cúng Ông Táo dùng làm ngựa; chẳng ai mua loại cá khác hay con vật khác về cúng.

Bởi vì theo thần thoại thì chỉ có cá Chép vượt Vũ Môn hóa Rồng, mà rồng bay trên mây thì đưa được Ông Táo Ông Công lên chầu Ngọc Hoàng. Ý nói ngựa ở đây là dùng để cưỡi mà bay lên trời.

Văn khấn cúng Ông Táo

—–oOo—–

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần

Con Kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này

Con kính lạy các vị cai quản trong căn bếp này

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………

Hôm nay là ngày…………tháng………………năm…………….tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước an. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Các vị thần linh

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hóa

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn Thần.

Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

—–oOo—–

Bài vị Ông Táo mua ở đâu?

Xưa kia các gia đình nhờ thợ làm bàn thờ, đồ thờ thường làm luôn bài vị Ông Táo, Thần Linh, và bài vị thờ gia tiên cho đồng bộ cho đúng không gian thờ tự để, không bị cập lệch.

Ngày nay, với sự phát nhanh chóng có rất nhiều gia đình ở riêng, với rất nhiều chất liệu làm bài vị ra đời như: bài vị đồng hay nhựa vì tính dễ làm, có thể đổ dập hàng loạt, mẫu thì y như nhau. Song, không vì vậy mà bài vị thờ Ông Táo bằng gỗ bị lỗi thời. Có lẽ vì sự đa dạng về mẫu mã và sự bền đẹp mà bài vị Ông Táo bằng gỗ mang lại điều đặc biệt là sự linh thiêng theo tín ngưỡng người Việt.

Thế nhưng, với rất nhiều mẫu bài vị thờ Ông Táo đang được bày bán trên thị trường, quý vị sẽ vô cùng khăn khi lựa chọn. Nhất là chọn mẫu nào? Kích thước bao nhiêu? Gỗ gì? Nội dung viết đã chuẩn chưa? Chất lượng ra sao? Màu sắc sao cho hợp nơi thờ. Quả thật rất khó để giải quyết.

Đừng lo, đã có Mỹ Nghệ Sơn Đồng đồng hành cùng quý vị. Chỉ cần liên hệ đến số điện thoại tư vấn (Mr Văn: 0945 71 72 89), hoặc hộp tin nhắn. Quý vị sẽ được tư vấn tận tình về nội dung bài vị Ông Táo, cũng như các mẫu bài vị sao cho phù hợp phong tục và không gian thờ. Với giá thành sản xuất và chất lượng được đảm bảo nhất.

Link Google Maps Mỹ Nghệ Sơn Đồng: https://goo.gl/maps/38cEwYTqxhSAdJi96

Có phải thay bài vị Ông Táo không?

Các bài vị thờ Ông Táo hay thần linh bản thổ trong mỗi gia đình, đều được thờ phụng và gìn giữ từ đời này qua đời khác trong mỗi căn nhà. Trong trường hợp chuyển đi nơi khác ở hoặc con cái ra ở riêng nhà mới, thì bài vị thờ Ông Táo thường được làm mới.

Tuy nhiên, có những bài vị Ông Táo mua về thờ được thời gian bị hỏng do kém chất lượng, hoặc tác động ngoại cảnh không mong muốn.  Hoặc như, những bài vị cũ quá lâu đời mà bị hỏng thì nên sửa chữa lại, nếu bị hỏng quá nhiều không sửa được, thì các gia đình thường thành tâm đặt làm các bài vị mới, bền tốt để đảm bảo việc thờ tự cho được trang nhiêm.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Ý Nghĩa Và Cách Thỉnh Của Tượng Phật Di Lặc

Ý nghĩa của tượng Phật Di Lặc

Hình tượng Phật cười đùa với trẻ em

Hình dáng Phật Di Lặc luôn nở nụ cười hoan hỉ, vây quanh là các em nhỏ dù bám lấy khắp người nhưng Ngài không hề khó chịu. Ngược lại khuôn mặt luôn sảng khoái, tươi vui thể hiện cho cho sự sung túc, con cháu đề huề.

Tượng Phật Di Lặc cầm chiếc quạt

luôn nở nụ cười trên tay cầm chiếc quạt thể hiện sự viên mãn, hạnh phúc. Hành động vẫy quạt như thể hiện việc trút bỏ những muộn phiền, lo âu.

với một cái bát

Phật Di Lặc đeo hoặc chuỗi hạt

Chuỗi hạt là vật dụng không thể thiếu của các vị tu sĩ xưa kia. Các hạt biểu tượng cho trí tuệ, gắn liền với hình ảnh của thiền định tu tập. Hình với chuỗi hạt đôi khi còn được thay thế bằng hạt ngọc, thể hiện mong muốn của sự thịnh vượng, sung túc.

Tượng Phật Di Lặc ngồi thiền

Ý nghĩa của việc thiền định giúp tâm trí luôn an lạc, tạo sự cân bằng, an nhiên trong gia đình.

Phật cưỡi thuyền

Hình ảnh con thuyền ẩn dụ cho những khó khăn trong cuộc sống, là những rào cản trong công việc cần phải vượt qua. Những nơi buôn bán kinh doanh cũng thường đặt Tượng này như sự khích lệ để vượt qua mọi trở ngại.

Tượng Phật Di Lặc giơ cả hai tay

Tương tự như hình ảnh Phật cưỡi thuyền, Tượng Phật giơ tay lên trời, miệng nở nụ cười lớn cũng được đặt tại các cửa hàng, khu vực kinh doanh với ước muốn cầu mong mọi việc hanh thông, thuận lợi hơn.

Cách thỉnh Phật Di Lặc như thế nào là hợp lý?

Rất nhiều người lầm tưởng rằng thờ Phật Di Lặc gắn liền với tiền tài nên thỉnh để làm những việc phi pháp. Lại có người cho rằng thỉnh Phật phải to, phải lớn mới thể hiện được sự thành tâm của mình. Thờ và thỉnh Phật là để tâm luôn an định và hướng thiện, hướng đến Phật pháp. Có suy nghĩ trước như vậy thì việc cung thỉnh tượng Phật mới đúng theo giáo lý nhà Phật .

Việc tham vấn các sư thầy trước khi thỉnh Phật là chuyện nên làm. Bên cạnh đó, lựa chọn những cơ sở uy tín nhằm giúp việc thỉnh Tượng phù hợp với yêu cầu của gia chủ.

Thỉnh Phật Di Lặc không nhất thiết phải chọn ngày lành tháng tốt vì Phật luôn đến với chúng ta vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy vậy, lựa chọn thỉnh vào các ngày rằm, ngày lễ Phật sẽ giúp tăng thêm phần tôn kính.

Kích thước của tượng Phật nên phù hợp, cân đối với không gian xung quanh.

Nên lựa chọn vị trí đặt tượng trước khi thỉnh về an vị. Vị trí cần trang nghiêm, sạch sẽ thuận tiện nhang khói thường xuyên. Tốt nhất là đặt ngang tầm mắt vừa thể hiện sự tôn kính vừa thuận lợi cho việc thờ cúng hàng ngày.

Tránh đặt tại các vị trí đối diện phòng tắm hoặc trong phòng ngủ hoặc những khu vực sinh hoạt mang tính cá nhân. .

Nếu cầu mong về sự nghiệp, nên đặt mặt tượng Phật hướng về Bắc. Cầu may mắn, sức khỏe nên đặt hướng về phía Đông, cầu sung túc đủ đầy nên hướng về phía Đông Nam

Tại phòng khách: Có thể đặt ngay vị trí đối diện cửa chính, tạo cảm giác an nhiên đối với gia chủ mỗi khi bước chân vào nhà.

Trên trên bàn học, bàn làm việc:

Nhìn ngắm tượng tại vị trí này giúp cho tinh thần luôn sảng khoái, tràn đầy các năng lượng tích cực giúp việc học hành, làm việc luôn thuận lợi.

Trong văn phòng làm việc:

Đối với chủ doanh nghiệp, đặt Tượng Phật Di Lặc ngay bàn tiếp tân giúp tăng vượng khí cho cả công ty.

Ngoài sân vườn:

Thư giãn ngoài sân vườn là giải pháp hiệu quả nhất nhằm giảm các áp lực thường ngày. Một bức tượng Phật đang thiền định được đặt tại vị trí này sẽ mang an nhiên cho với chúng ta.

Bài Vị Ông Táo Thờ Bếp

Thông tin sản phẩmChiều cao ( đặt đứng ): 28,7cmĐường kính ( Chiều ngang đặt đứng): 17cmNói đến ông táo là bạn sẽ nghĩ ngay đến nhà bếp. Ông Táo là vị thần chuyên quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình, với mong muốn là giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình an vui, ấm no, hạnh phúc. Theo quan niệm của ông bà ta để lại thì đặt bàn thờ ông táo theo hướng của bếp, bên trên bếp (song song với bếp) , không đặt gần ống hút khói khử mùi. Tốt nhất là bạn nên làm một cái bệ phía trên bếp nhưng cũng phải tránh được sự va chạm khi bạn loay hoay nấu nướng, bạn không nên đặt quá xa bếp, không nằm trên bệ rửa tay (vì hỏa với thủy tương khắc), không đặt theo hướng đối diện nhà vệ sinh bởi vì đây là phần linh thiêng nên không để bị ảnh hưởng bởi những thứ ô uế, bẩn thỉu. Còn nếu phía trên bếp chật chội không có chỗ đặt thì bạn nên đặt ở góc nhà bếp theo phía nam, bởi vì ngũ hành Táo quân thuộc hỏa, cho nên Táo quân cần phải đặt ở phía Nam ” Hỏa ” vượng.Cách bài trí đồ cúng trên bàn thờ ông Táo đúng là thể hiện được cái tâm linh của bạn, chứng tỏ bạn kính trọng và cầu mong phước lành từ vị thần này. Các vật dụng cần thiết bao gồm:Kệ (được xây hoặc đóng kệ gỗ)Bài vị ông TáoBát nhangBình hoaĐĩa đựng trái câyTại sao bạn nên mua hàng tại Cửa hàng đồ thờ Lộc Phát?Lợi ích khách hàng nhận được:- Sản phẩm có giá thành rẻ hơn từ 50-70% so với giá trên thị trường- Chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng, nhân viên tư vấn nhiệt tình chu đáo giải thích những thắc mắc của bạn- Rất tiện lợi vì khách hàng không cần phải đi từng cửa hàng để tìm kiếm sản phẩm mình cần. Bạn chỉ cần tìm kiếm sản phẩm trên máy tính hoặc điện thoại thông minh để đặt hàng và chúng tôi sẽ giao hàng đến tận nơi cho bạn- Nhận và xem hàng đúng với thông tin sản phẩm đăng tải mới thanh toán tiền- Có chế độ đổi trả hoặc hoàn tiền hoàn toàn miễn phí nếu khách hàng cảm thấy không ưng ý với sản phẩmChúng tôi cam kết:- Cửa hàng Đồ thờ Lộc Phát cam kết chỉ bán sản phẩm bàn thờ thần tài ông địa đúng với thông tin và hình ảnh mô tả- Hình ảnh đăng tải là hình ảnh thật của sản phẩm được chúng tôi chụp tại cửa hàng không qua chỉnh sửa nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về tính thực tế của sản phẩm- Cửa hàng của chúng tôi đã kinh doanh nhiều năm và phục vụ cho nhiều khách hàng nên độ uy tín cao và được khách hàng rất tin tưởng và đánh giá tốtSHOP ĐỒ THỜ LỘC PHÁTLy nướcCửa hàng bán đồ thờ cúng lộc phát chuyên về các mặt hàng: bàn thờ, tủ thờ, đèn, đồng, tài địa, các đồ phong thủy khác.Địa chỉ: 548 quoc lộ 13 phuong hiệp bình phước quận Thủ ĐứcSđt:0931456689Zalo:0904511587Cửa hàng cam kết bán đúng những sản phẩm đã chụpMiễn phí đổi trả với những quý khách sau khi mua không vừa ý.

Bài Cúng Ông Táo : Nội Dung, Ý Nghĩa Và Những Lễ Vật Cần Chuẩn Bị

Cứ đến mỗi dịp 23 tháng chạp hàng năm là nhà nhà lại tất bật chuẩn bị tiễn ông Công ông Táo về trời. Một trong số những nghi thức quấn trong lễ cúng này là đọc bài cúng ông Táo. Vậy ý nghĩa của bài cúng này là gì? Có nội dung ra sao? Và cần phải chuẩn bị những lễ vật gì?

Nguồn gốc của lễ cúng ông Táo

Ông Táo hay Táo Quân được cho là có nguồn gốc từ 3 vị thần trong Lão giáo Trung Quốc. Ba vị thần này bao gồm Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Nhưng sau đó lại được người Việt sáng tạo thành sự tích một bà và hai ông. Trong đó bà là thần Đất, còn 2 ông lần lượt là thần Bếp và thần Nhà.

Người Việt từ xưa vốn đã rất sùng kính và ngưỡng mộ sự thủy chung của Táo Quân. Người ta quan niệm rằng, ông Táo chính là người cai quản việc bếp núc trong mọi gia đình. Và cứ cuối năm vào ngày 23 tháng chạp ông lại về chầu Ngọc Hoàng, báo cáo công việc làm ăn của các gia đình. Vì vậy cứ vào ngày 22/12 âm lịch hàng năm, người Việt thường làm lễ cúng đưa ông Táo về trời.

Những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo

Để chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo các gia cần sắm khá nhiều các đồ đạc, vật dụng. Cụ thể là 3 chiếc mũ Ông trong đó 2 mũ có cánh chuồn dành cho 2 ông, 1 mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.

Ngoài ra các gia đình cần phải chuẩn bị các đồ cúng hàng mã khác. Các vật dụng này bao gồm thuyền vàng, mũ, áo, hia và 99 thỏi vàng. Và không thể thiếu đi mâm cỗ cúng. Lễ vật trên mâm gồm có 1 con gà trống luộc, xôi đỏ, xôi trắng, 1 chén rượu trắng, 1 chén rượu đỏ, 1 chén rượu vàng. Bên cạnh đó tùy điều kiện của từng gia đình mà có làm thêm các món ngon khác.

Cuối cùng không thể thiếu lễ vật quan trọng nhất chính là cá chép. Đây được xem như phương tiện giúp đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng. Ở các tỉnh phía bắc, người dân thường cúng 1 con cá chép còn sống. Người ta cho rằng, con cá này sẽ hóa thành rồng để đưa ông Táo về trời. Ở các tỉnh miền trung thì người ta lại cúng 1 con ngựa giấy. Còn ở miền nam người ta chỉ cúng áo, hia và mũ vàng mã mà thôi.

Để thuận tiện cho việc làm lễ cúng nhiều gia đình thường chuẩn bị thêm 1 cái bàn lớn đặt ngoài sân. Tất cả những lễ vật sẽ được bày biện trên chiếc bàn này.

Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:………… Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô A di đà Phật!

Khi đọc bài cúng ông Táo người đọc phải thể hiện thái độ nghiêm trang, thành kính. Đọc câu nào phải rõ cấu nấy. Giọng điệu có thể thay đổi theo từng ngữ cảnh trong nội dung bài cúng.

Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Và Cách Thỉnh Bài Vị Ông Táo trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!