Xem Nhiều 3/2023 #️ Ý Nghĩa Và Truyền Thống Bữa Cơm Gia Đình Của Người Việt Nam # Top 6 Trend | Iseeacademy.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ý Nghĩa Và Truyền Thống Bữa Cơm Gia Đình Của Người Việt Nam # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Và Truyền Thống Bữa Cơm Gia Đình Của Người Việt Nam mới nhất trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chỉ một bữa cơm gia đình của người dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn hàm chứa biết bao nhiêu là đạo lý, tình cảm yêu thương mà từng thành viên trong gia đình luôn dành cho nhau, cùng ngồi bên mâm cơm, cùng chia sẽ những câu chuyện đời thường, tất cả đều tạo nên một không khí ấm ấp mà ai cũng mong đợi sau một ngày dài làm việc vất vả

Cơm là thành phần chính trong mỗi bữa ăn của người Việt

Từ xa xưa đến nay, tình yêu thương trong gia đình luôn được nuôi dưỡng bằng hình ảnh bữa cơm hạnh phúc mà chính bàn tay của những người phụ nữ vĩ đại trong gia đình hằng ngày phải ngồi bên gian bếp, tay trái quạt khói nghi ngút, tay kia phải luôn tất bật để chuẩn bị một nồi canh rau nóng cho cả nhà. Những hình ảnh ấy làm sao có thể quên được trong ký ức mỗi thành viên gia đình. Mỗi món ăn là cả vùng trời yêu thương mà những người phụ nữ mà chúng ta kính trọng mang đến, chứa đựng tấm lòng cao cả của người nấu.

Cơm là thành phần chính trong mỗi bữa ăn của người Việt nên thay vì gọi là bữa ăn thì người dân Việt Nam lại quen miệng với cái tên thân thuộc là “bữa cơm” nghe ấm ấp làm sao. Bên cạnh những bát cơm trắng là những dĩa rau luộc hay xào dân dã thôi cùng với nồi thịt kho quẹt nóng vừa tắt bếp đã làm mê say hàng triệu cơm tim dân tộc. Dân Việt Nam vẫn có đức tính tiết kiệm nên trong bữa cơm thường có ít thịt, nhưng khi đến những dịp Tết cổ truyền hay giỗ ông bà thì lại bày thật nhiều món thịnh soạn để có thể dâng kính ông bà, cha mẹ những người đã sinh thành và nuôi dạy.

“Mâm cơm” của người Việt Nam tại sao lại hình tròn?

Nhiều người giải thích mâm cơm là biểu tượng của Mặt trời, Mặt trăng mà trong truyện cổ tích hay nhắc đến. Điều đó cũng không sai nhưng ý nghĩa sâu sắc của mâm cơm tròn là sự gắn kết của tất cả những người tham gia bữa cơm cùng ngồi quanh mâm, các thành viên thấy được ánh mắt của nhau, có thể dễ dàng chia sẽ những miếng rau xào hay miếng thịt heo luộc chấm nước mắm mà mẹ đã dành cả sự yêu thương để thực hiện.

Mâm cơm tròn là sự gắn kết của tất cả những người tham gia bữa cơm

Đôi đũa có vai trò dặc biệt quan trọng trong bữa ăn của người Việt, ngay từ lúc nhỏ cha mẹ đã dạy ta cách cầm đũa cho khéo tránh tình trạng rơi thức ăn. Những lần cầm đôi đũa đầu tiên, sự tò mò về công cụ nhọn dài này, sự ngưỡng mộ khi ông bà, cha mẹ, anh chị đều cầm sử dụng rất điêu luyện, mỗi sự ngây ngô của tuổi thơ về đôi đũa cũng làm ta mỉm cười mỗi khi nhớ lại.

Gia đình truyền thống của người Việt Nam luôn tập trung nhiều thế hệ cùng sống chung trong mái nhà, trung bình thế hệ gia đình thường tồn tại hai đến ba thế hệ nhưng hiện tai cũng có rất nhiều gia đình lên đến bốn thế hệ, điều đó làm cho biết bao nhiêu ánh mắt ngưỡng mộ ngắm nhìn khi tất cả những thành viên cùng nhau chung sống, cùng sinh hoạt chung và hằng ngày có thể nhìn thấy nhau trưởng thành.

Cái vị ngon của từng bữa cơm được thể hiện ở sự quây quần của các thành viên chớ không thể hiện số lượng món ăn trong mâm cơm hay chất lượng của bữa cơm hôm đó thể nào.

Vị trí ngồi của từng thành viên trong gia đình cũng là một truyền thống của bữa ăn Việt. “Có trên có dưới” là văn hóa. Những người lớn tuổi, trụ cột gia đình luôn được ngồi ở vị trí đầu măm măm cơm, trung tâm để có thể theo dõi các thành viên khác. Ông bà ta có câu “ăn trông nồi, ngồi trong hướng”, khi ăn uống cũng cần phải giữ ý tứ. Các món ăn được bày trí phải thuận tay với tất cả những thành viên có trong bữa cơm nhất thì mới gọi là hoàn hảo. Các thành viên trong gia đình là thế, khách đến thăm nhà lại được tiếp đón nồng nhiệt hơn, luôn được chủ nhà chu đáo cháo đón mà người những vị trí ưu tiên thể hiện tinh thần hiếu khách của dân tộc Việt Nam.

Gia đình truyền thống của người Việt Nam luôn tập trung nhiều thế hệ

“Mời cơm” là câu nói cửa miệng của các thành viên khi ngồi quanh mâm cơm trước khi cầm đũa. Trước khi bưng bát, xơi cơm thì việc mời các bậc sinh thành hai tiếng “mời cơm” thể hiện biết bao nhiêu là sự kính trọng dành cho nhau. Tuỳ theo tuổi tác của người ngồi cùng mâm mà thứ tự mời trước sau, lần lượt từ người nhỏ nhất phải mời ông bà, cha mẹ, chú bác… ăn cơm. Khi người lớn tuổi nhất cầm chén đũa xơi cơm thì các thành viên khác trong gia đình mới cầm bát thưởng thức bữa ăn.

Văn hóa “mâm cơm” dù xa xưa thế nào nhưng sự tinh tế, tính nhân văn mà nó mang lại vẫn nguyên vẹn ở con tim của các thành viên trong gia đình.

Bữa cơm gia đình Việt ngày nay

Hiện đại, là hai từ được chuyển hóa thay cho từ cổ truyền của ngày xưa. Những gia đình một thế hệ, hai thế hệ đang dần xuất hiện là lấn chiếm thay cho những gia đình nhiều thế hệ ngày xưa. Từ những sự thay đổi đó mà bữa cơm thường ngày đã tẻ nhạt hơn rất nhiều, thiếu đi bầu không khí vui tươi, sự quan tâm chăm sóc đã bị mất đi rất nhiều.

Cuộc sống luôn bận rộn làm tâm trí của mỗi người ở bữa cơm luôn là công việc

Cuộc sống luôn bận rộn, mỗi ngày phải chạy đua với thời gian làm cho tinh thần, tâm trí của mỗi người ở bữa cơm không còn như ngày xưa nữa. Những bữa cơm công sở, những lần găp nhau chào hỏi qua loa. Những cuộc trò chuyện tâm sự của các thành viên cũng thưa dần. Tất cả đã phá vỡ đi nét đẹp trong mâm cơm mà ông bà ta đã truyền đạt.

Không thể phủ nhận một điều là một số giới trẻ ngày nay “ghét bữa cơm gia đình”, vì họ cảm nhận nó là sự ép buộc, ăn cơm chung với cha mẹ không được cầm điện thoại mất đi một trấn game cùng đám bạn, ăn cơm chung với cha mẹ không được ngồi chát chít với nhỏ bạn thân,… sự ích kỹ của công nghệ đã dần dần lấy đi tinh thần bữa cơm truyền thống.

Bữa cơm sẽ trọn vẹn hơn nhất là khi chúng ta dành tình cảm cho nó

Hiện nay, vẫn còn nhiều gia đình duy trì được truyền thống “mâm cơm” đó điều đó là một tính hiệu vui của dân tộc. Bữa cơm sẽ trọn vẹn hơn nhất là khi chúng ta dành tình cảm cho nó, trân trọng, yêu thương các thành viên mỗi ngày thì thời gian 30 phút cũng ngồi bên mâm cơm là điều rất giản đơn. Luôn yêu quý những thành viên trong gia đình, đó là những người luôn sẵn sàng chờ đợi, yêu thương và không bao giờ phản bội bạn.

Nguồn: Tổng hợp

Tết Việt Và Ý Nghĩa Bữa Cơm Gia Đình

Mỗi dịp Tết đến, trong lòng mỗi người đều dâng lên những cảm xúc khó tả. Có thể là vui, có thể là lo lắng, nhưng chắc chắn ai cũng sẽ cảm thấy bồi hồi và mong đợi những giây phút gia đình được sum họp, vui vầy bên mâm cơm gia đình đậm tình yêu thương.

“Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi Người ra Trung, ra Bắc, vô Nam Dù đi đâu ai cũng nhớ Về chung vui bên gia đình.”

Bữa cơm ngày Tết không chỉ là dịp để mọi người trong gia đình có thời gian ngồi lại bên nhau, mà nơi đó còn khơi nguồn biết bao tinh thần hay, ý nghĩa đẹp cùng những giá trị mang tính nhân văn sâu sắc.

 

Hạnh phúc từ những bữa cơm gia đình

Bữa cơm ấy chỉ cho mỗi người biết cách quan tâm, chăm sóc lẫn nhau; dạy cho mỗi thành viên đạo làm người, cách đối nhân xử thế; giáo dục con cháu biết kính trên nhường dưới, biết hiếu thuận với ông bà cha mẹ… Đó cũng là lúc mà mỗi người có thể cởi mở, chia sẻ cùng nhau mọi vấn đề trong cuộc sống, ông bà nhắc nhở con cháu về những giá trị văn hoá tốt đẹp của gia đình, dòng họ, cũng như không quên trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp về một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

Từ bữa cơm ngày Tết nghĩ đến cuộc sống thường ngày

Cuộc sống hiện đãi với sự phát triển về công nghệ mang đến nhiều tiện ích, giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó cũng vô tình làm cho một số giá trị văn hoá tốt đẹp của chúng ta bị mai một. Người phụ nữ với trách nhiệm công việc xã hội đã không còn đủ thời gian để chuẩn bị cho gia đình một bữa cơm tươm tất. Các ông chồng cũng dành thời gian cho các buổi giao lưu với đối tác hơn là trở về nhà nơi vợ và con đang đợi. Con trẻ thì thích chơi game, đắm mình trong thế giới ảo, thích chia sẻ trên facebook hơn là tâm sự với cha mẹ. Những điều này đã khiến cho bốn chữ “hạnh phúc gia đình” trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Đâu rồi niềm hạnh phúc vô bờ bến của người mẹ khi được “cha con nó” khen cơm ngon? Đâu rồi những lời dạy của cha khi con bỗng thấy cuộc sống trở nên phức tạp? Đâu rồi những phút giây cả nhà nói cười rôm rả, hạnh phúc bên nhau? Ai cũng hiểu giá trị của mâm cơm sum vầy ngày Tết, nhưng tại sao trong cuộc sống thường ngày chúng ta không duy trì được điều đó?

Nguồn: forum.gocit.vn

Sưu tầm: Bá Hải – Tổ Bảo trì

Ý Nghĩa Ngày Giỗ Trong Phong Tục Truyền Thống Của Người Việt

Theo truyền thống của người Việt Nam, việc cúng giỗ là điều rất tốt, nhưng nên được xem như là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất…

>>Tâm linh Việt

Ngày giỗ thường hay còn được gọi là “Cát Kỵ” – là ngày giỗ của người quá cố kể từ năm thứ ba trở đi. Ngày giỗ này của người quá cố sẽ được duy trì đến hết năm đời. Ngoài năm đời, người ta tin rằng vong linh người quá cố đã siêu thoát hay đã đi đầu thai trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa.

Nếu như giỗ Tiểu Tường và giỗ Đại Tường là lễ giỗ trong vòng tang, còn mang nặng những xót xa, tủi hận, bi ai thì ngày giỗ thường lại là ngày của con cháu nội ngoại sum họp tưởng nhớ người đã khuất. Đây là dịp để con cháu hai họ nội, ngoại tề tựu họp mặt đông đủ. Những dịp như thế cũng là dịp để mọi người trong gia đình, dòng họ gặp nhau thêm phần thăm viếng sức khỏe cộng đồng gia đình, dòng họ.

Phong tục cổ truyền của người Việt Nam luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ Tiên. Ngày giỗ thường là ngày kỷ niệm người chết qua đời. Đây là điều quan trọng nhất trong việc phụng sự Tổ Tiên. Con cháu phải ghi nhớ ngày này để làm trọn bổn phận với người mất. Suốt từ lúc cáo giỗ cho đến hết ngày giỗ, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương.

Theo truyền thống của người Việt Nam, việc cúng giỗ là điều rất tốt, nhưng nên được xem như là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất, trước là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết cảm ơn các bậc sinh thành.

Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách cúng giỗ. Khách lễ trước bàn thờ theo nghi thức bốn lạy ba vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ.

Sau khi bày cỗ bàn, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề bước vào chiếu trải trước bàn thờ, chuẩn bị lễ. Gia chủ đứng thẳng, chắp hai tay giơ cao lên ngang trán, cong mình cúi xuống, đặt hai bàn tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống hai tay đang chắp (Thể thủ phục), cất đầu và mình thẳng lên, đồng thời co chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên.

Sau khi gia chủ, con cháu, bạn bè thân hữu, khách khứa khấn lễ xong. Đợi hết ba tuần hương thì gia chủ lễ tạ, hóa văn khấn, hóa vàng, rồi xin lộc hạ lễ. Cuối cùng gia chủ bày bàn, bày mâm cỗ mời họ tộc, khách khứa ăn giỗ, cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất và thăm hỏi lẫn nhau.

Theo truyền thống của người Việt Nam, việc cúng giỗ là điều rất tốt, nhưng nên được xem như là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất, trước là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết cảm ơn các bậc sinh thành.

Chúng ta có thể tổ chức cúng giỗ tại nhà, hoặc tại chùa chỉ với mục đích tưởng niệm, không thiết lễ cầu siêu dâng sớ và đốt vàng mã theo văn hoá Trung Hoa (vì tin chắc là ông bà hoặc đã lên các cõi Tịnh hay đã tái sanh làm người ngay từ lúc nhắm mắt lìa đời).

(Trích cuốn “Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người Việt”

GS.TS Cao Ngọc Lân – NCS Cao Vũ Minh

“Mâm Cỗ Truyền Thống Gia Đình Việt” Ngành Công Thương: Ấm Áp Và Đầy Ý Nghĩa

Hội thi có 41 đội đại diện người lao động toàn ngành Công Thương tham gia tranh tài.

Các đội có 90 phút để hoàn thành mâm cỗ của mình. Công đoàn Công Thương Việt Nam sẽ cung cấp cho mỗi đội 2 bếp gas và dầu ăn Neptune Gold (do Công ty Dầu thực vật Cái Lân hỗ trợ). Ban giám khảo là những đầu bếp đặc biệt đến từ Khách sạn Hà Nội.

Chuẩn bị đồ trang tríNgay khi chính thức khai mạc Hội thi, tất cả các đội đã nhanh chóng vào việc. Mặc dù chỉ là những đầu bếp nghiệp dư, nhưng hầu hết các đội đều có phong cách rất chuyên nghiệp, chăm chút từng loại nguyên liệu, phụ gia, cho đến trang trí, trình bày mâm cỗ sao cho đẹp mắt, ngon miệng.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, Chủ tịch Lý Quốc Hùng cùng Ban Tổ chức đã tới thăm quan các gian bếp, động viên anh chị em và nhắc nhở mọi người đặc biệt lưu ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến để đảm bảo món ăn ngon miệng, hợp vệ sinh.

Hối hả chạy đua với thời gian

Dạo một vòng qua các gian bếp đang rất khẩn trương chế biến món ăn, Chủ tịch Hội Đầu bếp Hoàng gia Việt Nam, Trưởng khoa Kỹ thuật nấu ăn Trường Trung cấp nghề Nấu ăn và Nhân viên Khách sạn Hà Nội Dương Văn Hùng – Trưởng ban Giám khảo nhận xét: Nếu như không đi một vòng để quan sát thì có lẽ vào đến đây (khu bầy mâm cỗ), chúng tôi sẽ thấy choáng ngợp và khó để có thể cho điểm. Phải nói là các bạn rất chuyên nghiệp! Đầu tiên là việc đảm bảo đúng thời gian 90 phút là khá khó, nếu không biết bố trí và sắp xếp hợp lý. Sau đó, các món ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh, chi phí tiết kiệm, không quá thừa, theo xu hướng thời đại là nhẹ nhàng, nhiều rau, ít dầu mỡ và còn phải phù hợp với thời tiết theo mùa.

Ban Tổ chức và Ban Giám khảo

Chúng tôi đã quan sát từ vòng ngoài, để ý đội nào làm chưa chuẩn, có thể chỉ là không dùng găng tay chế biến thức ăn, hay đặt đồ ăn xuống đất, thậm chí hút thuốc lá khi đang nấu ăn cũng là những điểm bị trừ. Bởi trong một cuộc thi như thế này, trình độ các đội tương đối đồng đều, những điểm trừ và sự khác biệt trong món ăn mới giúp phân thắng bại… Ngoài ra, Ban giám khảo chúng tôi cũng chia thành 2 đoàn để chấm theo hình thức thẩm định chéo, nhằm đảm bảo tính khách quan và công minh nhất với các đội.

Quang cảnh Hội thi

Mang đến Hội thi một mâm cơm giản dị, mang đậm dấu ấn miền Nam, đội Trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh là đại diện duy nhất của khu vực phía Nam tham dự Hội thi này. Chị Cao Thị Cẩm Vân – Phó khoa Kế toán cho biết đã ra Hà Nội từ 2 hôm trước. Tuy khá áp lực vì món ăn miền Nam hơi có vị ngọt, phải điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị miền Bắc, nhưng đã lâu lắm, Công đoàn Công Thương Việt Nam mới tổ chức một Hội thi ý nghĩa như thế này, nên các anh chị cảm thấy rất vui và tự tin khi tham gia.

Ban Giám khảo chấm từ khâu nấu…

Trong khi các đội đang rất khẩn trương hoàn thiện mâm cỗ thì phía ngoài sân khấu, các cổ động viên cũng tham gia bốc thăm trúng thưởng.

Cơ cấu giải thưởng gồm: 1 giải đặc biệt là 1 nồi cơm điện của Công ty Kim khí Hà Nội; 2 giải nhất – mỗi giải là 1 chiếc quạt gió Điện cơ Hà Nội; 3 giải nhì – mỗi giải là một đèn bàn led của Rạng Đông và 5 giải ba – mỗi giải là một phích nước Rạng Đông (kèm theo mỗi giải cuốn Cẩm nang nấu ăn). Đây đều là các sản phẩm “made in Việt Nam” mang thông điệp gửi tới toàn thể các đoàn viên, CNVCLĐ ngành Công Thương tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

… cho đến khi lên mâm cỗ hoàn chỉnh

Sau khi nghe phần thuyết trình và thử các món ăn của 41 đội thi, Ban Giám khảo đã lựa chọn các phần giải thưởng nhiều hơn so với dự kiến của Ban Tổ chức, cơ cấu giải thưởng đã tăng 01 đơn vị tại các giải.

Kết quả chính thức, giải nhất thuộc về 2 đơn vị là Vụ Chính sách thương mại đa biên và Nhà máy Luyện thép Lưu Xá (Công ty Gang thép Thái Nguyên). Mâm cơm của 2 đơn vị này được đánh giá là rất ấn tượng, món ăn chế biến đặc biệt, trình bày đẹp mắt, phục vụ được các đối tượng trong một gia đình truyền thống Việt là “tam đại đồng đường” và phần thuyết trình gọn ghẽ, thuyết phục. Đồng thời, Ban Tổ chức đã trao thêm 4 giải nhì, 6 giải ba, 3 giải phụ và số đội còn lại đều được giải khuyến khích.

Hội thi nấu ăn giỏi do Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức đã khép lại với sự lưu luyến của 41 đội tham gia. Đây là đợt sinh hoạt đầy ý nghĩa trong CNVCLĐ toàn Ngành nhằm hướng tới ngày gia đình Việt Nam 28/6, là dịp để mỗi cán bộ CNVCLĐ được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong công việc, đồng thời có những trải nghiệm thú vị để thể hiện tài năng, sự khéo léo, đảm đang trong việc nội trợ, chế biến cải thiện phục vụ bữa ăn ngon ở đơn vị cũng như tại gia đình. Và mỗi người nội trợ có mặt hôm nay, khi ra về đều lưu luyến hẹn gặp lại trong một ngày không xa.

Những hình ảnh của Hội thi nấu ăn giỏi:

Nghe các đội thuyết minh

Vụ Chính sách TMĐB bên mâm cỗ đạt giải nhất

Mâm cỗ đạt giải nhất với đĩa xôi ngũ sắc ấn tượng của Nhà máy Luyện thép Lưu Xá

Trường ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, đơn vị duy nhất đại diện cho khu vực phía Nam đạt giải ba

Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Và Truyền Thống Bữa Cơm Gia Đình Của Người Việt Nam trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!